NỮ GIỚI CHUNG: Tờ báo phụ nữ đầu tiên của báo chí Việt Nam - Chương II. NỘI DUNG MỘT VÀI SỐ BÁO

Mục lục
NỮ GIỚI CHUNG: Tờ báo phụ nữ đầu tiên của báo chí Việt Nam
CHƯƠNG I. SƠ LƯỢC VỀ TỜ BÁO NỮ GIỚI CHUNG
Những đặc trưng về hình thức và nội dung của Nữ Giới Chung:
Các thể tài trên Nữ Giới Chung:
Chương II. NỘI DUNG MỘT VÀI SỐ BÁO
NỮ GIỚI CHUNG Số 3 ngày 22 février năm 1918
Tất cả các trang



Chương II. NỘI DUNG MỘT VÀI SỐ BÁO
( số 1, số 3, số 22)

Chúng tôi chủ yếu sẽ chí nhập phần Nội dung, tức là những phần có đăng tải trong mục lục của báo. Còn quảng cáo thì với những quảng cáo có nhiều hình ảnh, chúng tôi sẽ minh họa bằng một vài bài, điều kiện không cho phép chúng tôi có thể nhập hết.

NỮ GIỚI CHUNG SỐ ĐẦU TIÊN – SỐ 1 ngày 1 février năm 1918

Mục lục:
1.    Mấy lời kính tỏ
2.    Lời tựa đầu.
I.     XÃ THUYẾT.
1.    Thế lực đờn bà.
II.     HỌC NGHỆ
1.    Nghề đặt dầu thơm
III.    GIA CHÁNH
1.    Nghề làm bánh
2.    Việc cần nên biết
3.    Cách nuôi con
IV.    VĂN UYỂN
1.    Tiếng chuông Nữ – giới
2.    Thơ
3.    Văn thơ cũ
V.    TẠP TRỞ
1.    Mấy lời ngỏ với chị em
2.    Cách ngôn
3.    Tướng nảo cốt
4.    Hài đàm
5.    Cuộc đố chơi
6.    Mẹ con nói chuyện
VI.    TIỂU THUYẾT.
1.    Truyện một ngàn và một ngày
2.    Băng thuyết nhơn duyên

NỘI DUNG:
MẤY LỜI KÍNH TỎ

Bà Sương Nguyệt Anh, chủ bút bổn báo, vốn là người con gái ông Đồ Chiểu, bực đại văn hào trong Nam – châu ta hồi xưa, là hiền nội trợ ông Phó Tổng t1in ở Rạch miễu, làng Tân Thạnh. Năm nay, người ngoài ngũ tuần, ở goá tự hồi 21 tuổi. Có một gái, vừa mới vui chữ vu qui, nửa chừng thoạt đã gãy nhành thiên hương. Người thửơ nhỏ đã nổi tiếng văn tài, khí tiết thường lộ ngoài câu thơ giọng phú. Những danh sĩ hồi đó, vẫn khen là bà Đoàn Thị Điểm đất Nam Trung. Tuy sanh là bậc nữ lưu mà lại có tánh hào hiệp: chén cơm Phiêu Mẫu, biết mấy hàn nho căn nhà Đỗ Lăng, dung bao danh sĩ. Bởi thế, nhà càng nghèo, danh vọng lại càng cao.
Bổn báo có quen dai tế người, là thầy Mai Bạch Ngọc ( Mỹ Tho) nên đặng dự ngoài môn tường nghe lời địch huấn, đã mấy dư.
Nay nhơn quan Toàn Quyền Sarraut đang sốt sắng về sự nữ học, cho phép bổn báo chủ nhân là ông Blaequière lập ra tờ nử báo này đặng giúp ích trong cuộc phổ thông một đôi chút.
Bổn báo lấy tình là tử chấp, nên xin người đứng làm chủ bút. Người củng sẳn có lòng nhiệt thành về sự báo, nhưng vì giá cả, và vì trở nhiều việc, chỉ ở nhà viết bài gởi lên mỗi tuần mà thôi.
Thật là vinh hạnh!. Tờ nử báo này lại thuộc tay nử sĩ, đám hùng đàm, thêm có khách anh thơ, việc ấy nước ta bây giờ mới có.
Vậy nên bổn báo rao trước mấy lời, đặng tiến dần với chị em đọc báo.
BỔN BÁO

LỜI TỰA ĐẦU

Chị em tôi vẩn biết thân phận rằng: Khôn ngoan cũng thể đờn bà; trận bút trường văn, đâu đến khách hồng – quần, mà gà mái cục tác muốn mượn tờ giấy cây viết, làm chuông báo thức kêu đoàn chị em. Thế thì củng trái cái bổn phận thiệt. Song trộm nghỉ: con tạo hoá đã nắm ra cái hình người, trai hay là gái, ai chẳng một đồng cân lương – tri lương – năng (1) ấy? Vả đương cuộc đời cạnh- tranh (2) trách hưng – vong còn đến thất phu (3). Huống chi đờn – bà rất có quan – hệ (4) tới xả hội (5). Há lại chẳng nên mượn ngòi bút sắt, tả tấm lòng son, đặng thỏ thẻ với bà con trong ba xứ !

Bởi thế, bổn – báo (6) xuất hiện ngày nay, cái chủ – nghĩa (7) cầm nhứt là đề – xướng (8) việc nữ – học (9) chớ chẳng dám can thiệp (10) đến cả chánh – trị (11) củng chẳng dám đua tranh với bực tài trai.

Bổn – báo sự nghiệp thiệt mỏng như tờ giấy, trách – nhậm (12) lại chuyên về đờn – bà, đâu dám khua môi múa mỏ, lăng – loàn rằng xướng nữ – quyền (13) đâu dám nhứt mẹ nhì con, khoe khoang rằng dân – trí; (14) đâu dám bắt chước nhà lập – pháp, (15) mà định cái phương – châm (16) giáo – dục (17) của chị em; đâu dám tự nhận (18) là cô giáo – sư (19) mà theo qui – củ (20) chương – trình (21) như trường học. Vậy thì bổn – báo có cái mục đích (22) gì riêng ?
Bổn – báo muốn đem cái tấm lòng ngây, giúp trong bạn  gái gây nền tứ – đức (23) một đôi chút.

Vẩn biết ngày nay ngồi nói đến chuyện nữ – học, những bà không lưu – tâm (24) tới, tưởng chẳng việc tư làm khinh trọng gì. Thế nhưng mà một nước quá nửa phần người, trừ làm cái máy đẻ con, ngoài ra không nghĩa – vụ tư –tưởng ( 25) gì khác. Vậy thì tương – lai (26) này, nữ – giới nước ta, kết – quả (27) rồi ra làm sao ?

Cái vấn – đề (28) ấy, là một cái vấn – đề rất quan – trọng (29) của bà con ta cần phải giải – quyết (30) ngày nay.

Đã đành rằng mẹ nuôi nước Lang sa ta thương ta như con gái út, lập trường nữ – học, dạy ta nữ – công (31) kể ra thì đờn bà ta bây giờ củng tấn – bộ ( 32) lắm thiệt. Nhưng ngoài một phương – diện (33) ấy thì chưa thấy có ảnh – hưởng (34) gì khác.

Oâi ! luân – lý suy – đồi, (35) thì giống – nòi hư – hỏng, phong – tục bại hoại, thì lòngb người kiêu ngoai (36). Ta đương buổi giao – kỳ, (37) học củ đã suy, học mới chưa thạnh, chiếc thuyền còn linh đinh giữa biển, cảnh ngộ (38) thiệt là nguy hiểm lắm ! Nếu cái phương châm ngày nay, mà sai một ly, thì đi ngàn dặm, hậu – vận (39) tổ – quốc (40) ta tấn –hoá (41) cũng ở đó, mà thối – hoá ( 42) cũng gở đó !

Vậy bà con ta, nên nghiên – cứu (43) cách gì, cho còn được quốc – tuý, (44) cho hiệp với thời – nghi (45) cho khỏi tiếng cười chê phụ – nhơn nan – hoá ? (46).

Mấy chị em gái chúng tôi: vẩn bân – khuân về nổi niềm ấy. Nên mượn tờ báo nầy, đặng cùng các bà đồng – chí (47) nghiên – cứu ra sao mà giải được vấn – đề ở trên.

Theo ý kiến riêng (48) chị em tôi tưởng: Cuộc đời trong buổi trăm khôn, nghìn khéo, mạnh được yếu thua nầy chỉ bằng trước hẩy nên gây lấy lại bực. Một “ Phổ thông” hai“ Thiệt nghiệp”. Phổ thông là cái bất cứ giàu, nghèo, sang, hèn, ai cũng có chút học – thức (49) trong não. Thiệt nghiệp là nhứt thiết (50) đờn – bà con gái ai cũng có nghề nghiệp trên tay. Có học – thức thì mới biết cái bổn – phận là vợ, làm mẹ. Có nghề nghiệp thì mới khỏi tiếng nhờ chồng nhờ con. Vậy không những phước riêng trong gia – đình, và củng là ích chung cho cả xả – hội nữa.
Biết bao giờ cho đạt được cái mục đích như thế ? tưởng củng còn lâu thay, mà cũng là khó thay !

Bổn – báo vì một tấm lòng si – tưởng (51) ấy, nên vượt cả  bổn – phận gái, mà xướng cái chủ – kiến (52) riêng, dẫu rằng sông cạn đá mòn, chị em tôi, thuỷ chung vẩn một tấm lòng son, không phai lạt.

Người xưa có câu thơ đề chuông rằng: : “ Một tiếng khua vang năm hồ bốn biển”. Bổn – báo tài nhỏ sức mọn, đâu dám tự – phụ( 53) như cổ – nhơn, nhưng củng chẳng đến nỗi quá  liều như lời nói : “ Vác chuông đi đánh một hồi lấy danh”. Nghĩa chỉ có ý muốn tỷ mình như chuông báo thức, kề tai mấy tiếng kêu nhau trong chị em nhà. Bởi thế nên lấy tên Nữ – Giới – Chung mà đặt hiệu báo.

Sau hết xin nói bổn – báo có mấy cái tính chất riêng nầy:

1 > - Vun trồng gốc Luân lý (54) – Từ cách ăn thói ở các bà hiền – triết (55) đời xưa và đời nay, Châu Aâu ( 56) chí Châu Á (57) học lấy cốt tinh – ba, trộn lộn vào một lò, đúc cái gương đạo đức, soi chung với bạn má – đào.

2 > - Trau giồi lẻ biết thường. – Lược đại – khái những học –thuật (58) xưa nay, các hiện – trạng (59) trong ngoài, cuộc đời biến đổi làm sao, thân ta quan – hệ thế nào, lấy lời giản – dị, tỏ nghĩa cao sâu đặng thích – hiệp (60) với trình – độ (61) đờn – bà nước ta, mà có cái kiến thức tương – đương (62) với người nam – tử.

3 > - Gây dựng cuộc sống công – thương. – Diển các khoa chuyên – môn  thiệt – dụng (63) tả những sự chiến tranh vô – hình (64) kêu nhau đem nghề tay đua bơi với đồ máy, trọng thổ – hoá (65) vừa giữ lấy lợi – quyền (66).

4 >. – Liên lạc mối cảm – tình (67). – Tổ cái nghĩa chủng – tộc (68) kết một giải đồng – tâm (69) hiệp cả Bắc, Trung, Nam làm một đoàn thể (70) lớn cho rộng đường phổ – thông mau chơn tấn – bộ.

Aáy bốn cái tính – chất, đó là rót hết tinh – thần của bổn – báo, mai sau dầu đạt hay không, còn trông về phần đông chị em trong một nước.
Bổn – báo theo lệ tuần báo, mổi tuần – lễ xuất – bản (70) một kỳ, mổi tập là 24 trương, nội dung (71) có tám mục như sau đây:
Phàm nhưng bài bàn về các vấn đề có ích lợi chung với trong bạn gái, có quan hệ lớn đến việc đờn – bà, lấy lẻ công bình – tình (72) mà luận. Một chú – ý về phần phong – hoá (73) hai cổ – động (74) về việc công – thương. Tóm lại là ngụ cái tinh – thần của bổn – báo thì thuộc về mục  “ Xả – thuyết”
Phàm những nghề chuyên – môn đã có thiệt – nghiệm (75) mà rất giản – dị, hoặc làm tay hoặc dùng máy, có thể ngồi nhà mà nghiên – cứu lấy, không thấy mà chế – tạo (76) được, rất giúp ích cho nhà làm nghề, thì thuộc về mục “ Học nghệ”.
Phàm những việc cần dùng hằng ngày trong gia – đạo, như may vá, nấu nướng, tính – toán, thuốc – thang, và cách nuôi con, dạy con, chỉ bảo đứa ăn đứa ở, cho có kỷ – cang, có nề – níp, thì thuộc về mục “ Gia – chánh”

Phàm những bài từ, phú, thi ca, của mấy bực danh – viên, khuê – tú (77) ngâm trăng, ngợi tuyết, nhả ngọc, phúng châu, lấy câu văn mà di – dưỡng (78) tánh – tình thì thuộc về mục “ Văn Uyển”

Phàm những bài không vào môn – loại nào, không có thể – lệ gì như bài “hại kiểu” lời “ Cách ngôn” chuyện “ Khôi hài” câu “ Thai – đố” ! và các cuộc chơi tiêu khiển, mà có ích trí khôn thì thuộc về mục “ Tạp trở”

Phàm những việc hiện – tại (79) ngoài thế – giới, trong nước nhà, mà có quan – cảm (80) với nữ – giới, hoặc các phóng – viên (81) gởi lại, hoặc theo báo tây dịch ra, cứ trong sự thiệt, hay khen hèn chê, như thể – lệ nhà làm sử vậy, thì thuộc về mục “ Thời đàm”
Phàm những bài liệt – truyện (82) các bà mẹ hiền, dâu thảo đức – hạnh tài – ba xưa nay, đem phấn – son tô điểm non – sông mà mai – một (83) không mấy ai nhớ được lịch – sữ (84). Nhứt là những bà có tài – đức trong nước ta; đều sao – lục (85) lại, tập làm kiểu thơm, làm, làm bia kỉ – niệm (86) làm gương cho khách hồng – quần thì thuộc về mục “ Truyện – ký”
Phàm những truyện có lí – thú của mấy nhà Đại – tiểu – thuyết gia (87) ký – thác làm người trong sách, mà tả cái chơn – tướng (88) thói đời lòng người. Ngụ ý khuyên răn, thưởng – phạt, trong lúc mua vui, đặng ngăn ngừa cái thói xấu trong xả – hội thì thuộc về mục “ Tiểu – thuyết”
Sau nữa, bổn – báo xin nhắc rằng: Phàm trong bài nào, hoặc có câu nào chữ nho, thì dưới lại xin chú – thích minh – bạch đặng bạn đọc báo khỏi phiền củng một tiếng nói, mà thành như cái ranh hạn vô hình (89).


BỔN – BÁO
1)    Sự biết sự hay của trời đã phú – bẩm sẳn cho từ hồi mới đẻ.
2)    Tranh giành
3)    Một người hèn mạt. Trong sách có câu: nước mà nên hư, một người hèn mạt củng có ăn chịu một phần
4)    Aên nhập, gính giấp
5)    Trong một nước
6)    Nhựt – trình chúng tôi
7)    Cái nghỉa của mình chăm chủ
8)    Đứng xướng lên
9)    Sự học của đờn – bà con gái
10)    Gính giấp, đả động
11)    Cai trị
12)    Việc của bổn – phận mình phải chịu, không đổ được cho ai
13)    Đờn – bà củng có quyền can dự các việc như đờn ơng
14)    Mở mang sự khôn ngoan cho dân
15)    Người đặt ra pháp luật
16)    Cây kim chỉ phương – hướng
17)    Người dạy biểu cách ăn thói ở
18)    Không ai biểu. Tự  nơi mình nhận lấy
19)    Thầy giáo
20)    Cái khuôn, cái thước. Chỉ nghỉa là trong khuôn phép
21)    Điều lệ của một việc gì
22)    Cái nêu của con mắt mình chăm chỉ ngó vào
23)    Một là nghề nghiệp, hai là ăn nói, ba là giáng điều, bốn là nết na
24)    Để lòng vụ tới
25)    Nghỉ tưởng đến việc bổn phận mình phải làm
26)    Mai sau, sẽ tới
27)    Kết trái, rốt cuộc
28)    Bài hỏi
29)    Việc có quan hệ lớn
30)    Cắt nghỉa, quyết đoán
31)    Nghề nghiệp của người đờn bà
32)    Bước lên, chỉ nghỉa là đã hơn xưa
33)    Một mặt, một phía
34)    Bóng truyền vang dội chỉ nghỉa cũng như tục kêu là “ thằng Cụi”
35)    Suy sụp
36)    Gian dối, xảo trá
37)    Hai đàng dồn một, còn đương lộn xộn
38)    Cái cảnh của mình gặp phải
39)    Cái vận hội ngày sau
40)    Nước của ông cha mình
41)    Hay lên
42)    Trở lại thành dở
43)    Tìm kiếm xem xét
44)    Nguyên khí, tinh ba của trong một nước
45)    Hiệp theo thời buổi bây giờ
46)    Đờn – bà khó dạy biểu
47)    Người cùng một lòng với mình
48)    Cái ý của mình tưởng, con mắt của mình thấy về một việc gì
49)     Có học có biết
50)    Hết thảy
51)     Ngây tưởng về một việc gì
52)     chăm chỉ làm về việc của mình thấy
53)     ỷ mình, tự đắc
54)     Đạo làm người ở với cha mẹ, anh em họ hàng và nước nhà
55)     người hiền đức có trí tuệ
56)     Phương tây
57)     Phương Đông
58)     Cách học
59)     Tình trạng hiện đang bây giờ
60)     Vừa đúng
61)     Độ đườn nghỉa là cái sức của mình mới có đến đâu
62)     Vừa ngang
63)      Một nghề gì, có thể làm ra được
64)     Sự tranh cướp nhau không thấy có gươm giáo mà chết là chỉ nghỉa dành cho nhau về nghề buôn
65)     Hàng của nước mình làm ra
66)     Sự lợi trong nước không để lột tay người ngoài
67)     Lòng biết thương xót nhau
68)     Giống nòi, cùng chung một tổ, một màu da
69)     Cùng một lòng
70)     Nhiều người hợp làm một
71)     Bề trong
72)     Công bình khôpng binh vực bên nào
73)     Phong – tục giáo hoá
74)     Đánh trống làm rúng động
75)     Đã làm thử qua mà chắc đựơc rồi
76)     Làm ra
77)     Đờn – bà danh tiếng tài năng
78)     Làm vui, giãi buồn
79)     Việc ngay bây giờ
80)     Coi thấy mà cảm động
81)     Ngừơi đi dọ việc cho bổn – báo
82)    Các truyện
83)     Bỏ mất, mất đi
84)     Sự tích
85)     Viết lại, chép lại
86)     Làm ghi tích để tưởng nhớ
87)     Người làm tiểu thuyết có danh tiếng
88)     Thiệt giống hình dạng
89)     Tiếng nói nghe không hiểu, củng như cái ranh hạn làm ngăn trở sự đi lại. Mà tiếng nói làm ngăn trở không thấy rỏ hình cái ranh hạn thiệt, nên kêu là vô hình.

I. XÃ THUYẾT
* * *
THẾ LỰC ĐỜN – BÀ
Có một nhà danh sĩ người Anh ( Ăng lé) nói rằng: “Cái tay đưa võng cho con,  ấy là tay cầm quyền cả thế giới” (1)
Lời đó, thiệt như vẻ được cái thế – lực của người đờn – bà.
Kìa tài trai như ông Cai – Tán (Jules César) (2) oai – danh lừng lẫy khắp cỏi châu Aâu. Oâng Á – lực Sơn – đạ, ( Alexandre le Grand) (3) vừng vẩy ngang tàng, phía Tây châu Á, rất đổi con nít nghe tên phải nín khóc, mà cũng còn chưa có thế – lực ấy thay. Huống chi đờn – bà ngoài đường kim đường chỉ, đã không tài ngang trời dọc, lại không sức đào núi xẻ sông ai mà dè là một tay hoà- công (4) nhỏ.
Thế – lực là gì ? Là biểu sống được sống, biểu chết phải chết, cũng như nhà – tôn – giáo (5) sanh đặng hết thảy, duyệt đặng hết thảy vậy. Thế thì ngoài quyền – lực quân – chủ (6) lại có cái thế – lực lớn hơn nữa là gì ? Chánh là cái tay đưa võng cho con đó.
Gẫm từ thưở địa – cầu mới có nhơn – loại nhẩn nay, trắng, vàng, đen, đỏ biết hằng – hà sa số (7) nào là người, mà chưa thấy có ai trên trời sa xuống, dưới đất chung lên bao giờ.
Thế mới biết, không có đờn – bà thì loài người ắt tiêu – duyệt, thế – giới hui quạnh, như cù – lao hoang, đâu là nhà “ Triết – học” (8) nhà “ Văn – học” (9) nhà “Chánh- trị” (10) đâu là nhà “ Kinh – tế”, (11) nhà “ Cách – trị” (12) nhà “ Giáo – dục” (13) và hết thảy các hạng người ở trên trái đất này ?
Vậy đờn – bà ta cũng có thể nói được rằng : Phàm – nhứt – thiết (14), những văn – minh hiện – tượng (15) trong thế giới ngày nay,  đều là con cháu nhà cả là vì sao ? Nghỉa có đờn – bà, mới sanh ra thánh – hiền, hào – kiệt mới có người tô điểm vẻ non sông. Dẫu khéo tạc tượng như ông Lễ – Ban (16), tài họa hình như ông Vinh – sĩ, (Léonard de Vinci) (17) cũng chẳng có thế gì mà tạo được ra như người ta thiệt. Rất đổi muốn đoạt quyền tạo – hoá như người Aâu – châu, đến cái thế – lực như rứa, chắc cũng phải chịu thua tay đờn – bà. Vậy thì thế – lực đờn – bà ta, lớn lao biết dường nào ?
Song cái thế – lực ấy, không phải sang mới có, cũng không phải giàu mới có, vốn ông Tạo – vật đã để phần chung cho hết thảy bạn quần – xoa.
Cái thế – lực bà Mạnh – mẩu, thì ông Mạnh – tữ mới nên danh Mạnh – tữ; (18) có cái thế – lực bà mẹ ông Nả – Phá – Luân (Na- pô – léon) thì ông Nả – phá _ Luân mới thành được ông Nả – phá – Luân; (19) Xét trong sử sách xưa nay, còn nhan nhản biết bao nhiêu mà kễ.
Thương ôi ! Đời xưa như thế đời nay có ai ? Thế – lực tay phần chung của mọi người, mà biết dùng ra, lại chẳng qua chỉ riêng về cho những  nhà có học ! Chị em ta phải tính làm sao ? Để cho thiên – hạ coi vào mới gan !. Chớ đừng nên bắt chước như ai, đem thế – lực, mà làm cho nghiêng thành nghiêng nước, cho đổ quán xiêu đình, tan nhà nát cửa. Aáy mới là khôn ! ấy mới là tài, ấy mới là cái tay cầm quyền cả thế giới.
S. Nguyệt – Anh
1)    Là cả và thế – gian
2)    Là danh – tướng nước La –Mã (Rome) trước Chúa giáng – sanh 44 năm
3)    Là ông vua nước Hy Lạp (Grèce) trước Chúa giáng – sanh 356 năm
4)    Là ông trời, thợ trời
5)    Là các gốc đạo, như dạo Thiên – chúa, đạo phật, vân vân.
6)    Là ông vua
7)    Là số các sông Hằng – hà bên Aán – Độ
8)    Học về lẻ tưởng cao xa, những việc chưa ai thấy
9)    Là người học về lối văn – chương
10)    Người lo việc cai trị
11)    Là người sanh lợi cho nước nhà
12)     Là người dạy dổ cho việc phong – hoá trong nước
13)     Là hết thảy
14)     Những cảnh – tượng đồ- sộ, rực rỡ đương buổi bây giờ.
15)     Là người nước Lổ, khi nước Tống đánh vây nước Lổ, trong thành nước Lổ ít quân, ông Lổ – ban chế ra người bằng cây đi quanh trên mặt thành. Nước Tống thấy người đông sợ rút quân về. Làm tổ nghề thợ mộc bây giờ.
16)     Là người họa hình có danh ở nước Ý – đại – lợi (Italie) có vẻ bức tượng là Joconde vẩn đề chân – tàng tại nhà bác cổ thành Paris bên Đại Pháp bây giờ.
17)     Bà Mạnh – mẩu, chọn xóm, dời nhà, đặng dạy nhà ông Mạnh – tữ, sau nên bực đại – hiền.
18)     Oâng Nả – phá – Luân nói : Cái tâm chỉ cao cường của ta, lòng siêng năng chịu khó của ta, đều là nhờ nơi mẹ ta dạy ta cả.
19)     Truyện nầy trong “ Kim Vân kiều” chẳng nói thì ai cũng hiểu.
II. HỌC NGHỆ
* * *
NGHỀ ĐẶT DẦU THƠM

Sự tích. – Kinh Thiên – Trúc có câu nói rằng : Phật bởi huê – sen mà sanh ra. Nhà bàn rằng: “Đứng Tự – hữu ngày kia ở giữa thiên – trung quăng xuống dưới mặt nước một hột sanh – nha ấy nứt nở mọc lên một cây sen có bông tươi tốt, bởi bông sen ấy mà thảo mộc hoá sanh, rồi thảo mộc lần lần sanh sản các động vật. Cho nên bông sen mới được chữ tặng là mẹ các thánh – thần và mẹ loài người ta “

Vẩn dân Ê – giếp – tô khi xưa lấy bông sen mà dâng cho thần Isis , rồi dân Cà – rê – cô lại nói rằng : “ Đông sơ bởi nhuỵ sen mà sanh ra. Thiệt bông sen mùi rất thơm tho ngọt ngào lổ mủi, màu ngũ – sắc giống Đế – đấng (là mống của trời). Vẩn bông sen là hoa rất tôn quí trong các Ngoại – tôn – giáo Đông – phương, là biểu hiện tự nhiên cũa nhà theo đạo Phật, là huê yêu dấu cũa Phật – bà, bởi đó mà các thánh – thần đời thượng – cổ sanh ra.

Có thế nào hơn cho bằng cái thế lấy mùi thơm tho ngọt ngào cũa bông sen mà làm mê hoặc trí con người, làm cho con người bát ngát, không còn tự – do tự – chũ, mà nghỉ suy gì được. Có cái đều chi hay hơn là dùng mùi thơm ấy đặng dụ Cung – phi Mỷ – nữ vào hậu cung. Mà quả vậy, mùi thơm cũng như câu thơ Thần, câu hát Quĩ, rứa các Thần – minh – chánh tri – gia hay dùng mà thắng phụ phàm phu tục tữ.

Thế nào cũng thế, mà tự cổ cập kim ta hằng thấy thiện – nam tín – nữ hay dùng hương – vị màtôn trọng bụt thần, từ Đứng Chí – tôn chí – đại muôn vàn lần tái sanh mà sau rồi hành chánh quả, cho đến các bụt gổ, thần sách đều hưởng hương – vị của thiện – nam tín – nữ dâng luôn. Thậm chí cho đến trong đạo Thiên – chúa kẻ giáo hữu cùng các cố, các cha cũng dùng nhũ – hương mộc – dược mà xông bàn thờ, tỏ lòng tôn – trọng đứng tạo – hoá.

Bởi đó mà thiên – hạ mới lần lần dùng hương – vị đặng xông xác kẻ chết, xông vong linh bài – vị kẻ đã tạ thế và tẩm cốt hài cũa kẻ mà mình yêu thương.

Sự tẩm xác kẻ chết là một việc phải,song le ta nên lo tẩm kẻ sống trước đã. Nhưng mà vừa thì còn dể coi chớ như bắt  chước các mẹ La – mã khi xưa, đi đâu dường như là đem cả tiệm dầu thơm theo bên mình. Có nhiều bà chúa xa xí thới quá, trong sổ công – nho đám dự định mổi năm tới 50 muôn quan tiền để mua dầu thơm mà ướp xác cho các bã.

Trong đời Hoàng – đế Néron có nhiều dinh quan dám phí cho đến 800 muôn quan mà mua một kí – lô nước thơm đặng rưới nhà, việc xa xí như vậy khá chừa mà cũng không nên noi gương ông Britannicus dám tốn 50 muôn quan để mua hoa hướng mà đãi khách. Vẩn  Y- học và Vệ – sanh có dạy phải dùng dầu thơm mà tẩm mình mà chẳng nên thái quá. Ta nên khuyến khích cho thiên – hạ biết nghề đặt dầu thơm.

Nghề làm dầu thơm. – Hèn lâu nghề buôn dầu thơm chẳng phải là ngôi hàng chuyên môn, vạn buôn dầu khi xưa thì chung lộn với vạn buôn đông tây điều lệ vạn buôn ấy hồi đời vua Philippe Auguste (1190) lập ra kêu là vạn buôn bao tay và dầu thơm. Y theo điều lệ lập ra trong năm 1582, rồi qua năm 1656 sữa lại, thì các nhà buôn bao tay ở Paris có phép lám dầu thơm mà bán, còn nghề buôn ấy dùng dầu thơm mà tẩm bao tay cắt may và chế ra.

Qua thập bát thế kỷ dầu thơm tại Paris đà có nhiều rồi, qua năm 1750 thì tiệm bán bao tay nào cũng có bán dầu thơm, thảy đều dọn son phấn mùi Lạc – dương – hoa, mùi Tữ – kim – hương mà bán. Nhứt là son nghề khéo của họ. Trong đời Louis XV lại bày ra thói diện nút ruồi kèm theo son phấn cả mặt mày đều phấn như tô vách tường, cho đến đổi khác hình khác dạng. Cái kẻ làm dầu thơm lại chế ra dầu hạnh – nhơn và dọn dầu sết sết để thoa mặt v.v.

Qua khỏi 1793, nghề làm dầu thơm ở Paris càng ngày càng nhiều hơn nữa. Song le chừng đến năm 1850, thì nghề làm dầu thơm mới thành ra một cuộc thiệt – nghiệm, ấy cũng bởi nhờ có dùng máy mà đặt dầu thơm mau lẹ, bán được giá rẽ, khỏi sự hoả – hoạn và khỏi dùng mở dầu làm cho cháy cho khét, hoặc phai mùi, phai màu.

Khi ấy dầu thơm Paris với dầu thơm Dijon và Marseille là dầu có tiếng; nhưng mà có nhiều lò dầu thơm ở Paris kèm theo một nghề làm savon thơm nữa.

Nhờ càng ngày càng lành nghề, càng khôn khéo cho nên mới bày sai người ta đi cùng thế – gian kiếm bông lạ đem về nhà mà đặt dầu thơm, đã tốt mà lại rẻ tiền.

Bởi đó mà không sợ các nước trang mối lợi, vì dầu Aêng- lê và dầu Ai –lơ – măn dầu Lang – sa bội phần.

Những nghề làm dầu là một nhánh thiệt nghiệp của người Lang – sa rất thạnh vượng, vì chẳng những là dể làm mà còn dể mua đồ thổ – sản, đồ đã tốt hơn thiên – hạ mà còn nhờ cách là ve làm hộp đặng đựng dầu rất khéo léo.

Cũng như các nghề khác hay bị nhiều tay gian giảo nó báo hại nhiều đều, báo hại trong cách chế tạo, báo hại trong cách mua đồ thổ – sản. Những tay đặt dầu lần lần rồi dùng tới cuộc thiệt – nghiệm,  đặng mà thử mà tìm kiếm.

NGHỀ ĐẶT DẦU THƠM BÊN ĐẤT PHÁP ĐƯƠNG KIM
Tại thành Grasse, Cannes và Nice có nhiều sở trồng huê rất to để đặt dầu thơm. Và vườn và lò cả thảy phía đáng nhiều tiền, lại nuôi thợ thầy cả ngàn cả muôn. Các thợ thầy dùng trong vườn và trong lò đếm được 12 cho đến 15 ngàn tên, phần đông là đờn – bà và con nít, vì cuộc hái hoa và lặt lá thì không dùng sức mạnh, chỉ dùng cái gọn gàng nhậm lẹ mà thôi. Các đất ở chung quanh vườn và lò đều có trồng huê, chủ đất ấy đã hạ tờ mà bán trước cho chủ lò những bông rồng trong đất ấy. Song le bông cam thì lại hái bỏ và bao đem ra chợ mà bán tuỳ giá chợ. Từ ngày thành Nice thuộc về nước Lang sa thì việc trồng huê thắng số hơn hai thành kia, vì các thứ huê nhứt là Tữ – kim – huê thì ưa đất Nice hơn hết; khi trước trồng bông ở Nice đem vào đất Pháp thì phỉa đóng thuế nhập quan – ải, mà nay thành Nice thuộc nước Pháp thì khỏi đóng thuế nữa.

Có 6 thứ huê thiên hạ hay dùng mà đặt dầu thơm, mổi năm dùng bao nhiêu, giá cả làm sao, xin kể ra đây cho các cô nhàn lãm:

muôn kilos                                muôn quan
bông cam                     200, giá là                                     200
bông thường                   50, giá là                                      50
bông lài                            8, giá là                                      20
bông tữ kim huê               8, giá là                                      40
bông keo                           4, giá là                                     16
dạ hương ( can huệ )        2, giá là                                       8
Dùng bao nhiêu huê đó mà làm 50 muôn kilos dầu sốt và dầu thơm, 100 kilo nước thơm ( hương thủy ) bông cam, 10 muôn kilo nước thơm bông hường và 120 kilo nước thơm bông cam hay tán mùi mau lẹ.
Vật dùng làm dầu thơm
Gốc tích hương vật – Hương vật dùng mà đặt dầu thơm có gốc tích khác nhau :
1. Bởi cầm thú mà ra.
2. Bởi thảo mộc mà ra.
3. Bởi hóa vật mà ra.

Hương vật bởi cầm thú. – Vật thơm bởi cầm thú mà ra thì ít có nên thiên hạ ít hay dùng. Mà có dùng thì đễ cầm mùi, vì mùi thảo mộc hay phi tán, chớ ít dùng vật thơm cầm thú mà làm dầu thơm nguyên chất.

Vật thơm cầm thú dùng mà cầm mùi, dầu có 5 thứ: Long – diên – hương, Xạ – hương, Hải – lại – hương (xạ rái biễn), Linh – miêu – hương (xạ chồn mướp hương) và nước đái con mang ( đạm huỳnh lộc).

1.    Hổ – Phách – Xám. – Hổ – phách – Xám (long diên hương) chớ khá lộn với hổ – phách – vàng là vật đặt ở tại xứ nóng có như Madagascar, Sumatra, Brésil, Trung –Quốc… trôi linh đinh trên mặt biễn màu vàng dợt, xám xám, mổi cục cân nổi 500 grammes; Hèn lâu thiên hạ cải cọ vật ấy, kẻ thì nói nước miếng cá kình (cá voi), người lại cho là khí cákình giao thông với rồng mà xịt ra, chớ kỳ thật là ké đơn khối ở trong ruột cá kình, khi cá kình ỉa ra trôi trên mặt biễn thì nhờ hơi âm dương ná bèn có meo có mốc, nhờ cái meo mốc đó mà sanh ra hương vị, mà chánh nữa đờm, nữa cứt cá kình đóng cụt lại thành long – diên – hương.

Long – diên – hương vẩn cứng đặc, dạng nó có mở, màu xám xám ngà ngà hay là đen đen, nhẹ hơn nước hễ có hơi nóng thì mềm như sáp, đốt nó cháy như ngọn khói có mở, bỏ vào ethér ( tinh khí) thì dễ tiêu tán. Bỏ vào rượu sôi thì tiêu tán chậm mà không trọn, phần nào tiêu tán trong rượu thì khi rượu nguội nó bằng đóng băng lại.

Long – diên – hương bỏ vào rượu thành ra một teinture, các nhà làm dầu dùng mà cầm mùi dầu thảo mộc, mùi long – diên – hương thơm tho dai lắm, mình thoa vào vải đem đi giặt savon rồi mà hơicòn thơm lâu.

2.    Xạ – hương. – Vẩn xạ – hương là vật thơm ở trong háng con xạ – hương, là một loại sơn – dương ( dê núi) không sừng, hàm trên có hai nanh nhỏ, hay ở xứ Tây – tạng, Trung  Quốc,  Mông – cổ, Thiên – trúc, Thát – đát mà ở trên núi cao 1000, 2000 thươc, cái túi xạ thường ở gần háng và sừng, tại chổ ấy có một cái lổ chung quanh có lông mộc dụm đầu như ngòi bút, túi xạ thì tròn tròn hình hột xoài bề dài 6,7 tất có hai lớp gân bao phủ. Mổi túi đựng được 60 grammes xạ là khi con xạ – hương đúng lứa, còn xạ –hương nhỏ thì mổi túi đựng chừng 6, 7 grammes xạ.

Xạ mới móc ra thì lợn cợn như sirop, màu đỏ sậm, mùi thơm mạnh  lắm, lâu ngày thì màu trở nên đen mà có hột, nếm nó đắng, hơ lữa thì cháy, bỏ vào nước sôi tiêu tán, mà không trọn, vào rượu ít tiêu tán, bỏ vào mê – dược và tinh – khí thì không tiêu. Dùng diêm – tiêu mà không làm ra hồ thì nó có mùi cang sap ; xạ hương thiệt là tạp chất có đủ thứ hỗn hiệp vào, nào là chai, vôi, diêm –tiêu, nước, mở v.v ..

Có hai thứ xạ rất phân biệt

1.    Xạ Bắc – kỳ đựng trong túi dài như hột đậu ngự, lông túi vằn, màu  ngà ngà mở trở đầu vào trong, phía dính vào bụng thì lông nó sậm, da túi mỏng như khô, họ đựng trong hộp giấy vuôn mà gởi sang có bao chì, Trung – kỳ, Nam – kỳ, tại Quảng – Đông cũng ngay qua Aêng – lê.

III. GIA CHÁNH
* * *
1.     NGHỀ LÀM BÁNH
( Patisserie)

CRÊMES
(Cà- rem)

Càng dùng tròng trắng trứng gà thì cà – rem càng mau thành, mà ít ngon không dùng tròng trắng trứng gà cũng xong, mà phải cần đễ trên lữa cho lâu chút.

Cà –rem trộn đậu thơm (hoa –ninh)

Lấy một ít sữa tốt, bỏ vào đó một miếng đậu hoa – ninh và 200 grammes đường miếng đập nát mà quất một chập thì nhắt xuống. Lấy 2 trứng gà đập lấy – tròng đỏ và hai trứng để nguyên mà đánh rồi trộn với sữa mà lọc bằng rây, đoạn đổ vào dỉa sâu đập nấp, đem chưng cách thuỷ, trên nấp phải bỏ lữa thay. ( Miếng đậu hoa – ninh đó dùng 2,3 lần được mà lần thứ nhì phải chẻ hai nó ra ),

Cà – rem trộn chanh hoặc trộn cam

Cũng làm một cách như trên, mà chanh hay là cam cắt miếng dùng đồ nạo mà chà dệu trên đường.
Cà – rem trộn café. – Dùng 1 lít sữa tốt mà nấu, rộn vào đó nước café đậu, đường 200 grammes, 2 trứng gà nguyên, 4 trứng lấy tròng đỏ đánh với sữa, lược rồi chưng cách thuỷ như trên.

Thiên – Hương.


2. VIỆC CẦN NÊN BIẾT

PHÉP THỬ UỐNG NƯỚC

Lấy một ly nước lạnh, hoà rượu chín chục chữ với sà – bông, rồi nhỏ 2,3 giọt vào ly nước ấy. Nếu không có chất tạp, thì nước vẩn trong, mà xấu thì tự nhiên phải nổi bột trắng.

Hoặc lấy một ly nước, bỏ một chút hàn – the, “Bằng – sa” vô, nếu đục thì nứơc có chất độc.

CÁCH LÀM NƯỚC MẶN RA NƯỚC NGỌT

Những nơi gần biễn, ít chổ có được nứơc ngọt. Nay có một cách, múc nước đổ vào cái thạp, để lóng một vài giờ đồng hồ, cho nó chìm những chất dơ hết, lại gạn lần nữa. Nếu đi gạn lại vài ba lần như vậy, thì nước mặn cũng phải hoá ra ngọt.

THUỐC DẢ RƯỢU

Lấy 2, 3 giọt nước – đái quỉ (Amoniaque) nhỏ vào chén nước uống, thì dả say liền.

Hay là nấu nước đậu đen cho uống cũng mau dả.

PHÉP TRỪ HƠI SẮT RONG NỒI CHẢO MỚI

Lấy rơm bỏ vào trong nồi hay là chảo mới mua về, rồi đốt rơm ra tro, để nguội rồi  đổ tro đi, thoa mỡ vô. Đoạn bắc lên bếp, đốt lửa liu riu, cho khô mỡ, bắc ra, thì sẻ hết hơi sắt.

PHÉP RỬA VE CHAI

Lấy ít vôi đổ vô ve, cho nướvc lạnh súc một hồi, thì ve sạch như mới

PHÉP CẶM NHÀNH BÔNG TRONG BÌNH CHO ĐẠNG TƯƠI LÂU

Lấy chút muối bỏ vô trong bình nước, sẻ cặm nhành bông thì đạng tươi lâu. Hay là đốt gốc cho cháy, sẻ cắm vô nước cũng đặng.

PHÉP TRỪ MUỖI

Lấy một cục “ Chương – não” đốt trên ngọn đèn, muỗi ngửi thấy hơi, sẻ bai ra hết.

3. CÁCH NUÔI CON

Sữa người là một vật bổ dưỡng con nít, hơn và cả các món ăn khác nhưng có lúc người mẹ đau, hay vú nuôi bịnh, thì nên dùng đến sữa bò. Vậy trước hết xin kể cách dùng sữa bò ra thể nào ?

1.    Sữa bò hòa nước:

Trong 3 tháng: 1 phần sửa và 3 phần nước.
Trong 6 tháng: 1  >>               2
Trong 8 tháng: 2  >>               1
Từ 9 tháng trở lên: 3  >>

2.     Cách thử sửa tươi:

1. Lấy cái ly thủy tinh, đổ đầy nước rồi nhỏ sửa 2, 3 giọt vào, nếu sửa chìm xuống dưới ly là sửa tốt mà nếu nổi lên là sửa xấu.
2. Lấy tấm kiến, nhỏ một giọt sửa lên trên, nếu kết hình tròn là sửa tốt, mà không thì sửa xấu.
3. Phàm sửa bò nếu có chất hơi béo, mới là sửa tốt không là sửa xấu.
4. Khi sửa nấu sôi bắc ra trên mặt sửa có nổi màng màng là sửa tốt, không thì sửa xấu.
5. Thiệt sửa bò, sắc nó trắng tươi, nếu mà màng lột dột, là đã pha thêm nước.

3.    Cách thử sửa tươi:

Sửa bò là một vật rất mau thiu, lại hay sanh giống vi trùng. Lúc nặn sửa sợ hoặc có trùng độc lộn vô, nên phải đem nấu sôi, rồi chế vô trong ve chai, nhét nút thiệt kỷ. Trước khi cho uống, nấu cách thủy lại, sau sẽ cho uống.
Ve đựng sửa. Cũng phải nặng lấy, nước nóng rửa luôn, uống còn giư thì nên đổ đi, không nên tiếc.
Phép cho con nít uống sửa cũng phải có thì giờ nhất định, thí dụ như mới sanh trong một tháng, mỗi ngày cho uống 7 lần, trong 2,3 tháng, mỗi ngày cho uống 6 lần, sau mỗi tháng một giảm bớt, ngày cho uống 2,3 lần cũng đủ.

4.    Cách dùng sửa hộp:


Trong nửa tháng: 1 phần sửa và 25 phần nước.
Trong một tháng: 1  >>               22
Trong 2 tháng    :  1 >>                18
Trong 7,8 tháng:   1 >>                 12
Từ 9 tháng trở về sau: 1  >>           6


DI.    VĂN UYỂN
* * *
a.    TIẾNG CHUÔNG NỮ GIỚI
Tiếng đổ lai – rai dục – dả người tấn – hoá thôi thúc cuộc phong – trào, ấy là chuông đồng hồ chánh phủ ; tiếng kêu thỉnh – thoản kỉnh – tỉnh giất mông – lung, mở – mang đường thiện ác, ấy là chuông đồng – hồ Thánh – đường. Vì sao cũng một tiếng chuông mà chia hai lý – tưởng?
Trong Kim – Tuý có câu rằng:
“ Cũng trong một tiếng tơ đồng, người ngoài cười mỉm cười trong khóc thầm”.
Mà hãy còn giọng thanh – tao, hơi êm – ả, rảng – rảng tiếng chuông Nữ – giới, giữa rời nước Nam thứt tỉnh bạn quần – xoa. “ Trong như tiếng hạc bay qua, đục như nước suối mới sa giửa vời”. Thật êm tai, thật nhả – hoá, tiếng chuông này có tướng – phu giáo – tữ, tiếng chuông nầy có ngôn, hạnh, công dung

Bạn Nữ -giới ta, từ đã lâu rồi: Như mưa giội nhành hoa, mây giăng án nguyệt, giữa vườn xuân chẳng phất đặng mùi hương, trong đêm tinh không soi chung bóng rạng. Dường ấy, huê há hay không tủi, nguyệt hà hay không buồn….! Dầu huê không tuổi, dẫu nguyệt không buồn, mà người trong cảnh vậy há khôn. Căm!?.

Vậy nên tiếng chuông nầy, dường than - thở, dường khuyên - lơn, dường khiêu - khích. Than là than chị em ta, bấy lâu ẩn chốn khuê môn, nhọc nhằn thân sản - dục, ghe phen khổ cực với nhân quần luống  công hưởng chút công tấm mẳn, khuyên là khuyên chị em ta, đam phấn son mà trang điểm tài - nghề, đem đức - hạnh mà trau - dồi nhan - sắc. Khích là khích chị em ta; tua biết gái lành thi duyên toại, chớ nói rằng chồng quý thì ắt vợ sang. Dầu cho giá đúc nhà vàng mà không( dung), hạnh, công, ngôn thò cũng hổ.

Khoan nhặt tiếng chuông nữ giới, ới ai ôi thức tỉnh giấc đêm, tuân?. Đã sinh giữa chốn dinh - hoàn, cái thân há để phụ - phàng mai sau.
Trần – thị - Đào

THƠ

THƠ VỊNH BÀ TRIỆU – ẨU

Anh hùng mụ Triệu chả chà cha,
Rõ mặt là vua Lệ – Hải ta.
Việc nước dân mình ba chú chệt,
Ngọn cờ trước gió một nhành hoa.
Vốn trong son phấn đành thân gái,
Sánh lại mày râu chân mặt già.
Sáng nghiệp đã đành câu “sự khứ”
Mà quân Ngô nó ghê bà.
……………………………………………….

THƠ VỊNH BÀ TRƯNG NHỊ.

Gởi đến canh thơ mới thấy tình,
Tiếng đồn cô Nhị báo thù anh,
Nổi nhà tuy thế lá duyên chị,
Việc nước vì chưng cũng phận mình.
Danh tiết có chung phần tữ sách,
Bá vương riêng để nghiệp Mê Linh,
Nào ai đồn xạo bà Trưng Chúa,

………………

VẦN THƠ CŨ

CẢNH CHIỀU
( CŨA BÀ PHỦ THANH QUAN)

Mặt trời xế xế buổi huỳnh – hôn,
Tiếng ốc xa đưa tiếng trống dồn,
Gác mái ngư ông về viễn – phố
Gỏ sừng mục –tữ lại cô – thôn
Ngàn thông xao – xác chim bay mỏi
Dặm liểu cheo – leo khách bước dồn,
Kẻ đường giài người lữ – thứ,
Với ai mà giải nổi hàn ôn ?

* *
*
QUA CHỖ CHỒNG LÀM QUAN CŨ

Tạo – hoá xây chi cuộc hý – trường
Nhắm nay đã trải mấy tinh – sương,
Lối xưa xe ngựa hồn thu – thảo,
Nền củ lâu – đài bóng tịch – dương
Đá vẩn trơ gan cùng tuế – nguyệt
Nước còn châu mặt với tay –t hương
Danh là gương để soi thiên –c ổ,
Cảnh ấy người đây luồng đoạn – trường

* *
*

QUA ĐÈO NGANG

Qua đỉnh đèo ngang bóng xề tà
Cỏ cây chen lá  đá chen hoa
Dưới núi lom khom tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Luyến chúa đau lòng con quốc – quốc
Thương nhà mỏi miệng cái đa - đa
Dừng chơn đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta


TẠP TRỞ
……………………….

MẤY LỜI NGỎ VỚI CHỊ EM
* *
*
Người sanh giữa thế – gian, thảy thảy là một món đồ chơi của ông Tạo – vật (1) lớn hay bé ?sanh hay là hèn, hơn hay là thua ? Râu – mày hay là son – phấn ? Ví dụ thì mổi người riêng mổi vai tuồng trong một đám con hát, của ông Tạo – vật kia, nhưng mà hỏi về phần thứ nhứt quan – hệ cho ổng buồn, ổng vui, ỗng yêu, ỗng ghét, ỗng thương, ổng phạt, ỗng đem ơn vỏ lệ, ỗng nỗi giận lôi đình, trong lúc ổng nghiêng lỗ tai, ghé con mắt vào trong cuộc thế – gian, thì trước hết coi loài người thể nào ?
Chúng ta cũng một người giữa thế – gian, lại là một cái thân bồ – liễu, thường lúc một mình tôi lại hỏi với tôi về những câu hỏi ấy ?thì tôi lại nói với tôi rằng: Ừ hồng – quần với khách hồng – quần, ai lại gọi thân con gái là một phần thứ nhứt quan – hệ cũa ông Tạo – vật kia.

Nói về sự hay thì xưa nay biết bao nhiêu thánh – hiền hào – kiệt, trung –thần hiếu – tữ, nhơn – nhơn chí – sĩ, đâu là người dục – tú chung – anh (2) điêu kim trát ngọc (3) chẳng bởi tay nữ – lưu chúng ta. Nói về sự dở thì xưa nay cũng biết bao nhiêu hôn – quân, loạn – thần, dung – phu, tục – tữ, ty ô hủ – lậu khiến cho người trung –thành, khuynh – quốc tàng thân bại gia cũng bởi tay nữ – lưu chúng ta.

Lúc tôi nói với tôi, như thế thì tôi lại hỏi tôi rằng: thế thì có hay có dở mới ra tuồng chơi của ỗng, sao ỗng lại có vui, có buồn, có yêu, có ghét, có thương, có phạt, có đem ơn võ lộ, có nổi giận lôi đình là thế nào ? Tức khắc tôi lại ngẫm nghĩ tôi nói với tôi. Aø không ! ví như người làm ruộng trồng trăm thứ lúa không trồng trăm thứ cỏ, mà cỏ vẩn thường nhiều, ai thấy cỏ không gây mắt như người mẹ sanh năm bảy đứa con, ai củng trông cho con có tánh hiền lành chớ không ai trồng cho tánh hung ác.

Mà tánh hung – ác vẩn thường thấy, vậy thì cái hung ác ai lại vừa lòng.

Khi tôi đương nói với tôi như thế, bổng tôi lại giựt mình, tôi lại sợ cho mình tôi, tôi lại lo cho mình tôi, lại ngẩm nghĩ sụt sùi buồn bực ấm ứt do thảy bọn nữ – lưu chúng ta đương lúc này.

Kìa những kẻ mày – ngài da – tuyết, phấn đánh gương soi, bên mình đôi ba cuống truyện ngôn – tình, lúc vào khuê, khi ra các, trong màng ngoài trướng đó là ai ?

Kìa xe cao – su, dù lục soạn giữa chốn triều – ba trên đường dưới chợ trông ra ngoài,vào đấy là ai.

Em chê thuyền ván chẳng đi em đi thuyền thúng (4) có khi gập ghình rồi ra ba chìm bảy nổi làm cho bạc hồng – nhan rồi lại mượn câu trời xanh quen thói mà hồng đánh ghen làm câu trách oán

Than ôi ! trời xanh có đánh ghen chi mà hồng trách, cũng mà hồng ghét lấy má hồng mà thôi, cho nên những câu trăm năm tài mạng, thiệt là lời không xét mình, mà làm cho trăm năm, ngìn năm đời sau, bao nhiêu những khách má hồng, như đã đem những câu ấy, ghi vào làm luật chung của ông Tạo –vật, có phải đâu !

Người sao lại quá vô tình, có mình mà chẳng yêu mình trách ai, chúng tôi xin đốt hương kính chúc thiên – hạ. Ước chi chị em có yêu,yêu mình, có quí, quí mình, có trau chuốt, trau chuốt mình, có tai mắt, có tâm can tuỳ phế thận chớ nói mình ở giữa thế gian, là mây dạt trôi bèo, là mười hai bến nước, phải đặt mình giữa thế gian như trăng trong như gió sạch, như ba mươi sáu động tiên.

Hà – thị – Hiếu
1)    Tạo – vật là ông trời
2)    Dục –tú chung – anh là khí thanh trời đất hiệp đúc ra thánh hiền, tuấn kiệt
3)    Điêu kim trác ngọc, nghỉa nhả ngọc phúng châu là nhà hay văn chương
4)    Thuyền thúng là ghe nan


CÁCH NGÔN
* *
*
-    Phụ – nhơn chủ ý kỳ diệu tắc vong gia
Đờn – bà chỉ chăm trao dồi thì việc nhà sao lảng
-    Phụ mẩu chi ân, thuỷ bất năng nịch hoả bất năng duyệt
Ơn cha mẹ, nước cũng không thể làm chìm, lữa cũng không thể đốt cháy
-    Tiểu nhi chi vận mạng, vi mẩu sở tại
Vận mạng của dứa con, đều ở nơi tay người mẹ
-    Dỉ giáo dục di tử nử, tối thượng chi sản nghiệp
Lấy sự dạy bảo để cho con cái,ấy là cho một sản nghiệp lớn hơn hết
-    Bất giáo tử dỉ nghệ, dư dưởng đạo tặc dả
Không dạy con cho biết nghề, cũng như chứa tộm cướp vậy
-    Gia đình giáo dục, phi mẩu bất năng vi
Việc dạy bảo trong nhà trừ người mẹ không ai đương nổi

HÀI ĐÀM
* *
*
NÓI LÁO GẶP THỜI

Có một anh nhà nghèo xác, ở gần nhà ông Trưởng – giả, ông ấy không có con trai, chỉ có ba người con gái mà thôi. Hai con gái lớn đả gả lấy chồng nhà giàu có, người con út chưa lấy ai cả còn kén.
Anh nghèo ta gấm ghé, nhưng mà nhà rách vách nát, ai thèm gả cho? Mới lập mưu ngày ngày ra vườn đốn tre, chẻ lạt tiếp chuỗi, đem phơi đầy sân. Tối lấy vào chụm, ngày mai cũng vậy,
Lúc đó mùa màng vừa xong, ông Trưởng – giả rảnh việc, thường hay sang chơi nhà nó. Lần nào củng thấy nó ngồi chẻ lạt lại tiếp chuỗi; trong lòng nghỉ thầm rằng: “ Hẳn thằng nầy có nhiều tiền” bèn về nói chuyện lại với bà:
-    Nầy bà ôi ! Cái thằng ở gần nhà ta ai dè mànó lại có nhiều của
-    Sao ông biết?
-    Lần nào tôi sang cũng thấy nó chẻ lạt tiếp chuỗi, chắc là thằng ấy nó có của chôn.
-    Nếu vậy thì nó dấu ở đâu ?
-    Thữ để cho coi sao. Nếu thiệt nó giầu ngầm, ta còn con bé út, nên gả phứt cho nó.
-    Được vậy thì còn gì hơn !
Hai ông bà bàn  nhau đâu đấy. Từ đó ông trưởng – giả ngày ngày sang chơi và nói chuyện với anh nhà nghèo, đặng dọ ý tứ.
Một bữa anh ta nói rằng: Thưa bác ! Bên nhà có cái thuyền nan, độ rày cũng để không. Bác cho tôi mượn một đêm, sáng mai tôi xin trả.
-    Ừ ! lúc nào chú cần đến, cứ qua mà lấy
Tối hôm ấy, anh ta qua mượn thuyền chèo đi bơ vơ, mải đến tảng sáng mới về. Trước ki đem trả anh ta lấy mấy cái chuỗi và mười đồng tiền, bỏ rải rác ở trong lòng thuyền, người nhà ông Trưởng – giả thấy vậy, nói chuyện lại, ông Trưởng – giả nghe tiếng, bèn nói với bà rằng: - Bà ôi! Thôi thiệt chắc rồi!
Lập tức kêu ngay anh ta sang mà gả con cho
Gả cưới đâu xong sả rồi, anh nhà nghèo từ đó thôi không chẻ lạt nữa. Còn chị vợ vẩn  chắc là hcồng mình có của, cho nên cũng không hỏi gì tới.
Aên ở với nhau được ít lâu thì ông Trưởng – giả chết tống táng rộn rực. Hai chằng rể lớn, tranh nhau mà độ tế.
Vợ anh nhà nghèo mãi không thấy chồng mình nói gì đến, mới hỏi rằng:
Các anh ấy phúng tế sang trọng như vậy, không lẻ mình chẳng có gì cả hay sao?
Anh chồng túng thế, lấy cái xuổng liệng ra bụi tre mà nói rằng: Của đấy ra mà đào lấy mà tế cha.
Nói xong cút thẳng
Vợ mừng lắm, vội vàng ra đào hè hụi, ai dè đào được vô số của!
Nhưng mà rấp ngày, không kịp mua trâu bò, chỉ chồng một cỗ tiền tế mà thôi. Tiếng đồn vang khấp cả làng, ai ai cũng nói rằng, cỗ người rễ út lớn hơn hết.
Đến tai anh ta, lấy làm lạ, bèn lén về dọ coi, thấy quả – nhiên như vậy, mới về thẳng nhà, vợ chạy ra hỏi: Sao nhà công việc vậy, mà bỏ đi đâu mấy bữa rày?
Anh ta mới làm bộ nói rằng:
Tao định đi mua voi về để tế cha chớ đi đâu!
Nữ –Phương – Sóc
CUỘC – ĐỐ – CHƠI

MẸ CON NÓI CHUYỆN CÁCH TRÍ
Mẹ. – Bớ Ba!
Con ba. – Dạ!
Mẹ. – Con dọn dẹp đàng sau đà xong rồi chưa?
Con. – Dạ con dọn rồi
Mẹ. – Vậy thì con hảy ra đây hỏi nào!
Con. – Dạ, để tôi đi kêu em tôi lại nghe luôn thể
Mẹ. – Được
Con. – Thưa mẹ tôi nghe thầy tôi ở trường hay nói cái gì vật – lý cái gì hóa- học, mà tôi không dám hỏi, vậy mẹ có biết thì cắt nghĩa cho con nghe.
Mẹ. – Thưở bé mẹ có học, để mẹ giải nghĩa cho con nghe. Hai chữ vật – lý tiếng Tây kêu là Physique. Mà Physique là khoa học cho biết tính chất vạn vật ở dưới thế nầy cùng cả bầu trời và cho biết các luật thiên – nhiên nó làm cho đổi cải địa – vị, cải cữ – động mà không đổi tánh chất.
Còn hóa học chữ Tây là Chimie. Chimie là khoa – học cho biết tánh – chất đơn cũa vận vật, sự tác động của ngươn- chất ưa nhau hay là kị nhau, ngươn – chất là hột buội thưở ban sơ mà nhờ nhiều hột buội ấy hiệp lại mới  thành ra vật.
Con. – mẹ nói vậy, con có hiểu đâu, xin mẹ lấy ví dụ mà giải thì con và em con mới hiểu được.
Mẹ. – Phải! Như mẹ lấy một thanh cũi nhúm xuống nước rồi lấy lên thì củi ấy không có đổi hình dạng tánh – chất phải không?
Con. – Dạ phải, ấy là mẹ thí nghiệm vật lý
Mẹ. – Còn như mẹ lấy thanh cũi ấy đốt cháy ra tro thì nó mất hình dạng, đổi địa vị, đổi tánh – chất rồi phải không?
Con. – Dạ phải
Mẹ. – Như mẹ tom góp khói, thang, tro lại mà cân thì đúng cân thanh cũi, song le nó đã đổi tánh – chất ráo rồi. Đây là mẹ thí nghiệm hoá – học đó.  Như mẹ lấy muối mà bỏ vào một ly nước thì sao?
Con. – Dạ muối tan
Mẹ. – Như vậy mẹ thí nghiệm cái chi?
Con. – Dạ, mẹ thí nghiệm hóa – học, bởi vì muối đã biến mất.
Mẹ. – Nó không biến đi đâu. Aáy là nó đổi dạng thôi, vì nước có mùi muối, mà như mình đổ ly nước vào dĩa mà bắt lên lò lữa một hồi, nước bay mất thì tồn muối lại như cũ.
Mà nếu mẹ lấy một ly Lục – phàn – dầu (huile de vitriol) hay là một ly hoàng – cường – toan (acide sulfurique) mà nhúm sợi dây sắt vào đó, thì một phần sắt tan mất theo nước. Khi chưa nhúm giây sắt vào ly thì nước Hoàng – cường – toan hay là lục – phàn – dầu không có màu, đến khi nhúm sắt rồi thì nó có màu lục, nếu mình đổ vào dĩa mà phơi cho khô thì trong dĩa có một khối muối màu lục kêu là sulfate de fer (thanh – phàn) hay là vitriol vert (lục – phàn). Đó, thí nghiệm vật – lý thì vật không đổi hình dạng, tánh – chất mà thí nghiệm hoá – học thì vật đổi hình – dạng, tánh – chất thành ra một vật mới. Thôi đồng hồ đáng chín giờ, con đem em đi tấm đặng đi ngủ.
Con. – Dạ
(Còn nữa)
Thiên – Hương


BĂNG THUYẾT NHƠN DUYÊN
(Tiểu thuyết Tàu)
Hồi thứ Nhứt
Thành Tĩnh – Phụng khách anh – hùng thương tình khổ bạn oan – ương.
Phê bình.
Đầy trời đất non cao bễ cả
Hết muôn năm rồi cũng muôn năm
Kiếp người qua lại như dầm,
Mấy bậc nam – nhi hiền ngỏ?
Đối đoạn bữa ăn giấc ngủ,
Hữu tình ai chẳng đấm thuyền – quyên
Gió trăng chẳng mống lòng tư mị,
Thì chốn nhân – gian vẹn mối giền.

Tĩnh Bắc – trực – lệ, phủ Đại – danh, có gã tú – tài ho Thiết tên Trung – Ngọc, tên chữ là Đĩnh – Sanh, phong tư dung hào – kiệt, đẹp – đẻ dạng thuyền – quyên, bởi trong xóm ấy đều gọi tên người là Thiết – mỹ – nhơn. Luận đều nhơn cách cũa người; vẻ vang ôn – hoà, hình dung phong nhã lại thêm ruột gan như sắc đá một đường, chẳng giống thường tình thế tục. Người lại thêm có sức mạnh, thảon gặp việc bất bình, bèn ra tay dụng vỏ. Đến việc giao tiếp cùng người, thì lại đường đường chánh chánh, giàu chẳng phải màng, mà khó chẳng phải phụ; ngoài ra nếu ai có việc chi hưởn cấp, chẳng luận hiền ngu, sang hèn thảng đều vui lòng giúp đở, cho nên thảy đều nghe danh kính mến.
Cha tên là Thiết – Anh noi đường Tấn – sĩ xuất thân, tánh tình trung – trực, làm quan đến chức Ngự – sữ, rất có danh làm tôi rực dáng. Mẹ là Thạch – th5i cũng theo cha nơi nhậm sở. Còn chàng bởi tánh cao trọng, chẳng ạhn thường tình, phàm gập việc bất bình, dám ra tay chẳng hề kiên sợ chi cả, cha mẹ sợ đam theo gây họa, nên để lại nhà. Bởi tánh tình dường ấy, lại thêm tài năng xuất chúng, cho nên xem ai cũng chẳng vào con mắt.
Thường ngày đóng cữa hoặc ngâm – nga hiền – truyện thánh kinh, hoặc tiêu – khuển rựơu Lưu rượu Lý, đến khi cao hứng chẳng vịnh phú ngâm thi, củng du sang ngoạm thuỷ.
Khi 16 tuổi, cha mẹ sấp ý cầu hôn, mà chàng nằng nằng chẳng chịu rằng: chẳng ưa thường tục, kia như tình bằng hữu, nếu hiệp thì giao, bằng chẳng hiệp thì lìa. Chứ như đạo vợ chồng là ngũ – luân, trong giền cả thoản vầy cang – lệ, phải trọn giữ 100 năm, bằng lật đật thành hôn chẳng phải trang thục – nữ, e hại mai sau cho tánh tình, cho đạo nghĩa; muôn trông cha mẹ hưởn hưởn mà chọn lữa, hoạ may phước nhà vẹn vẻ.
Cha mẹ thấy con nói hữu lý, mới đình việc cầu hôn, bởi ấy Trung – Ngọc tuổi đến 20 mà chưa cưới vợ.
Buổi nọ Trung – Ngọc đang uống rượu xem thơ, đọc đến câu: Tỳ – cang trung gián nhi tữ (Tỷ cang đem lòng trung, cang vua mà bị chết), bèn nghĩ rằng: Làm tôi trung mà chết tuy nên chánh đạo, song phải có chước có quyền, trên khá mở lòng vua chổ tối tâm, giúp nên việc nước, dưới bảo toàn công cáng, giữ vẹn thân gia, ấy mới gọi là tài tề gia  trị quốc.
Bằng đam một tấm lòng mệt rung, chẳng cận thận dòm trước xem sau, chẳng những không nên việc nước mà thôi bày lổi vua, chọc giận vua, làm cho đến gia táng thân vong, thì cái trung ấy nào có ích cho việc cả. Tưởng vậy rượu vài chung rồi, càng nói càng nghĩ, càng nghĩ càng buồn! Nhớ đến cha mình, làm quan ở vào đường can gián, tánh lại thêm cứng cỏi, ngạnh – nghề e khi cơ biến chẳng chìu, mà mang phải cái luỵ ấy chăng?
Sợ rồi tưởng, tưởng rồi lại lo, chớ chi ta có cánh, bay đến thăm cha, đặng tỏ những điều ái ngại của ta, hoạ giải – quyết tấm lòng lo sợ. Dường ấy mà bàn – hoàn trót đêm, lo – lường tất dạ. Rạng ngày kêu một lão quản gia phó – thác việc môn – đình, bèn sữa – san hành –lý, cùng một  gã Tiểu – đơn nhắm kinh – kỳ mà trực tấn.
Trung – Ngọc lòng vội vã đi đặng vài ngày, bởi lòng nóng nảy cứ việc bôn – ba, chẳng klể đâu là thị thành, đâu là non rậm. Bởi vậy trời tối rồi, không nơi mà an nghĩ quanh – quất hồi lâu, đến chốn làng quê, trời đã tối rồi, cũng chẳng kén chọn chi là nhà cao vách rộng. Xuống ngựa bước vào kêu người nhà hơi đổ.
Trong nhà một bà bước ra, thấy Trung – Ngọc y phục trang – hoàn, bèn hỏi Ngài có phải là người ở kinh, đi thăm Vĩ – tướng – công chẳng biết nhà đến đàng mà hỏi tôi chăng?
-    Tôi chẳng phải thâm Vĩ – tướng – công nghe tôi là người đi kinh, vì tham đi quá bước, nên kiếm nơi an ngụ mà thôi.
-    Nếu ngài muốn nghĩ chơn, cũng chẳng ngại chi, bởi nhà tôi là chốn cùng cư lậu – hạng, e chẳng đáng chỗ cho Ngài nghĩ an, xin ngài miễn chấp?
Trung – Ngọc bèn nói rằng: Không sao đâu bà, nghĩ đỡ một đêm, rồi tôi cũng đền ơn cho bà vậy. Bà bèn vỗi vã kêu Tiễu – đơn đam đỗ hành – lý vào và dắc ngựa ra vườn cho ăn, mới mời Thiết – công – tữ đến chốn lều tranh an nghĩ; trà nước xong rồi, Thiết công –t ữ bèn hỏi: chẳng hay khi nãy bà tưởng tôi là người ở kinh đi thăm Vĩ – tướng – công, vậy chớ Vĩ – tướng – công là ai, có việc chi mà người đến thăm vậy bà? – Nếu vậy ngài chưa rỏ, vố xứ này chẳng phải gọi là Vĩ – thôn (lấy họ Vĩ) bởi ngày trước có phát đặng một ông làm quan đến chức Thượng – thơ, thân – thuộc lại thêm đông – đảo, trong làng mười ấp, mà người họ Vĩ đã hết 6,7 ấp rồi; bởi ấy thiên hạ đều gọi chốn này là Vĩ Thôn.
Nào hay kẻ dinh, hư, tiêu, trưỡng không chừng, chẳng những gia thế si – vi mà thôi, thậm chí thân tôi ngày nay ũng xiệm – lưu hết cả, chĩng còn tại một vài họ Vĩ thương ôi! Chẳng phải phường cày ruộng, cũng bọn khiêm phân, nào còn ai một người gọi là con nhà trâm – anh đọc sách, không dè mới đây, phước sanh đặng một gã Vĩ – tướng – công, tuỗi vừa mười bảy, thi đậu tú – tài. Thời may nơi kinh sư lại gặp một nhà dồng đạo tú – tài, thương chàng niên – thiếu tài cao, bèn đam con mình mà hứa duyên can lệ, song mắc nỗi gia thế cơ – hàng nghèo thấm cốt chuỷ. Bởi vậy, trót ba năm rồi, mà không thành lễ cưới.
Thương thay! Sự nghèo khổ đuỗi – đeo, phần vô –duyên trắc trở. Một vài ngày đây có một ông quan to giàu cả, quyền – thế gớm ghê, do thấy vợ chàng tư dung huê hường nguyệt thẹn bèn muốn cưới về làm thiếp, song cha mẹ nàng chẳng tham phú phụ bần quyết chí con mình trăm năm cùng người cũ.
Làm cho ông quyền – thế; nỗi phừng phừng lửa – giục sôi sục – sục gan ta, lung quan thế, cậy cường quyền đuổi ưng – khuyển cướp nàng trong giây phút.
Mới đây  có người đến thông – tin cho Vĩ – tướng –công, Vvĩ – tướng – công hoản – hốt vội – vàng đến kinh mà dọ hỏi, không dè tìm khấp đông tây cã ngày rồi. Chẳng những bặt tin – tức vợ mà thôi, mà cha mẹ vợ cũng là là biệt tích chàng muốn đến quan đầu cáo trạng, còn e nỗi lấy chi mà làm chứng, khó cho mà biện bác, chàng luống những buồn – bực mà trở về tỏ cùng mẹ, lụy thảm dầm –dề, khóc than in – õi, chàng bèn tự quyết mà chạy thẳng tới sông mà tự vận. Mẹ chàng trung hô lên, thảy đều chạy theo mà ngăn cảng, làm cho ở nhà tôi hồi giờ cũng mắc xúm – xít cùng trong đám ấy. Bởi vậy khi tướng – công mới đến mà tôi tưởng là cùng bạn hữu chi chi với Vĩ – tướng – công hay việc biến mà đến thăm người.
Hai đàng đang trò chuyện, xảy nghe ngoài ngõ la ó vang dầy, bước ra xem thấy bộn – bàng người ta vây theo một tên thiếu niên hoà đi hoà khóc. Bà già gióm thấy chồng mình cũng đi trong đám ấy, bèn kêu mà nói rằng: trong nhà có khách, ông phải trở về. Oâng già bước vào, thấy Trung – công – tữ, chào hỏi xong mới biết là người lỡ bước rồi nói với mụ rằng sao bà chẳng lo cơm nước mà ra ngoài đứng xem chi vậy.
-    Không phải tôi muốn xem, Bởi khi Trung – tướng – công mới lại có hỏi thăm đến việc của chàng Vĩ, cho nên khi nghe là khóc ngoài đây, mới cùngnhau bước ra xe thử.
-    T – T – N bằng tiếphỏi chẳng hay vợ V – T – C bị cướp lúc ban ngày, vậy khiến chẳng ai xem thấysao,màV – T – C kiếm chẳng ra tông tích.
-    Lão bèn nói rằng: sao lại không xem thấy, sao lại không tông tích.song mắc trúng chổ lợi – hại quá thế ai dám đúc miện vào mà mang tai. Mụ nghe mớihỏi: vậy thì chuyện này ta thật chẳng nên nói đến sao? – lão chẳng luận là chẳng nói, dần cho nó rõ ra, cũng không thế nào mà cứu đặng.
-    Mụ dường ấy chắc Vĩ – T – C tánh mạng nguy rồi, thương thay! Nói rồi bèn đi dọn cơm.
( sau sẽ tiếp theo)


Truyện
Một ngàn và một ngày
Nước cách – sơ – mia(1) thưở xưa có 1 vua cai trị tên là Tờ – gờ – ri – bây. Vị quốc vương này trổ sanh một hoàng – nam và một công – nữ đều tài mạo phi thường. Oâng hoàng bảo tự Pha – ru – cờ – ru; ấy là một vị thiếu niên anh hùng, tài dức gồm đủ cả. Còn công – chúa nữ danh Pha – ru – cờ – nả; thiệt là một tài sắc giai nhơn; hình dung nguyệt thẹn huê nhường, tư chất ngư trầm nhạc lạc.
Aáy là:
Mỉa mai Đắc Kỷ tới dinh Thương
Mường tượng Chiêu – Quân ra ải Nhạn.
Công – nương xinh đẹp cho đến đỗi hễ nam nào dòm thấy thì thấm thía phải lòng đáo để. Cho nên nhiều kẻ thương quá mà ra khúng ngộ; hiễm người mang bịnh thất tình nan tồn tính mạng.
Công – nương tuy là yếm mang quần vận mà ưa nghề cỡi ngựa cầm cung và mỗi khi đi săng bắng điền điệp chơi, thì không chịu đội lốp phủ mặt (tục xứ ấy hể đờn bà đi ra phải che mặt cho kín).
Thiên hạ rần rần theo coi, ré là khen ngợi chẳng ngớt. Công nương cỡi ngựa bạch hồng – mã đi giữa; đôi bên thể nữ theo hầu đều cỡi ngựa ô. Bọn thể nữ ấy cũng không bao mặt mà nhan sắc cũng lạ dường. Song có một mình công – chúa mĩ miều hơn hết và bá tánh bấu xem không mảng nhản. Mọi người đều chen lấn lại gần, quân lính đũi xua cũng không được. Túng thét phải hươi gươm hâm doạ mà cũng không nao. Nhiều kẻ nói chẳng sợ gươm trường, thà rủi trúng đặng thác trước mặt công – nương thì ngậm cười nơi chín suối.  Cho nên xông vào cận quá, bị gươm đâm trúng phất rồi ô hô !
Đức vua hay tình hình như thế, e nhơn đản phải bị chết oan; bèn cấm công – chúa không cho ra khỏi cung điện nữa.
Từ đó, tiếng quốc sắc khuynh – thành nỗi dậy cả phương Đông vua các nước gấm ghé cầu thân, sai sứ đến triều Cách – sơ – mia luôn luôn chẳng dứt. Mà rủi !  có việc nầy xẩy đến, làm cho công – nương nghi quyết rằng cả và đờn ông đều ở bạc với đờn bà. Đêm kia đang cơn giấc điệp Công – chúa chiêm bao thấy một con nai đực mắc bẫy đương hết sức vẩy vùng. Khi ấy một con nai cái chạy lại cứu khỏi. Kế một lác nai cái bị vương bẫy khác, kêu la thảm thiết, nai đực đứng dòm chẳng chút động tình, không thèm cứu và bỏ chạy đi mất. Tỉnh giấc mộng công – nương nghĩ càng bát ngát. Thế khi thần minh mách bảo cho mình rằng; cả nam nhi đều hết thảy bạc tình, dẩu vợ có thương cho mấy đi nữa thì chồng cũng là phụ rẩy. Quyết trong dạ càng thêm ấy náy, sợ e vì tay vua nứơc nào phải chịu nồng não đắng cay. Buồn riêng thân, trâm lược biếng cày, lật đật vào tâu phụ vương mà tỏ niềm tâm sự. Không nói rằng mình sợ đờn ông, duy hai hàng nước mắt dầm dề, lạy và xin cha đừng mựa gả ép. Vua phán rằng:  phận gái mười hai bến nước, bé theo cha lớn phải theo chồng, ấy là lẻ – thường. Nhưng vậy mà, con chưa khứng thành hôn, cha nỡ nào ép giá. Khuyên ái nữ mựa đừng buồn bả, dẫu cho Đông – cung – thái – tữ Aán – Độ đến cầu hôn, cha bao nở y lời. Vậy thời chốn tịnh phòng Aùi – nữ nghỉ ngơi, chớ chác thảm tịnh thần hao tổn. Công – chúa đặng lời như cởi tấm sầu, lất đật trở lại hớn hở. Quyết chẳng chịu gây duyên kết nở dầu cho chủ – vương tới cầu thân tở mở cũng mặc ai..
Cách ít lâu Sứ – thần chư – quyết lần lần đến tính vịêc cầu – hôn. Kẻ thì khoe khoan rằng vua mình rât bực chí tôn, người lại nói ông Hoàng nước mình tài nghề đức hạnh đều gồm đủ. Vua Cách – sơ – mia tiếp nghinh rất hậu, đãi đằng các sứ rất phỉ tình. Song phán rằng: Công – chúa đã nguyện trọn đời giữ vẹn đồng – trinh, chả khứng xe tơ kết tóc, xin chư – sứ phản hồi quí  quốc, lể vật đem sang xin gởi lại cho quí bang. Các sứ bèn tạ từ bệ vàng mà trở về bộ không vui, vì đi chăûng thành sự.
Vua Tờ – gô – ri – bây thấy vậy trong dạ không an và nghĩ rằng: Các nước sòng sòng một nói cho được con ta. Lại chẳng mang đường thiên sơn vạn lý tương hữu vật các nước kết hờn, mà gây nên chuyện qua mà cầu hôn, nhưng con ta không khứng, không chừng biết lương duyên oan tác đại cừu duyên. Còn như con ta, nó chẳng chịu cả đời thành hôn. Sợ khi giai phẫu Phiên thành cứ ác ngẫu chớ chẳng chơi! Sự làm sao nầy đây cũng gây oán thù, đặng giải phiền các nước”
Nghĩ như vậy, vua cho dời bà vú của công – nương đến phán rằng: “Nhủ nương, thấy công – nương muốn ở vậy trọn đời trẩm lấy làm lạ lắm. Trẩm lấy làm lạ lắm, không hiểu ý gì ái – nữ ta không chịu xuất giá tòng phu; có khi tại nhủ – nương xúi giựt đó chăng?” Nhủ – nương rằng: “Muôn tâu bệ – hạ, công – nương mà chả khứng lấy chồng đây cũng tại một điềm chiêm bao. – nhủ – nương hà lộng ngữ, hà lộng ngữ, cảm cường ngôn cảm cường! Chiêm bao gì mà làm cho ái – nữ quyết từ hôn thiệt ta chẳng tin người được. – Muôn tâu bệ – hạ, xin giảm cơn nghi hoặc, đải thần thuyết lai. Đó rồi nhủ – nương bèn thuật các đầu đuôi tự sự trong chiêm bao và sự công – chúa sánh việc nai mà so việc người và quyết tin như vậy cho nên thề trọn đời chẳng chịu cùng ai.
Đức vua nghe mấy lời bà vú nói thêm lấy làm kỳ nghĩ chiêm bao là đều mộng mị mà sao công – chúa lại tin đến thế. Đạon phán rằng: “ Chừ con ta đã quyết vậy rồi, Nhủ – nương hãy lo một phang, trẫm lo một phang coi có thế chi mà giải lòng con trẻ cho đặng. Quả nhơn sợ các nước nói không xong mà gây oán gây thù. Chừng họ hiệp binh đại cữ hùng sư thì dẩu mạnh hổ cũng nan địch quần hồ, e nỗi quốc – gia khuynh bại.”
Nhủ – nương suy nghĩ hồi lâu rồi tâu rằng: “Tâu lịnh Bệ – hạ kẻ hạ thần có chước hay mà là cho công chúa hết tin mộng ấy nữa”. Vua nghe nói rất hân hoan lật đật hỏi: “Nhủ – nương có chước chi hay, tâu riết cho trẫm nghe, kẻo tấm lòng bứt rức. – Muôn tâu kẻ hạ thần sẻ thuật biết bao nhiêu chuyện rất mầu cho công – chúa nghe. Và trong mỗi chuyện đều có gương chồng thương vợ hết lòng hết sức, vì đàn bà lặng biển trèo non, thề nhau cùng sông cạng núi mòn, dẩu cho trong cơn ly tiếc chồng cũng không hề quên một phút. Thần sẻ lựa đều trong đụt, rànglàm sao cho công – chúa phải hồi tâm. Xin thành – hoàng an nghỉ mình rồng, để mặc tôi giác đác”.
Vua rất hoan hỉ phán rằng: “Được như vậy bình an xã tắc, dường ấy thì trường cữu miếu đường, hãy tâm tâm giác đác công – nương, việc ấy trẩm phú cho nhủ – mẫu.
Còn bà vú vâng chịu lời vua chỉ phán, thì bảy liệu ba lo, kiếm ngàn điều hay, trăm chuyện ngộ, chờ gặp diệp mà nói cùng công –chúa.
Thường thường mổi bữa xế quá; Đức vua, Hoàng hậu, công – chúa với cung phi mỉ nữ đều tựu lại nghe đờn ca xướng hát nhạc trỗi tiêu thiều. Bởi vậy, bà vú lừa dịp buổi sớm mai mà thuật chuyện đời xưa cùng công –chúa cho dể.
Ngày thứ, mới tảo thìn công – nương mới đi tấm, có dẫn theo thế nữ cùng nhử – nương theo. Khi công – chúa vừa vô bồn tấm, bà vú nói rằng: “tôi biết một chuyện rất nhỏ và rất lạ thường, phải chi công – chúa cho phép tôi nói thì tôi chắc công – chúa vui dạ biết chừng nào mà kể?”
Công – chúa tuy không muốn nghe cho mấy, song mắt các thế nữ theo hầu một hai cũng xin cho thuật nghe chơi,  nên nhủ – nương được phép rồi nói như sau nầy
CHUYỆN A – BU – CÀ – SAN BẮC – RY
Cổ – sữ chép rằng vua Ha – run-án – si là phú cường hơn các vua. Mà phải chi người đừng có tánh hay nộ khí và tự phụ tự kiêu thì người là một vị đế – vương rất trọn lành trong đời đó. Vẩn người thường cao rao khoe khoan rằng cả và thế gian không có vua nào lòng dạ rộng rãi hơn người nữa. Oâng Gia – pha là quan cực phẩm thấy vậy bất bình, ngày kia liều mạng tâu rằng: “ Muôn tâu bệ hạ, là chúa – tể cả hoàn – cầu, xin tha tội hạ thần phạm thượng, vì hạ thần cúi xin bệ hạ chớ hoạ phù thân đái. Hảy để cho triều thần văn ban cơ bá và các kẻ xứ lạ đến trú ngụ khen tặng Bệ – hạ mà thôi. Bệ – hạ hảy mừng vì trời trổ sanh lương tể, đất roi dấu hiền thần, ngoài lê dân nhuần gội Hoàng – ân, và người di quyết ưa tới đây mà hưỡng đước lành của Bệ – hạ”
( Sau sẻ tiếp theo)
Madame Bữu – Tượng (Trà Vinh)



Add comment