BÁO CHÍ Thư mục Lưu Đình Triều

Lưu Đình Triều: AI đến, ai sẽ đi?

Untitledmmmmmmmmmmmmmmmm

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LƯU ĐÌNH TRIỀU: La bàn nghề báo của tôi

325477672_577919497488031_3951821966861425149_n

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LƯU ĐÌNH TRIỀU: 34 mùa Xuân đến sớm từ tấm lòng bạn đọc

3181413774_6028541520490598_3785989911877944458_n

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LƯU ĐÌNH TRIỀU: Ước mơ ơi sao lại đi cùng cái chết!

IMG20221120125151_1

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LƯU ĐÌNH TRIỀU: Nhà báo thời 4.0 - tốc độ và chỗ đứng

 

 

 

Untitledlam_bao_40

Nhà báo Lưu Đình Triều cùng các tăng ni, phật tử cộng tác viên trao đổi nghiệp vụ trong một Khóa tập huấn thông tin báo chí của báo Giác Ngộ TP.HCM. Ảnh tư liệu

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LƯU ĐÌNH TRIỀU:Thơ Trương Nam Hương - Thuở ấy và bây giờ...


271921729_449364009997977_4922402626978137821_n

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LƯU ĐÌNH TRIỀU: Duyên kỳ ngộ từ một bài viết

 ngo-dinh-duc-xuan-2022

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lê Minh Quốc: Lời Tựa tập bút ký Tung tăng tung tẩy... trời Tây của LƯU ĐÌNH TRIỀU.

 

sach-moi-Ldttungtang-troi-tay


1.

Thế nào là đi?

Tập bút ký Tung tăng tung tẩy… trời Tây của nhà báo Lưu Đình Triều đã gợi lên trong đầu tôi câu hỏi ấy. Tưởng ngớ ngẩn. Tưởng dễ trả lời. Nhưng rồi có những điều đơn giản, như câu hỏi này, không dễ dàng lắm đâu. Từ ngàn xưa đến nay, từ thuở khai thiên lập địa, dòng máu thích ngao du, khoái đi chơi xa khỏi nơi trú ngụ đã chảy trong máu, đã thấm vào xương cốt mỗi người. Ai cũng thích đi. Đi, để từ đó, thu hoạch thêm những chân trời mới. Mở rộng tầm nhìn.

Đi, chỉ có thế thôi sao?

2.

“‘Nhưng chỉ du khách thực sự mới là những người ra đi/ để ra đi…’. Câu thơ này của Baudelaire vẫn giữ nguyên giá trị. Cho dù lý do ra đi có vẻ nghiêm túc đến đâu - ra đi để khám phá, để hành hương, thám hiểm, buôn bán, khảo cổ… đối với những nhà du lịch say mê, đó chỉ là những cái cớ. Mong muốn duy nhất của người ấy là “ra đi”, bị cuốn hút bởi tiếng gọi của con đường, của không gian và con người”. Đây là quan điểm của UNESCO công bố trong tập chuyên đề Những trang du ký (Tháng 4.1987). Hẳn chúng ta đồng tình. Vì rằng, mục đích đầu tiên và cuối cùng của đi, vẫn chính là đi, đơn giản vậy thôi, chứ không gì khác. Chính vì toàn tâm toàn ý cho chuyến đi đó, họ mới có thể tận hưởng cảm xúc một cách trọn vẹn nhất.

Tâm lý chung của những người “ra đi” một cách sung sướng nhất, vẫn là có khoảng thời gian được tận hưởng lấy cảnh vật, thiên nhiên, thức ăn, con người nơi ấy. Tất cả mới mẻ. Tất cả xa lạ. Vì thế, người ta ngấu nghiến lấy nó. Trải nghiệm với nó. Từng giờ. Từng ngày. Cả thẩy ghim vào trí nhớ. Hằn vào óc. Để rồi khi quay về cố hương, người ta mới có thể kể lại cho người chưa đi, hoặc đã từng đi đến nơi ấy. Câu chuyện này, cứ thế, còn kéo dài mãi. Nói thế để thấy rằng dù thời đại này, chỉ cần một cú clik người ta có thể nhảy từ Tây sang Đông, thậm chí lên tận sao Hỏa, Mặt trăng đi nữa nhưng các tập du ký vẫn còn tiếp tục được viết ra.

Sự “viết ra” này, sở dĩ hấp dẫn, quyến rũ là dù không gian đó nhiều người cũng đã từng trải qua nhưng cái nhìn lại khác nhau. Chỉ vì cảm xúc qua góc nhìn của từng người không giống nhau. Tập bút ký Tung tăng tung tẩy… trời Tây của nhà báo Lưu Đình Triều là một thí dụ. Khái niệm “trời Tây” ở đây không chỉ gói gọn nhằm chỉ phạm vi châu Âu, mà chính là cách nói “đi ra nước ngoài”. Trước đây, nhà văn Nhất Linh viết truyện dài Đi Tây, Nguyễn Công Hoan viết truyện ngắn Thế là mợ nó đi Tây v.v… cũng nằm trong ý nghĩa phổ biến đó. Sở dĩ phải “rào trước đón sau”, bởi lẽ nhà báo Lưu Đình Triều không chỉ viết về “Trời Âu” mà còn có cả “Xứ Á”, “Đất Mỹ”, “Úc châu”.

Cách viết của anh, có gì khác mọi người?

Vẫn không khác.

Nếu có khác chăng, vẫn là lúc anh vận dụng thế mạnh của một nhà báo lão luyện khi trình bày lại những điều mắt thấy, tai nghe nơi xứ người. Không chỉ miêu tả cảnh vật, danh làm thắng cảnh, công trình văn hóa nghệ thuật…; anh còn ghi nhận tâm lý, tính cách con người nơi ấy. Đó chính là “máu nghề nghiệp” của nhà báo khi truyền tải một thông tin, không chủ quan, võ đoán mà còn tiếp cận câu trả lời của người dân bản địa. Với nhà báo, khi du lịch không chỉ đi để mà đi, còn là dịp quan sát, nhận xét và ghi chép... Nhờ vậy bài báo mới có sức hấp dẫn bạn đọc. Nếu đọc kỹ, ta ắt nhận ra: có những nơi, anh không đi sâu vào sự mới lạ nơi đó; có những nơi, anh viết rất kỹ, đầy đặn.

Tại sao thế?

Dám nói rằng, ở trường hợp tiêu biểu của nhà báo Lưu Đình Triều khi sang xứ người với tư cách công tác, vẫn là sự phản ánh thông tin về sự kiện đó, chẳng hạn lúc anh sang Campchia, Lào… Còn khi đi chung với gia đình, bấy giờ ta mới thấy rõ ý nghĩa của “tung tăng tung tẩy”. Và, điều này kỳ diệu ở chỗ một khi đi chơi xa cùng người thân yêu nhất cũng là lúc con người ta tận hưởng “hết mình” nhất. Thí dụ những trang viết về Dubai, nước Mỹ, nước Úc trở lại sau 10 năm, Hàn Quốc…, chẳng hạn. Nói thì nói thế, nhưng lúc đi cùng đồng nghiệp tham dự hội sách Hội sách quốc tế Frankfurt, anh cũng đã tung tăng, khám phá “hết cỡ thợ mộc” đó thôi. Bao trùm lên các trang viết này vẫn là sự hăm hở, náo nức, say mê được tìm hiểu, khám phá và tận hưởng sự mới lạ nơi ấy.

Tất nhiên, với vai trò tác nghiệp của nhà báo đầy kinh nghiệm, ở các nơi đã đi qua, anh đều có những phát hiện mà không phải những ai đã đi rồi cũng nhìn ra. Sự “nhìn ra” này có đóng góp của vai trò nhà báo lẫn trong con người du lịch Lưu Đình Triều.

3.

Nhà văn Sơn Nam có lần tán ngẫu, ông đố tôi: "Thế nào là một bài báo hay?". Có nhiều cách trả lời, còn ông, ông cười khà khà: "Là trong bài báo đó phải có những chi tiết mà ngay cả dân chuyên môn trong lãnh vực đó cũng phải ngạc nhiên và thán phục". Ở đây, trong bút ký Tung trăng tung tẩy… trời Tây, sau những chuyến ngao du, nhà báo Lưu Đình Triều cũng đã tìm ra nhiều chi tiết độc đáo. Đọc xong, chắn hẳn nhiều người gật gù: "Ừ, nhà báo đi du lịch có khác".

Khác thế nào?

Trang sách mở ra. Đã mở ra những tháng ngày êm đềm đầy hứng thú của nhà báo Lưu Đình Triều. Dấu vết thân mật, trìu mến đọng lại trong cảm xúc mà anh đã để thể hiện qua từng trang, từng dòng đã mở ra. Mời bạn hãy cùng anh Tung tăng tung tẩy… trời Tây.

Lê Minh Quốc

(9.V.2021)

(nguồn:Tập bút ký Tung tăng tung tẩy... trời Tây (NXB TH TP.HCM - 2021) của LƯU ĐÌNH TRIỀU)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LƯU ĐÌNH TRIỀU: 'Tự kiểm' của một nhà báo nhân ngày 21-6: Viết, từ ghế người đọc


TTO - Nhìn ngắm toà nhà 5 tầng - nơi trú ngụ của hàng trăm học viên thời ấy, dù đã bạc phếch màu vôi, lốm đốm vết ố, nứt đang được sửa chữa, nhưng tôi gần như gặp lại… tôi-của-ngày-xưa-cũ.

1436309924-16240230512661748226449-1624023194107915630746
Nhà báo Lưu Đình Triều trong dịp ra công tác 20 ngày tại Trường Sa

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LƯU ĐÌNH TRIỀU - Cây bút viết báo giàu xúc cảm trưởng thành từ Khoa Báo chí

 

Trưởng thành từ Khoa Báo chí: Cây bút viết báo giàu xúc cảm Lưu Đình Triều

thumb_580_-1587723288312
Là cựu học viên báo chí khoá 3 (1979 – 1984), ra trường cũng đã hơn 30 năm, nhà báo Lưu Đình Triều vẫn là một trong những niềm tự hào của Khoa Báo chí nói riêng và Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói chung bởi những nỗ lực cống hiến hết mình cho sự nghiệp làm báo.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 1 trong tổng số 9

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com