NỮ GIỚI CHUNG: Tờ báo phụ nữ đầu tiên của báo chí Việt Nam - NỮ GIỚI CHUNG Số 3 ngày 22 février năm 1918

Mục lục
NỮ GIỚI CHUNG: Tờ báo phụ nữ đầu tiên của báo chí Việt Nam
CHƯƠNG I. SƠ LƯỢC VỀ TỜ BÁO NỮ GIỚI CHUNG
Những đặc trưng về hình thức và nội dung của Nữ Giới Chung:
Các thể tài trên Nữ Giới Chung:
Chương II. NỘI DUNG MỘT VÀI SỐ BÁO
NỮ GIỚI CHUNG Số 3 ngày 22 février năm 1918
Tất cả các trang

NỮ GIỚI CHUNG Số 3   ngày  22  février  năm  1918

MỤC LỤC:

1.    Kính khải
I.    XẢ THUYẾT
1.    Nghĩa nam nữ bình quyền là gì
II.    HỌC NGHỆ
1.    Nghề đặt dầu thơm
III.    GIA CHÁNH
1.            Cách nuôi con
b.    Cách làm Sọt – bê (Sorbet)
c.    Việc nấu nướng
d.    Cách trám đồ bằng sành
IV.VĂN UYỂN
e.    Khai bút
f.    Thơ mừng báo
DII.    TẠP TRỞ
a.    Cách ngôn
b.    Một cách khéo chia gia tài
c.    Trách nhậm người đờn – bà
d.    Lời bình phẩm tờ Nữ – Giới – Chung
e.    Mừng báo Nữ – Giới – Chung
f.    Gái hiền cứu bịnh cha
g.    Mấy vị đáp trúng cuộc đố chơi
h.    Mẹ con nói chuyện cách trí
i.    Tướng nảo cốt
j.     Cuộc  đố chơi (thơ, thai)
k.     Hĩ tín
l.     Hội Hồng thập – tự
m.     Chợ thường – xuyên
DIII.    TRUYỆN KÝ
a.    Truyện bà Tiết – phụ Từ – Nhị – Khanh
DIV.    TIỂU THUYẾT
a.    Băng thuyết nhơn – duyên

NỮ GIỚI CHUNG Số 4    ngày   1          mars     năm  1918

MỤC LỤC:

I.    XẢ THUYẾT
1.    Nghỉa tiện tặng
II.    HỌC NGHỆ
1.    Nghề làm trà tàu
III.    GIA CHÁNH
1.    Cách làm bánh men
2.    Cách nuôi con
3.    Trứng gà
4.    Giản – dị liệu bệnh – pháp
5.    Thuốc ngừa bệnh thiên – thời
IV.    VĂN UYỂN
1.    Biển thảm
2.    Câu đối chị mừng em cưới vợ
V.    TẠP TRỞ
1.    Cách ngôn
2.    Cách trí
3.    Ba cô học trò gái nói chuyện
4.    Du – hý khoa học
5.    Nhàn – đàm
6.    Tướng nảo cốt
7.    Cách khoan lổ kiểu chai
8.    Cách khắc nhãn vô kiến
9.    Cách phơi giày ướt
10.     Cách dùng cho đèn không lên khói
11.     Thương nhau xin nhớ lời nhau
12.     Ai đi cúng chùa
13.     Lời giới thiệu tiệm buôn
14.     Nữ – quyền bình đẳng luận
15.    Nhắn hơi bạn quần – xoa
VI.    TRUYỆN KÝ
1.    Truyện bà Tiết – phụ họ Đoàn
VII.    TIỂU THUYẾT
1.    Băng – thuyết nhơn – duyên
2.    Chuyện ngàn ngày và một ngày

NỮ GIỚI CHUNG Số  5    ngày   8          mars     năm 1918

MỤC LỤC:

1. Lời rao cần kíp
I.    XẢ THUYẾT
1. Nghĩa tiện tặng
II.    HỌC NGHỆ
1.Nghề làm muối
2.    Nghề làm nước mắm
3.    Nghề làm ngà giả

II.    GIA CHÁNH
1.    Cách nuôi con
2.    Cách vệ sanh về các món đồ ăn
3.    Bánh bông lan
4.    Trứng gà
5.    Biệt chuối
6.    Giản – dị liệu bệnh – pháp
7.    Tật cà lăm
8.    Chị dạy em luân lý
9.    Đồ nữa trang
III.    TẠP TRỞ
1.    Thơ mầng báo Nữ – Giới – Chung
2.    Lời cách ngôn
3.    Lời tục ngữ
4.    Du – hý khoa học
5.    Thai
6.    Mấy vị đáp trúng thai
7.    Mẹ con nói chuyện cách trí
8.    Sống có cái nhà thác có cái mồ
9.    Lời khuyên chị em
10.    Gió dữ mới hay săn cõ cứng, gái khôn lắm phải hiểm nguy thường
11.     Bon ! Bon bon !! Bon bon !!!
VII.    THỜI ĐÀM
1.    Bài vụ dịch báo quốc – ngữ ra chữ Langsa
2.    Lể mừng báo Đại – việt tân – chí
3.    Nam – kỳ thời – sự
VIII.    TRUYỆN KÝ
1.Lưởng phụ trinh tiết
IX.    TIỂU THUYẾT
1.Chuyện ngàn ngày và một ngày
2.Băng thuyết nhơn duyên

NỮ GIỚI CHUNG Số  6    ngày   15        mars    năm  1918

MỤC LỤC:

Lời rao cần kíp.

I.    XẢ THUYẾT
1.    Bàn thêm về chữ Nữ – quyền.
II.    HỌC NGHỆ
1.    Nghề làm rượu bột
2.    Nghề làm giấm
3.    Nghề làm  xà- bong
4.    Cách làm cho vải không thấm nước
III.    GIA CHÁNH
1.    Cách nuôi con
2.    Việc vặt trong nhà
3.    Giản – dị liệu bệnh pháp
4.    Cách chữa rắn cắn
IV.    VĂN UYỂN
1.    Thơ
V.    TẠP TRỞ
1.    Lời cách ngôn
2.    Lời tục ngữ
3.    Một người vợ lính
4.    Cách trí (mẹ con nói chuyện)
5.    Du –hý khoa học
6.    Thai
7.    Nữ – quyền tự do luận
8.    Nhớ bạn
9.    Vài lời cảm tạ
10.     Giới thiệu lương – y
11.     Cần kiệm
VI.    THỜI ĐÀM
1.    Lời ra đấu giá
2.    Lể phước thiện tại Vinhlong
3.    Điều lệ chợ bán thú vật
4.    Nam – kỳ thời sự
VII.    TRUYỆN KÝ
1.    Lưởng phụ trinh tiết
VIII.    TIỂU THUYẾT
1.    Chuyện ngàn ngày và một ngày
2.    Băng thuyết nhơn duyên


NỮ GIỚI CHUNG Số  7     ngày  22         mars     năm 1918

MỤC LỤC:

1.       Kĩnh khải
I.    XẢ THUYẾT
1.     Cách ăn mặc của đờn – bà nước ta
II.    HỌC NGHỆ
1.    Cách lấy hơi thơm trong các thứ bông
III.    GIA CHÁNH
1.           Bài tựa
2.    Chị dạy em luân lý
3.    Mức – Bánh bích - qui
4.    Giản – dị liệu bệnh pháp
5.    Việc vặt trong nhà
6.     Vẹt – ni làm cho đồng bóng
IV.    VĂN UYỂN
1.    Bài ca khuyến nông
2.    Thơ thời - sự
3.    Ca trù
V.    TẠP TRỞ
1.    Lời tục ngữ
2.    Nữ – tữ giáo dục
3.    Mẹ con nói chuyện cách trí
4.    Nữ – quyền bình đẵng nhau
5.    Một người vợ lính
6.    Nữ – lưu khuyến luận
7.    Tiếu đàm – thời hài
8.    Con nhện
9.    Trà
10.    Đáp thai
VI.    THỜI ĐÀM
1.    Nam – kỳ thời – sự
2.    Tin buồn
3.    Điều lệ về chợ bán thú vật
VII.    TRUYỆN KÝ
1.    Lưởng phụ trinh tiết
VIII.                      TIỂU THUYẾT
1.    Băng thuyết nhơn duyên     
2.    Chuyện ngàn ngày và một ngày

NỮ GIỚI CHUNG Số  8     ngày  29         mars     năm 1918

MỤC LỤC:

1.    Kĩnh khải
I.    XẢ THUYẾT
1.    Đờn – bà không nên chuyên về văn thơ
II.    HỌC NGHỆ
1.    Nghề làm đường
III.    GIA CHÁNH
1.    Chị dạy em luân – lý
2.    Giản – dị liệu bệnh pháp
IV.    VĂN UYỂN
1.    Bài tập Kiều
2.    Thơ – Ca trù
V.    TẠP TRỞ
1.    Bệnh nhi chẩm
2.    Lai kiểu – MỘt lời phụ ích
3.    Bon ! Bon!! Bon!!!
4.    Hài đàm
5.    Ký – minh thi
6.    Chuyện đời nay
7.    Thầy thuốc trị bịnh con mắt
8.    Thai – đáp trúng
9.    Muốn mua xe hơi
VI.    THỜI ĐÀM
1.    Lời rao – Tĩnh Bentre
2.    Tin mầng
3.    Tin buồn
4.    Thời sự
VII.    TRUYỆN KÝ
1.    Bà Tiết – phụ họ Vỏ
2.    Giới thiệu lương – y
3.    Vài lời cảm tạ
VIII.    TIỂU THUYẾT
1.    Băng thuyết nhơn duyên
2.    Chuyện ngàn ngày và một ngày

NỮ GIỚI CHUNG Số  9     ngày  5         avril     năm 1918

MỤC LỤC:

1.    Kĩnh khải
I.    XẢ THUYẾT
1.    Bàn về sách dạy đờn – bà con gái
II.    HỌC NGHỆ
1.    Nghề nuôi ca
2.    Nghề chụp hình
III.    GIA CHÁNH
1.    Cách ăn ở
2.    Phép nuôi con
3.    Đối với người nhà
4.    Đối với người ngoài
5.    Việc vặt trong nhà
6.    Giản – dị liệu bệnh pháp
7.    Nữ – tữ giáo dục
IV.    VĂN UYỂN
1.    Thơ
2.    Bài tập Kiều
V.    TẠP TRỞ
1.    Mẹ con nói chuyện cách trí
2.    Nghĩa – địa hội
3.    Chuyện đời nay

VI.    THỜI ĐÀM
1.    Lời rao đấu giá
2.    Du- hý khoa học
3.    Thời sự
VII.                       TRUYỆN KÝ
1.    Bà Tiết – phụ họ Vỏ
2.    Hiếu - nữ
VII.    TIỂU THUYẾT
2.    Băng thuyết nhơn duyên
3.    Chuyện ngàn ngày và một ngày

NỮ GIỚI CHUNG Số  10   ngày  12       avril     năm  1918

MỤC LỤC:

I.    XẢ THUYẾT
1. Lòng yêu nước của đờn – bà Pháp
II.    HỌC NGHỆ
1.    Cách ăn ở
2.    Nghề chụp hình
III.    GIA CHÁNH
1.       Cách ăn ở
2.            Phép nuôi con
3.    Đối với người nhà
4.    Đối với người ngoài
5.    Việc vặt trong nhà
6.    Giản – dị liệu bệnh pháp

5.    Tin mầng
6.    Tin buồn
7.    Thời sự
IX.    TRUYỆN KÝ
4.    Bà Tiết – phụ họ Vỏ
5.    Giới thiệu lương – y
6.    Vài lời cảm tạ
X.    TIỂU THUYẾT
3.    Băng thuyết nhơn duyên
2.Chuyện ngàn ngày và một ngày

NỮ GIỚI CHUNG Số 11    ngày  19        avril    năm 1918
I.    XÃ THUYẾT.
1.        Bàn về lòng bác ái
II.    HỌC NGHỆ
1.    Nghề chụp hình
2.    Làm phỗ – mách
III.    GIA CHÁNH
1.    Cách ăn ở
2.    Phép nuôi con
3.    Đối với người nhà
4.    Đối với người ngoài
5.    Việc vặt trong nhà
6.    Giản – dị liệu bệnh pháp
7.    Nữ – tữ giáo dục
IV.    VĂN UYỂN.
1.    Chuông mừng báo
2.    Hoạ bài thi của Trần – Xuân – Lan
3.    Thơ văn Trung – Kỳ
4.    Thơ văn Bắc – kỳ
5.    Văn xưa
V.    TẠP TRỞ
1.    Kiến nghĩa bất vi vô dỏng dã
2.    Lời đờn – bà Bắc
3.    Con gái nước Lổ
4.    Một việc đáng khen
5.    Hài đàm
VI.    THỜI ĐÀM
1.    Lời rao đấu giá
2.    Tin mừng
VII.    TRUYỆN KÝ.
1.    Chuyện nàng Lể Phi
VIII.    TIỂU THUYẾT
2.      Băng thuyết nhơn duyên
1.      Chuyện ngàn ngày và một ngày

NỮ GIỚI CHUNG Số  12   ngày   26      avril     năm  1918
I.    XÃ THUYẾT
1.    Nhiệt – thành
II.    HỌC NGHỆ
1.    Nghề làm pháo
2.    Nghề nhuộm
III.    GIA CHÁNH
1.    Cách ăn ở
2.    Phép nuôi con
3.    Đối với người nhà
4.    Đối với người ngoài
5.    Việc vặt trong nhà
6.    Giản – dị liệu bệnh pháp
IV.    VĂN UYỂN
1.    Thiếu – uy, qui – y
2.    Thơ văn Trung – kỳ
3.    Thơ văn Bắc – kỳ
4.    Văn xưa
V.    TẠP TRỞ
1.    Lời đờn – bà Bắc
2.    Đoản thiên tiểu – thuyết
3.    Nghĩa – phụ khả – phong
4.    Thai
5.    Hài đàm
6.    Bon! Bon!! Bon!!!
VI.    THƠÌ ĐÀM.
1.    Thế tữ hồ ly
2.    Hội Hồng – thập – tự
3.    Tin mừng
4.    Tin buồn
5.    Lữa cháy
VII.    TRUYỆN KÝ
1.    Chuyện bà Hoàng – cô
VIII.    TIỂU THUYẾT
1.    Băng thuyết nhơn duyên


NỮ GIỚI CHUNG Số  13   ngày    3       mai      năm 1918
Cẩn khãi
I.    XÃ THUYẾT
1.    Nữ – quyền
II.    HỌC NGHỆ
1.    Trồng đu – đũ ngô
III.    GIA CHÁNH
1.    Cách ăn ở
2.    Phép nuôi con
3.    Đối với người nhà
4.    đối với người ngoà
5.    Việc vặt trong nhà
6.    Làm nước đá
7.    Giản – dị liệu bệnh pháp
8.    Nữ – tử giáo dục
IV.    VĂN UYỂN.
1.    Thơ vịnh
2.    Thơ khuyến học
3.    Thơ văn Trung – kỳ
4.    Thơ văn Bắc – kỳ
5.    Văn xưa
6.    Thơ văn mơí
7.    Đáp bài văn sách trong báo Nam Phong
V.    TẠP TRỞ
1.    Xuất tư u cốc, thiên – du kiều mộc luận
2.    Nhận đàm
3.    Hài đàm
4.    Thai
VI.    THỜI ĐÀM
1.    Cuộc xổ số của hội Aùi – quốc
2.    Tạo tác cuộc – Lời rao đấu giá
3.    Đông – Dương du lịch hội
4.    Xe lữa đụng xe ban – bù
5.    Tạp vụ
6.    Tin buồn
7.    Nghĩa địa
VII.    TIỂU THUYẾT
1.    Băng thuyết nhơn duyên
2.    Chuyện ngàn ngày và một ngày
NỮ GIỚI CHUNG Số  14   ngày   17     mai       năm  1918

Cẩn khãi
I.    XÃ THUYẾT
2.    Cái trách – nhiệm to – tác của đờn – bà nước ta
II.    HỌC NGHỆ
1.    Chỉ chuối
2.    San – hô, hỗ – phách
III.    GIA CHÁNH
1.    Cách ăn ở
2.    Phép nuôi con
3.    Đối với người nhà
4.    Đối với người ngoài
5.    Việc vặt trong nhà
6.    Giản – dị liệu bệnh pháp
IV.    VĂN UYỂN
1.    Đáp bài văn sách Nam – Phong số Tết
2.    Bà chúa thiên – y
3.    Vua Nghiêu nhường thiên hạ
4.    Văn xưa
V.    TẠP TRỞ
1.    Lai kiểu
2.    Bon! Bon!! Bon!!!
3.    Rằng gan hỏi thữ ông Trời
4.    Quảng cáo đồng – nhơn
5.    Trời đánh
6.    Thai
7.    Mấy vị trúng thai
VI.    THỜI ĐÀM
1.    Cuộc số xố Hồng – thập – tự tại Bắc – kỳ
2.    Đám xác Madame Thuần
VII.    TRUYỆN KÝ
1.     Trần – Lương – Ngọc
VIII.    TIỂU THUYẾT
1.    Băng thuyết nhơn duyên
2.    Chuyện ngàn ngày và một ngày


NỮ GIỚI CHUNG Số  15  ngày   24     mai        năm  1918
Cẩn cáo
I.    XÃ THUYẾT
1.    Nhiệt thành
II.          HỌC NGHỆ
2.            Cách bào chế thuốc trị nọc rắn
III.GIA CHÁNH
1.    Cách ăn ở
2.    Phép nuôi con
3.    Đối với người nhà
4.    Đối với người ngoài
5.    Việc vặt trong nhà
6.    Giản –dị liệu bệnh pháp
IV.VĂN UYỂN
1.    Mộng thạch văn tập
2.    Gởi tặng ông Mân – Châu
3.    Huấn nữ ca
4.    Văn tế thợ rèn
V. TẠP TRỞ
1.    Truyện ngụ ngôn nước Nga
2.    Cuộc thể tháo
3.    Dạy làm giàu cách mới
4.    Thói tệ đáng sữa
5.    Rằng gan hỏi thữ ông Trời
6.    Thời đàm mát bóng
7.    Cung tuỵ lương – y
8.    Giới thiệu lương – y
VI. THỜI ĐÀM
1.    Lời rao đấu giá
2.    Tu my nhi cân quác
3.    Trường nữ học Cần – đước
VII.TIỂU THUYẾT
1.    Băng thuyết nhơn duyên
2.    Chuyện ngày  và một ngày

NỮ GIỚI CHUNG Số  16  ngày    31     mai       năm 1918

Cẩn cáo
I.    XÃ THUYẾT
1.    Bàn về việc gả cưới
II.    HỌC NGHỆ
1.    Nghề làm trà tàu
III.    GIA CHÁNH
1.    cách ăn ở
2.    Phép nuôi con
3.    Đối với người nhà
4.    Đối với người ngoài
5.    Việc vặt trong nhà
6.    Bánh trứng gà ( Si –rê ka – ya)
IV.    TẠP TRỞ
1.    Lai kiểu
2.    Cuộc thể thao hôm chúa nhựt tuần rồi
3.    Truyện ngụ ngôn nước Nga
4.    Quân kiếp lược
5.    Rằng gan thữ hỏi ông Trời
6.    Cung tuỵ lương – y
V.    TIỂU THUYẾT.
7.    Băng thuyết nhơn duyên
8.    Chuyện ngàn ngày và một ngày
NỮ GIỚI CHUNG Số  17   ngày   7         juin       năm 1918
Cẩn cáo
I.    XÃ THUYẾT.
1.    Đạo đàn – bà
II.    HỌC NGHỆ
1.    Nghề làm trà tàu
III.    GIA CHÁNH.
2.    Cách ăn ở
3.    Phép nuôi con
4.    Đối với người nhà
5.    Đối với người ngoài
6.    Việc vặt trong nhà
IV.     VĂN UYỂN
1.    Mộng – thạch văn tập
2.    Huấn – nữ ca,
3.    Liển mừng chuông báo
4.    Đường giài vô hạn
V.    TẠP TRỞ.
1.    Truyện ngụ ngôn nước Nga
2    .Lòng bác ái của người Pháp
3    .Gái hiếu bên Aâu, Mỹ
5.    Mẹ con nói chuyện cách trí
6.    Thời hài
7.    Một việc nên nói
8.    Minh tạ lương – y.
VI.    THỜI ĐÀM
1.    Saigon
2.    Rạp hát cô Ba – Ngoạn
3.    Mytho (đáng kiếp)
4.    Tội bán con nít
VII.    TRUYỆN KÝ.
1.    Truyện nàng Tiết phụ Nguyển – thị – Thanh
VIII.    TIỂU THUYẾT.
1.    Băng thuyết nhơn duyên


NỮ GIỚI CHUNG Số  18   ngày   14       juin       năm  1918

Cẩn cáo
I.    XÃ THUYẾT
1.    Đạo đàn – bà
II.    HỌC NGHỆ
1.    Nghề làm trà tàu
III.    GIA CHÁNH.
1.    Cách ăn ở
2.    Phép nuôi con
3.    Đối với người nhà
4.    Đối với người ngoài
5.    Thuốc đau kiết
IV.    VĂN UYỂN.
2.    Mộng – thạch văn tập
3.    Thơ
4.    Từ khúc mới
V.    TẠP TRỞ
1.    Truyện ngụ ngôn nước Nga
2.    Mấy lời nhắn bạn
3.    Lai cão
4.    Khôi hài
5.    Trúng thai
6.    Minh tạ lương – y
7.    Hoài lời nói với kẻ say sưa
VI.    THỜI ĐÀM
1.    Lời rao đấu giá
2.    Giúp kẻ bị lục
3.    Sữa bò mới chế
4.    Hội khuyến học Vĩnh – Long
5.    Công đức của quan Tổng – đốc và lịnh phu nhân Phạm – Văn – Tươi
6.    Tin nước ngoài
7.    Văn minh bên Tàu
VII.    TRUYỆN KÝ
1.    Chuyện nàng Mạnh – Quân
VIII.    ĐỒNG THOẠI
1.    Chuyện cô cát chi – ái
IX.    TIỂU THUYẾT
1.    Băng thuyết nhơn duyên
2.    Chuyện ngàn ngày và một ngày

NỮ GIỚI CHUNG Số  20  ngày    28      juin        năm 1918

Cẩn cáo
I.    XÃ THUYẾT.
1.    Cần gì bây giờ
II.    HỌC NGHỆ
1.    Nghề làm trà tàu
III.    GIA CHÁNH
1.    Cách ăn ở
2.    Phép nuôi con
3.    Đối với người nhà
4.    Việc vặt trong nhà
IV.    VĂN UYỂN
1.    Mừng báo Nữ -  Giới – Chung
2.    Đọc thơ cô Nguyễn – thị – Huỳnh
3.    Tặng cô Bổng
4.    Từ khúc mới
V.    TẠP TRỞ.
1.    Bàn về giáo dục
2.    Chữ trinh đáng giá ngàn vàng
3.    Lai kiểu ( bất đắc dĩ)
4.    Huê náo
5.    Thai
6.    Minh tạ lương – y
VI.    THỜI ĐÀM
1.    Việc Nam – kỳ
2.    Việc thế giới
VII.    TRUYỆN KÝ.
1.    Lý – phụ – nhơn
VIII.    TIỂU THUYẾT
1.    Băng thuyết nhơn duyên
2.    Chuyện ngàn ngày và một ngày


NỮ GIỚI CHUNG Số  21   ngày  12      juille      năm  1918

Cẩn cáo
I.    XÃ THUYẾT.
1.    Bàn về lập trường công thương tại Nam – kỳ
2.    Cái nhân của đờn bà
II.    HỌC NGHỆ
1.    Nghề làm đồ hộp
III.    GIA CHÁNH
1.    Cách ăn ở
2.    Phép nuôi con
3.    Đối với người ngoài
4.    Việc vặt trong nhà
IV.        VĂN UYỂN
1.    Thất nữ oán
2.    Bài ca các tên cá
V.    TẠP TRỞ
1.    Đàn – bà xưa đàn – bà nay
2.    Chuyện đời nay
3.    Vườn bông Nhà – nước
4.    Minh tạ Lương – y
VI.    THỜI ĐÀM
1.    Hội khuyến học Nam – kỳ
2.    Travinh
3.    Việc nước ngoài
VII.    TRUYỆN KÝ
1.    La – thị
VIII.    ĐỒNG THOẠI
1.    Chuyện cậu – lai – môn – Đức
IX.    TIỂU THUYẾT.
1.    Băng thuyết nhơn duyên
2.    Chuyện ngàn ngày và một ngày


NỮ GIỚI CHUNG Số  22  ngày   19      juillet     năm 1918

Cẩn cáo
i.    XÃ THUYẾT
1.    Bàn về sự hà – lạm
2.    Việc nữ học
3.    Đạo vợ chồng
ii.    HỌC NGHỆ
1.    Nghề làm đồ hộp.
iii.    GIA CHÁNH
1.    Cách ăn ở
2.    Phép nuôi con
3.    Đối với người ngoài
4.    Việc vặt trong nhà
iv.    VĂN UYỂN
1.    Thơ văn mới
2.    Hơi tự nhiên
3.    Văn xưa
v.    TẠP TRỞ
1.    Truyện ngụ ngôn nước Nga
2.    Lai cảo
3.    Minh tạ lương – y
4.    Khôi hài
vi.    THỜI ĐÀM
1.    Ngày kỷ – niệm nước Nga
2.    Vụ quế lậu
3.    Việc nước ngoài
VIII.    TIỂU THUYẾT.
1.    Băng thuyết nhơn duyên
2.    Chuyện ngàn ngày và một ngày

NỘI DUNG
I. XÃ THUYẾT:
Bàn về sự hà lạm
(A. S de la consussion)
Cách một ít lâu đây, thiên hạ hay xầm – xì xầm – xịch về việc hà lạm, cho đến đổi mấy, thiếm thông thiếm – ký hể xúm lại cũng luận luận bàn bàn việc ấy.  Nên tôi lấy ý kiến tôi mà chĩ ra đây, vì sao sanh ra việc hà – lạm cho lục châu khán – quan xét đoán.
Vẩn việc hà – lạm xứ ta có hai thứ, một thứ hà – lạm tự nhiên, thứ nầy nếu cạn xét thì cũng như chàm, làm quan như anh thợ – nhuộm, chừng nào thợ nhuộm khỏi chàm dính tay thì làm quan mới không hà – lạm, nên tôi gọi thứ hà – lạm nầy là hà – lạm tự – nhiên còn thiên hạ họ coi cũng như một thứ tiền của dân đoàn phụ thêm lương bỗng cho mấy ông giúp việc nhà nước; một thứ hà – lạm nữa là hà – lạm ép uổng người.
Nếu hỏi vì sao mà xứ ta lại sanh ra việc hà – lạm?
Việc hà – lạm xứ ta sanh ra: một là tại dân đoàn còn dốt nát chưa biết nhơn quyền là gì (droits de l’hommes) phép luật là gì (loi) nên hể ai có việc gì đến quan, phần thì bấy lâu chưa thấy mặt quan, phần thì chưa biết phép luật, nên đâu biết việc ấy phạm pháp cùng không mà phòng bếit phải quấy thế nào, chỉ lấy bạc tiền làm thầy dạy việc, và làm lể lộc mà đền ơn. Ai ai, cũng làm như thế, nên việc hà – lạm ấy thành ra thói tục của dân đoàn, thành ra như thể việc buộc mình của con dân (obligatoire). Bởi vậy cho nên làm quan dầu muốn thanh liêm thế mấy cũng không đặng, là vì mọi việc họ đều đam tiền cho. Thế thì làm quan ai lại không thọ cái tiền ấy là bởi họ vui lòng cho mình chớ phải chi mình ép uổng họ sao? Nên nói là hà – lạm thì ai cũng đều hà – lạm. Hai là tại lương bỗng không đũ dùng, thấy con dân ngu xuẩn hay đam bạc tiền lo – lót nên khi túng rối sanh ra đều ép uổng.
Vẩn trong xã hội ngoài dân đoàn, ai ai cũng cho các quan các thầy là bực thượng lưu, không lẻ ra đi đứng với đời làm theo, bọn hạ – lưu đặng. Thí dụ như thầy thông chẳng lẻ ăn mặc như cu I xe – kéo, ăn thì không lẻ ngồi ăn ngoài chợ ngoài búa, mặc thì không lẻ mặc quần dơ áo dáy. Phải ăn mặc thế nào cho có thể thống, thiên hạ trông vào mới đặng. Nên tính theo lương bỗng của mấy ông mấy thầy không thể nào đũ, vì không đũ nên phải kiếm chát thêm tiền ngoại, chớ trôi – troi đồng lương, thì phải làm nợ làm nần, phải sanh ra điều tội lội nữa.
Muốn biết việc ấy cần dùng trong nhà, và việc ăn ở hằng ngày của mấy ông mấy thầy, thì ít nữa phải là người Annam và có làm thầy mới hiểu đặng, chớ như lúc nọ ông Pâris khi còn làm thân – sĩ có nói tại hạ – nghị – viện rằng người Annam ăn xài trong mổi tháng có vài đồng bạc mà thôi, lời nói ấy lầm lắm. Kìa mới đây quan Trạng –sư  Mat… trong vụ quế lậu, ngài nói lương bỗng một ông Tây 250 $00 ấy là lương của một tên cu –li, nghĩ lấy đó so sánh rồi hiểu, lương bỗng một thầy thông bao nhiêu mới đũ.
Có nhiều thiếm thông thiếm ký hay than vãn về việc lương bỗng của chồng không đũ xài, lúc bình thời kia còn không đũ hay huốn chi là lúc nầy giặc giã, đồ – đặc mổi món đều cao giá, đều mắc  - mỏ, nên hết sức cần kiệm cũng không đũ, thét phải hà tiện cũng thiếu.
Một thầy thông có vợ lương 30$00 mổi tháng, tính ranhững việc cần dùng, dòm thấy 30$00 mổi tháng không thể nào đũ.
1 0  Mướn phố ít nữa ……………………………………… 8$00
2 0 Tiền chợ, gạo, mấm muối, 0 $ 50 mổi ngày
0 50 x 30 ……………………..15.00
3 0 Tiền giặc uổi (đồ 6 xu một cái ) …………..1.20
4 0 Tiền nước hai đôi mổi ngày 2x30 …………0.60
5 0 Tiền thuốc giấy và trà ……………………………….1.50
6 0 Tiền dầu đèn, xà bông, cũi lữa ……………….4.00
7 0 Tiền bánh trái………………………………………………….3.00
8 0 Tiền xài lặt vặt ……………………………………………… 3.00
------------------
36.30
May là chưa tính hoặc trời mưa đi xe kéo, rách áo may áo khác, rách quần may quần khác, giầy nón hư phải mua, còn tiền để dành khi có khách đặng đải, khi đau uống thuốc v.v… mà còn chưa đủ thay, huốn chi lương bổng của nhiều thầy, quan trên định có 20 $00, lại có kẻ mười mấy đồng, thì lại còn thế nào nữa.



Phải chi các ông Hội – đồng  quản – hạt, xin dùm quan trên định thêm lương bỗng cho mấy thầy cho đủ dùng, vậy mới xứng đáng là người thay mặt cho nhơn dân chớ.
Trần – thị - Đào


Nay tôi kĩnh dưng mấy hàng quê kịch nầy cho M.M Bảo, Ngàn, Trạch, Diêu, Minh, Hội – đồng quản – hạt.

N.B Trong báo số 21 trong bài “ Bàn về việc lập trường công thương” ấn công quên sữa mấy chữ “ công – thương – kỹ – nghệ” . Vậy xin độc lại “thương – mãi và công – nghệ” và câu “ mieux vaut quatartd jamais” xin độc “ mieux vaut tard que jamais”

VIỆC NỮ HỌC
Nước ta xưa nay quí con trai mà rẻ con gái, trọng đàn – ông mà khi đàn – bà, nước Tàu cũng vậy. Có phải là vì sanh ra đàn – bà vốn là một giống hèn mà đáng khinh đáng rẻ đâu. Chỉ bởi tục hên Á – châu ta, lấy tông đường làm trọng, nhà nào cũng cầu phải có con trai, thì dầu con gái mình khôn ngoan hiền – thảo đến đâu mặc lòng, cũng chưa lấy làm mãn – nguyện, mà ước ao cho được một chút con trai, dầu nó ngu si, cũng còn hơn là không, thế là một lẽ. Vả lại con gái nước ta xưa kia lại phần nhiều không có học – vấn, không đủ tài – trí, đặng gánh vác việc giáo – dục trong gia đình; không đủ tư cách đặng đảm – đang việc công ích cho xã hội như các đứng nam nhi, cho nên cái giá trị lại càng rẻ, thế là hai lẽ.
Than ôi! Cũng một loài người cũng trên trái đất, cũng chung đúc một khí thiêng trong bầu trời.
Trần ai , ai kém ai đâu
Bọn quần –xoa, khách mầy râu khác gì
Tiếng chuông đã tỉnh hồn mê,
Giấc ngàn năm cũ kể chi bây giờ
Chị em ơi, bây giờ là buổi gì ! hà buổi phong – trào văn – minh bên Aâu Mỹ tràn tới đất nước ta, lại nhờ ơn nhà nước Đại – Pháp mở mang học thuật cho quốc – dân ta, các xứ, các tỉnh đều lập trường Nữ – học, chánh là lúc giống nòi tiên rồng chúng ta phát – đạt đến cả ngàn gái vậy.
Vậy thời bọn nữ – lưu ta nên gia công nên ráng sức, trong cách cư – xử, sự học – hành, dưỡng lấy cái tánh hạnh – hiền, luyện lấy cái tài –trí tốt, cho đặng sánh vai với các bực anh thư bên Aâu Mỷ và giáp mặt với các đấng trượng – phu trên cỏi đời, cho tôn cái phẩm giá bọn mình lên, thế chẳng hay lắm sao ? Cái óc thông minh của bọn đàn bà nước Nam ta cũng chẳng kém gì đàn – ông vậy. Vả lại phong – tục tổ quốc lưu – truyền bốn ngàn năm nay vẩn lấy cương – thường, tiết nghĩa làm quý, cái đó đã in vào trí khôn khắp mọi người, mà nay lại có cái văn minh  Aâu Mỷ tô – điểm thêm vào nữa, như vậy thời cái trình – độ tần – hoácủa nữ – giới nước ta sau nầy chưa biết cao đến bực nào.
Bổn báo bởi lòng nhiệt thành xin tỏ ra mấy lời đặng đính – chính cho bọn thiếu – niên – ta.
Đi học đặng làm gì ?
I
Nầy chị em ơi, ta tới nhà trường đặng làm gì? Ta đến học, đọc sách cho biết những điều trong sách, là những lý – tưởng ấy đến lúc người ta mím môi lại, mắt mờ đi, là lúc hồn xiêu phách – tán, thời ngỡ là phải lưu lạc vào nơi mịt mù vô – lộ kia, mà linh hồn đến thời không sao về được. Nhưng không, cái tư – tưởng người ta hẩy còn hiển –hiện ở trong những tờ giấy bất động nầy, hẩy còn ẩn – khuất ở dưới những chữ trong nhỏ thì kia; cái tư – tưởng ấy ví như  một cái tàn – lữa vô duyệt, mà hơi thổi động thì rừng – rực sáng bậc lên ngay. Khi ta giở những tờ giấy có chữ ấy thời hảy lóng tai nghe. Ta lại không nghe thấy, văng vẳng lào xào những tiếng tự đâu đến, là chổ vực sâu thâm – thẩm, những thời – đại đã qua rồi, sao ? đó là những đời đã qui ẩn đi rồi mà lại phát – hiện ra được. Đó là những ngưỡi đã về rồi lại lên tiếng nói được mà tiếng nói ấy mãi mãi về sau, đó có cái thế lực nào làm nín im được
Oâi ! cái thường vật như thế màtinh – thần, người ta rực – rỡ xuất – lộ ra.
II
Nầy chị em ơi, ta tới nhà trường đặng làm gì?
Ta đều đặng ra học viết, là giở quyển vở ra mà viết những cái nét xiêu – run, hình kỳ – dị. Song những cái nét xiêu – run, hình kỳ – dị ấy, có một phép rất mầu. Những điều nghĩ tưởng chung – phú của ta, thời nó đem thuật lại cho những người thân ái ta mà ở xa ta. Hoặc mai sau có khi nào ta qua chổ đất lạ, xa biển cách sông, thời những nét ấy nó sẻ thuật cho cha mẹ ta rằng: “ Con không bao giờ dời lòng tưởng nhớ mến yêu”
III
Nầy chị em ơi, ta tới nhà trường đặng làm gì? Ta đến đặng tập toán, học số những số ấy thời giải ra các vị hành tinh đi quanh mặt trời hết bao nhiêu năm, tháng, ngày, giờ, giây phút, thời được một vòng, những số ấy vừa dùng đo đường châu – vi trái đất, vừa dùng đo các vị tinh – tú  xa cách nhau bao nhiêu, lại còn dùng vào nhiều việc tầm – thường nữa. Bực thông – thái thời dùng vào các khuôn – phép thể – lệ, kẻ dốt – nát thời dùng vào những sổ sách trong nhà. Cứ đến cuối năm, thời nó diển công lao hằng ngày của người làm ruộng, của người làm thợ, đáng mấy trăm ngàn. Nói nôm na, thời nó như bảo những người ấy cách châm chỉ, cách phòng – bị và cách dành dụm như một với một là hai, hai với hai là bốn, ba với ba là sáu…
IV
Nầy chị em ơi, ta tới nhà trường đặng làm gì?
Chẳng phải dời gót ra khỏi làng, một bức địa đồ trong tay một cuốn địa dư trước mắt, ta cũng đủ đi du lịch hoàn – cầu, trải chơi Á, Aâu, Phi, Mỷ, Aùo, Ngũ – Đại – châu, chẳng có xú­ nào làm cho ta hâm mộ và quyến luyến được bằng xứ đất nước Đại – Nam  nhà, là đất đồng áng núi non, mà ở chốn hương – thôn cùng nơi thành thị, gần chổ dân – cư thời có phúc trong nghĩa – địa, để chôn người tổ – quốc nhà ta
V
Nầy chị em ơi, ta tới nhà trường đặng làm gì?
Cái khi chưa có ta, mà cũng chưa có ông bà, cha mẹ ta, bấy giờ có nhiều người mà ta không được biết.
“Hỡi ôi, những đứng tiền bối qui – ẩn đi rồi mà lập nên Cố – quốc vua Hồng – Bàng, bà Trưng – Trắc bà Triệu – Aåu, vua Đinh – Tiên – Hoàng, vua Lý – Nam – Đế, vua Lê – Thái – Tổ, vua Nguyễn – Quang – Trung, chúng con không những là muốn biết đến tên các ngài mà thôi đâu, chúng con còn muốn biết đến công – nghiệp các ngài nữa.
Thế thời ta đến để ta học sử – ký
VI
Nầy chị em ơi, ta tới nhà trường đặng làm gì?
Ta muốn biết làm sao chỗ khuôn trời mông – minh mà ánh sáng ở thế giới nầy chiếu sáng thế giới khác được; mà những đám mây gặp đụng nhau mà sanh ra chớp nhoáng. Ta muốn biết những thế lực trần trân của tạo – hoá, mà người ta đã suy nghĩ tìm cách đem chúng hết cả được. Ta muốn xem biết nhựa cây da nó ở tự rễ cứng lên đến tia là mềm, rườm rà trên ngọn. Ta muốn biết mạch máu đỏ theo chảy ngàn tia trong mình mà lên đến tận chót đầu qua các khớp óc.
VII
Nầy chị em ơi, ta tới nhà trường đặng làm gì?
Ta cứ tìm trong bụng ta những lẻ phản – đối nhau lẻ hay, lẻ dở, lẻ xứng loài vật, lẻ đáng bực người. Ta không phải sanh ra ở đời nầychỉ để ăn uống, ngủ rồi thời chết, cho kẻ khác ăn uống ngủ như ta đâu ! Ta sanh ra để làm việc hệ trọng hơn, vẻ – vang hơn, và đáng sống ở trên đời hơn. Ta sanh ra để được ích lợi, để ăn ở công – bằng, đễ khu – sữ quảng – đại những đường công – chánh, những cách hảo – tâm, những điều dung thứ thời là nhất tâm học cho kỳ biết hết, vả ta chạy tới nhà trường đặng đánh những vần vàng ngọc ở trong cuốn sách thiên – niên hữu vật là quyển sách dạy luân – thường.
VIII
Nầy chị em ơi, ta tới nhà trường đặng làm gì?
Dầu ta còn nhỏ thiệt, nhưng ta muốn ra người lớn, cái lớn đó không phải là mình giài vóc nặng mới ra lớn đâu, lớn là lớn nghĩa – lý, lớn tâm – tư. Nhà trường ở xứ ta kia ơi, phó thác cái linh – hồn ta đấy, xẽm cái thần – tánh non nớt mà yếu – ớt hơn cái xáx bọc ngoài ấy, hãy rèn thành ra cái hồn có nhân –cách, cái duyên phận ta mai sau, dầu may dầu rủi thế nào mặc lòng, nếu làm bạn với người nông, thời ta cũng đào đất khai mương, thời cũng chồng xếp gạch đá dựng nên cái nhà thô – kịch. Nếu làm bạn với nhà bác vật, thời cũng cai – quản các xưởng máy lớn lao; nếu làm bạn với người kỷ – xảo, thời cũng giúp làm nẩy – nở sự xinh đẹp; nếu làm bạn với nhà thông – thái, thời cũng giúp sự suy – nghĩ kiếm đường làm cho bớt cách nhọc – nhằn, bớt đường đau – đớn cho nhân – loại; nếu làm bạn với bực triết lý, thời cũng giúp tìm sao cho ra cái hiểm – bí của tạo – hoá; thế thời nhà trường ở xứ ta kia ơi, cứ làm cho ta theo lời dạy bảo mà nên một tay luật – phép công minh và thành – thiệt. Nước Pháp em mới phụng ýmà làm ra tám đoạn văn trên, để chị em biết rỏ sự đi học đễ làm gì.
Còn như việc nữ – học của chị em ta, em mới nói đại cương sẻ có kỳ em bàn rỏ ràng để hỏi
Hội – xá, Nguyển – Song – Kim
Nhân làm việc Nữ – học, em nhớ đến bài diển – thuyết nói về sự học của Léon Deries tiên sinh, là một nhà văn - học

ĐẠO VỢ CHỒNG


(Một duyên hai nợ )
Có vợ chồng đã sẵn có duyên nợ; nệm loan gối phụng chồng thuận vợ hoà, cho là duyên; lòng cá dạ chim, chồng eo vợ ẩm, cho là nợ. Trong một đạo vợ chồng, hai chữ duyên nợ khác nhau xa. Hai chữ duyên nợ khác nhau xa, thành ra gì cũng cậy là duyên, gì cũng cho là nợ. Cậy là duyên chỉ tưởng là may, có lẻ quên cái tình chân – ái, cho là nợ muốn rũ cho sạch, có khi mất cái bụng hồi đầu.
Não người thay! Lầm người thay ! Câu “ một duyên hai nợ !” xét cho kỹ duyên hay nợ tuy hai chữ, ý nghĩa một mà thôi. Vợ chồng nợ là duyên, vợ chồng duyên là nợ, cả hai chữ duyên nợ mới nên đôi vợ chồng. Đã mang lấy kiếp đèo bồng, phần duyên phần nợ cam lòng với ai.
Kìa con vua lấy anh đi cày, gái goá theo chàng đóng khố, Liên – Toả chết mười nămmới thành duyên tác hiệp, Liên – Thành từng chín suối mới vẹn chữ xướng – tuỳ, duyên thật mà là nợ cả. Bữa hôm lấy óc chữa trai, giết vợ là đường cầu tướng, nợ thất, song chắc gì không là duyên.
Duyên đẹp tức là nợ ân nợ nghĩa, nợ nặng tức là duyên ẩm duyên ôi.
Lại còn như vợ chân lấm tay bùn, gặp phải chồng chỉ nằm giài, chồng cho là duyên mà vợ ấy lấy làm nợ, chồng hết công cùng sức mà vớ phải vợ chỉ ngồi rỗi, chồng cho là nợ, mà vợ ấy lấy làm duyên. Mới biết duyên không nợ chửa chắc hẳn là duyên, nợ không duyên có lấy gì làm nơ. Duyên nợ thường liên tiếp với nhau.
Thôi, nhưng mà vợ chồng là đạo chân thành. Miễn sao cho chồng hết nghĩa chồng, vợ hết nghĩa vợ, không cầu là nợ hay duyên.
Nợ nợ, duyên duyên, trăm năm một kiếp, nghĩ ra cho xiết, kẻo lỗi đạo trời. Ai ôi! duyên ra ta cũng ơn trời, nợ ra ta cũng đều bồi cho xong.
M me Phạm – Xuân – Nùng

I. HỌC NGHỆ
NGHỀ LÀM ĐỒ HỘP
( tiếp theo)
Như thịt các giống thú, muốn đóng vô hộp, trước hết phải cắt thịt làm mấy miếng, rữa cho sạch huyết, lấy hoả – tiêu (kalium tartaricum) hoà với muối chín, xát thịt cho thiệt đều, (thí dụ 50 lượng thịt, thì cho một lượng diêm tiêu ) rồi lấy vật gì nặng ép độ mười giờ đồng hồ cho hết nước, đem ra rữa sạch diêm tiêu rồi bỏ vô hộp. Vậy sau bỏ cả hộp vô nồi nước muối nấu đặng trục hết cái không khí hộp trong ra ngoài, hễ được rồi bắc ra, chì hàn kín lại lúc nào dùng mở hộp đen và nó vẩn như thịt còn tươi vậy, thì ra đâu cũng đặng.
Còn các loài cá, và cua, hà, măng, nấm lấy ở nơi có thỗ – sản nhiều, chế theo cách ấy chở đi các xứ xa không có mà dùng, hoặc bán, thì thành ra vật quý, lời biết bao nhiêu.
Cách tẩm giấm thì lại thơm ngon nữa. Nghĩa lấy một ly nước lớn, 6 lượng đường cát, 6 lượng lá nho, ba vị hiệp lẩn với nhau, cho vô một cái om, đậy nấp kín, chôn xuống đất ngoài ba tuần lể, lấy lên lọc bỏ cái bả nó đi, lại đổ hai ly lớn nước nữa, thì nó thành ra giấm tốt hảo hạng, đem giấm ấy mà tẩm vô các món làm đồ hộp, thì đã kho6ng mất tiền mua, mà lại vừa thơm vừa ngon hơn các giấm khác.
Còn các trái cây, muốn đem xứ này qua xứ khác, nếu phơi thì nó biến hết cã hương – vị, chẳng bằng tẩm đường mà đóng vào hộp. Cách hái trái cây chưa thiệt chín, lấy kim trích xung quanh, thả vào nước luộc chín, được rồi vớt ra để cho ráo nước, rồi bỏ vào hộp.
Sau lấy một cân đường cát trắng thiệt tinh – khiết hoà với nước sôi cho tan  hết đường, đoạn lấy tròng trắng trứng gà bỏ lần vô nước đường bắc lên bếp nấu, khi sôi nó nổi bọt lên, còn những chất nhơ trong đường, cũng đều theo bọt nổi lên hết thì hớt bỏ các bọt ấy đi, cho nước đường thiệt trong không còn vật gì nữa, nấu lần lần cho nó hơi keo lại, rồi thì múc đổ qua hộp đựng trái cây, ( để chừa một phần tám hộp ) , đoạn hàn kín lại, đễ trưng cách – thuỷ, đốt lữa cho thiệt hung, nấu chừng một giờ đồng hồ, vớt ra đễ nơi có hơi gió thì không hề bao giờ còn thúi đặng nữa.
( còn nữa)
L. Aùi - Kiều
II. GIA CHÁNH
TIẾT THỨ NHỨT
Cách Aên Ơû
II
Aên Uống
( tiếp theo)
Món ăn sao cho ngon miệng mọi người. – Các món ăn, vật gì có bổ dưỡng, vật gì mau tiêu hoá, tôi đã nói trong mấy kỳ báo trước, còn làm sao cho được ngon miệng mọi người, việc ấy chị em ta cũng cần nên kêu – cứu thì mới xứng cái chức chủ trung quỉ ( giữ việc ăn uống trong nhà) cho chớ ! tuy con người ta, mổi người có một sở thích riêng những món ăn ngon cùng không, tưởng ai ai cũng chung một tấm lòng ấy cã.  Vậy ta chớ nên để cho có món ăn gì mà còn có người không giám nhúng đũa đến.
Phải thay đổi món ăn thường.
Phàm muốn cho mọi người ăn đều ngon miệng, thì nay ăn món nầy, mai đổi món khác, chớ không thì dẩu cho vật ngon cách mấy, ăn lâu cũng phải nhàm. Cho nên thường thường phải đổi món ăn, hay hoặc đổi cách nấu.
TIẾT THỨ HAI
Phép Nuôi Con

Thể Dục

( Tiếp theo)
Phàm sữa bò pha đậm thì ssanh bón, mà lợt thì lại hay đường tiết, cho nên phải theo hạn tuổo mà điều hoà cho vừa độ, ngang như sữa người, thì trẻ nó ít hay sanh bịnh.
Như dùng sữa hộp, còn trong một tuần, thì cho một phần sữa 23 phần nước, mộat tháng chế 22 phần nước, hai tháng thì giảm 21 phần nước. Cứ mổi tháng giảm một phần, vừa đúng một năm thì một phần sữa chế 10 phần nước là vừa. Vã lại sữa hộp thì mau hư, cho nên đã mở ra, thì mua nóng không nên để quá hai ngày, mùa lạnh không nên để quá bốn ngày.
Luôn đây xin phụ cách giữ sữa hộp cho khỏi mau hư như sau vầy.
Lấy sữa đã chế nước vừa độ rồi, đổ vô trongmột cái chai thiệt sạch, cách miệng chừng 2,3 phần lấy bông gòn mới, nút cho thiệt kín, rồi để chưng cách thuỷ chừng bốn mươi phút đồng hồ, sôi lâu rồi lấy ra để một nơi cho nguội, lúc nào dùng, mở nút ra cho uống rồi đậy lại, như vậy dẩu đương mùa nóng, trong một ngày trời cũng không sao.
TIẾT THỨ TƯ
ĐỐI VỚI NGƯỜI NGOÀI
Đồ đưa cho và đồ đáp lại
( tiếp theo)
Cái đồ tiễn người đi đường nên lựa những món gì cho thiết dụng, chớ khá đưa những vật chi nặng nề, chớ có mang xách. Mình có đi đâu xa, có quà cáp cho chỗ quen thuộc, thì lựa vật gì là thỗ sản của mình, mà nơi khác không có, thì vừa quý lại vừa không tốn mấy đồng.
Đi thăm người đau, thì ta nên biết cái tánh của người đau ấy ham muốn vật chi, ho8ạ vật gì coi chơi cho giải chí, hay hoặc đồ ăn có chất bổ dưỡng cũng đặng. Còn thăm kẻ nhà cháy, hoặc tai nạn gì khác; thì nên coi họ thiếu món gì, ta được món ấy, cho đỡ những cơn túng bấn chưa thể lo được.  Mừng nhà mới thì nên đưa vật gì để làm kỷ niệm được lâu giài là quý.
TIẾT THỨ NĂM
VIỆC VẶT TRONG NHÀ
Gà mái không đẻ trứng
Gà mái không đẻ, là trong mình nó thiếu chất vôi nên lấy vỏ trứng gà tán nhỏ hoà với nước gạo, viên nhỏ cho nó ăn, thì tự nhiên phải đẻ. Vì trong vỏ trứng gà có nhiều chất vôi vậy.
Chuột mới đẻ
Chuột mới đẻ chưa mở mắt, bặt bỏ vô ve rồi đổ dầu ăn (olive) ngâm cho nó tan hết, để dành lúc nào có phõng lữa lấy thoa, rất là thần hiệu lắm. Hoặc ngâm lẫn chút vôi lâu năm, thì trị đặng cả đứt tay nữa.
L. Aùi - Kiều
VĂN UYỂN
(Variété Littéraire)
THƠ VĂN MỚI

Cờ bạc
Những nghề cờ bạc có ra gì
Lắm kẻ say mê nghĩ cũng kỳ
Đào quất quay thua còn lẩn – quẩn,
Bài chia bát mở lại mân – my (1)
Ngọn tre đơm đó nghe không khác,
Ruộng cả đời đi khéo có khi,
Con nhà gia – giáo chớ chơi chi.
Ngủ ngày
I
(Hỏi)
Nghĩ ra tôi cũng chán cho ông,
Chẳng gượng ngồi lên mở mắt trông,
Ngủ suốt cảa đêm còn tiếc rẻ,
Nằm bèo đến tối khéo vô –công
Nếu ai cũng cứ ngủ như ông cả,
Cứ gáy o o (2) được mãi không ?
Chẳng trách văn – chương ngày một kém,
Quay về giữ lấy việc canh – nông.
II
(Đáp)
Nghĩ ra ông cũng bực cho ông.
Cảnh thế trêu ngươi chẳng muốn trông.
Nên mượn thói quen thầy Tể – ngã
Những mong mơ thấy cụ Chu – công
Chu – công đã chẳng ngồi chi dậy,
Tể – ngã theo đòi có thích không ?
Còn gì hơn được sự canh – nông.
Lưu – Khê, Chu – Đình – Thụ
Thơ vịnh đến chùa “ Hương – tích”
Lần thứ hai
I
Mười mấy năm trời lại tới đây,
Mầu thuyền càng nếm lại càng cay,
Sườn non người tục khoan khoan bước,
Hang núi khuôn trời khéo khéo xây
Cảnh lạ Phật tiên chùa với động
Thú riêng hoa cỏ đá xen cây
Gọi đò sực nhớ chàng Ngư – phủ,
Có lẽ “ Đào – nguyên” cũng thế nầy.
II
Có lẽ “Đào – nguyên” cũng thế nầy.
“Nam – thiên – đệ – nhất” chính là đây.
Chinh vinh đường đá người qua lại,
Bát ngát mầu thuyềndạ tỉnh say
Cửa động sao xa đèn chớp gió,
Sườn non chùa đứng núi liền mây.
Chàng Lưu gần đó ra xin hỏi.
Đào lý trồng thêm được mấy cây.
Trần –Văn - Ích
Hỏi tự nhiên
Một mình thử hỏi bao đồng,
Hỏi non có thẳm hỏi sông có giài.
Hỏi đường trong đục là ai
Hỏi trường nhiệt – náo ai tài ai không
Hỏi sao cá chậu chim lồng,
Hỏi sao mãi đất trời dông chưa hừng
Hỏi sao thương, ghét, giận, mầng
Hỏi sao dông tố lẩy lừng bể khơi
Hỏi xuân hoa cỏ thảnh thơi,
Hỏi thu ê ư đầy trời gió mưa.
Hỏi ngày năm ngoái năm xưa đã rồi.
Hỏi người người có rốn ngồi,
Hỏi lòng tri – thức biết tôi là gì
Hỏi kia ngọc trắng có tỳ,
Hỏi kia nhẹ bấc nặng chì là sao
Hỏi tình là giống thế nào,
Hỏi trăng ghen ghét má đào làm chi
Hỏi duyên ngư thuỷ dai kỳ,
Hỏi đâu non nước có gì riêng chung
Hỏi ra lắm cũng ngại ngùng
Lòng ta ta nhuộm tấm lòng như son
Ngàn năm sắc thắm vẩn còn.
Mademoiselle Liên – Hồ
Aø Huế
VĂN XƯA
( Của quan lớn nguyên Hanoi Bố Chánh
Nguyễn – Đằng – Phượng soạn ra)
BÀI CA MỤ MỐC ĐIÊN
So thanh – tiết dễ ai bằng mụ Mốc, ngoài hình hài dẫu gấm vóc cũng hàm ra, cái hồng nha đem thoa lấm soá loà, làm bệ – dạc để che qua con mắt tục, ngoại mạo bất cầu vi mỹ ngọc, trung tâm tằng tự thiên kim, tự chồng xa khôn dặm muôn tìm, phận tùng – nhứt giữ đành êm cho vẹn tiết, sạch như nước, mà trong như tuyết, dẩu quân tù quân mộ chút không nhơ, bưng tai ngoảnh mặt làm ngơ, rằng khôn, cũng mặc rằng khờ cũng thây, khôn kia dẻ bám dại nầy.
Kỳ nhị
( Người ta cho quyền áo mặc nó không thêm)
Mốc ơi là Mốc, mình chịu đen mà chắc cóc vẹn tuyền đâu,, tiếc công gìn giữ bấy lâu, điều bất khiết bổng đâu đêm gán lại,thanh tiết hữu tiền nan tự mãi, đan tâm vô hoả dị thành hôi e hoài công bùn chát than bôi toan suế – soá qua đời mà chưa trót, chẳng thà vẩn đầm sâu đít mọt, danh tuy xấu mà thân tốt lại là hơn, biết ai mà giãi nguồn cơn.
Nguyễn – thị – Quỳnh phụng lục
TẠP TRỞ
Faits divers
TRUYỆN NGỤ NGÔN NƯỚC NGA.
(Nguyễn Mạnh Bổng dịch Nôm)
Ngựa xuống núi
9
Có một anh dắt cái xe người chở những đồ kiểu đi qua một ngọn núi cao, khi lên núi lòng rất cẩn thận. Đến đảnh núi được yên vẹn rồi, anh ta cởi ngựa cho nghĩ một lúc rồi mới xuống núi. Lúc đó cũng có một anh nữa; cũng dắt một cái xe ngựa chở những đồ kiểu đi với anh ta. Song ngựa anh này thì già theo ý chủ nhân thì đi chầm – chậm xuống. Còn con ngựa anh ta thì còn trẻ, muốn cho đi mau mà đường lại bị con ngựa già kia tranh trước rồi, trong bụng nghĩ tức lắm, bèn nói với con ngựa già rằng: Bọn ta không phải là ngựa què mà cứ lết không được một bước như thế này thì năm nào tháng nào mới về đến nhà ? Lâu lại thêm bận rộn mình thôi.
Nói xong ngựa trẻ ta vươn mình cất cẳng, quyết chạy trước con ngựa già, bụng nghĩ càng hớn hở ! Ngờ đâu té lăn cù từ núi xuống gành, xe đè lên lưng như đá đè trứng, bao nhiêu đồ kiểu trong xe bể hết cả. Lại bị anh chủ dắt xe đánh đập !
Người ta thường tưởng lên núi khó mà xuống núi dể cho nên thường xảy ra trong lúc xuống núi. Thầy Mạnh – tữ có câu rằng: “Sống ở lúc lo lắng, chết ở lúc yên vui”, ta há chẳng nên nghĩ hay sao?
10
Chó sói tránh nạn
Có một con chó sói chạy thật lanh như bay, đến một cái xóm, là vì đàn chó săn giỏi đuổi lung, nên đi tìm bạn để giữ thân tránh nạn. Song tìm khắp trong xóm chẳng có ai mà nương cậy, chỉ có một con mèo đi nghinh ngang ở trên mặt tường hoa, mặt trời chiếu bóng. Sói ta kíp hỏi mèo rằng: - Bạn quí ta ơi, xin bác cho tôi hỏi một lời, trong làng nầy có chốn nào hiền hậu cho tôi gởi mình trong lúc nguy nan nầy chăng ?
Mèo đáp rằng:
-    Bác đến đằng nhà anh dê già, anh ta hiền lành có tiếng đó.
Sói than thở rằng:
-    Ngày trứơc tôi ăn con của nó, chắc nó chẳng dung !
Mèo nghĩ một lúc lại nói:
-    Thế thì đến bà thỏ già, thiệt là người trung hậu chắc bác cũng biết ?
Sói lại châu mày nhăn mặt nói rằng:
-    Lại không xong ! Năm ngoái tôi ăn bạn nó, chắc nó còn căm, thì nó cứu gì tôi !!!
Mèo lại nói:
-    Hay đến đằng ông trâu già, ông ấy cũng tử tế …
Sói lắc đầu kêu rằng:
-    Trâu già sao ? Tôi vừa ăn mất con nghé chưa đầy năm của nó, nó sụt sùi khóc thương con quí báu của nó.
Mèo rằng:
-    Thôi, thế ra trong xóm nầy không còn chỗ cho bác có thế nương thân được, thì tôi cũng chịu bác thôi ! Bác đi đi, không có đàn chó săn nó đến nó làm rầy rà tôi.
Lúc bình thời không nên ăn ở với người ta rác riết, mà đến lúc hoạn nạn không nương vào đâu được
LAI KIỄU

NHÀN SỰ

Xin ai nên ghé mắt
Có một người nọ, nhắm mắt chẳng phải nghu mà cũng ngu như người ngu, nghĩ chẳng phải khôn, mà cũng thể người khôn, ngày kia có luận mấy đều sau nầy, nghe ra cũng có lý thú, nên tôi xin thật lại cho lục châu khán – quan xem chơi trong khi nhàn sự
………………………………………………………………
Trước khi cha mẹ chưa sanh ta ra vậy ta ở đâu, nay có ta rồi đến sau ta phải chết, vậy lúc đấy ta lại ở đâu.
Nay không cần nghĩ đến việc khi ta chưa có và đến khi ta có rồi ta lại ở đâu. Chĩ yếu nên nghĩ một dều là khi ta còn hiện tại đây.
Ta là gì ? Ta là nắm xát – thịt nầy đây. Miệng cũa nắm xát – thịt nầy, gọi nắm xát – thịt nầy là người, là ta. Thế thì xát – thịt nầy cũng vậy, mà người, mà ta cũng vậy; người là nắm xát – thịt đây, ta là nắm xát – thịt đây, mà nắm xát – thịt đây cũng là người, cũng là ta. Ngày nay nắm xát – thịt nầy còn cữ động, còn uống ăn, còn thỡ ra vô thì gọi là người còn sống đây, ta còn sống đây, thì hởi còn lo nào danh, nào lợi, nào thị, nào phi, nào cang tam thường ngũ, một mai xát – thịt nầy tiêu –tán đi rồi, thì người đâu còn, vậy thì danh đó, lợi đó, thị đó, phi đó, tam cang ngũ thường đó lại đi đâu ?
Ờ ! Nếu nói cọp chết đễ da, người ta chết đễ tiếng. Thế thì từ ngày nắm xát – thịt mới tượng ra cho đến lớn, gọi là người, gọi là ta, thì tính lại nếm biết bao nhiêu cay đắng, đạp biết bao nhiêu gai chông, chịu biết bao nhiêu khỗ cực, mang biết bao nhiêu thảm sầu; lo biết bao nhiêu, làm biết bao nhiêu, mới nắn nhồi thành ra một cái tiếng. Thế phải chăng ? Phải. Vậy tôi xin hỏi: Sao lại có cái nắm xát –thịt nầy làm chi mà chĩ để lo có một cái tiếng đễ lại đời sau mà thôi !!!
Nếu cho rằng tôi khéo hỏi bao – lao thế – giái, ai hơi đâu mà trả lời, hay là nếu nói: Ta sanh ra đây chẳng phải một mình ta, ta sanh ra đây có nhơn – quần xã- hội bao giăng tứ phía, nên thiên – hạ sao, ta vậy, bằng ta làm khác hơn thiên – hạ, thì thiên – hạ nhắm vào ta cho ta là … Thí dụ như: thiên – hạ đều cho việc ấy là phải, nếu ta làm khác, thì thiên hạ cho ta là quấy; thiên – hạ đều gọi món đồ đó là tốt, nếu ta nói xấu thì thiên – hạ cho ta là sái; thiên – hạ đều gọi ông nầy bà nọ là sang, nếu ta nói hèn, thì thiên – hạ cho ta là nói bậy, vân vân. Thế thì kia ta còn đây, nghĩa là ta còn ở chính giữa nhơn – quần xã – hội đây, thì ta vì thiên – hạ mới đặng.
Bỡi thế cho nên ta sống không đặng trăm năm mà phãi tính làm những việc lâu dài cho đến muôn năm, ngàn năm; ăn không đầy mười chén cơm một bữa mà phải tính cho có ruộng vườn cò bay thẳng cánh; ta mặc một lần không đầy mười cái y – phục mà phải tính sấm cái áo cho đầy tủ, cho đủ màu cho đủ sắc, ta ngủ không đầy nữa bộ ván mà phải tính cất cữa nhà cho cao lớn, đồ đạc cho đầy dẫy; vân vân. Thế mà chi !!!
Aáy là vì thiên – hạ đó, đặng cho thiên – hạ gọi mình là giàu có. Sướng ! ( chớ tưởng tiếng nầy là tục, sướng nghĩa việc gì khoái mình thì mình kêu là sướng). Đã đặng giàu có, túc y túc thực, đi tới đâu thiên – hạ cũng nói mình giàu có, nhưng mà chưa đũ, lại còn phải lo ra làm quan đặng có kẻ thưa người bẩm, kẻ kính người vì. Thế mà chi ? Aáy cũng vì thiên – hạ đó nữa, đặng cho thiên – hạ gọi là sang trọng. Sướng ! Nhưng nếu cạn nghĩ cái sướng ấy là cái xướng của thiên hạ chớ phải nào cái xướng của ta đâu.
(Còn nữa)
Trần – thị – Đào
HIẾP CHỒNG
Đã rằng hàm Sữ – tữ thì chắc rằng không phải là hiền, mà người không phải là hiền thì chẳng còn phải ngôn luận; sonh tiếc bấy còn lắm người; công nội – trợ, đạo tề – gia, đã ghe phen cay đắng, cũng lắm lúc gian truân, buôn tảo bán tần, đối đãi cùng chồng con cũng trăn bề cực nhọc, ấy cũng đáng khen cũng đáng kính. Ngặt nỗi trong bốn đức mà khuyết đi thì sao cho nhơn cách hoàn toàn, bởi rứa em thuyết lược đôi đầu, hoặc lời thô tục nầy có lọt tới Hà – đông chăng.
-    Oâng Thái –công nói rằng: Hiền nữ kính – phu; lại thầm nghĩ: đời còn ngán thay cho chồng hiếp vợ, anh hiếp em, chủ hiếp tớ, mà lại còn gớm thay cho hai chữ Hiếp chồng, tưởng ai nghe đến cũng phải châu mày chắt lưởi; người ta nói gái ngoan làm sang cho chồng thì phải lẻ mà người đời lằm kẻ không vì làm cho thoả lòng thục nữ nát gan anh hùng.
Hiếp chồng lại cũng nhiều cớ: Hoặc tự đắt mà hiếp chồng, hoặc tánh dữ mà hiếp chồng, hoặc cậy tài mà hiếp chồng, hoặc cậy khôn mà hiếp chồng, hoặc ỷ tiền mà hiếp chồng, hoặc chồng nhu mà hiếp chồng, hoặc chồng yêu mà hiếp chồng; các cớ dầu bởi cớ nào thì cũng ra người mất cả đức tánh.
Là người đờn – bà không kể đức tánh, miểng thắng được lời qua tiếng lại ông chồng, nhưng mà không xét rằng thắng lấy được một chớ không thắng nổi trăm người bàn nhơn, nếu chẳng phường ăn xổi ở thì, đâu có làm chi cái thói.
Oâng Văn – sỉ nước Hy – Lạp nói rằng: đàn bà mà lại cột chồng kéo lôi, mà lại muốn cho ông chồng hèn yếu, mà lại cai quản ông chồng, thì chẳng khác nào người thích giải giắc kẻ đuôi hơn theo người sáng suốt.
Đời nay các nước còn đang ra sức vì công lý nhân quyền, giải phá cường quyền, cho khỏi vòng áp chế, được giữ lấy cuộc hoà bình tự – do; thậm chí đờn – bà muốn bình quyền cùng nam tử cũng còn chưa được thay, huống hồ phận các đấng yếu đuối, thân bồ liễu mảnh mai, linh đinh bến nước mười hai, mà mong vược khỏi tòng phu, mích nghĩa đồng tịch đồng sàng, đồng quang đồng quách, mà đi cướp thế – lực trong gia – đình, giành lấy quyền phu tướng, khiến cho sanh ra: chẳng trường tranh đấu nhau, xâu xé nhau thì cũng mang lấy tiếng dể đâu bụm miệng bụm mồm thế gian.
Oâi thôi ! còn kể chi phu xướng phụ tùng, kể chi là phú quí phụ  vinh, thật là đều rất trái cã nhân cách rất nghịch thay thế tục.
Phàm người không, chồng giận thì vợ làm vui dầu cho chín giận cùng nguôi lòng vàng, có câu: chồng giận thì vợ làm lành, miệng cười hớn hở rằng anh giận gì; ấy mới ngoan, ấy mới tài, mới nhà gia giáo, mới người trâm anh.
Ai ôi ! duyên túc đề, nợ thành, lời thề biễn cạn non mòn, keo sơn gắn chặt tào khang trọn đời; nhưng gió có xuôi thì bườm mới thuận, vợ chồng có hoà thì đạo nhà mới nên; tục trai đua mạnh giá đua mềm. Quyền chồng quyền vợ mà tranh nổi gì.
Nam – vang Lý – Thị – Nguyệt
MINH TẠ LƯƠNG Y

Hoả – lựu, le 22 Juin 1918
Phan – Ngọc – Bích
Instituteur en congé, village de Hỏa – lựu
Canton d’An- ninh à Longxuyen
Aø monsieur Nhị – thiên – đường
Pharmacie Asiateque.
N 38, Rue de Canton – Cholon
Kính thăm ông chủ nhơn tiệm Nhị – thiên – đường được phú thọ khương ninh và tôi kính thăm nội tiệm anh em đựơc bình an. Chúc cho tiệm ông việc thương – mãi cho miễng viễn tấn phát nhứt bổn sanh vạn lợi luôn luôn.
Hôm ngày 5 Avril 1918, tôi có gởi thơ mua thuốc của tiệm ông Hai ve Sưu – Độc Linh – dược, 500 cái báng Can – tích một ve thần hiệu Nhãn – dược, một ve Thanh – tang – hườn ( thuốc xổ) 10 gói hoà đàm chỉ khoái ( thuốc ho) bốn miếng Phong thấp cao – dược  (thuốc dán) cọng số bạc là 14820 thật các món thuốc ông bào chế thiệt là hiệu nghiệm. Tôi rất cám ơn vô cùng.
Nay kính
Phan – Ngọc – Bích
(Rạch gia, le 19 avril 1918)
Cher M. Thới
Kính thăm vợ chồng thầy đựơc bình an khương thới, bữa thứ tư 17 avril 1918 tôi có thuốc đặng thuốc cũa thầy gởi xuống cho tôi, và tôi lãnh về làm y như lời cũa thầy dạy dường ấy bịnh mười phần giảm được ba phần nên tôi lật đật gởi thơ cho thầy hay, bây giờ đây con mắt ngóđêm nó loà và ngó ra nắng nó chói lắm còn vật chi hơi trắng trắng thì ngó thấy dạng trắng chớ chưa thấy rỏ món chi, hoặc đưa bàn tay lấy món chi đó, thì thấy dạng bàn tay đưa đó,  còn thuốc của thầy dặn tôi đó thì cũng làm y, mà mới có hai ngày thì tôi gởi thơ đây trong thơ thì thầy dặn ba ngày, trả lời thuốc của thầy gởi đó hết phân nữa rồi, còn như thầy gởi thuốc tễ cho tôi, thì gởi đôi ba dồng cũng đặng song bịnh con mắt của vợ tôi mười người đều nói con mắt máu chớ không phải con mắt mây xin thầy ráng dùm cho tôi được lấy dang tiếng trong Rạchgia, và sau nữa làm phước.
Còn việc mây tôi xin tỏ sau đây cho thầy rỏ, theo thế thường mây thì nó trắng còn mây nầy sao không trắng nó đục đục cũng tỷ như miếng dừa non vậy, mỏng chớ không phải dày, bây giờ nó đám trong tròng đen cũng tỷ như mình dán miếng bánh tráng nhúng nước vậy, còn điểm thuốc của thầy được bảy, tám lần nếu thấy được ba phần, và ngoài tròng trắng còn gân máu đỏ đỏ; cúi xin thầy thương bụng tôi mà hết lòng cùng tôi, vì tôi ở xa, trong mấy ngày trước nhờ trời cho chứng bịnh củ của vợ lành mạnh thì ơn thầy tái sanh  chi đức.
Monsieur Trương – vỉnh – Quới
Dit Tươi, chef facteur à l’Inspection de Rachgia.
KHÔI HÀI
(Conte pour rire)
Tôi rất cám ơn ông, mà ông phải biết rằng ơn làm cho thiên hạ không hề mất.
-    Bởi đó mà ít kiếm đặng
-    Tánh tôi ưa tiêu tứ vì vụ tiền bạc
-    Muốn vậy thì ông nên gởi cho tôi, chững ông hết nghe nói tới nữa.
Tại làng kia có bày cuộc Tombola mà làm phước, cá nhà buôn, nhà nghề, kẻ dâng đồ nầy, người dâng vật nọ. Có anh kia là chủ đồ âm –công viết hai cái bons chôn không tiền. Hễ ai bốc thăm được hai cái bons ấy đến khi chết chủ đồ âm –công thấy vợ con đem bon tới lo chôn cất thi hài. Làng nhóm lại bàn luận thì có ông hương kia luận rằng việc làm phước đẻ cho thiên – hạ tự do, chớ nên ép ai chết hầu được chôn thì làng bèn kiếu không lảnh hai cái bons đó.
Thằng cha cu – li kia đến làm công nhà chị em, chị thì điếc, em tốt tai. Người cu – li bị sai khắc quá quạu bèn tưởng người điếc mà nói thầm rằng:
-    Con mẹ điếc này nhiều chuyện quá
-    Chú lầm rồi đa, chị tôi điếc chớ không phải tôi đâu !
Chú cu – li bản mặt sượn trân.
THỜI ĐÀM
(Chronique locale)
Ngày lễ kỷ – niệm nước Nam
Bổn báo mới nhậm được tờ lục tống Thánh – dụ ngày 22 tháng 3 năm Khải Định thứ 3 nầy, định đặt hội kỷ – niệm nước Nam vào ngày mồng 2 tháng 5 ta, là ngày Đức – thế – tổ Cao – hoàng – đế ( Đức Gia Long) Đăng – Quang. Nguyên trước các quan đình thần xin đặt vào ngày 17 tháng 4, là ngày kim – thượng lên ngôi. Nay Hoàng – thượng định đổi vào ngày mồng 2 tháng 5, tức là vì một cái ý nghĩa rất cao – thượng nầy quốc – dân ta nên nhớlấy ngầy ấy, từ nay là ngày hội chung trong nước. Xin phụng dịch lời Thánh – dụ như sau nầy:
“Có ngày sáng nghiệp gian nan, sau mới có ngày hư thành sung sướng, hưởng cái ngày sung sướng ấy, thì phải nhớ đến ngày gian nan kia. Vì thứ các nước văn – minh bên Aâu – châu đều lấy lể kỷ – niệm” làm trọng; tức như nhà nước Đại – Pháp, lấy ngày dân – quốc thành – lập làm lể “ chánh – trung”, yến ẩm đờn – ca, để vui mừng mà tỏ ra rằng không quên nghiệp trứơc vậy.
“ Nước ta ngày năm ngoái, các quan đình – thần hội nghị, lấy Trẩm đăng – cực ( 17 tháng 4) làm ngày kỷ – niệm trong nước. Trong khi ấy tưởng các quan cũng nghĩ rằng Trẩm dưỡng – hối đã lâu, trải hết gian khổ, đến ngày ấy mới đăng quang, thì thần dân cũng nên vui mừng mà lấy làm kỷ – niệm. Nhưng nay Trẩm nghĩ lại, tình thì vẩn phải, mà lý thì e chưa được hoàn toàn. Vì sao ? Xét như nhà Châu đời xưa, cương thường nhứt thống, ở trong kinh lâu thì chép rằng: “ Xưng vương chình nguyệt” còn như nước ta cơ nghiệp muôn năm thuộc về bản triều thì bắt đầu từ năm Gia –Long nguyên niên. Cái công phu gầy dựng khó nhọc thành công ở đây, chúng ta có lẻ nào dám quên hay sao ?
“ Vì thế, cho nên thuộc về ngày tết “ kỷ – niệm” thì đổi lại là ngày mồng 2 tháng 5, tức là ngày Đức – thế – tổ Cao – Hoàng – đế trải hai mươi năm gian khổ định được rỏ công, mới bắt đầu lên ngôi Thiên – tữ vậy. Từ nay đến sau, định là đến ngày ấy, thì đem Tôn – nhơn phủ, cùng văn –vỏ đình – thần đến. Thế – miểu làm lễ, lễ xong, về cung thiết thường triều ở Điện Cần chánh, thọ triều hạ. Quan hữu – tư phải soạn nghi tiết để làm lệ thường. Còn quan – lại, binh – dân, trong nước đến ngày ấy đều cho nghĩ trọn ngày, để được ưu – du thoả lòng đồng lạc. Khâm Thử !”
Chép trong báo Nam Phong
Vỉnhlong
Nguyển – Tri – Đạt nghiệp chũ và lại làm thông ngôn Trạng – sư có vào đơn kiện tên Đoàn – Văn – Thu nghiệp chũ ở làng Đình – yên hạt Long – Xuyên về tội thực mất 1000 đồng bạc bởi các cớ sau nầy.
Hôm ngãy juillet, 8 giờ tối Đoàn –Văn – Thu đi với một người khác và nói là bà con đến nhà Nguyển – Tri – Đạt mà biểu mua một miếng đất, tại làng An – tích, hạt Sađéc cận với miếng ruộng của Đạt, bán 2000 đồng. Trã lên trã xuống một hồi tên Đạt chịu mua 1900 nhưng mà trã bây giờ 1000 còn chịu 900 nọ làm giấy ký một tháng sẽ trã. Chũ bán hối làm giấy tờ cho mau vì anh ta có cần dùng bạc gấp đặng đi Saigon. Hai đàng giao chín giờ lại.
Tên Đạt lại làm nảo tờ bán đất cho nên Thu đặng chép lại. Còn trong lúc ấy thì tên Đạt đang lo làm giấy thiếu 900. Một chập tên Đạt lại mở tũ lấy một xấp 10 tấm giấy cent nghĩa là 1000 đồng và lấy cái tờ thiếu 900 để trên bàn. Lúc ấy tên Thu hởi còn làm tờ bán đất. Chẳng biết là vô ý hay là không dè, tên Đạt lại đi ra quên lững 1000 đồng để trên bàn và cái giấy thiếu 900, chừng trở lại thì bạc đó và giấy thiếu nợ tiêu mất mà tên Thu cũng cút mất.
Tên Đạt tuốt chạy đi kiếm thì thấy tên Thu đang ngồi ăn mì ngoài tiệm, Đạt chờ Thu ăn rồi biểu phải làm cho tờ bán đất bằng không phải trã bạc lại cho.
Khi ra ngoài đường tên Thu dông tuốt Đạt chạy rượt theo và la mã –tà, nên chạy tới đường Salicetty thì Thu bị lính thộp óc. Dẫn đến bắt xét trong mình tên Thu thì thấy có cái giấy thiếu 900 đồng bạc mà thôi, cón mười tấm giấy 100 tiêu mất.
Việc ấyhởi còn tra xét, vì một đàng làm thông – ngôn Trạng – sư còn đàng nghiệp chũ mà cũng mưu thần kế quỷ nhiều.
Quan Toàn – quyền sẻ trở lại Saigon
Theo lời vì thông – tin riêng cũa báo “ Opinion” thì quan Toàn – quyền Sarraut ăn lể chánh chung tại Hanoi rồi, ngài sẻ đi xe lữa mà về Saigon
Cả thảy dân Nam – kỳ đặng tin ấy, ai ai cũng đều ngóng trông
Việc rủi ro trong cuộc đi săn
Hôm nọ ông H. R … với người em ông đi xe hơi vô rừng cách Saigon chẳng bao xa đặng săn bắn chơi. Đến nơi hai người để xe – hơi đó, mướn xe bò vô rừng.
Bổng đâu đi đến một chổ nọ ông H. R … mắc xông, nên biểu ngừng xe bò lại đặng xông. Trong lúc, ông ngồi chồm hổm mà xông, mấy con bò sút ra chạy đi, nên làm cho cây súng đễ trên xe rớt xuống nổ, trúng con chó nhào và lại nhằm cẳng người H.R … Liền chở về Saigon săn sóc
Chạy đâu cho thoát
Tên Ngô – văn – Thông kêu là Ngọc, 20 tuổi bị toà kêu  án 2 năm từ ngày 30 âout, đến ngay 2 âout vượt ngục trốn mất. Đến nay thời ruổi bị tên lính Phước thộp  óc dẩn về khóm lớn.
Lời rao cần kíp
Có M.X … hôm đi lể cách – tót – dết đi chơi với vợ bởi đông người nên lạt mất. Ai có xí được xin trã lợi,  làm ơn.
Hình vạng người vợ cũa M. ấy như vầy.
Tóc quăn như chà – và, mặt tròn  như trăng rằm nhưng mà chẳng phải trắng như trắng rằm, da nhưng đậu, con mắt tay mặt lớn hơn cón mắt tay trái, môi đỏ như chì, miệng rộng, cằm giài, bàn tay dùi đục, giọng nói thanh như tiếng hũ bễ, hình diệu dàng như khúc gổ, mặc áo vá quàn bằng vải tám, quần đen lên nước v.v. …
Nếu ai có xí được làm ơn đem trã lại cho M.X… ở đường “ không biết”, số nhà “ chưa có”
Vụ quế lậu
Hổm rầy Toà bắt giam thêm nhiều ông hang sa giúp việc tại Thương – chánh về tội đồng loả với bọn chở quế lậu và lại mới nghe ông cò cũng mới bắt thầy Báo là người giúp việc ông L ( là ông Louvet)
Quan Trạng – sư Foray có xin đễ ngoại hầu toà tra ông B ( là ông Bourguignat) nhưng mà quan Thẩm – án là ông Arrin không nhận đơn, nên ông Bourguignat xin phúc qua phòng Thẩm cáo ( Chambre des missen accusation)
Xét sổ sách
Đang lúc nầy quan Thẩm – án Arrin hết lòng lo lắm thế nào kiểm sổ  sách, vì sổ sách đều viết bằng chữ Tàu xét trong sổ sách ấy mới lòi ra đặng các người đồng loả. Ngoặc vì quan Thẩm – án không biết rỏ chữ tàu, nên hết lòng chọn đặng người tin cậy mà phú – thát việc ấy là M. V…
TOÀ CÒN TRA XÉT
Hỏi chỗ làm
Quận Quản – Châu – Văn ( Kouang Tchéou – Wan) muốn cần dùng nhiều thầy lương bổng mổi năm 240 $ 00 và lại có 15$00 tiên phụ thêm, nghĩa là lương mỗi tháng 35$00.
Ai muốn xin chổ ấy thì tuổi ít nữa 18, còn lớn hơn hết thì là 30. đơn xin thì phải gởi lên quan Thống đốc Nam – ký (Section du personnel). Phải ghiêm theo đơn những giấy tờ kễ ra sau nầy:
1.    – Tờ khai sanh
2.    – Giấy tấnh hạnh
3.    – Tờ sau lục án toà,
4.    – Giấy quan thầy chứng rằng mình đủ sức chịu đựng phong – thổ Quản – Châu – Văn
5.    – Câp bằng tốt nghiệp
Bà hỏi thăm lò gốm
Hôm nọ mười hai giờ trưa tại đường An –bình, lữa phát cháy tiêu hơn 10 mấy cái nhà lá, gió thổi ngã qua đường quai Belgique nên cháy luôn lò gốm Đào – xương – long. Tàng lữa bay qua khỏi sông cháy thêm một cái nhà lá tại làng Chánh hưng. Sự thiệt hải phỏng định chừng 50000$00
TRÀ –VINH
Thầy Pháp dị đoan
Hồn khôn nhập xác. Vía dại đi lạc.
Vậy hôm nay tôi thấy sự lạ đáng cười, nên mới cho quí bà quí cô cười chơi cho tiêu khiển.
Tại làng Ngưu – Sơn ( Trà – Vinh) có nhà thợ bạc T.H. L vợ là thị B đau nóng lạnh sơ sài, trong nhà có ăn, mới rước đặng một ông thầy pháp có danh đến mà cúng cho vợ, lúc ấy 8 giờ tối đêm 12 juin 1918. thầy Pháp mới biểu chủ nhà kêu người cầm vía lấy hồn cho nhập xác.
Lúc ấy trong nhà có một người cậu tên S mới nói tôi biết cầm vía. Oâng thầy ngở là thiệt, mới hô lịnh khiển tường, hồn khôn mới về, cậu ta quày quả lên lia lên lịa, lúc ấy bịnh nằm trong phòng chật chội nên đòi ra giường ngoài mà nằm. Hồn khôn đi kiếm xác mà nhập lần thứ nhứt, mới xã hồn khôn, ông thầy biểu cầm vía lần thứ nhì cho đủ lẻ. Tên S liền cầm vía dại dục lên  rà rà làm tuồn lờ khờ kiếm đường đi mà kiếm xác đăng nhập, lúc đó chừng mười giờ khuya, bịnh nằm ngoài lạnh mới dời vô chỗ cũ mà nằm. Tên S. cầm vía dại đi, đi vô tưởng xác còn nằm ngoài, không dè xchổ ấy thị E lại choán chổ ấy nằm, vía vô lật – đật nhập trên váng thị E, thị E lúc ấy sợ sệt la ôm sòm nói rằng không phải, không phải tôi mới đến nằm đây,
Lúc ấy vía dại mắc cỡ vục chạy mất, anh chủ nhà lòng buồn muốn làm gà mà hạ tổ đưa thầy. Sự nầy đáng nói cho quí bà và quí cô cười chơi, thưở nay hồn vía của người sao mà không biết hơi người lại nhập cho kẻ khác.
Aáy vậy bịnh thấy sự lạ vậy cũng thuyên lần lần.
Làng Ngưu – Sơn ( Trà – Vinh)
Mademoiselle Điền, Ecolìerè

VIỆC NƯỚC NGOÀI
Việc tốn hao của người Aêng – lơ – măn
Trong đám giặc nầy
Quan Hạ – bộ thượng – thơ của Aêng – lơ – măn nói rằng, trong kỳ sáu tháng sau năm 1915, 16 thì hao tốn mổi tháng 20.000.000 Marks, còn năm tháng sau thì tốn mổi tháng 3.000.000.000 marks
Xin nói lại rằng các nước theo phe Aêng – lo – măn từ ngày khởi giặc cho đến giờ thì tốn có 180.000.000.000.000 marks.
Người c4ng có tin các nước  chinh – chiến cả thảy tốn hao chừng 500.000.000 marks thế thì Aêng – lơ – măn mổi người tốn 1600 marks, còn Aêng – lê 2400 marks, và Langsa 2500 marks.
Chuyện con nai chà bỏ vào túi được
Con thú nhỏ quái dị nầy, bề cao nó từ cẳng tới vai, không đầy một tấc rưởi. Bộ cất vó, mới tiềm được ít lâu đây. Thưở xưa nó sanh bên nước New – york, trước hơn khi có người ta tại đó, lâu lắm. Có lẻ nó cũng chạy chơi trong mấy đám rừng chổ mấy con thú lớn sầm sầm khi đi gặp gì thì đạp nhẹp nấy.
Không biết chắc phải con nai chà nầy là loại chăn chắc thưở xưa chăng, hay tại nó có đẹt như vậy. Chớ theo xương cốt mà họ tiềm được đó, thì là xương con thú lớn tuổi, đủ hình đủ vóc.
Sấp bộ xương đó lại, thì ra hình con nai nhỏ, dễ bỏ vào tuối áo rộng được, thế khi thưở loại nai ấy còn, thì nó gặp nhiều thứ thú nghịch làm cho loại nó mau tuyệt, và chắc một con chuột cống to, thình lình đón chụp nó, thì nó cũng đu chết.
Bởi đó cho nên con nai chà nhỏ nầy, trước khi rốt đời hồng – thuỷ thì nó đã nhập theo mấy loại tuyệt giống rồi.
( Rút trong Famille Annamite)
PHNOM – PENH BAZAR
Trường xuân
Bán sỉ                                                                                                             Bán lẻ
Tại xứ ta, người Tàu và Aán – Độ chẳng phải là bán ròng hàng hoá, nước họ đem qua, phần nhiều mua của các hảng tại Saigòn.
Đây bổn hiệu đã tầm đến gốc cội ( chánh các nhà công nghệ) hàng ngoại quốc mà sĩ lại  cho họ, kễ đã mười năm trời. Vậy ai muốn sĩ vật chi, hảy mua một ít món hàng kiễu bán thữ coi, rồi sau sẻ mua nhiều thì bổn hiệu cũng tính giá sĩ gởi contre rempoursement cho.
Xe hơi, xe ngựa nhiều thứ, đồng hồ, tàu lặng, kiến để hình, hình có khuôn, chưng đèn , mổi hộp mười hai thứ khác nhau, ( đồ trẻ chơi) …………………………………. 0$90
Cartes postales giặc Aâu – châu
Một trăm……………………………………………………………………………………2.50
Khăn bàn lông dệt bông hoa hoè,
1m 45 x 0m67     12 cái      10$00
Giấy viết thơ, mổi hộp 50 tờ, 50 bao đôi có màu.
“ Toile Superfine”  12 hộp …………9$85
“Costte”                   12 hộp…………9 $ 80
“ Ydylle”                 12 hộp………….8 $55
Bao thơ vàng thứ thường
Một ngàn cái……………………………………3.00
Bàn chải răng, 12 cái ………………….1.30
Le Directeur – Gérant
Lý – Hữu – Dư
25 – 26 Quai Pique Phnom - Penh

TIỂU THUYẾT
(Feuilleton)
BĂNG THUYẾT NHƠN DUYÊN
( Tiểu thuyết Tàu)
(tiếp theo)
Chúng gia – nhơn làm thinh hết, quan Huyện truyền đam đồ giáp côn và roi vọt ra tra, chúng đều thất kinh, liền bẩm rằng: Tờ đó là tay Quá – công – tữ viết ra, biểu anh em đam đó mà dán, quan Huyện hỏi: Có thiệt vậy là không ? Chúng đều nói: quả thiệt như vậy. Quan Huyện nói: bữa nay mắc có quí khách, nên ta tha tội cho chúng bay, hảy đi về cho mau mau, nếu chậm trể thì bổn quan đánh chết, lại biễu nha – dịch rằng; phải kiếm một cái kiệu cho tử tế mà đưa Băng – tiểu – thư về nhà, chúng đều vâng lịnh thi – hành hết. Các việc đâu đó xông rồi, quan Huyện truyền gia – nhơn dọn tiệc rượu bưng ra, mời Thiết – công – tữ uống rượu, khi đó Thiết – công – tữ thấy Băng – tiểu – thư được bình an, trở về nhà rồi, trong lòng vui mầng, cũng không từ chối, ngồi lại mà uống rượu cùng quan Huyện. Khi rượu được nữa tuần,, hơi men đỏ mặt, quan Huyện nói: Tờ cáo thị đó, tuy thiệt là Quá – công – tữ làm ra, mà Hạ – quan tưởng khi Quá – công – tữ cũng không hề biết tới. Nay truởng huynh muốn đem tới thưa với Phủ – đài, thì chẳng những Quá – công –tữ bị tội mà thôi. Quá – học – sĩ cũng phạm tội thất giáo, còn Hạ – quan cũng mang tội bất minh, xin Huynh – trưởng thứ tình chân chế cho Hạ – quan một ít, Thiết – công – tữ nói: trong bụng học – sanh không chấp nhứt chuyện gì hết, chỉ vì tình cờ, gặp việc oan khúc cũa Băng – tiểu – thơ đó mà thôi,  nếu như Quá – công – tữ đừng kiếm chuyện, mà khuấy rối Băng – tiễu – thơ, thì học – sanh cũng không có kiếm chuyện Quá – công –t ữ làm chi cho vô ích. Quan Huyện nghe nói cã mầng, mà rằng: “ Trưởng huynh là một nghĩa hiệp, ít có ai bằng. Tiệc rồi, Thiết –công – tữ tạ từ lui chưng, Quan Huyện mới hỏi trú ngụ ở đâu ? Thiết – công – tữ nói: Học – sanh là một người du – học, không định ở chổ nào. Quan Huyện sai người đưa qua nơi chùa Trường – thọ an nghỉ, để ngày mai rồi sẻ chuyện trò, cho phỉ tình ao ước.
Nói về Quá – công –tữ khi thấy gia nhơn trở về, đi không về rồi, mới hỏi ra cớ sự, bèn tới bẩm lại các duyên do quan Phủ hay, quan Phủ lại sai người đi mời quan Huyện tới hỏi việc.
Khi quan Huyện tới nơi, thuật lại các sự tích cũa Thiết – công – tữ khi còn ở kinh, cho tới khi đi đường, gặp gia nhơn Quá – công – tữ giã –t ruyền thánh – chỉ mà bắt hiếp Băng – tiểu – thơ, như việc nầy làm ra, chẳng những là Quá –công – tữ với Quá – học – sĩ mang tội mà thôi, dầu cho Thựơng – ty ( là quan phủ) với Hạ – quan cũng không khỏi tội, nên phải xữ huề cho xuôi chuyện, rồi sẻ tính việc về sau, quan Phủ nghe nói cũng lắc đầu, rằng : Bởi Quá – huynh làm nhiều điều rắc rối lắm. Quá – công –tữ nghe nói nổi giận phừng phừng mà nói rằng: nó anh hùng thì tôi đây cũng anh hùng, chớ tôi lại thua nó hay sao ? Nó chẳng qua là con một ông quan Đô – sát – viện, còn tôi tuy bất tài, ông già tôi cũng làm chức Học – sỉ, can mắc gì tới nó, mà nó đi gánh vác việc giữa đường, quan phụ – mẫu ( là quan Huyện) cũng không thương, mà làm cho nên việc. Quan Huyện nói: chẳng phải là Hạ – quan không có vị tình, ngặt vì Thiết – công – tữ đã lấy được tờ Hiền – khế mạo tả chiếu thơ, tội lớn bằng trời, vị tình sao cho đặng, Quá – công –t ữ nói: y như lời cũa quan – phụ – mẫu thì việc nhơn – duyên cũa vãn – sanh, bỏ trôi theo giòng nước chảy đó mà thôi. Quan Huyện nói:  sự nhơn duuyên tại trời, Hiền – khế phải nói chi tiếng nói đó, còn như muốn mưu sự, thì Hiền – khế muốn làm sao thì làm. Quá – công –t ữ nói: mưu sự gì nữa. Quan Huyện nói: Thiết – công – tữ tới đây, cô thân độc mả, nay Hạ – quan đã gởi qua nơi Trường – thọ – tự nghĩ an, Hiền – khế hãy về mời mưu – sỉ luận bàn, có kế gì hay sẻ tính. Quá – công – tữ nghe nói, lật đật lui chưng, còn quan Huyện cũng từ giã quan Phủ ra về một lượt.
( Sau sẻ tiếp theo)
Mỗi tuần xuất bản một số, trong vòng 6 tháng Nữ Giới Chung cho ra 22 số cả thảy. Vậy ở đây thiếu số 2, 19

Chia sẻ liên kết này...



Add comment