Vài thông tin về GIA ĐỊNH BÁO - tờ báo Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam - * Những thay đổi trong thời gian Gia Định Báo tồn tại

Mục lục
Vài thông tin về GIA ĐỊNH BÁO - tờ báo Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam
* QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA GIA ĐỊNH BÁO
* Những thay đổi trong thời gian Gia Định Báo tồn tại
* NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ NGÔN NGỮ CỦA GIA ĐỊNH BÁO
* Ngôn ngữ trong Gia Định báo
* CÁC SỐ GIA ĐỊNH BÁO CÒN LƯU GIỮ ĐƯỢC TRÊN GIẤY tại Thư viện Lịch sử TP.HCM
* CÁC SỐ GIA ĐỊNH BÁO CÒN LƯU GIỮ ĐƯỢC Tại Thư viện Khoa hoc TH TP.HCM
Tất cả các trang

1.    Những thay đổi trong thời gian Gia Định Báo tồn tại

Vì không có tài liệu xác định chính xác Gia Định Báo tồn tại trong thời gian bao lâu nên những nhận xét rút ra được căn cứ trên hơn 350 số báo đọc được (từ năm 1865 đến năm 1909)

Hơn 40 năm tồn tại , Gia Định Báo đã khẳng định vị trí của nó trong đời sống xã hội lúc bấy giờ. Là tờ báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ, là một trong những tờ báo xuất hiện sớm nhất ở một nước chưa hề có báo chí nên trong hơn 40 năm tồn tại của mình, Gia Định Báo đã có những đóng góp hết sức quan trọng vào công cuộc phát triển của nền báo chí nước ta từ những ngày khởi thuỷ. Chúng ta có thể đánh giá được sự phát triển đó căn cứ vào sự thay đổi của nó
a.    Thay đổi chủ bút

Sự thay đổi chủ bút ảnh hưởng lớn đến nội dung tờ báo. Xác định rõ chủ bút của Gia Định Báo trong từng thời kỳ không phải là chuyện dễ bởi một lẽ là tờ báo không để tên những người trong hội đồng biên tập như hiện nay.

Khi tờ báo phát hành những số đầu tiên thì chủ bút là ông E.Potteau. Trang cuối cùng của mỗi số báo phía dưới có in “E.Potteau.Kẻ làm nhựt trình”. E.Potteau làm chánh tổng tài (như tổng biên tập ngày nay) từ năm 1865 đến 1869. Trong thời gian ông trông coi Gia Định Báo, có một số người viết bài cho tờ báo này như : Paulus Của, Trương Vĩnh Ký, và một số thông ngôn như A.Burnel, Goutte Fanuas…hầu hết là những công chức trong bộ máy chính quyền thực dân Pháp, nhất là những người làm phiên dịch.

Phần Tạp vụ ở Gia Định Báo số thứ 4 năm thứ I có đoạn:

“Từ nầy về sau ai có muốn đặt chuyện gì vào Nhựt – trình, thì phải gởi ngày mồng bãy tháng Tây, bởi vì một mình tôi thì không có lẽ mà làm kịp trong 5 ngày, mà có gởi thì phải gởi Công – vụ trước hết”
Paulus Toi-Kẻ làm nhựt trình tại nhà in.
Chính tin này đặt ra một dấu hỏi: Paulus Toi chính là bút danh của E.Potteau hay Paulus Toi là một người khác? Nếu như E.Potteau và Paulus Toi là hai người thì Paulus Toi cũng là một người quan trọng phụ trách Gia Định Báo trong những năm đầu tiên.

Đến tháng 9 năm 1869 thì Trương Vĩnh Ký được thực dân Pháp chỉ định phụ trách tờ báo theo nghị định của Thống soái Nam Kỳ Ohier ký ngày 16/09/1869:
“Kể từ ngày hôm nay, việc biên tập tờ báo Annam Gia Định Báo được giao cho ông Pétrus Trương Vĩnh Ký với tư cách Chánh Tổng tài tờ báo này ; ông sẽ lãnh một bổng cấp hàng năm 3000 quan”.

Và thời gian này ông Huỳnh Tịnh Của cũng được bổ nhiệm làm chủ bút.

Trương Vĩnh Ký giữ chức Chánh Tổng tài trong thời gian bao lâu không thấy tài liệu nào đề cập đến. Nhưng cho đến lúc ông mất(1889), tờ báo vẫn còn tồn tại. Trong các số báo từ năm 1880 đến năm 1897 không thấy bài của ông Pétrus Ký, còn bài của ông Huỳnh Tịnh Của thì chì xuất hiện 1,2 lần. Trong khi đó, người viết cùng thời với hai ông là Trương Minh Ký thì vẫn xuất hiện thường xuyên, đều đặn trong những số báo ra từ năm 1880 đến 1885.

Các số báo năm 1872 cuối trang 4 lại in “E.Potteau, Gia Định Báo chánh tổng tài”. Số báo thứ 3 năm 1874, Chánh tổng tài lại là J.Bonet. Ông này giữ chức chánh tổng tài đến số 4 năm 1882 thì chức vụ này được chuyển giao lại cho E.P.

Trong những số báo từ 1880 đến 1885, tên của Chánh tổng tài không để ở trang cuối mà để ở trang kế cuối. Từ những năm 1890, trang cuối của mỗi số báo chỉ in duy nhất hàng chữ ”Bản in nhà nước” không còn thấy để tên người phụ trách tờ báo nữa.

Trong tập san hành chánh Nam Kỳ năm 1908, trang 2864, nghị định ngày 20/09/1908 của thống đốc Outrey:
“ Ông Diệp Văn Cương, thông ngôn hạng nhất ngạch Âu châu được giao phó kể từ ngày 21/01/1908 việc biên tập tờ nhật báo bản xứ Gia Định Báo, thay thế ông Nguyễn Văn Giàu được giao nhiệm vụ khác” ( Kiến thức ngày nay, số 117 ngày 20/06/1995).

Như vậy, ngoài Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của thì còn có 2 người Việt Nam khác đã từng phụ trách công tác biên tập trên Gia Định Báo.

b.    Những thay đổi về hình thức

Khổ báo giữ nguyên trong hơn 40 năm tồn tại. Tờ báo được chia thành hai cột theo chiều dọc bởi một đường kẻ.

Mantchette ( Tên báo) thay đổi 4 lần:

-Năm 1865 có 3 chữ Hán ở trên rồi đến 3 chữ Gia Định Báo.

-Năm 1872, 3 chữ Gia Định Báo đưa lên trên 3 chữ Hán.

-Từ số 26 năm 1880, không còn 3 chữ Hán trên mantchette nữa, tựa báo là Gia Định Báo, kiểu chữ cũng thay đổi.

- Mantchette có đầy đủ dấu là Gia Định Báo, có in thêm hai hàng chữ Pháp phía trên.
Các số báo đầu trình bày rất rối và khó đọc. Trong một đoạn rất dài có nhiều nội dung chẳng liên quan gì với nhau, chỉ cách nhau bởi hình thức xuống hàng. Điều này làm cho người đọc không phân biệt được đó là những thông tin riêng biệt hay những thông tin chung trong một đoạn. Càng về sau, bài vở trong Gia Định Báo càng trình bày rõ ràng hơn, có sự phân cách giữa tin - bài này với tin - bài khác. Sự phân cách này được tạo bởi các đường kẻ, các khoảng trống giữa các đoạn.
Việc dùng các box cho thấy sự phát triển của Gia Định Báo xét ở mặt hình thức. Những người làm báo thời kỳ này đã biết áp dụng những cách trình bày để người đọc dễ tiếp thu nhất.

&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&

Chữ viết trong Gia Định Báo là loại chữ có chân, khoảng corp 8. Trung bình một trang Gia Định Báo có từ 45 đến 50 dòng. Mỗi trang có khoảng 1300 đến 1500 từ. Thông thường thì trang đầu là trang đăng các nghị định, khoảng cách giữa các nghị định rộng và có gạch kẻ phân cách. Kiểu chữ cũng phong phú. Có nghị định có cả kiểu chữ nghiêng , kiểu chữ thông thường và kiểu chữ nhỏ hơn kiểu chữ thông thường.

&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&

Những năm đầu, bài rất ít khi có tít tựa, nhưng càng về sau, tít bài xuất hiện thường xuyên hơn. Đặc biệt phần Thứ vụ, bài nào cũng có tít. Tít ở phần Thứ vụ không in lớn, nổi bật như báo chí ngày nay nhưng cũng in nghiêng để phân biệt giữa bài và tít. Các số báo năm 1865 sử dụng tít in hoa không có dấu, trong những năm từ 1880 đến 1885 tít như vậy ít được sử dụng. Những năm cuối, kiểu tít in hoa có đủ dấu lại được sử dụng phổ biến.

Không chỉ vậy, việc áp dụng kiểu chữ nghiêng, kiểu chữ đậm, kiểu chữ nhỏ hơn chữ thường dùng, gạch dưới những hàng chữ cũng cho thấy rằng những người làm báo thời bấy giờ không hề xem nhẹ việc trình bày với mục đích để người đọc dễ tiếp thu thông tin nhất.

Một thay đổi nữa ở Gia Định Báo là sự tăng trang. Nếu như những năm 1865,  số trang ổn định là 4 trang một số thì trong một vài số các năm sau đó, khi có tin tức về đua ngựa, đua ghe…tờ báo lại có thêm những trang ghi rõ là “Phụ thêm Gia Định Báo”. Như vậy, ngay từ khi mới ra đời báo chí, hình thức phụ trương đã xuất hiện. Những năm 1880 trở về sau số trang càng không ổn định, có số báo số trang tăng lên đến 12, 14, 16 trang.

c.    Những thay đổi về mặt nội dung

    Thể loại
Phần Công vụ trong Gia Định Báo không có thay đổi nhiều trong suốt thời gian tồn tại của Gia Định Báo. Phần này đăng những tin tức, thông cáo, nghị định, thông tư, sắc lệnh… của chính quyền thực dân.

Những năm đầu, Gia Định Báo có hai phần: Công vụ và Tạp vụ. Sau này, ngoài Công vụ còn có những phần khác như: Ngoài công vụ, Thứ vụ, Quảng cáo.

So với báo chí bây giờ, thể loại in trên Gia Định Báo không phong phú, đa dạng nhưng không thể phủ nhận rằng trong một chừng mực nào đó Gia Định Báo không chỉ đơn thuần là những thông tin của chính quyền (công báo). Càng về sau, nhiều thể loại xuất hiện trên Gia Định Báo hơn, nội dung Gia Định Báo phong phú hơn, gần gũi với đời sống và đăng tải những vấn đề mà người dân cần biết hơn. Việc đăng những bài thơ lục bát dễ thuộc, những lời khuyên bảo, lên án, mỉa mai những thói hư tật xấu…cho thấy phần nào tờ báo này cũng đã hướng đến chức năng điều chỉnh xã hội.

Đặc biệt sự xuất hiện của trang Quảng cáo riêng biệt năm 1893 đánh dấu một bước thay đổi đặc biệt trong cách làm báo. Cách in quảng cáo riêng ra, tách biệt với phần nội dung như thế ngày nay vẫn áp dụng.

    Nội dung thông tin

Thông tin về chính quyền

Những năm đầu, báo chỉ đưa những thông tin bó hẹp trong địa phận Nam Kỳ.

Từ 1893, phần Công vụ chia 2 phần:

-Một phần thông tin “Đông Dương nhứt thống”: đăng các hoạt động của chính quyền Pháp ở Cao Miên, Lào.
-Một phần thông tin Nam Kỳ: đăng các hoạt động của chính quyền Pháp ở Nam Kỳ.

Mặc dù Gia Định Báo xuất bản và phát hành ở Nam Kỳ nhưng khi Pháp đã đặt được ách đô hộ lên các nước Lào, Campuchia, chính quyền thực dân cũng cho đăng lên báo một phần hoạt động của chúng ở những nơi này.

Thông tin liên quan đến đời sống của người dân (xã hội):

Càng về sau, những thông tin về xã hội, những thông tin liên quan đến đời sống người dân thể hiện càng nhiều trên Gia Định Báo. Dạng thông tin này đăng chủ yếu ở phần Ngoài công vụ.

Ví dụ như: hướng dẫn cách gửi thư, thông báo cho người dân biết thủ tục làm sanh, tử, hôn thú, cách báo tin khi có hoả hoạn…


Thông tin về văn học nghệ thuật:

Từ khi có phần Thứ vụ thì phần này chuyên đăng những bài thơ, những đoạn văn, những đoạn trích liên quan đến các lĩnh vực như: khoa học, kỹ thuật, y tế…

Ví dụ:



Add comment