3. Ngôn ngữ trong Gia Định báo
a. Chữ viết và chính tả
Đây là tờ báo quốc ngữ do chính phủ Pháp làm với mục đích phục vụ cho ý đồ chính trị của chính quyền thực dân lúc bấy giờ. Vì vậy trên trang báo không hoàn toàn chỉ dùng chữ quốc ngữ.
Khi tờ báo mới ra đời, manchette vẫn còn dùng kèm ba chữ Hán. Ngoài chữ hán thì trên báo vẫn thường có một số từ tiếng Pháp, dù không nhiều nhưng bất cứ số báo nào cũng có. Ví dụ như các tháng trong năm thường được ghi theo tiếng Pháp. Càng về sau, những nghị định, công văn luôn kèm theo câu tiếng Pháp, hay chức vụ người ký nghị định cũng in bằng tiếng Pháp. Đến những năm đầu thế kỷ 20 phía trên manchette có đến hai hàng chữ viết bằng tiếng Pháp.
RÉPUBLIQUE FRANCAISE
LIBERTÉ – ÉGALITÉ – FRATERNITÉ
Điều này cho thấy rằng bên cạnh việc truyền đạt những thông tin từ chính quyền xuống cho các tầng lớp nhân dân, thông qua tờ Gia Định Báo , Pháp còn muốn lôi kéo những người dân thuộc địa tiếp thu văn hoá Pháp, cổ suý cho tiếng Pháp.
Lờ tờ báo quốc ngữ đầu tiên, Gia Định Báo ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong đời sống xã hội, và qua đó cổ động cho việc học tập và viết bằng chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán.
Chính tả cũng là một vấn đề cần lưu ý trên Gia Định Báo, đặc biệt trong những số của những năm đầu tiên. Hầu như tất cả các số báo đều có lỗi chính tả.
Trong những năm đầu, do chữ dược đúc từ bên Pháp theo con chữ tiếng Pháp nên những ký hiệu như dấu thanh (huyền, sắc, hỏi, ngã nặng), dấu gạt trên chữ đ là những lỗi sai cơ bản và rất nhiều.
Thống kê một bài trong phần Công vụ số 4 năm 1865 có 183 âm tiết, có 31 âm tiết phải dùng “đ” thì đều in thành “d”. Từ số báo thứ 5 thì một số rất ít âm tiết có chữ “đ” viết đúng, còn trước đó tất cả đều viết thành “d”.
Ví dụ: được đua dược dua
Quảng Đông Quản-dông
ngựa đực ngựa dực
Lỗi thường gặp nữa là dấu thanh, nhất là giữa dấu hỏi và dấu ngã. Ơû những số bao năm 1865, phần dấu trong âm tiết không in rõ ràng và không nhất quán. Điều này cũng dễ hiểu vì lúc ấy Việt ngữ đang trong giai đoạn tiến gần đến sự ổn định.
Từ “ngày” có lúc in là “ngằy”
Từ “này” có lúc in là “nầy”
Từ “thảy” có lúc in là “thẩy”
Từ “cũng” thường xuyên in là “củng”
Từ “những” thường xuyên in là “nhửng”
Cách phân biệt hai chữ “d” và “gi” không thống nhất. Có khi viết là “j” hoặc “z” thay vì “d”. ví dụ: “dân” có lúc in là “jân”, có lúc in là “zân”, “dịch” thì in là “jịch” hoặc “zịch”….
Thống kê một đoạn công vụ trong Gia Định Báo số 4/1865, trong 394 âm tiết thì có đến 15 âm tiết viết “d” thành “j”, 17 âm tiết viết “d” thành “đ”. Lỗi chính tả là 42 lỗi.
Đấy là những lỗi thường xuyên bắt gặp trên các số báo trong năm đầu tiên. Chính vì vậy nên những số báo của năm đầu tiên rất khó hiểu.
Có thể tham khảo một đoạn sau đây:
“Hội đồng này bây giờ là hội đồng các quan mạc lòng như nê mà làm ra một bộ riêng ở. Ngoài các việc quan, không lo gì đến các việc công, không thuộc gì phép quan trị cũng như bên Pha-lang-sa có ý lo một sự nhừ ta mọi nơi chanh cùng nhau tài trí khôn ngoan, và mọi người tuỳ sức tuỳ bậc mà lo hết lòng hoặc việc làm đất làm ruộng hoặc việc nghề nghiệp nào thì được sinh ra lợi ích cả và dịa phạn, dược thên ra những cách thiên hạ thinh sự khá hơn.
Ay vậy, Hội-đồng bây giờ đang tra, dang lập sổ các giống, các thứ người ta trồng mọi nơi những cách người ta jùng mà làm, những tốn kém giống nọ dồ kia, các kì sự việc canh nông, việc nghề nghiệp người ta…”
Hay một ví dụ khác:
“Gia-dịnh-báo Pha-lang-sa mới in ra yết thị về việc treo giấy ngằy 25 tháng 6 giơ thứ 6 sớm mai tại phía tiền thành củ có hai giấy chỉ riêng về người Annam.một là xe bò chạy dược dến nơi thứ nhứt là có 150 quan tiền thứ hai là là 50, thứ ba là 25 rồi giày ngựa Annam, người Annam mạc dồ Annam cởi dược. thứ nhứt là 300 quan tiền; thứ hai là 100; thứ ba 50.
Còn một giảy về các ngựa Annam, ngựa Mani, ngựa nhỏ khác : thứ nhứt 400; thứ hai 200.
Ai có muốn thì ngằy ấy mấy bữa trượt phải dến nhà quan Tham-biện Thượng –thơ khai cho rõ mình muốn thi khoá nào, và lại mấy bữa trước phà tập ngựa hằng ngằy cho nó chạy mấy phúc, phải cho nó ăn lúa ăn cỏ phơi khô, phải lấy rượu mạnh xoa bóp cho nó, phải chùi phải rữa nó cho sạch, thì dừng có dể nó vừa nóng mà chảy mồ hôi tức thì nó nguội nó lạnh di, cứ bấy nhiêu dều làm vậy thì ngựa mình mới lành mạnh dược lấy giảy.”
Lỗi chính tả ngày càng được khắc phục dần, càng về sau việc viết sai lỗi chính tả trên Gia Định Báo không còn nhiều nữa, các dấu cũng được dùng chuẩn hơn. Trong 3 nghị định đăng trên số 1/1882 có 33/927 âm tiết viết sai. Phần lớn là những lỗi sai lặp đi lặp lại. Ví dụ: Sốc-trăng, lảnh, nầy.. cũng có thể là do viết theo cách phát âm lúc này.
Bên cạnh vấn đề lỗi chính tả, từ ngữ trên Gia Định Báo cũng là một vấn đề khá lý thú. Thống kê trên các số báo phát hành năm 1884 (gồm 52 số, 512 trang) những từ mà ngày nay không còn dùng hoặc dùng không phổ biến (chiếm khoảng 8% ) như sau:
Bòn (tách), rày (rồi), đặng (được), mắc trở (bận bịu), lịnh (lệnh), khiến (muốn), ưng (đồng ý), khảm (đủ), lểnh (lãnh, nhận), tịm (tiệm), nhứt (nhất), chánh (chính), dào (nhiều), chầy (hoãn lại), chốc (vết thương), dượm (chờ đợi), láo dáo (hỗn loạn), quiền (chức vị), chưng (chân), dán (báo một tin tức, nhắn)…
b. Về cú pháp
Trong những năm đầu đọc Gia Định Báo rất khó hiểu vì ngoài lỡi chính tả và từ cổ thì câu cú cũng không được chú ý lằm. Chấm, phẩy câu rất tuỳ tiện, dùng câu què, câu cụt, câu mơ hồ, câu sai. Có đoạn văn dài hơn 22 chữ chỉ dùng dấu phẩy, không hề có dấu chấm tách câu. Có thể nói trong những năm mới phát hành, việc viết như thế nào cho dễ hiểu, sử dụng câu thế nào cho đúng không được chú trọng. Câu cú dài dòng, luộm thuộm không tuân thủ một quy tắc nào. Dấu chấm phẩy (;) đôi khi được sử dụng như dấu chấm (.).
Chủ trương viết như nói sau này của Trương Vĩnh Ký giúp người đọc dễ hiểu hơn. tuy nhiên, xét về cấu trúc ngữ pháp thì vẫn còn rất nhiều chỗ sai so với hiện nay.
Ví dụ:
“…con nít nhiều đứa mắc ban cua, nên nó có nóng thì phải năng coi, như có thì phải lo mà lể cho nó mà lể cho nó thì nó nhẹ rồi hốt thuốc trong cho nó uống chừng ít thang thì khá
Dâu chỉ cho nó là nóng mê lại hay chói đèn, không chịu ngó đèn sáng như không biết mà đề quá đi thì nó bắt mê man, sân sốt, bất tình nhơn sự; máy tay máy chơn, tay bắt chim măng người mang chiều thì ắt là khó chữa lắm”
Càng về sau, cách viết trên Gia Định Báo càng tiến bộ hơn. Nếu mang các số báo của năm 1880 so với báo năm 1865, chúng ta dễ dàng nhận ra sự khác biệt về cách hành văn, cách dùng câu từ.
Đăc trưng về ngôn ngữ của Gia Định Báo là viết như nói. Đây là chủ trương của Trương Vĩnh Ký. Ngôn ngữ các bài viết trong Gia Định Báo là ngôn ngữ trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, không cầu kỳ, không trau chuốt. Tỷ lệ phương ngữ dùng trong Gia Định Báo rất cao, bất cứ đoạn trích nào trong Gia Định Báo cũng có thể tìm ra những từ thuộc địa phương Nam Bộ. Cách viết đó giúp thông tin đến với người dân dễ hơn.
Ví dụ tham khảo một đoạn rút từ Lục tỉnh Tân Văn số 1 ngày 14/11/1907, ta thấy:
“Chủ bút kỉnh cáo
Kỉnh cáo cùng chư quý viên trong lục châu đặng rõ. Nguyên tôi là người tài sơ học siểng, cô lậu quả văn, nhơn gặp lúc này bạn đồng bang ta đương lo việc mở manh thương cổ, kỹ nghệ và trang đoạt lợi quyền cùng người ngoại quấc, thì tôi củng có lòng mầng và khen cho đồng bào lắm. Tuy tôi mầng rở như vậy, chưa tỏ ý cùng đồng bào đặng…
Nên có câu rằng: “Nhứt nhơn chi kiến, bất túc di kiêm thập nhơn”. Lại có câu: “Độc trí bất nhơn chúng trí” nữa…”
< Lùi | Tiếp theo > |
---|