THỂ LOẠI KHÁC Tạp bút

LÊ MINH QUỐC: Thành trì lòng dân

 

thanhtrilongdan-RR

 

Nhong nhong ngựa ông đã về 

Cắt cỏ bồ đề cho ngựa ông ăn

Có lẽ một trong những hình ảnh tiêu biểu nhất cho tình cảm cá nước quân dân là chiến dịch đánh thành Đông Quan năm 1427 của anh hùng Lê Lợi. Sử chép, lúc ấy nhân dân khắp nơi ùn ùn gánh lương thực ủng hộ nghĩa quân. Người đi như trẩy hội. Ai ai cũng thể hiện tinh thần chung lưng đấu cật với người lính chốn sa trường. Trận tuyến lòng dân đã thể hiện xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam vừa thiêng liêng vừa cảm động. 60 năm trước, chiến dịch Điện Biên Phủ một lần nữa đã viết thêm trang sử mới của tình cảm dân với quân là một.

Ba tôi kể, những ngày kháng Pháp, mỗi “bộ đội Cụ Hồ” đều có một bà mẹ nuôi. Các bà mẹ ấy chăm sóc chiến sĩ như con ruột của mình. Mãi đến bây giờ trong mối quan hệ gia tộc của gia đình, chúng tôi còn có thêm cả bà mẹ nuôi của ba tôi nữa. Có được tình cảm sâu sắc ấy, khi ra trận, người lính an tâm và biết mình không đơn độc. Mỗi miếng cơm, manh áo gửi ra vùng biên giới, hải đảo xa xôi còn có cả lòng yêu thương, tin cậy của hậu phương nữa.

Trong những ngày này, cả nước không thể bình tâm khi hay tin biển Đông đang dậy sóng. “Chúng ta càng nhân nhượng, chúng càng lấn tới”. Mỗi con dân nước Việt lại thao thức với lời dặn dò của ông vua anh hùng Trần Nhân Tông: “Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”; lại trăn trở với lời dạy của vua Lê Thánh Tông: “Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để ai lấy mất một phân núi, một tấc sông…”. Tinh thần bất khuất và khí khái ấy có được bởi chính nghĩa đứng về phía dân tộc ta. Thật vậy, lịch sử đã chứng minh một chân lý rõ ràng, không thể chối cãi: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”.

Hoàng Sa hiện là một huyện của thành phố Đà Nẵng. Chắc chắn báu vật ấy không thể mất vĩnh viễn vào tay kẻ ngoại xâm. Lòng tin này đã được xác tín trong máu thịt từ ngàn đời và nơi ấy đã có những người con ưu tú đang ngày đêm canh giữ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc. Hơn ai hết, từ nơi đầu sóng ngọn gió, người lính bảo vệ Trường Sa càng vững tay súng bởi biết rằng hậu phương cũng là một trận tuyến. Trận tuyến ấy chính là lòng dân, không gì có thể phá vỡ nổi tình cảm của người dân hướng về tuyến trước.

Đọc sử, ta biết rằng, cuối năm 1406, trước nguy cơ nước nhà bị giặc phương Bắc xâm lấn, nhà Hồ xuống chiếu truyền gọi các quan về triều họp bàn kế hoạch kháng chiến. Có người khuyên nên đánh để trừ mối lo về sau. Có người cho rằng nên tạm hòa, chiều theo những điều chúng muốn để hoãn binh thì hơn. Khi được Hồ Hán Thương hỏi ý kiến, Tể tướng Hồ Nguyên Trừng đứng dậy, tay nắm chặt quả quyết: “Thần không sợ đánh chỉ sợ lòng dân không theo”. Thượng hoàng Hồ Quý Ly lúc ấy đang ngồi dự họp, nghe lời nói khí khái như thế cảm động lắm.

Hậu phương vững chãi phía sau chính là nguồn đồng viên, nguồn sinh lực lớn lao nhất tiếp sức cho người lính. Một lần nữa, lịch sử đang chứng minh rằng, truyền thống ấy không bao giờ mất. Người lính của chúng ta không bao giờ không đơn độc bởi tin rằng, lòng dân đã thuận thì thành trì ấy sẽ tạo nên một sức mạnh vô song. Điều đơn giản, bất kỳ ai cũng biết là cuộc chiến nào huy động được sức mạnh toàn dân thì chiến thắng là một lẽ hiển nhiên.

 

L.M.Q

(Nguồn: Báo PNCN 11.5.2014)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: “Tân trang” quá lố

 

Phải thế chứ, đã lập gia đình rồi thì không thể như trước. Từ giờ giấc sinh hoạt, đi đứng, vui chơi nhảy múa… đều phải vào khuôn khổ. Trước đây, còn đơn thân độc mã, muốn gì cứ việc, chẳng phải xin phép, hỏi ý kiến ai khác. Nay không thể, bởi còn có một người kè kè bên cạnh. Người đó luôn quan tâm đến mình mọi lúc, mọi nơi trong nhiều tình huống khác nhau. Thế nhưng mọi gò bó nào cũng dần dà cũng trở thành thói quen, chỉ riêng cách ăn mặc do vợ “tân trang” cho chồng; hoặc ngược lại mới là nỗi niềm ai oán của nhiều người.

 

tantrangqua-l-

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Trăm sông về biển



Trong những ngày đất nước bị chia cắt, qua làn sóng phát thanh tình Nam nghĩa Bắc vẫn gần gũi. Tôi còn nhớ, những đêm khuya khoắt, lúc giật mình thức dậy loang thoáng nghe giọng miền Bắc từ chiếc radio của ba tôi. Thỉnh thoảng ông vẫn nghe đài “Việt cộng” như mọi người dân sống trong vùng tạm chiếm. Chắc chắn những năm tháng đó, bài bút ký trứ danh Trăm sông về biển của nhà báo Lưu Quý Kỳ đã đọng lại trong tâm hồn ông những tình cảm da diết của Nam - Bắc một nhà. Lúc ấy, hàng triệu triệu con người, dù đứng ở chiến tuyến nào cũng có chung một khát vọng về hòa bình, thống nhất. Ngày vĩ đại ấy đã đến, từ đây, tinh thần hòa hợp, hòa giải dân tộc sẽ trở thành một khối, không gì có thể chia cắt.

 

tramsongvebien

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Thông điệp cô đơn


Tôi không nhớ đã đọc Trăm năm cô đơn của García Márquez cụ thể năm nào, nhưng chắc chắn đó là quyển sách in trên loại giấy vàng sẫm và chữ nhạt chữ mờ. Thời ấy, tìm mua được những tập sách văn học nước ngoài là mừng húm. Chuyền tay nhau đọc. Đọc ngấu nghiến. Bây giờ, tôi vẫn còn ám ảnh về cái làng Macondo, mà sau này nhiều nhà nghiên cứu cho biết đã hư cấu từ Atacarata, quê hương ông.

 

32-internet

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Giữa “2 làn đạn”


Chung sống một nhà, đôi khi lại có những tình huống khiến các thành viên như sống “giữa hai làn đạn”. Nghe thế ắt có người bật cười ha hả, bởi tưởng đang luận bàn chuyện giữa chốn sa trường. Mà đôi khi cũng có thể lắm chứ.

 

giua-2-lan-d-n

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Nhạt quá!


Đứng trước biển, nếu không thấy sóng, không nghe tiếng vỗ ầm ầm vào vào ghềnh đá, bãi bờ mà bốn bề lặng thinh, ta sẽ có cảm giác thế nào? Chán ngắt! Trong hôn nhân đôi khi lặng lẽ, bình yên quá cũng khiến con người ta cảm thấy tẻ nhạt!

Nói gì kỳ cục vậy trời? Chẳng lẽ phải ồn ào, gây sóng gió mới là vui hay sao? Đôi khi cũng cần như thế. Tâm lý con người cũng lạ, nhất là trong đời sống hôn nhân. Những gì đã trở thành chỉnh chu, “đâu vào đó” mà từng ngày cứ lặp đi lặp lại theo đúng khuôn khổ bất di bất dịch của thời khóa biểu là khiến người ta thấy chán.

 

nhatquaTGPN

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Từ "don" Quảng Ngãi đến "cá chuồn" Quảng Nam

 

Nếu là người có tâm hồn thơ, tôi khuyên bạn nên dừng chân lại Quảng Ngãi, đến Thu Xà viếng mộ thi sĩ Bích Khê để tâm hồn lắng đọng trong câu thơ “Vàng rơi, vàng rơi, thu mênh mông”. Còn gì nữa? Thì thưởng thức món ăn trên dòng sông Trà Khúc cũng là một lạc thú trên đời. Này nhé, “Chim mía Xuân Phổ, cá bống sông Trà, kẹo gương Thu Xà, mạch nha Mộ Đức”. Chắc bạn bỗng bật cười khi nghe người dân địa phương nửa đùa nửa thật: “Gái lòng son không bằng tô don Vạn Tượng”. Thưa, Vạn Tượng thuộc xã Tư Bình, còn don là gì mà nghe ngồ ngộ vậy?

 

nho-con-don-song-traRR

21-1ca-chguon

Don & cá chuồn (ảnh: Internet)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Oải quá rồi!



“Nghĩ lại đi em, thuở còn hàn vi, bao nhiêu lần mình đã đến nhà bạn bè ăn chơi nhảy múa? Chẳng lẽ, nay tậu được căn hộ xinh xắn này mình lại không “trả lễ” bạn bè? Mà, anh em bầu bạn đến chơi nhà thì tình thân lại thêm gắn bó, thân thiết, sau này có việc gì nhờ cậy cũng dễ. Em thấy anh nói có gì sai không?”. Cô vợ chớp chớp mắt rồi buông câu xuôi xị: “Anh nói chẳng gì sai nên em có than phiền gì đâu”. Không than phiền gì mà cứ mặt nặng mày nhẹ không vui, ai còn có cảm hứng mời bạn bè đến nhà?”. Cuối cùng, vâng lời chồng nên cô nàng bấm bụng “dọn mặt” thật tươi tỉnh để chợ búa, nấu nướng.

 

oai-qua-roi

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Người Việt đâu xấu xí


Lần nọ, một chị đang đi trên đường bỗng từ phía sau có người ngồi trên xe trờ tới, bảo: “Chị rớt cái gì đàng sau kìa”. Nói xong vụt chạy. Chị ngẫm nghĩ: “Ủa, mình có đánh rơi gì đâu?” nên phóng xe chạy tiếp. Không ngờ, ít phút sau, lại có người khác đuổi theo, nói câu tương tự. Lần này, chị chột dạ, biết đâu mình đánh rơi gì chăng? Chị quay đầu xe lại. Rồi chuyện gì xảy ra? Điều ai cũng biết, đó chỉ là một chiêu lừa gạt người cả tin. Nhưng, không ít người sập bẫy, bởi họ cứ tưởng ra đường gặp người tốt.

Thời buổi này, cáo già đội lốt nai tơ nhan nhản. Có gì nhẫn tâm hơn khi có người đánh mất giấy tờ, đăng thông tin trên báo, dán tờ rơi không quên lời khẩn cầu chu đáo “sẽ hậu tạ”, mong có người nhặt được sẽ trả lại mình. Lập tức có tin nhắn, điện thoại gọi đến, chưa kịp mừng, hóa ra chỉ là trò đùa của những kẻ rỗi hơi, cười trên nỗi đau của người khác. Cứ thế, dần dà người ta đâm ra cảnh giác với thế giới chung quanh. Ai cũng có cảm tưởng, dẫu có đốt đuốc thì cũng khó tìm ra được người tốt.

 

sungANH_NGOC_HO

Ảnh: Ngọc Hồ (Phụ Nữ Online).


May quá, lòng tốt vẫn còn đâu đó trên dòng đời xuôi ngược. Có những điều không gì to tát, do đó, ít ai quan tâm nhưng ngẫm ngợi lại, vẫn gợi lên bao điều ấm áp. Nếu có ai đó ngồi xâu chuỗi lại những sự việc tưởng chừng như “cổ tích”, sẽ thấy có không ít những người bình dị đã viết lên những trang đời thật đẹp.

Tôi đã gặp người đàn ông, tên cha sinh mẹ đẻ là Hà Tư Phước, ở thôn Ia Rok, xã Chư H’Drong (Pleiku, Gia Lai) nhưng mọi người gọi anh là “Phước khùng” bởi anh tự nguyện đem vài chục người bệnh tâm thần về nhà nuôi! Em Nguyễn Văn Nam, học sinh lớp 12T7 Trường THPT Đô Lương 1 đã cứu được bốn học sinh bị đuối nước. Khi đẩy được em thứ năm vào bờ thì Nam kiệt sức, bị dòng nước cuốn trôi.

Cô gái Phan Thị Thu Hà, 18 tuổi, nhưng đã phải trải qua sáu năm chạy thận nhân tạo, chỉ còn chờ chết nếu không có một quả thận để thay. Bi kịch bệnh tật của Hà đã làm động lòng anh Vũ Quốc Tuấn ở xã Minh Phú, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), làm giữ xe tại bệnh viện. Anh có ý định hiến tặng một quả thận để cứu Hà. Việc hiến thận không đơn giản, anh phải qua 68 lần xét nghiệm, mệt mỏi và đau đớn, nhưng anh vẫn không ngại. Khi biết anh có ý định hiến thận cho Hà, có người đã đề nghị mua thận của anh với giá 50.000 USD nhưng anh từ chối: “Nếu ông có 50.000 USD thì ông có thể mua thận để ghép cho con, nhưng cô bé này không có quả thận của tôi thì sẽ chết”.

Những câu chuyện cảm động này còn nhiều. Trong một xã hội bình thường, có lẽ đó là những chuyện hiển nhiên, nhưng ở xứ ta, lập tức thành chuyện “lạ đời”. Có lẽ do lòng tốt, người tốt trong cộng đồng ngày càng hiếm hoi quá chăng? Không hẳn thế, bởi chúng ta không có thông tin đấy thôi. Những người làm việc thiện chỉ nghĩ đơn giản, đó là sự thôi thúc nội tâm, là một lẽ tự nhiên nên không có gì phải ầm ĩ.

Ai đó bảo người Việt xấu xí? Điều này không sai nhưng thật ra chỉ là một bộ phận nhỏ thoái hóa, lệch lạc.

Mỗi một ngày, gặp một thông tin thể hiện lòng nhân ái, tôi tin mỗi người sẽ thấy lòng vui hơn và càng tin, người Việt vẫn làm việc tốt một cách bình thường, bởi đó là điều vốn có từ trong máu thịt, trong tâm thức…

 

L.M.Q

(nguồn: Báo PN TP.HCM 2.4.2014/ http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/doi-song/nguoi-viet-dau-xau-xi/a116840.html)

)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Tung chiêu “cấm vận”


Tại Hà Nội, trên phố nọ, có quán phở nọ, quanh năm suốt tháng, hầu như không ngày nào cũng đóng cửa. Bà chủ bảo: “Nếu quán đóng cửa vô tội vạ, tất nhiên ngày đó họ phải sang quán khác. Quán khác chưa chắc ngon bổ rẻ, chỗ ngồi thoáng mát hơn nhưng chỉ cần một yếu tố cỏn con nào đó cũng có thể họ quên luôn quán của mình”. Bí kíp kinh doanh là không tạo cơ hội cho khách hàng có cơ hội làm quen khẩu vị nơi khác. Từ chuyện này, có thể, “đá giò lái” qua chuyện vợ chồng chăng?

 

tungchieucamvan

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 49 trong tổng số 59

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com