THÔNG TIN CÁ NHÂN Tiêu điểm Lê Minh Quốc

LÊ MINH QUỐC: TỪNG NGÀY BA MẸ THỞ THEO CON

Tung_Ngay_Ba_Me_Tho_Theo_Con_cover_ggg
Link mua sách:
FAHASA:
TIKI:
NHÂN VĂN:
NXB KIM ĐỒNG:

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Họa sĩ Bùi Đức Lâm tặng tranh vẽ gia đình Lê Minh Quốc

290763258_2240009089510611_8730425287147602313_n

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC - VĂN HÓA VIỆT, NHÌN TỪ TIẾNG VIỆT

tin-noi-bat--van-hoa-viet-nhin-tu-tieng-viet
TIN VUI
Dành cho những ai yêu tiếng Việt, muốn tìm về “linh hồn tiếng Việt” và… thích tranh luận về tiếng Việt: đã phát hành bộ sách VĂN HÓA VIỆT, NHÌN TỪ TIẾNG VIỆT (NXB TH TP.HCM - 2021).
Bước đầu tìm hiểu tính cách, tâm lý, văn hóa người Việt qua các chủ đề: Ăn học, Ăn ở, Ăn nói, Cười chơi, Ăn uống, Ăn chơi - thể hiện qua 3 tập, khổ 14x25,5cm:

Dích dắc dập dìu dư dí dỏm - 288 trang, giá bán 115.000 đồng.

Chơi chữ chanh chua chan chát chữ - 304 trang, giá bán 120.000 đồng.

Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo - 320 trang, giá bán 125.000 đồng.

Bạn đọc muốn mua sách liên hệ với NXB TH TP.HCM, ĐT: 028.38256804; Bá Tùng - Đ.T 0909723313.

Trân trọng.
L.M.Q
(27.11.2021)


Lời nói đầu

1.

Có những quyển sách, một khi đã đặt dấu chấm vào cuối câu ở trang cuối cùng, kể như đã có thể thở phào nhẹ nhõm. Tự dưng thấy đầu óc trống rỗng. Bao nhiêu chữ nghĩa trong đầu đã sắp xếp ngay hàng thẳng lối trên trang bản thảo, như người lính đi ra trận. Đi là đi. Mãnh liệt và dứt khoát. Khác với người lính, có thể không về, ngã xuống với cỏ cây làm nên hồn thiêng sông núi; chữ lại quay về. Và sau đó, lại tiếp tục dàn binh bố trận trên trang viết mới.

Cứ thế, lại viết.

Suy nghĩ này, ngay sau khi hoàn thành Văn hóa Việt, nhìn từ tiếng Việt, tất nhiên tôi cũng nghĩ thế. Có điều đây vẫn là bộ sách chưa kết thúc. Vẫn tiếp tục. Vẫn còn viết. Viết thêm nữa. Bởi thừa biết rằng, có những bộ sách một người dù tài ba lỗi lạc đến đâu cũng không thể hoàn thành, phải là công sức đóng góp của nhiều, rất nhiều người. Bộ sách này là một thí dụ. Nói cách khác, đây cũng là một lối “Đánh trống qua cửa nhà sấm”. Không sao cả. Việc làm này được thực hiện do động lực duy nhất: Học tiếng Việt vì tình yêu máu thịt dành cho tiếng Việt.

2.

Xin nói thật lòng, đã từ lâu, tôi nghĩ rằng, đã người Việt nhưng chắc gì chúng ta… đã hiểu tiếng Việt? Có những từ đã sử dụng từ xửa từ xưa, trải dài theo năm tháng, dần dần phai nghĩa, do đó, thế hệ sau khó có thể hiểu trọn vẹn ngữ nghĩa của nó. Tất nhiên rồi, “Thời gian thay đổi tất cả. Không có lý do gì để ngôn ngữ thoát khỏi quy luật phổ biến đó”, nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ Ferdinand de Saussure (1857-1913) đã nói chí lý.

Điều này, ta thấy rất rõ khi đọc thành ngữ, tục ngữ, ca dao - vốn là trí tuệ của dân tộc ta truyền miệng từ đời này qua đời nọ. Trộm nghĩ đó là một cách “giữ của” tốt nhất đã có từ thời dựng nước - giữ nước, chứ không nhất thiết phải thể hiện trên giấy trắng mực đen, bia đá. Đất nước phải luôn đối đầu với nạn ngoại xâm, cha ông ta chọn lối truyền miệng sẽ không một kẻ thù nào có thể tước đoạt hoặc tiêu diệt nổi.

Đồng ý, câu cửa miệng ra đời còn bắt đầu từ ghi nhận, quan sát qua phong tục, lễ nghi, tập quán, đất lề quê thói… và trong quá trình đó, còn thêm yếu tố có thể bắt đầu từ một câu chuyện cụ thể. Sau đó, người ta quên đi câu chuyện đó, hoặc do ngữ nghĩa phai dần, vì thế, cũng câu nói đó nhưng mỗi người hiểu mỗi phách; hoặc có thêm dị bản là thế. Tìm về chất liệu từ câu cửa miệng đã và đang tồn tại, cũng là một hướng quan trọng để ta tiếp cận với văn hóa. Vì lẽ đó, khi viết bộ sách Văn hóa Việt, nhìn từ tiếng Việt, tôi hết sức chú trọng đến lời ăn tiếng nói của người xưa. Khổ nổi, có những từ mà “tôi và chúng ta” đều ngắc ngứ.

Vậy, phải tìm hiểu, giải thích thế nào, hiểu thế nào là đúng?

Với tôi, mày mò tìm hiểu cũng là một lối tự học. Lối tự học này, nếu có tiếng vỗ tay hoan nghênh thì xin hoan hỷ nhận lấy, thêm một niềm vui để tiếp tục đeo đuổi; nếu không, vẫn cứ tiếp tục lầm lũi bước tới, chứ không vì thế nản lòng; nếu có ý kiến tranh luận, lại càng hay, nhờ thế, chúng ta sẽ tiếp cận với ngữ nghĩa của từ này, từ nọ thấu đáo hơn và cũng giúp tôi được dịp học thêm nữa.

Hy vọng là thế bởi cả thảy chúng ta đều có “mẫu số chung”: Tình yêu tiếng mẹ đẻ; và nói như nhà ngôn ngữ Jean Louis Calvet, chúng ta tự ý thức: “Sự sống còn của một ngôn ngữ do chính người nói ngôn ngữ này quyết định”.

3.

Vâng, nghệ thuật sử dụng vốn từ trong giao tiếp lẫn nếp ăn, lối ở, cách mặc, bao giờ cũng phản ánh giá trị văn hóa của dân tộc đó. Vì thế, khi cấu trúc bộ sách Văn hóa Việt, nhìn từ tiếng Việt, tôi chia thành các tập như: Chơi chữ chanh chua chan chát chữ (bàn về ăn, ăn chơi), Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo (bàn về ăn nói, cười chơi), Dích dắc dặt dìu dư dí dỏm (bàn về ăn học, ăn ở),... Thật ra, sự phân chia này, ranh giới của nó mong manh lắm, bởi các lãnh vực trên đều đan xen lẫn nhau, không rạch ròi dứt khoát. Âu cũng chính là một trong những đặc trưng của cách nói “nước đôi/ nước hai” của người Việt. Bên cạnh đó, còn do tôi chọn cách viết theo lối chữ nọ xọ chữ kia, chuyện kia tăm tia chuyện nớ, gặp đâu xâu đó như một cách trò chuyện thân tình, trao đổi thân mật đặng học hỏi lẫn nhau, không ngoài mục đích lôi cuốn người đọc.

Tuy nhiên, xin nhấn mạnh: Bộ sách này không phải là công trình lý thuyết về nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ mà, nó là những cảm nhận, thu thập và trải nghiệm của một nhà thơ, một nhà văn từ thực tế và từ nhiều nguồn từ điển, tự vị... Qua đó, sự học tiếng Việt trong suốt bốn mươi năm làm nghề viết lách đã giúp tôi tích lũy một ít kiến thức nho nhỏ, nay, xin được chia sẻ với đông đảo những ai yêu tiếng Việt, yêu văn hóa Việt. Nghĩ rằng, tôi không hề đơn độc trên hành trình này vì tự nguyện làm người học trò tiếp bước theo các bậc thầy đáng kính nghiên cứu về tiếng Việt đã và đang đi trước...

Sự nghiên cứu này, nói như nhà ngôn học tài ba Cao Xuân Hạo cũng là lúc tìm về “linh hồn tiếng Việt”.

Trong tập sách Tiếng Việt, văn Việt, người Việt (NXB Trẻ - 2001), ông viết: “Cái hồn ấy, cái mà Wilhelm von Humboldt gọi là Volkstum “hồn dân”, và Sprachestum “hồn tiếng” mà người bản ngữ đều mang trong xương tủy, và chỉ có một số cực kỳ ít ỏi những người ngoại quốc sống rất lâu giữa lòng bản ngữ mới có được”. Và ông nhấn mạnh: “Tư duy của loài người là một, nhưng các phương tiện biểu đạt tư duy trong các thứ tiếng lại vô cùng phong phú và đa dạng. Và chính tính đa dạng của ngôn ngữ, cũng như của các lãnh vực khác trong nền văn hóa dân tộc, làm cho sự hội nhập có thể được thực hiện mà không dẫn tới sự đơn điệu tẻ nhạt. Một dân tộc đã đánh mất cái linh hồn nằm sâu trong tiếng mẹ đẻ của nó liệu có thể giữ được cái bản sắc độc đáo trong nền văn hóa dân tộc được không, và từ đó, còn có thể đóng góp được gì vào bức tranh muôn màu của văn hóa nhân loại? Không! Linh hồn của tiếng Việt không hề mất” (tr. 38).

4.

Thiết nghĩ, vào tháng 11.1999, khi UNESCO quyết định công bố: ngày 21.2 hằng năm là Ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ, đây chính là khẳng định về sự bình đẳng ngôn ngữ của mọi dân tộc. Nhân kỷ niệm lần thứ nhất ngày ra đời sự kiện này, tại trụ sở UNESCO đã ghi câu: “Trong dải ngân hà các ngôn ngữ, mỗi từ là một vì sao” - đã được dịch ra 64 thứ tiếng. Tiếp nhận một thông tin lý thú, hẳn chúng ta lại nghe vang vọng câu thơ ghi trên bức tranh của người Maori (New Zealand): Tiếng nói, vật sở hữu quý giá nhất của tôi/ Tiếng nói, vật trìu mến của tôi/ Tiếng nói, vật trang hoàng sáng giá của tôi”. Vâng, không một giá trị vật chất nào có thể sánh bằng.

Và, chúng ta yêu lấy tiếng tiếng Việt/ tiếng ta, tiếng mẹ đẻ là một lẽ tự nhiên đã hình thành ngay từ trong máu thịt, từ lúc cất tiếng khóc oe oe lọt lòng mẹ. Tiếng mẹ đẻ là tài sản quý báu của dân tộc Việt, khi ta giữ lấy và yêu lấy cũng là một cách thể hiện tấm lòng yêu lấy non sông gấm vóc:

Hồn nước nằm trong hồn tiếng Việt

Tiếng ta tự tại tới trường tồn…

LÊ MINH QUỐC

(9.IX. 2021)



LÊ MINH QUỐC

NGHĨ VỀ TIẾNG VIỆT

lắt léo lượn lờ luôn lịch lãm

tiếng ta thanh thoát thiết tha thương

chọn chữ chắt chiu chan chứa chữ

thắm thiết tình ta thấy tỏ tường

ngâm nga nghĩ ngợi, này, ngây ngất

nọ, nghe nằng nặng nước non nhà

nhấn nhá, nhẩn nha, nhâm nhẩm nhớ

ngút ngàn nu nống nối nu na…

văn Việt vỗ về vương với vấn

chống chèo, chững chạc, chẳng choảng, choang

chằng chịt, chung chạ, chêm chặt chịa

vướng víu vòng vo vẫn vững vàng

chơi chữ chanh chua chan chát chữ

ví von văn vẻ vẫn vèo vèo

lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo

rộn ràng, rổn rảng, rập rềnh, reo...

dích dắc dặt dìu dư dí dỏm

cò, báo - cáo, bò; cò - sóc, cóc - sò…

cứng cựa cười cợt cùng cắc cớ

lém lỉnh lái liền, lại líu lo

ngữ nghĩa - nhìn nghiêng, nhoài ngó ngửa

đỉnh đạc đã đời đó đến đây

lung linh, lúng liếng lên lả lướt

nâng niu, niềm nở nước Nam này

dịu dàng, day dứt dùng da diết

nặng nợ ngàn năm núi níu non

hồn nước nằm trong hồn tiếng Việt

tiếng ta tự tại tới trường tồn…

LÊ MINH QUỐC

Chú thích: Bài thơ này in tay gấp 3 quyển sách

CẢM NGHĨ SAU KHI HOÀN THÀNH

BỘ SÁCH VĂN HÓA VIỆT, NHÌN TỪ TIẾNG VIỆT

Từng ngày lầm lũi

Nhẫn nại bền lòng

Đi vào từ điển

Nhặt được gì không?

Đi vào giữa chợ

Tìm thấy tiếng lòng

Lời quê rơm rạ

Gieo trên cánh đồng

Ngàn năm vẫn đượm

Mồ hôi ròng ròng

Se duyên tình tự

Nên vợ thành chồng

Nay vẫn xao xuyến

Hương vị núi sông

Mặc kệ bão giông

Chen âm sắc lạ

Lấn lướt từng ngày

Đau lòng buốt dạ

Vững tin người ơi

Không gì xô ngã

Tiếng Việt mãi còn

Lời ru thong thả

Tục ngữ, ca dao

Như ngô, khoai, sắn

Như lúa như tre…

Suối nguồn vô tận

Như nắng như mưa

Tượng hình sức sống

Ngàn đời nuôi nấng

Linh hồn Việt Nam

L.M.Q


'Giải mã' lúng liếng, trúc trắc… tiếng Việt

tieng-viet1-3102RRR

Đã có nhiều tác phẩm nghiên cứu sâu về tiếng Việt nhưng với bộ sách mới Văn hóa Việt, nhìn từ tiếng Việt do NXB Tổng hợp TP.HCM vừa ấn hành, tác giả Lê Minh Quốc đã khiến độc giả bất ngờ thú vị với những cách “giải mã” tiếng Việt độc đáo, rất riêng của nhà thơ.

Ăn mà lắm chuyện hay

Bộ sách Văn hóa Việt, nhìn từ tiếng Việt gồm 3 tập, mỗi phần tập trung vào 6 vấn đề như: Chơi chữ chanh chua chan chát chữ (bàn về ăn, ăn chơi), Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo (bàn về ăn nói, cười chơi), Dích dắc dặt dìu dư dí dỏm (bàn về ăn học, ăn ở).

Tục ngữ có câu Học ăn, học nói, học gói, học mở hay sau này người đời còn hay nói Con đường ngắn nhất đến trái tim người đàn ông là đi qua dạ dày nên trong văn hóa của người Việt, ẩm thực đóng vai trò rất quan trọng. Nhà nghiên cứu Lê Minh Quốc với vốn sống thực tế và qua nhiều nguồn từ điển, tự vị đã dành nhiều trang sách viết về “chuyện ăn” dưới góc độ ngôn ngữ. Từ một câu trong Chinh phụ ngâm: Miệng hài nhi nhớ bữa mớm cơm, diễn tả cảnh đứa bé còn nhỏ được người mẹ cho ăn dặm, dùng từ “mớm”, tác giả phân tích: “Nhưng cũng từ mớm đó mà “mớm lời” thì lại là xúi cho kẻ khác nói lời mà mình muốn nói”. Tác giả cũng diễn giải nhiều từ ngữ khác quanh chuyện ăn uống: “Lúc bé lớn lên một chút, có thể dùng răng cửa nhấm thức ăn, gọi là “măm”. Một người mẹ bảo con: “Sắp đến giờ đi học rồi. Chần chừ mãi. Có lua nhanh đi không?”, ý muốn bảo con và cơm nhanh vào miệng, ăn cho mau. Thế nhưng, “lua láu” lại là ăn nói hỗn hào, cướp lời, chẳng khác gì nhảy vào miệng người đang nói. Lua nhanh, ăn vội còn gọi là “chèo”. Chèo này là mượn từ động tác Chẳng chèo thì thuyền chẳng đi/Thuyền thì đã nát ván thì long đanh, tức dùng “cây dài, cán tròn, lưỡi giẹp, bản to, quai trên cọc để nạy nước cho thuyền đi tới”, Việt Nam tự điển (1970) giải thích, muốn được thế thì phải chèo liên tục, liền tay, không ngơi nghỉ”. Hay có khi “săn” cũng hàm nghĩa là ăn, trong câu: Chồng người vác giáo săn beo/Chồng em vác đũa săn mèo khắp mâm.

Dân gian có câu Ăn có mời, làm có khiến, nhà nghiên cứu Lê Minh Quốc cho rằng: Ở Huế, các kiểu nhà quan, các gia đình danh gia vọng tộc, khi mời bậc trưởng thượng lại dùng từ “thời”. Hiểu như thế mới rõ nghĩa bài thơ Cái quạt của cụ Nguyễn Khoa Vy: Trong cơn nóng nực ai ai cũng/Thao thức, không thời đố ngủ yên. Với người Bắc, “thời” lại có nghĩa là vật dụng đan bằng tre để nhốt cua, cá. Có người chồng vừa lãnh lương, về nhà bảo với vợ: “Có xúng xính một ít tiền, chiều nay mình đổi bữa đi em”; hoặc chỉ cần nói ra quán; thậm chí Có xúng xính một ít tiền, chiều nay phở (hoặc món gì đó) đi em ắt hiểu là ăn mà lại ăn ngon, ăn tươi hơn mọi ngày, thay đổi khẩu vị cho ngon miệng”…

Một trong những câu ca dao hay nhất, xao xuyến nhất về công ơn của mẹ, theo nhà thơ là: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa/Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương. Thế “cơm búng” là gì? Tác giả giải thích nhiều góc độ: Là “cơm nhai nhuyễn để mớm cho trẻ em khi chưa mọc răng hoặc chưa biết nhai” - Đại từ điển tiếng Việt (1999) giải thích búng còn dùng để chỉ định lượng, chứ không chỉ đề cập đến mỗi tính chất của một vật nào đó. Ông Huình Tịnh Của cho biết: “Cơm nhai một miếng cho vừa miệng con nít”. Có điều khi dùng để chỉ chất lỏng, nếu không dùng từ búng, thí dụ “một búng nước”, ta hoàn toàn có thể đổi qua “một ngụm nước”, tức sức chứa trong miệng đang ngậm lại. Tuy nhiên, búng còn nhiều hàm nghĩa khác, do không hiểu nên đã dẫn đến một số địa danh từ “búng” nhảy sang “bún”. “Chẳng hạn, rạch Búng Bò bị viết sai thành rạch Bún Bò (H.Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long), Búng Xáng bị viết sai thành Bún Xáng (Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ). Sông Sài Gòn, đoạn chảy ngang qua thị xã Thuận An (tỉnh Bình Dương) cũng có chỗ phình rộng ra, gọi là búng nên chợ gần đó cũng gọi chợ Búng, nhưng có người không hiểu nên gọi/viết chợ Bún” (Lê Công Lý, Những vấn đề văn học và ngôn ngữ Nam bộ, NXB ĐH Quốc gia - 2016, tr.1145)…

Về cách gọi tú tài, ông nghè

Từ câu vần vè tếu táo tồn tại ở miền Nam trước năm 1975: Rớt tú tài anh đi trung sĩ/Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con/Bao giờ xong nợ nước non/Anh về anh có Mỹ con, anh bồng buộc nhà nghiên cứu phải đi tìm câu trả lời cho thắc mắc tú tài xuất hiện từ lúc nào trong lịch sử thi cử nước Nam? Sách đã dẫn viết: “Rằng, từ đời nhà Nguyễn, dành cho những người thi đậu qua ba trường (trường nhất, trường nhì, trường ba), tương đương với Sinh đồ đời Lê. Suy ra câu thành ngữ Sinh đồ ba quan ra đời trong thời điểm này”.


Tuy nhiên, ngoài cách gọi về tú tài vẫn có một số cách gọi khác dành cho sĩ tử ngày trước. Tập Dích dắc dặt dìu dư dí dỏm kể: “Trong thi ca trào phúng miền Nam, ở Vĩnh Long có nhà thơ Đỗ Minh Tâm được gọi Nhiêu Tâm. Vậy, nhiêu là gì, do đâu? Dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1563 - 1635) ở Đàng Trong, để tìm nhân tài, ngài cho mở những khoa thi tuyển gọi là Xuân thiên quận thí - chỉ diễn ra một ngày ở các trấn, quận - người thi đậu gọi là Nhiêu học, được miễn thuế 5 năm. Ông Đỗ Minh Tâm thi đậu và được gọi Nhiêu Tâm là vậy. Nhiêu, có nghĩa là miễn, trừ tạp dịch”.

Còn danh hiệu ông nghè thì sao và dù không đỗ tiến sĩ tại sao cũng gọi là nghè? Nhà nghiên cứu Lê Minh Quốc trích dẫn từ Lược khảo về khoa cử Việt Nam của nhà thư mục học Trần Văn Giáp giải thích: “Bây giờ, ai viết chữ tốt được bổ làm bút thiếp ở Hàn lâm cũng gọi là cậu nghè, nghĩa là lấy tiếng công mà thay vào tiếng tư”. Vì vậy mà hiện nay tại TP.HCM có cầu Thị Nghè - do vợ của chánh thống Cai cơ Nguyễn Cửu Vân dựng nên. Dù không đậu tiến sĩ nhưng ông Vân vẫn được gọi nghè. Do đó, vợ của ông được “ăn theo” cách gọi bà nghè/thị nghè là vậy”.

Nhưng vì sao vẫn dùng từ nghè để chỉ tiến sĩ? Thì ra năm 1942, khi viết tập Bút nghiên, nhà văn Chu Thiên có giải thích: “Ở trong cung điện nhà vua, cái điện nào cũng có mái chạy dài ra hẳn quá sân, để che mưa che nắng cho các đại thần cao cấp. Các tiến sĩ vào Đình thí phải đứng ở đấy, tức là tiến lên vua rồi, cho nên gọi gộp là các ông nghè”. Còn Việt Nam tự điển (1931) cho biết từ nghè dùng để chỉ tiến sĩ xuất hiện từ thời nhà Lê. “Đọc lại Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, ta xác định chi tiết trên là đúng. Vì cũng theo Trần Văn Giáp: “Nghè tức là dinh thự dân phải làm như miếu, đền… Chỉ có ông tiến sĩ là được có nhà của dân làm cho mà dân đốc thúc, thế cho nên mới gọi là ông nghè. Phương ngôn hãy còn có câu: Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng - cách giải thích này hoàn toàn hợp lý”, tác giả Lê Minh Quốc đúc kết sau khi tìm hiểu về khoa Đông các mà Phạm Đình Hổ cho biết chi tiết quan trọng này trong Vũ trung tùy bút.

Ngoài ra, tác giả cũng còn đặt vấn đề “sốc” như tại sao Hà Nội đặt tên phố Lò Sũ, trong khi đó nếu viết đúng chính tả phải là Lò Xũ; hoặc phải nói “xôi kinh”, chứ không phải “nấu sử sôi kinh”… Càng đọc, càng thấy nhiều gợi mở mà tác giả cho biết rất lấy làm hoan hỉ nếu có thêm nhiều ý kiến tranh luận - nói như nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo, cũng là lúc chúng ta cùng tìm về “linh hồn tiếng Việt”.

LÊ CÔNG SƠN

(nguồn: Báo Thanh Niên ngày 03/12/20210)


DULUAN-VE-BO-SACH-vhv_n

“Văn hóa Việt, nhìn từ tiếng Việt” của Lê Minh Quốc

Sau khi phát hành tập biên khảo Dấu ấn khơi dòng văn hóa Việt tạo được tiếng vang trong dư luận, nay, NXB TH TP.HCM vừa tiếp tục ấn hành bộ sách Văn hóa Việt, nhìn từ tiếng Việt cũng của nhà thơ Lê Minh Quốc.

Hẳn chúng ta đều biết, nghệ thuật sử dụng vốn từ trong giao tiếp lẫn nếp ăn, lối ở, cách mặc, bao giờ cũng phản ánh giá trị văn hóa của dân tộc đó. Vậy, trường hợp của tiếng Việt như thế nào đối với dân tộc Việt? Về vấn đề này, nhà thơ Lê Minh Quốc đã nói rõ trong Lời nói đầu: “Có những bộ sách mà một người dù tài ba lỗi lạc đến đâu cũng không thể hoàn thành, phải là công sức đóng góp của nhiều, rất nhiều người. Bộ sách này là một thí dụ. Nói cách khác, đây cũng là một lối “Đánh trống qua cửa nhà sấm”. Không sao cả. Việc làm này được thực hiện do động lực duy nhất: Học tiếng Việt vì tình yêu máu thịt dành cho tiếng Việt”.

Theo nghiên cứu của Lê Minh Quốc, hầu hết các hoạt động văn hóa của người Việt đều gắn liền với từ “ăn”. Do đó, ở bộ sách 3 tập này, ông đã bố cục như sau: Dích dắc dập dìu dư dí dỏm (bàn về ăn học, ăn ở), Chơi chữ chanh chua chan chát chữ (bàn về ăn, ăn chơi), Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo (bàn về ăn nói, cười chơi). Tất nhiên sự phân chia này, chỉ có tính cách tương đối, khó có thể phân biệt rạch ròi.

Khi tìm hiểu và phân tích ngữ nghĩa về tiếng Việt ở góc độ văn hóa, Lê Minh Quốc đã vận dụng khá nhiều ca dao, tục ngữ, các câu chuyện lịch sử, và ông mong muốn sau khi đọc, bạn đọc vui lòng tranh luận, phản biện, góp ý để bộ sách hoàn thiện hơn nữa. Và, theo ông: “Hy vọng là thế bởi cả thảy chúng ta đều có “mẫu số chung”: Tình yêu tiếng mẹ đẻ; và nói như nhà ngôn ngữ Jean Louis Calvet, chúng ta tự ý thức: “Sự sống còn của một ngôn ngữ do chính người nói ngôn ngữ này quyết định”.

Được biết, sau 3 tập này, công trình nghiên cứu Văn hóa Việt, nhìn từ tiếng Việt, hiện nay, nhà thơ Lê Minh Quốc vẫn tiếp tục và sẽ còn in những tập tiếp theo nữa.

Anh Ngọc

(nguồn: Báo Công An TP.HCM ngày 7.12.2021)


Nhẩn nha, nhâm nhi, nhấm nháp cùng Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt

le-minh-quoc-1-8950anh-THN


(Ngày Nay) - Trải qua hơn 40 năm sống cùng tiếng Việt bằng nghề báo, nghề văn, viết sách, nhà thơ Lê Minh Quốc vừa trình làng bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt với 3 cuốn: Dích dắc dặt dìu dư dí dỏm; Chơi chữ chanh chua chan chát chữ; Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo do NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành.
‘Dấu ấn khơi dòng văn hóa Việt’ - công trình đồ sộ và thú vị của Nhà thơ Lê Minh Quốc

Nhà thơ Lê Minh Quốc cho biết anh biên soạn bộ sách này xuất phát từ tình yêu tiếng mẹ đẻ và tình yêu đó sẽ không dừng lại chỉ ở một vài cuốn sách.
Nhẩn nha, nhâm nhi, nhấm nháp cùng Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt ảnh 1

Nhà thơ Lê Minh Quốc vừa trình làng bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt.

Tuy chia Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt thành 3 phần cho lần ấn hành này nhưng ranh giới từng phần khá mờ - như tác giả thừa nhận. Điều này cũng đúng vì mỗi từ trong tiếng Việt đều bình đẳng như nhau nên các sự phân chia cũng mang tính tương đối. Chẳng thế mà năm 1999 UNESCO đã quyết định chọn ngày 21/2 hàng năm làm Ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ và nhân dịp kỷ niệm 1 năm ra đời sự kiện này, tại trụ sở UNESCO đã ghi câu: “Trong dải ngân hà các ngôn ngữ, mỗi từ là một vì sao”.

Những vì sao ấy có tỏa sáng hay không phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình. Tiếng Việt thêm sáng, đẹp rất cần ý thức dùng tiếng Việt cho đúng trong mọi hoàn cảnh, ấy là giữ gìn “linh hồn tiếng Việt” như cách gọi của nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo. Thế nhưng hiện nay nhiều nơi, nhiều người dùng tiếng Việt rất tùy tiện theo cách hiểu của họ khiến từ bị dùng sai, thậm chí là biến dạng, méo mó. Hiểu sai tiếng Việt cũng là hiểu sai văn hóa Việt.

Trong Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt, Lê Minh Quốc đã đặt rất nhiều câu hỏi và tự tìm câu trả lời nhằm làm sáng, đẹp hơn ngữ nghĩa của nhiều từ, nhiều câu rất quen thuộc được dùng trong đời sống hàng ngày. Trước tiếng Việt, Lê Minh Quốc đã đặt mình vào vị trí của một đứa bé thấy gì cũng lạ nên luôn hỏi “tại sao?”.

Trong cuốn Chơi chữ chanh chua chan chát chữ, tác giả đã dành khoảng nửa cuốn sách để viết từ “ăn”: Ngẫu hứng cùng “nghệ thuật” ăn, Buồn tình nghĩ tới chuyện… ăn, Nhìn bếp thấy… ông Táo, Ăn từ… tiếng rao, Ăn từ… trang sách, Miệng nhai cơm búng, Có oản em phụ tình xôi, Ăn như xáng múc, Trách cá trã keng bù nêm muối, Nhai cơm nhớ phở, ngậm ngùi nhơi cơm, Ăn bánh vẽ bạc lẽ vẽ sứa…Rõ ràng “ăn” cũng chính là văn hóa của một dân tộc không chỉ thể hiện trong các món ăn mà còn biểu hiện rất rõ qua ngôn ngữ.
Nhẩn nha, nhâm nhi, nhấm nháp cùng Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt ảnh 2
Lê Minh Quốc đã đặt rất nhiều câu hỏi và tự tìm câu trả lời nhằm làm sáng, đẹp hơn ngữ nghĩa của nhiều từ, nhiều câu rất quen thuộc được dùng trong đời sống hàng ngày...

Xin khẳng định Lê Minh Quốc không phải là một nhà ngôn ngữ học có học hàm, học vị, anh cũng không phải là nhà nghiên cứu văn hóa chuyên sâu. Lê Minh Quốc chỉ là một người Việt như trăm triệu người Việt khác yêu tiếng mẹ đẻ và từ công việc sử dụng tiếng Việt hàng ngày anh đã nhận thấy văn hóa Việt được chuyển tải trong tiếng Việt.

Như đã nói, Lê Minh Quốc đặt anh vào vị trí của trẻ nhỏ với các nhãn quan của trẻ thơ thấy, nghe gì cũng hỏi. Nếu không nhìn, nghe như trẻ thơ thì không cần phải hỏi và mặc nhiên sự tồn tại của rất nhiều vấn đề trong tiếng Việt và văn hóa Việt là vốn dĩ đã đúng. Nhưng vốn dĩ đã đúng như đang tồn tại hay cái đang tồn tại là sai?

Ở Hà Nội có phố Lò Sũ mặc nhiên tồn tại trên đường phố, trong sách vở giấy tờ và trên cả bản đồ số. Thế nhưng “Sũ hay xũ” mới đúng và tại sao đúng? Rồi thì “Nấu sử xôi kinh hay sôi kinh?”, “Khớp hay khốp, kiêu hay kiệu”, “Ăn nói theo lối người Nam” là sao?, “Chém gió” méo mó tiếng Việt thế nào?... đều được Lê Minh Quốc trả lời trong 3 tâp sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt.

Lê Minh Quốc tìm câu trả lời ở đâu? Xin thưa, không đâu ngoài sách vở và những trải nghiệm hàng ngày qua tiếng Việt. Để viết được 3 cuốn sách này, tác giả phải đọc và chắt lọc từ rất nhiều sách báo xưa nay và từ những lắng nghe, ghi chép của riêng anh. Có thể nói, Lê Minh Quốc đã làm giúp phần đọc sách báo cho nhiều người thiếu thời gian trong việc tìm câu trả lời cho một hay nhiều thắc mắc của mình về một từ, một câu hay một vấn đề văn hóa nào đó thông qua bộ sách này.

Tiếng Việt đã chuyển tải văn hóa Việt trong hành trình hình thành một quốc gia, dân tộc. Tìm hiểu tiếng Việt để thêm yêu tiếng mẹ đẻ cũng là yêu văn hóa nước mình cũng rất cần thời gian để “trầm tích”. Lê Minh Quốc mất hơn 40 năm để “trầm tích” trong giới hạn của đời người và anh nhận ra giới hạn đó sẽ không tránh khỏi sai sót nên rất mong bạn đọc bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt đóng góp thêm.

Nếu bạn chưa có bộ sách này trên tay thì hãy mua ngay, nếu đã có rồi vậy thì hãy “nhẩn nha, nhâm nhi, nhấm nháp” cùng Lê Minh Quốc về nhiều câu chuyện Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt có thể bạn chưa biết hoặc đã biết rồi nhưng lại lãng quên.

Trần Hoàng Nhân

(nguồn: Báo Ngày Nay 9.12.2021/

https://ngaynay.vn/nhan-nha-nham-nhi-nham-nhap-cung-van-hoa-viet-nhin-tu-tieng-viet-post115894.html?fbclid=IwAR1CN64jt_yC6M-J7xfJwPbF8JOWBJyD0OIB_2C-f0MLb1hGIUJOxTBoQPc




Sức cuốn hút kỳ thú của tiếng Việt

van-hoa-viet-nhin-tu-tieng-viet-1RRRR

Nhà thơ, nhà báo Lê Minh Quốc vừa cho ra mắt bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt (NXB Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh) mà anh gọi là kết quả của 'một lối tự học'. Dịp này, tác giả dành cho Tuổi Trẻ một cuộc trao đổi thú vị.

Người Việt có thể chơi chữ với bất kỳ "mẫu tự" nào

* Bộ sách khá dày. Gồm ba tập. Mỗi tập trên dưới 80.000 chữ! Thế mà anh lại còn... "dọa" mọi người trong Lời nói đầu: "Có điều đây vẫn là bộ sách chưa kết thúc. Vẫn tiếp tục. Vẫn còn viết. Viết thêm nữa"!

- Ngay từ thời đi bộ đội rồi mãi đến nay, khi đi đến chỗ đông người, bao giờ trong túi áo tôi cũng có cuốn sổ nhỏ và cây bút.

Đó là thói quen đặng kịp thời ghi lại từ mới, cách nói mới mà mình nhặt nhạnh lúc tình cờ nghe được.

Sau này, khi báo Tuổi Trẻ Cười chọn tôi đứng chuyên mục "Lắt léo chữ nghĩa" (năm 2015), tôi bắt đầu chính thức đem vốn từ đó sử dụng dần. Như thế vẫn chưa đủ. Phải kể đến các nguồn từ điển, tự vị xưa nay mà tôi đã nhọc công sưu tập.

Như thế vẫn chưa đủ. Thỉnh thoảng, tôi còn vào các trang mạng xã hội, tìm xem hiện nay có từ gì mới được sử dụng để học hỏi thêm. Kể cả đọc lại tác phẩm văn học trước đây, để xem thời đó các nhà văn đã sử dụng những từ gì mà nay ít ai còn nhớ đến.

Có thể nói, với tôi, đây là một quá trình tự học, dần dà tôi càng bị cuốn hút theo sự kỳ thú của tiếng Việt.

* Vừa là nhà thơ, nhà báo vừa làm công việc biên khảo, anh không chỉ đọc mà còn có hơn 40 năm viết lách nữa. Điều gì khiến anh tâm đắc nhất khi đi cùng năm tháng với sự cuốn hút đó?

- Qua việc tự học này, với tôi bất kỳ từ nào mà mình tìm hiểu và giải thích được cũng lấy làm tâm đắc.

Thí dụ, tôi đã học được hàng trăm từ qua các câu cửa miệng như "Làm trai chớ hề bầu chủ, làm gái chớ làm mụ dầu", "Con mày không bằng con bòi", "Mép thợ ngôi"...

Hoặc câu thơ của Nguyễn Bính: "Mặt hồ vừa đúc khối tiền sen/ Bươm bướm đông như đám rước đèn"...

Thế thì, những "mụ dầu" đó, "con mày" đó, "thợ ngôi" đó, "tiền sen" đó... nghĩa là gì? Hàng loạt câu hỏi tương tự được đặt ra và sẽ được giải thích trong bộ sách này. Tôi tin rằng khi đọc, bạn đọc sẽ cực kỳ thú vị.

* Rất nhiều sách bàn về tiếng Việt không dễ đọc chút nào. Ngay như tựa đề của từng tập sách cũng khiến bạn đọc đôi chút... hoang mang.

- Tôi chọn cách viết theo lối "gặp đâu xâu đó, chữ nọ xọ chữ kia, chuyện kia tăm tia chuyện nớ", như một cách trò chuyện thân tình, trao đổi thân mật, học hỏi lẫn nhau, không ngoài mục đích lôi cuốn người đọc.

Khi đặt tên sách theo lối không "đụng hàng", ngụ ý chia sẻ rằng người Việt có thể chơi chữ với bất kỳ "mẫu tự" nào. Há chẳng phải là một phần của lối lắt léo trìu mến, cái cắc cớ thân thương của tiếng Việt đấy sao?

Không cớ gì khi bàn về tiếng Việt, người Việt lại gây khó cho nhau, khiến người đọc cảm thấy khô khan, thậm chí khó hiểu và không hào hứng góp thêm câu chuyện cho rôm rả?

Do vậy trong bộ sách này, chẳng có tập nào sau, tập nào trước; chẳng có bài nào trước, bài nào sau. Các bài đều hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Khó có thể phân biệt một cách chi li, cụ thể. Toàn bộ các bài viết, tôi chọn theo lối thể hiện "lan man" như thế.

Sức cuốn hút kỳ thú của tiếng Việt - Ảnh 2.

Nhà thơ, nhà báo Lê Minh Quốc

Lời ăn tiếng nói của người Việt tinh tế, khéo léo và gợi cảm; phong phú, đa dạng và không "đóng khung" trong một "công thức" máy móc, cố định nào cả.

Mong nhiều người tìm về hồn tiếng Việt

* Bàn về văn hóa là một công việc không hề đơn giản. Vì văn hóa vốn phức tạp, đa diện, nhiều tầng... Có người so sánh với công việc của người khai thác quặng mỏ. Vậy đâu là phần đào quặng (sưu tập, thống kê...), đâu là phần sàng lọc (phân loại, hệ thống hóa...) và đâu là phần tinh luyện (phát hiện, khái quát hóa những vấn đề có tính quy luật) của tác giả trong công trình này?

- Từ bộ sách này và những gì đang tiếp tục viết, tôi bước đầu nhận ra rằng:

1. Cùng một sự vật/sự việc nhưng người Việt mỗi thời có cách nói, cách diễn đạt và dùng từ khác nhau. Có nhiều từ dần dần đi vào lãng quên, có còn chăng là ở ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Thí dụ, thành ngữ "Bẻ no mà đếm", ta hiểu thế nào cho đúng? "No" từ thời Alexandre de Rhodes (1651) đến thời Việt Nam tự điển (Khai Trí Tiến Đức, 1931) và hiện nay đã khác nhau xa lắm.

2. Sự thay đổi này khiến ta gặp lại cũng từ ngữ đó nhưng nay mỗi người hiểu mỗi phách; hoặc do không hiểu nên người đương thời đã thay bằng từ khác, dẫn đến "dị bản" là lẽ tất nhiên. Thí dụ, "Vênh váo như bố vợ cậu ấm" hay "Vênh váo như bố vợ phải đấm"; "Làm cách sạch ruột" hay "Làm khách sạch ruột"?...

3. Thành ngữ, tục ngữ ra đời gắn với phong tục, tập quán, nghi lễ, quy chế nhà nước... Và khi các hoạt động đó không còn nữa thì tự thân những câu cửa miệng đó cũng đi vào quên lãng. Vậy, khi ta tìm về chúng, chính là lúc ta tìm về và hiểu được nét văn hóa của một thời đã qua.

4. Từ lời ăn tiếng nói thể hiện qua câu cửa miệng, ta dễ dàng nhận ra tính chất "nước đôi" của người Việt. Cách nói nước đôi này, ông cha ta từng bảo: "Làm trai cứ nước hai mà nói". Nhìn rộng ra là cả nghệ thuật trong giữ nước và dựng nước đấy chứ? Hiểu như thế, vì tôi luôn nghĩ câu cửa miệng có tính khái quát ở mức độ cao, chứ không bó gọn trong một sự việc cụ thể.

Sức sống của nó chính là ở đó. Cách nói này, theo tôi, người Việt mình còn sử dụng cực kỳ hiểm/hiểm hóc trong nghệ thuật phê phán, châm biếm. Chính vì thế, tìm về tiếng cười của người Việt, ta sẽ thấy thiên hình vạn trạng, đa thanh đa sắc, biến hóa khôn lường...

Cũng xin thưa, một vài "gạch đầu dòng" này, có thể nhiều người cho rằng chẳng có gì là "mới mẻ", là "phát hiện". Nhưng với tôi là những gì rút ra từ cả quá trình tự học, nay chia sẻ lại, chứ không có gì khác.

* Trở lại câu chuyện, vì sao anh nói: "Đây là bộ sách vẫn chưa kết thúc"?

- Tôi luôn nghĩ rằng công việc của mình không hề đơn độc, vì rằng một khi bàn về tiếng Việt, đó cũng là mối quan tâm của nhiều người. Điều mong mỏi nhất mà tôi luôn nghĩ đến là ngày sẽ có thêm nhiều người cũng làm công việc như mình.

Tất nhiên, ngoài vốn sống, chúng ta còn có thể nhờ cậy đến các bậc thầy đã đi trước chính là các nguồn tài liệu và nhất là một tình yêu vô bờ bến dành cho tiếng Việt. Tình yêu này, chính động lực để ta có thể - nói như nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo là tìm về "linh hồn tiếng Việt" của chúng ta!

Vị trí thượng thừa của chữ "ăn"

* Bộ sách góp "vốn liếng" gì cho bạn đọc qua từng trang sách theo anh?

- Nếu đọc kỹ, ta sẽ thấy nội dung sách xoay quanh một chữ "ăn": Dích dắc dập dìu dư dí dỏm - bàn về ăn học, ăn ở; Chơi chữ chanh chua chan chát chữ - bàn về ăn uống, ăn chơi; Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo - bàn về ăn nói, cười chơi. Tất nhiên sự phân chia này, chỉ có tính cách tương đối, không thể tách bạch rạch ròi.

Theo những gì đã khảo sát, tôi mạo muội nghĩ: "Ăn" là một từ có vị trí độc đáo, đặc biệt, "thượng thừa", "cao thủ" trong trùng trùng điệp điệp vốn từ tiếng Việt xưa nay, nó đã chi phối, quán xuyến sinh hoạt, thậm chí tính cách của dân tộc ta.

* Đó là lý do của vấn đề "văn hóa nhìn từ tiếng Việt"?

- Ý tôi là, khi đọc bộ sách Văn hóa Việt, nhìn từ tiếng Việt, bạn đọc sẽ tham khảo thêm ít nhiều những câu chuyện lịch sử, xã hội, văn học, chính trị... liên quan đến từ ngữ nào đó.

Điều này có lợi ở chỗ, ta thấy rằng một từ đã xuất hiện không chỉ là một "xác chữ", nó còn gắn bó với đời sống sinh hoạt một thời/nhiều thời của cư dân vùng miền đó. Nếu không biết thấu đáo, ta sẽ không cảm nhận hết "phần hồn" của từ đó.

DUYÊN TRƯỜNG thực hiện

(nguồn: Báo Tuổi Trẻ ra ngày 12/12/2021)


"Văn hóa Việt nhìn từ Tiếng Việt"- Bộ sách về văn hóa của nhà thơ Lê Minh Quốc


(Tổ Quốc) - Bộ sách "Văn hóa Việt nhìn từ Tiếng Việt" không phải là công trình lý thuyết về nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ mà nó là những cảm nhận, thu thập và trải nghiệm của nhà thơ - nhà văn Lê Minh Quốc khởi đi từ thực tế tìm tòi và từ nhiều nguồn từ điển, tự vị...

"Sự sống còn của một ngôn ngữ do chính người nói ngôn ngữ này quyết định"- nhà ngôn ngữ Jean Louis Calvet đã nói như vậy. Vào tháng 11.1999, khi UNESCO quyết định công bố: Ngày 21/02 hằng năm là Ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ, đây chính là khẳng định về sự bình đẳng ngôn ngữ của mọi dân tộc.

Nhân kỷ niệm lần thứ nhất ngày ra đời sự kiện này, tại trụ sở UNESCO đã ghi câu: "Trong dải ngân hà các ngôn ngữ, mỗi từ là một vì sao" - đã được dịch ra 64 thứ tiếng. Hơn thế nữa, nghệ thuật sử dụng vốn từ trong giao tiếp lẫn nếp ăn, lối ở, cách mặc, bao giờ cũng phản ánh giá trị văn hóa của dân tộc đó. Gần như tất cả chúng ta đều có "mẫu số chung" với tình yêu tiếng mẹ đẻ - ngôn ngữ đầy tự hào của dân tộc Việt Nam. Tác giả Lê Minh Quốc cùng với sự học tiếng Việt cũng dùng hơn 40 làm nghề viết lách, mày mò, nghiên cứu thêm nhiều ngữ nghĩa đa tầng xoay quanh ngôn ngữ tiếng Việt trong bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt vừa được Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM ấn hành tháng 12/2021.

Sự nghiên cứu này, nói như nhà ngôn ngữ học tài ba Cao Xuân Hạo cũng là lúc tìm về "linh hồn tiếng Việt. Trong tập sách Tiếng Việt, văn Việt, người Việt (Nxb Trẻ, 2001), nhấn mạnh: "Tư duy của loài người là một, nhưng các phương tiện biểu đạt tư duy trong các thứ tiếng lại vô cùng phong phú và đa dạng… Một dân tộc đã đánh mất cái linh hồn nằm sâu trong tiếng mẹ đẻ của nó liệu có thể giữ được cái bản sắc độc đáo trong nền văn hóa dân tộc được không, và từ đó, còn có thể đóng góp được gì vào bức tranh muôn màu của văn hóa nhân loại? Không! Linh hồn của tiếng Việt không hề mất".

Bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ Tiếng Việt không phải là công trình lý thuyết về nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ mà, nó là những cảm nhận, thu thập và trải nghiệm của nhà thơ - nhà văn Lê Minh Quốc khởi đi từ thực tế tìm tòi và từ nhiều nguồn từ điển, tự vị...

Văn hóa Việt nhìn từ Tiếng Việt được chia thành ba tập: Chơi chữ chanh chua chan chát chữ, Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo, Dích dắc dặt dìu dư dí dỏm không sắp xếp theo hệ thống ký thường thấy mà đan xen nhiều điển tích, cách dụng chữ từ xưa đến nay, phong phú ẩm thực Việt, phong tục tập quán, thói hư tật xấu… như một cách cởi mở để xâu chuỗi nhiều câu chuyện trong tập sách thú vị này.

Từ những điển tích hay truy nguyên nguồn gốc câu chuyện như: Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng Tổng; I cụt, y dài, y cà lết, y cờ rết; Song lang hay song loan; Nấu sử xôi kinh hay sôi kinh?; Mút mùa "Lệ Thủy" hay mút mùa "lệ thủy"; Vân vân và mây mây v.v..; Chém gió méo mó tiếng Việt; Từ chơi "phây" đến chơi "ba que xỏ lá"; Biến bi thành hài…

Ngôn ngữ trong ẩm thực như: Ngẫu hứng cùng nghệ thuật ăn; Buồn tình, nghĩ tới… chuyện ăn, Ăn từ… tiếng rao, Ăn từ… trang sách; Miệng nhai cơm búng; Rượu hồng đào trút nhào vô nhạo; Từ "trà phe" đến "bia bọt"; Trâu giật, lợn mẹt, gà mâm…

Ví von về thói hư, ăn chơi trăng hoa, thiếu đi sự chung thủy như: Ghen rồi… đánh ghen; Chim chuột phen này... vồ lấy cống; Của còn chung chạ của…; Chơi bợm, bải; Bồ bịch qua bị bầu…; Nhảy đầm nhảy đực…

Bên cạnh đó, tác giả còn giải nghĩa thêm những tập tục Lễ - Tết hay thưởng thức nghệ thuật như: Ăn Tết với nhau, rủ nhau đụng lợn; Nhìn bếp… thấy ông Táo; Lạm bàn chuyện đánh Cọp; Chơi hô lô tô; Dí dỏm như hô bài chòi; Chơi trống quan, lan man ca trù; Xem chèo, qua… hề chèo; Xem tuồng đồ, nghĩ về đồ; Bàn phiếm về hát bội, nhưng…

Động lực duy nhất để tác giả Lê Minh Quốc hoàn thành bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt là sự miệt mài học tiếng Việt và vì tình yêu máu thịt dành cho tiếng Việt. Có điều đây vẫn là bộ sách chưa thể kết thúc.

Tác giả cho hay, anh sẽ vẫn tiếp tục viết, viết thêm nữa. Bởi còn quá nhiều đề tài thú vị và tiếng Việt lại vô cùng phong phú, phong cách dùng từ cũng đa tầng đa nghĩa biến chuyển theo không gian và thời gian. Dù cho trăm năm hay ngàn năm sau đi chăng nữa, làm sao có thể quên được những từ ngữ hay tiếng nói tha thiết quen thuộc từ khi lọt lòng mẹ.
"Văn hóa Việt nhìn từ Tiếng Việt"- Bộ sách về văn hóa của nhà thơ Lê Minh Quốc - Ảnh 2.

Nhà thơ Lê Minh Quốc và con gái với bộ sách

Anh Lê Minh Quốc chia sẻ: "Xin nói thật lòng, đã từ lâu, tôi nghĩ rằng, đã người Việt nhưng chắc gì chúng ta... đã hiểu tiếng Việt? Có những từ đã sử dụng từ xửa từ xưa, trải dài theo năm tháng, dần dần phai nghĩa, do đó, thế hệ sau khó có thể hiểu trọn vẹn ngữ nghĩa của nó. Điều này, ta thấy rất rõ khi đọc thành ngữ, tục ngữ, ca đao - vốn là trí tuệ của dân tộc ta truyền miệng từ đời này qua đời nọ. Trộm nghĩ đó là một cách "giữ của" tốt nhất đã có từ thời dựng nước - giữ nước, chứ không nhất thiết phải thể hiện trên giấy trắng mực đen, bia đá.

Đất nước phải luôn đối đầu với nạn ngoại xâm, cha ông ta chọn lối truyền miệng sẽ không một kẻ thù nào có thể tước đoạt hoặc tiêu diệt nổi. Đồng ý, câu cửa miệng ra đời còn bắt đầu từ ghi nhận, quan sát qua phong tục, lễ nghi, tập quán, đất lề quê thói... và trong quá trình đó, còn thêm yếu tố có thể bắt đầu từ một câu chuyện cụ thể. Sau đó, người ta quên đi câu chuyện đó, hoặc do ngữ nghĩa phai dần, vì thế, cũng câu nói đó nhưng mỗi người hiểu mỗi phách; hoặc có thêm dị bản là thế. Tìm về chất liệu từ câu cửa miệng đã và đang tồn tại, cũng là một hướng quan trọng để ta tiếp cận với văn hóa.

Vì lẽ đó, khi viết bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt, tôi hết sức chú trọng đến lời ăn tiếng nói của người xưa. Khổ nỗi, có những từ mà "tôi và chúng ta" đều ngắc ngứ".

Và, chúng ta yêu lấy tiếng tiếng Việt/ tiếng ta, tiếng mẹ đẻ là một lẽ tự nhiên đã hình thành ngay từ trong máu thịt, từ lúc cất tiếng khóc oe oe lọt lòng mẹ. Tiếng mẹ đẻ là tài sản quý báu của dân tộc Việt, khi ta giữ lấy và yêu lấy cũng là một cách: thể hiện tấm lòng yêu lấy non sông gấm vóc: "Dịu dàng, day dứt dùng da diết/ Nặng nợ ngàn năm níu núi non/ Hồn nước nằm trong hồn tiếng Việt/ Tiếng ta tự tại tới trường tồn...".

Phương Anh

(nguồn: Báo Tổ Quốc ngày 14/12/2021)

Đọc Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt của Lê Minh Quốc


“Chọn chữ chắt chiu chan chứa chữ/ thắm thiết tình ta thấy tỏ tường” - hai câu thơ thể hiện nỗ lực đầy tâm huyết và đáng trọng của nhà thơ - nhà văn và cũng là nhà báo Lê Minh Quốc khi anh cho ra đời bộ sách gồm 3 quyển Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt (NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành tháng 12-2021).

Tác giả Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt giao lưu trong chương trình Vui sống mỗi ngày (VTV)

bao-dong-nai-van-hoa-viet-nhin-tu-tieg-vietRR

“Tiếng Việt mãi còn

Lời ru thong thả

Tục ngữ, ca dao

Như ngô, khoai, sắn

Như lúa như tre…

Suối nguồn vô tận

Như nắng như mưa

Tượng hình sức sống

Ngàn đời nuôi nấng

Linh hồn Việt Nam”.

Trích thơ LÊ MINH QUỐC

Bạn đọc cầm trên tay Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt dễ dàng nhận ra bộ sách chứa nhiều thu thập, tìm tòi, ghi nhận và sự “trải nghiệm con chữ” vừa sâu, vừa rộng của nhà văn Lê Minh Quốc. Chị Lê Khanh - người từng thực hiện luận văn thạc sĩ Ngữ văn “Đặc điểm tản văn Lê Minh Quốc” (Trường đại học Vinh - 2020) khi đọc bộ sách Văn hóa Việt, nhìn từ tiếng Việt đã bày tỏ rằng tác giả Lê Minh Quốc là một người góp phần “gìn giữ linh hồn văn hóa Việt bằng ngôn ngữ”.

* Ly kỳ ngôn ngữ Việt

Lê Minh Quốc khiêm cung nói bộ sách vừa ra đời của ông “không phải là công trình lý thuyết về nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ mà nó là những cảm nhận, thu thập và trải nghiệm của một nhà thơ, nhà văn từ thực tế và từ nhiều nguồn từ điển, tự vị…”. Được chia thành 3 tập: “Chơi chữ chanh chua chan chát chữ”, “Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo”, “Dích dắc dặt dìu dư dí dỏm”, bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt trình bày những nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt với đa tầng ngữ nghĩa hết sức thú vị, độc đáo, thậm chí “ly kỳ” của tác giả Lê Minh Quốc sau hơn 40 năm ông gắn bó với nghiệp chữ nghĩa, văn thơ.

Nói “ly kỳ” là vì tác giả đã nhọc công tìm kiếm, sưu tra, chắt lọc, trình bày vô số những điển tích từ ngữ, cách sử dụng nói và viết tiếng Việt từ cổ chí kim, phong tục tập quán vùng miền, trong sinh hoạt giao tiếp thường ngày, từ thi cử đến chợ búa, từ môi trường ca dao tục ngữ đến ẩm thực, ăn ở và cả… thói hư tật xấu.

Bằng sự cởi mở, phóng khoáng, không phân biệt vùng miền, trân trọng mọi địa phương, phương ngữ, con người Việt Nam, tác giả Lê Minh Quốc mang đến cho người đọc một “bàn tiệc thịnh soạn” với từng “món ngon” câu chuyện về từ ngữ tiếng Việt được xâu chuỗi bởi bàn tay của một “đầu bếp” tinh tế, lành nghề.

* Hiểu và yêu tiếng Việt
“Về chữ nghĩa, đã yêu lấy nó ắt sẽ gặp người yêu chữ nghĩa và cùng bàn về chữ nghĩa” - nhà thơ Lê Minh Quốc tin bộ sách của ông sẽ được đông đảo “những ai yêu tiếng Việt, yêu văn hóa Việt” đón nhận.

“Cách ăn nói của người Việt mình phong phú biết dường nào!” - Lê Minh Quốc đã viết như “thốt lên” đầy tự hào như thế khi bàn về lời ăn tiếng nói của người Việt thông qua tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn (tập Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo - trang 9 đến 18). Chính vì vậy mà ông cũng bày tỏ rằng chúng ta không chỉ biết nói tiếng Việt mà còn cần hiểu tiếng Việt. Vì sao? “Có những từ đã sử dụng từ xửa từ xưa, trải dài theo năm tháng, dần dần phai nghĩa, do đó, thế hệ sau khó có thể hiểu trọn vẹn ngữ nghĩa của nó”.

Sức lao động miệt mài của tác giả là rất đáng trân trọng. Bởi Lê Minh Quốc không chỉ ghi chép lại những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ truyền miệng lâu đời nhiều dị bản; những điển tích được gắn kèm nguồn gốc câu chuyện; sự phong phú vô vàn của từ ngữ trong ẩm thực hay thú vui giải trí… mà còn tận tình giải nghĩa cho người đọc hiểu biết những tên gọi tập tục, nghệ thuật dân gian Việt Nam.
 

images2422193_t18_2

Nhà thơ Lê Minh Quốc và con gái bên bộ sách về tiếng Việt mới ấn hành của ông

Tác giả ngầm minh chứng tiếng Việt chẳng những vô cùng phong phú mà còn theo không gian và thời gian đã ngày càng biến hóa đa tầng, đa nghĩa. Và dù cho thời gian có trôi đi bao lâu, cho dù sự đa dạng của tiếng Việt ngày càng phát triển, bồi đắp… thì người Việt vẫn yêu tiếng nói thân thuộc kể từ khi sinh ra như hai câu thơ mà Lê Minh Quốc viết như gửi gắm lòng mong mỏi của ông:

“Hồn nước nằm trong hồn tiếng Việt

Tiếng ta tự tại tới trường tồn...”.

Trung Nghĩa

 

Tôi vững tin viết tiếp về tiếng Việt

Đó là khẳng định của nhà thơ Lê Minh Quốc trong cuộc trao đổi với Đồng Nai cuối tuần ngày 15-12.

* Điều gì làm ông hài lòng hoặc muốn nói thêm xung quanh bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt vừa phát hành?

- Lúc nhấn nút chuyển bản thảo bộ sách cho NXB, rất đỗi tự nhiên, trong lòng tôi khi đó bỗng bật lên những câu thơ dạt dào một niềm cảm xúc. Có điều gì đó như tự nói với chính mình và chia sẻ cùng những ai yêu tiếng Việt:

“Từng ngày lầm lũi

Nhẫn nại bền lòng

Đi vào từ điển

Nhặt được gì không?...”.

Với tôi, những vốn từ đã có từ thời xửa thời xưa đến nay không hề mất đi, vẫn còn đó, vẫn còn trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ - lời ăn tiếng nói của ông bà lưu truyền từ đời này qua đời nọ. Các vốn từ đó “nay vẫn xao xuyến hương vị núi sông” chính là một sự tiếp nối bất tận của hồn thiêng sông núi nằm trong tiếng Việt.

Điều hài lòng nhất, nếu có thể nhắc đến, với tôi vẫn là khi khảo sát văn hóa Việt bắt đầu bằng từ “ăn”, để từ đó, có các phần được tập trung khai thác một cách khái quát như: ăn, ăn học, ăn ở, ăn chơi, ăn nói, cười chơi. Tôi nghĩ, từ “ăn” đó có tính chất chi phối toàn bộ tâm lý, tính cách của người Việt.

* Trong sách ông thổ lộ mình “không hề đơn độc” trên hành trình tìm hiểu tiếng Việt. Ông sẽ viết tiếp chứ?

- Vâng, chắc chắn tôi tiếp tục viết thêm, viết nữa khi tự nguyện làm người học trò tiếp bước theo các bậc thầy đáng kính nghiên cứu về tiếng Việt đã và đang đi trước. Sự nghiên cứu này, nói như nhà ngôn ngữ học tài ba Cao Xuân Hạo, cũng là lúc tìm về “linh hồn tiếng Việt”.

* Xin cảm ơn ông!

T.N (thực hiện)

(nguồn: Báo Đồng Nai ngày 18.12.2021)

 


Những nét đặc sắc trong văn hóa tiếng Việt

Nhà thơ Lê Minh Quốc trong bộ sách “Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt” đề cập phong tục, tập quán những ngày lễ, Tết. Qua đó, ông nhắn nhủ độc giả hãy trân quý ngôn ngữ mẹ đẻ.


“Chọn chữ chắt chiu chan chứa chữ / Thắm thiết tình ta thấy tỏ tường” - hai câu thơ cho ta thấy sự tâm huyết, tỉ mẩn nghiên cứu, khảo sát tiếng Việt qua nét văn hóa từng vùng, miền của tác giả Lê Minh Quốc.

Nhà thơ Lê Minh Quốc cho rằng mọi người đều có “mẫu số chung” với tình yêu ngôn ngữ đầy tự hào của dân tộc mình. Hơn 40 năm làm nghề cầm bút, mày mò, nghiên cứu thêm nhiều ngữ nghĩa đa tầng xoay quanh tiếng Việt, mới đây, ông cho ra mắt bạn đọc bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt.

Tình yêu tiếng Việt bắt nguồn từ đâu?

Bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt gồm ba tập: Chơi chữ chanh chua chan chát chữ, Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo và Dích dắc dặt dìu dư dí dỏm, lên kệ tháng 12, do Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM phát hành.

Ở từng tập sách, tác giả bàn về nghệ thuật sử dụng vốn từ trong giao tiếp lẫn nếp ăn, lối ở, cách mặc của người dân Việt Nam. Theo ông, đó là những yếu tố phản ánh giá trị văn hóa của dân tộc, đồng thời ẩn chứa cách sử dụng ngôn ngữ đa dạng của từng vùng, miền.

Khi thực hiện bộ ấn phẩm này, tác giả cho bạn đọc thấy được sự nặng lòng của mình với ngôn ngữ mẹ đẻ. Ông viết: “Dịu dàng, day dứt dùng da diết / Nặng nợ ngàn năm níu núi non / Hồn nước nằm trong hồn tiếng Việt / Tiếng ta tự tại tới trường tồn”.

Bộ sách không phải là công trình lý thuyết về nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ, mà là những cảm nhận, thu thập và trải nghiệm cá nhân của nhà thơ Lê Minh Quốc thông qua việc tìm hiểu thực tế và nhiều nguồn từ điển.

“Sự học tiếng Việt trong suốt 40 năm làm nghề viết lách đã giúp tôi tích lũy một ít kiến thức nho nhỏ, nay xin được chia sẻ với đông đảo những ai yêu tiếng Việt, yêu văn hóa Việt”, nhà thơ Lê Minh Quốc viết.

Động lực để tác giả hoàn thành bộ sách là sự miệt mài học tiếng Việt và tình yêu tha thiết dành cho ngôn ngữ. Ông cho rằng tiếng Việt rất phong phú, phong cách dùng từ cũng đa tầng, đa nghĩa, biến chuyển theo không gian và thời gian.

Ba tập sách không sắp xếp theo hệ thống ký tự thường thấy của một cuốn từ điển, mà đan xen nhiều nét phong phú của ẩm thực, phong tục, tập quán, như một cách cởi mở để xâu chuỗi nhiều câu chuyện văn hóa theo một thể thống nhất.
Tiếng Việt nhìn từ văn hóa ngày Tết

Trong bộ sách này, tác giả dành nhiều phần, đoạn để bàn về nét văn hóa đặc trưng ngày Tết Nguyên đán. Qua đó, ta thấy được cách dùng ngôn ngữ từ thời xa xưa cho đến nay trong phong tục những ngày lễ, Tết của dân tộc.


Nhà thơ Lê Minh Quốc. Ảnh: NVCC.

Từ những điển tích hay câu chuyện ngôn ngữ trong ẩm thực, lối ví von về cách ứng xử của người Việt và tập tục lễ, Tết đều được nhà thơ Lê Minh Quốc tìm hiểu và đưa vào sách.

Điều này được thể hiện qua các chương: Ăn Tết với nhau, rủ nhau đụng lợn; Nhìn bếp… thấy ông Táo; Lạm bàn chuyện đánh Cọp; Chơi hô lô tô; Dí dỏm như hô bài chòi; Chơi trống quan, lan man ca trù…

Theo nhà thơ Lê Minh Quốc, có những từ ngữ liên quan ngày Tết đã sử dụng từ xưa, trải dài theo năm tháng, dần phai nghĩa. Do đó, thế hệ sau khó có thể hiểu trọn vẹn ngữ nghĩa của nó.

Tìm về chất liệu từ câu cửa miệng đã và đang tồn tại trong những dịp lễ, Tết cũng là một hướng quan trọng để tiếp cận văn hóa. Vì thế, khi viết bộ sách này, ông chú trọng hơn đến lời ăn, tiếng nói của người xưa.

Chia sẻ với Zing, tác giả cho biết: “Tiếng Việt thể hiện qua những nét văn hóa của người dân chúng ta. Trong bộ sách này, tôi khái quát đến phong tục, tập quán, lễ nghi, lời ăn, tiếng nói của các vùng, miền. Ngày Tết vừa là một trong rất nhiều lễ hội quan trọng, vừa là một phần không thể thiếu trong văn hóa của người Việt”.

Bên cạnh đó, nhà thơ Lê Minh Quốc khảo sát tiếng Việt từ những góc độ phong tục, tập quán, lịch sử, văn học để thấy được rằng ở mỗi lĩnh vực, người Việt đã sử dụng tiếng Việt như thế nào.

“Qua bộ sách này, tôi nghĩ rằng bất kỳ ai yêu tiếng Việt cũng có thể đưa ra những trao đổi, bình luận, chia sẻ xoay quanh tiếng Việt. Đây là một lĩnh vực rộng lớn, bởi tiếng Việt có một đặc trưng là mỗi vùng, miền sẽ có những cách sử dụng khác nhau dù cùng chỉ một sự vật”, tác giả nói.

Chính sự đa dạng trong văn hóa tiếng Việt (từ ngôn ngữ toàn dân đến thổ ngữ, phương ngữ) khiến tác giả dự định không dừng lại mảng đề tài này ở ba tập sách mà sẽ ra mắt nhiều tập tiếp theo trong thời gian tới.

“Tiếng Việt không phải của riêng ai. Chủ đề này cũng không phải đặc quyền viết của riêng tác giả nào. Ở những tập sách tiếp theo trong bộ Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt, tôi tiếp tục bàn về những lĩnh vực ăn ở, ăn học, ăn chơi, ăn nói”, nhà thơ Lê Minh Quốc chia sẻ.

Nhà văn, nhà thơ, nhà báo Lê Minh Quốc sinh năm 1959 tại Đà Nẵng. Từ năm 1988, ông làm việc cho báo Phụ nữ TP.HCM, là cây viết về văn học nghệ thuật và giữ chức Trưởng ban Văn hóa - Văn nghệ nhiều năm liền.

Trong lĩnh vực sáng tác, Lê Minh Quốc là tác giả của hơn 50 đầu sách gồm 14 tập thơ, 14 bút ký, 8 truyện dài, 5 tiểu thuyết và 14 biên khảo.

Ông được trao giải nhất thơ nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Lực lượng Thanh niên xung phong (1985), giải B cuộc thi viết về Tòa án nhân dân tối cao (2016), giải C Giải thưởng Sách quốc gia với tập thơ Chào thế giới, bây giờ con đã đến (2020)…

Thu Huệ

(nguồn: https://zingnews.vn/nhung-net-dac-sac-trong-van-hoa-tieng-viet-post1284630.html/ Thứ tư, 22/12/2021 07:22 (GMT+7)

 

“Hồn nước nằm trong hồn tiếng Việt”

PNO - Chúng ta hiểu tiếng Việt đến đâu - có lẽ đó sẽ là cảm giác của bạn đọc khi khám phá ngôn ngữ cùng bộ sách "Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt" của nhà thơ - nhà báo Lê Minh Quốc.

Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt là bộ sách mới nhất của nhà thơ - nhà báo Lê Minh Quốc, vừa được Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM ấn hành. Các tựa đề mỗi tập sách khá ấn tượng: Chơi chữ chanh chua chan chát chữ, Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo và Dích dắt dặt dìu dư dí dỏm. Mỗi cuốn sách đều dẫn người đọc về một miền bao la ngữ nghĩa, vần điệu, vô cùng thú vị và hài hước.

Theo chia sẻ của nhà báo Lê Minh Quốc, đây là “những cảm nhận, thu thập và trải nghiệm của một nhà thơ, một nhà văn từ thực tế và từ nhiều nguồn từ điển, tự vị…” cùng với sự học trong suốt 40 năm viết lách của anh. Bắt đầu với chuyện “ăn” của người Việt, trong bài Ngẫu hứng cùng nghệ thuật ăn - bài viết đầu tiên trong cuốn Chơi chữ chanh chua chan chát chữ - tác giả đã nhắc nhớ biết bao từ đồng nghĩa với “ăn” và giải mã nguồn gốc, ý nghĩa của từ.

Không đếm hết cả từ nghĩa đen lẫn nghĩa bóng miêu tả hành động “ăn”. Những phân tích thú vị ở chỗ kể chuyện ăn trong dân gian đến tục ngữ, ca dao, dẫn thi ca, văn chương; rồi còn giải mã cả những tiếng lóng mà không phải ai cũng biết nguồn gốc.

Trong bài viết Buồn tình nghĩ tới… chuyện ăn, tác giả còn khiến người đọc bật cười khi dẫn câu của người Nam bộ: “Ăn khín bà Chín bẻ răng” hay “Hết xẩy con bà Bảy/ Đẹp trai con bà Hai”… nhưng nếu hỏi bà Chín, bà Hai, bà Bảy thì không ai biết. Rồi câu “nói láo bà bắn”. Bà nào bắn? Hãy để người nghiên cứu lý giải: “Nhà nghiên cứu Bùi Thanh Kiên giải thích “bà” ở đây còn gọi là bà cố - một trong cửu vị nương nương, tức là một trong chín cô con gái của ngọc hoàng. Bà được thờ trong miếu nhỏ gọi là miếu Ngũ Hành”.


Chuyện ăn, đi từ ngôn ngữ đến văn hóa, từ truyền thống đến hiện đại; đi vào trang sách, đi qua yêu thương và phong ba đời người. Một từ ngữ xưa cổ, một câu nói dân gian, một hương vị đã mất… tất cả đều ẩn trong lòng nó những giá trị văn hóa về đất và người. Điều kỳ vĩ của ngôn ngữ là vậy. Đúng như chia sẻ của nhà báo Lê Minh Quốc trong cuộc kiến giải ngôn từ: “Khi tìm hiểu về lời ăn tiếng nói của một thời, cũng là lúc ta quay về với dấu vết của giá trị văn hóa Việt”.

Sau chuyện ăn đến chuyện cười: cười qua hò đối đáp, qua câu đố, truyện cười, lối cười trong thơ… Ở tập Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo, anh dẫn người đọc vào “mê cung” của “bao, bão, báo, bào”, “sưu, xâu, xóc, xỏ”, “Cậy, cây cay, cai” rồi “Keo kiết kéo kẹo kẽo kẹt”, “mống mộng rồi… mổng”, “Củ lục lăng của chuối”… Phân biệt thì dễ, lý giải mới khó. Ví dụ “Sũ hay Xũ?”. Trong từ điển tiếng Việt chỉ có từ “sủ” không có từ “sũ”, vậy sao có phố Lò Sũ? (Hà Nội).

Trong tác phẩm Những ngày thơ ấu, nhà văn Nguyên Hồng viết về ký ức lúc gia đình ông ở phố Lò Sũ: “Nhà tôi ở chung với nhà bán hàng sũ. Trong nhà, trừ gian bày bàn thờ, còn đâu đâu cũng xếp đầy gỗ phiến, gỗ tấm, gỗ bắp và các thứ săng ván. Quanh năm, mùi gỗ vàng tâm và gỗ dẻ thơm nức không khí”. Qua tìm hiểu, nhà báo Lê Minh Quốc đã giải thích được từ nguyên: “Lò” là cách gọi “một nhóm người, một tập thể cùng làm một nghề nào đó”, “Lò Sũ” có nghĩa là xưởng làm đồ gỗ.

Chúng ta hiểu tiếng Việt đến đâu - có lẽ đó sẽ là cảm giác của bạn đọc khi khám phá ngôn ngữ cùng bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt của nhà thơ - nhà báo Lê Minh Quốc. Những cổ ngữ đã mất, hoặc phai mờ ý nghĩa ban đầu, trong sự giao thoa tiếp xúc với ngôn ngữ mới (ngoại lai, hiện đại), tiếng Việt ngày nay lại càng có nhiều thay đổi. Lần trong Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes, Đại Nam quấc âm tự vị, Tục ngữ - cổ ngữ - gia ngôn của Huỳnh Tịnh Của, Việt Nam tự điển, Từ điển tiếng Việt gốc Pháp… cùng tư liệu biên khảo, tác phẩm văn học nghệ thuật, tác giả vừa truy nguyên vừa kiến giải ngôn ngữ.

Thoạt nghe tiêu đề đã thấy đa dạng đa thanh và đa ngữ nghĩa: ví dụ chuyện của “I cụt, y dài, y cờ lết, y cờ rết”, “Tặc-zăng nhảy dù, Zô-rô bắn súng”, “Nấu sử xôi kinh hay sôi kinh”, “Tai nghe gà gáy tẻ tè te”, “Vân vân và mây mây”… Bên cạnh đó là những câu chuyện từ hát bội, cải lương xưa, hát bài chòi, hát lô tô đến các phong tục lễ tết xưa.

Dẫu đã thực hiện một bộ sách dày công, trong bộ ba cuốn sách, nhà báo Lê Minh Quốc thi thoảng vẫn “đặt hàng” các nhà ngôn ngữ tiếp tục vào cuộc nghiên cứu cho đến cùng gốc rễ của từ, bởi có những từ ngữ anh đã đào sâu tìm hiểu, nhưng vẫn “bí rị bà rì”. Hoàn thành bộ sách, như lời tâm tình của anh là “mày mò tự học” và bằng cả tình yêu thiết tha dành cho tiếng Việt. Sự mày mò ấy đã cho người đọc khối kiến thức đồ sộ và cảm nhận tinh tế về nguồn gốc và vẻ đẹp của tiếng Việt.

“Chúng ta yêu lấy tiếng Việt/tiếng ta, tiếng mẹ đẻ là một lẽ tự nhiên đã hình thành ngay từ trong máu thịt, từ lúc cất tiếng khóc oe oe lọt lòng mẹ. Tiếng mẹ đẻ là tài sản quý báu của dân tộc Việt, khi ta giữ lấy và yêu lấy, cũng là một cách thể hiện tấm lòng yêu non sông gấm vóc” - nhà báo Lê Minh Quốc bày tỏ.

Lục Diệp

(nguồn: Báo Phụ Nữ TP.HCM - ngày 22.12.2021)

Nhà thơ Lê Minh Quốc: ‘Học tiếng Việt vì tình yêu máu thịt dành cho tiếng Việt’

(PLO)- Bộ sách Văn hoá Việt nhìn từ Tiếng Việt của nhà thơ Lê Minh Quốc đã nhận được sự quan tâm của độc giả dù chỉ vừa ra mắt cách đây không lâu.

Nhân dịp này, anh đã dành cho PLO buổi trò chuyện để chia sẻ về bộ sách của mình.

Nổ lực học hỏi để hiểu thêm vài từ Tiếng Việt

. Phóng viên: Bộ sách “Văn hoá Việt nhìn từ Tiếng Việt”  (NXB Tổng hợp TP.HCM) đang được đón nhận khá nồng nhiệt trên các diễn đàn. Anh có thể chia sẻ động lực để thực hiện bộ sách này?

+ Nhà thơ Lê Minh Quốc: Thực hiện bộ sách này, tôi chỉ nghĩ một điều có thể nhiều người người không đồng tình:"Đã là người Việt nhưng chắc gì đã hiểu Tiếng Việt?". Với ai khác, không rõ thể nào nhưng tôi có lúc ngắc ngứ khi đọc các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ như: Bẻ no mà đếm, Vênh váo như bố vợ cậu ấm, Mép thợ ngôi, Gái goá lo việc triều đình, Tiền đúc sen… Không những thế, còn nhiều, rất nhiều từ khác nữa, ta hiểu thế nào cho đúng các từ này?

Do hiểu không đúng, một lẽ đơn giản là câu đó dẫn tới nhiều dị bản, ví dụ: Làm cách sạch ruột hay Làm khách sạch ruột, Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm hay mọc đuôi tôm?...  Mà cái gì không hiểu, không biết thì phải học. Động lực thực hiện bộ sách này ròng rã trong vòng mười năm của tôi là một quá trình tự học, nỗ lực của bản thân với ước mong được hiểu thêm vài từ Tiếng Việt.


Bộ sách "Văn hoá Việt nhìn từ Tiếng Việt" của nhà thơ Lê Minh Quốc. Ảnh: NVCC.

. Có thể nói, ấn tượng đầu tiên của bộ sách là ngay ở những tựa đề của từng tập với những từ láy được sử dụng. Bên cạnh việc đề cập đến những việc phải bàn thì việc dùng từ láy như thế này anh có hàm ý gì nữa không?

+ Trước hết phải nói ngay, với nhan đề Chơi chữ chanh chua chan chát chữ (bàn về ăn, ăn chơi), Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo (bàn về ăn nói, cười chơi), Dích dắc dặt dìu dư dí dỏm (bàn về ăn học, ăn ở), trong đó, có thật sự là “từ láy” hay không thì ra còn phải bàn lại.

Xin kể một câu chuyện nhỏ, khi gặp một từ khó giải thích, tôi luôn nhớ lại rằng, trong cuộc Hội thảo Cao Xuân Hạo với ngôn ngữ học Việt Nam Nam do Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam & Hội Ngôn ngữ TP.HCM tổ chức ngày 23-12-2017, học giả An Chi đã đặt vấn đề khiến cụ “phải hoài nghi về sự tồn tại của hiện tượng từ láy” và cụ đã chứng minh: “Các thành tố trước hoặc sau của tổ hợp “láy” là hình vị gốc Hán, có nghĩa rõ ràng, cụ thể”. Đây cũng là quan điểm mà trước đó, nhà ngôn ngữ học tài ba Cao Xuân Hạo đã khẳng định.

Từ đó, theo cụ An Chi trong từ điển về từ láy hiện nay thì “có nhiều mục từ phải được bóc gỡ đi cái nhãn hiệu “từ láy” nếu ta xét về phương tiện tạo từ”. Ở đây, với các đặt nhan đề như trên, tôi muốn chứng minh, trong Tiếng Việt dù chỉ sử dụng một chữ cái/mẫu tự nào người ta cũng có thể nói/viết thành câu rõ ràng ngữ nghĩa; hơn cả thế, còn có thể viết thành thơ mà khi đọc lên vẫn du dương vần điệu. Do đó, ở tay gấp của mỗi tập sách, tôi có cho bài thơ với những câu như: “chơi chữ chanh chua chan chát chữ/ ví von văn vẻ vẫn vèo vèo/ lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo/ rộn ràng, rổn rảng, rập rềnh, reo...”.

. Theo anh chia sẻ, "Văn hoá Việt nhìn từ Tiếng Việt" là bộ sách được anh thu thập, tìm tòi, ghi nhận cũng như trải nghiệm. Vậy sự trải nghiệm ở đây là gì? Còn việc thu thập, tìm tòi thì như thế nào?

+ Trải nghiệm ở đây là lúc tôi học được cách nói/nghệ thuật ăn nói của ông bà mình trong mọi tình huống, mọi ngữ cảnh, mọi đối tượng đã sử dụng từ cực kỳ chính xác và đắc địa. Bài học này, tôi đã chứng minh trong bộ sách, bạn đọc sẽ rõ.

Còn công việc thu thập tìm tòi, với tôi vẫn là tìm về các vốn từ đó trong nhiều từ điển, tác phẩm văn học xưa nay, kể cả công trình nghiên cứu lịch sử- văn hoá, rồi các sinh hoạt, lễ nghi, hội hè… Tất nhiên còn phải thu tập lời ăn tiếng nói ngay trong thời mình đang sống, đó là nhưng “bậc thầy” đáng kính của tôi.

. Với bộ sách này của mình, anh tâm đắc nhất điều gì?

+ Tôi tâm đắc vẫn là chứng minh một điều có thể nhiều người cho rằng thừa, không đáng kể, không có gì "ghê gớm", rằng, đã là người Việt nếu thật sự yêu tiếng Việt thì bất kỳ ai cũng có thể bàn về/viết về/tranh luận về/tìm hiểu về tiếng Việt. Mà mọi sự đóng góp đó đều hữu ích và đáng trân trọng.

"Tiếng mẹ đẻ là tài sản quý báu của dân tộc Việt"

. Ngôn ngữ là bộ môn thường bị cho là khô khan. Trong bộ sách này, anh có nghĩ việc kết hợp nhiều yếu tố như những điển tích, truy vết nguồn gốc câu chuyện hay ca dao tục ngữ sẽ khiến độc giả trẻ hứng thú?

+ Bạn nói đúng. Chính vì như thế, ở bộ sách này, ngoài đóng góp ngoài mặt học thuật mà trong đó có những vấn đề tôi tin ngay cả các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học hiện nay phải thừa nhận thì còn là cách thể hiện nữa.

Tôi chọn cách viết kết hợp nhiều lĩnh vực như bạn đã biết và văn phong thể hiện vẫn là trò chuyện, tâm tình, trao đổi thân mật và học hỏi lẫn nhau để tạo ra sự gần gũi.

Giữa người viết và người đọc là người bạn đang cùng học tiếng Việt, do đó tôi không lớn tiếng phê phán, châm biếm, chỉ trích khi tranh luận với bất cứ ai về từ/ vốn từ nào đó, dù cả hai có cách hiểu khác nhau.

. Anh mong muốn và gửi gắm điều gì qua bộ sách này?

+ Điều này tôi đã nói rõ trong Lời nói đầu: "Thiết nghĩ, vào tháng 11- 1999, khi UNESCO quyết định công bố: Ngày 21-2, hằng năm là ngày Quốc tế Tiếng mẹ đẻ, đây chính là khẳng định về sự bình đẳng ngôn ngữ của mọi dân tộc.

Nhân kỷ niệm lần thứ nhất ngày ra đời sự kiện này, tại trụ sở UNESCO đã ghi câu: “Trong dải ngân hà các ngôn ngữ, mỗi từ là một vì sao” - đã được dịch ra 64 thứ tiếng. Tiếp nhận một thông tin lý thú, hẳn chúng ta lại nghe vang vọng câu thơ ghi trên bức tranh của người Maori (New Zealand): Tiếng nói, vật sở hữu quý giá nhất của tôi/ Tiếng nói, vật trìu mến của tôi/ Tiếng nói, vật trang hoàng sáng giá của tôi". Vâng, không một giá trị vật chất nào có thể sánh bằng.

Và chúng ta yêu lấy Tiếng Việt/ tiếng ra, tiếng mẹ đẻ là một lẽ tự nhiên đã hình thành ngay từ trong máu thịt, từ lúc cất tiếng khóc 'oe oe' lọt lòng mẹ. Tiếng mẹ đẻ là tài sản quý báu của dân tộc Việt khi ta giữ lấy và yêu lấy cũng là một cách thể hiện tấm lòng yêu non sông gấm vóc:

"Hồn nước nằm trong hồn Tiếng Việt

Tiếng ta tự tại tới trường tồn…".


Nhà thơ Lê Minh Quốc và bộ sách "Văn hoá Việt nhìn từ Tiếng Việt". Ảnh: NVCC.

. Theo tựa đề anh viết thì đây là bộ sách chưa kết thúc. Hẳn thời gian tới anh sẽ cho ra mắt những bộ sách phong phú hơn?

+ Vẫn như những gì tôi đã viết, tức là vẫn tiếp tục trò chuyện cùng bạn đọc về chữ nghĩa qua chủ đề bàn về ăn, ăn chơi, ăn nói, cười chơi, học, ăn ở xưa nay của người Việt.

Công việc này làm biết bao giờ cho xong và tôi tự ý thức rằng những bộ sách một người dù tài ba lỗi lạc đến đâu cũng không thể hoàn thành, phải là công sức đóng góp của nhiều, rất nhiều người. Bộ sách này là một thí dụ.

Nói cách khác, đây cũng là một lối "Đánh trống qua cửa nhà sấm" không sao cả. Việc làm này được thực hiện do động lực duy nhất: Học Tiếng Việt vì tình yêu máu thịt dành cho Tiếng Việt.

. Cảm ơn anh về buổi trò chuyện này!


Nhà văn, nhà thơ, nhà báo Lê Minh Quốc sinh năm 1959 tại Đà Nẵng. Từ năm 1988, ông làm việc tại báo Phụ nữ TP.HCM, là cây viết về văn học nghệ thuật và giữ chức Trưởng ban Văn hóa - Văn nghệ nhiều năm liền.

Trong lĩnh vực sáng tác, Lê Minh Quốc là tác giả của hơn 50 đầu sách gồm 14 tập thơ, 14 bút ký, 8 truyện dài, 5 tiểu thuyết và 14 biên khảo.

Ông được trao giải nhất thơ nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Lực lượng Thanh niên xung phong (1985), giải B cuộc thi viết về Tòa án nhân dân tối cao (2016), giải C Giải thưởng Sách quốc gia với tập thơ Chào thế giới, bây giờ con đã đến (2020)…

VĂN HÀ

(nguồn: Báo Pháp Luật Tp.HCM ngày 27/12/2021)



“Hồn nước nằm trong hồn tiếng Việt”

Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt là bộ sách mới nhất của nhà thơ - nhà báo Lê Minh Quốc, vừa được Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM ấn hành. Các tựa đề mỗi tập sách khá ấn tượng: Chơi chữ chanh chua chan chát chữ, Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo và Dích dắt dặt dìu dư dí dỏm. Mỗi cuốn sách đều dẫn người đọc về một miền bao la ngữ nghĩa, vần điệu, vô cùng thú vị và hài hước.

Theo chia sẻ của nhà báo Lê Minh Quốc, đây là “những cảm nhận, thu thập và trải nghiệm của một nhà thơ, một nhà văn từ thực tế và từ nhiều nguồn từ điển, tự vị…” cùng với sự học trong suốt 40 năm viết lách của anh. Bắt đầu với chuyện “ăn” của người Việt, trong bài Ngẫu hứng cùng nghệ thuật ăn - bài viết đầu tiên trong cuốn Chơi chữ chanh chua chan chát chữ - tác giả đã nhắc nhớ biết bao từ đồng nghĩa với “ăn” và giải mã nguồn gốc, ý nghĩa của từ.

Không đếm hết cả từ nghĩa đen lẫn nghĩa bóng miêu tả hành động “ăn”. Những phân tích thú vị ở chỗ kể chuyện ăn trong dân gian đến tục ngữ, ca dao, dẫn thi ca, văn chương; rồi còn giải mã cả những tiếng lóng mà không phải ai cũng biết nguồn gốc.


Trong bài viết Buồn tình nghĩ tới… chuyện ăn, tác giả còn khiến người đọc bật cười khi dẫn câu của người Nam bộ: “Ăn khín bà Chín bẻ răng” hay “Hết xẩy con bà Bảy/ Đẹp trai con bà Hai”… nhưng nếu hỏi bà Chín, bà Hai, bà Bảy thì không ai biết. Rồi câu “nói láo bà bắn”. Bà nào bắn? Hãy để người nghiên cứu lý giải: “Nhà nghiên cứu Bùi Thanh Kiên giải thích “bà” ở đây còn gọi là bà cố - một trong cửu vị nương nương, tức là một trong chín cô con gái của ngọc hoàng. Bà được thờ trong miếu nhỏ gọi là miếu Ngũ Hành”.


Chuyện ăn, đi từ ngôn ngữ đến văn hóa, từ truyền thống đến hiện đại; đi vào trang sách, đi qua yêu thương và phong ba đời người. Một từ ngữ xưa cổ, một câu nói dân gian, một hương vị đã mất… tất cả đều ẩn trong lòng nó những giá trị văn hóa về đất và người. Điều kỳ vĩ của ngôn ngữ là vậy. Đúng như chia sẻ của nhà báo Lê Minh Quốc trong cuộc kiến giải ngôn từ: “Khi tìm hiểu về lời ăn tiếng nói của một thời, cũng là lúc ta quay về với dấu vết của giá trị văn hóa Việt”.

Sau chuyện ăn đến chuyện cười: cười qua hò đối đáp, qua câu đố, truyện cười, lối cười trong thơ… Ở tập Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo, anh dẫn người đọc vào “mê cung” của “bao, bão, báo, bào”, “sưu, xâu, xóc, xỏ”, “Cậy, cây cay, cai” rồi “Keo kiết kéo kẹo kẽo kẹt”, “mống mộng rồi… mổng”, “Củ lục lăng của chuối”… Phân biệt thì dễ, lý giải mới khó. Ví dụ “Sũ hay Xũ?”. Trong từ điển tiếng Việt chỉ có từ “sủ” không có từ “sũ”, vậy sao có phố Lò Sũ? (Hà Nội).

Trong tác phẩm Những ngày thơ ấu, nhà văn Nguyên Hồng viết về ký ức lúc gia đình ông ở phố Lò Sũ: “Nhà tôi ở chung với nhà bán hàng sũ. Trong nhà, trừ gian bày bàn thờ, còn đâu đâu cũng xếp đầy gỗ phiến, gỗ tấm, gỗ bắp và các thứ săng ván. Quanh năm, mùi gỗ vàng tâm và gỗ dẻ thơm nức không khí”. Qua tìm hiểu, nhà báo Lê Minh Quốc đã giải thích được từ nguyên: “Lò” là cách gọi “một nhóm người, một tập thể cùng làm một nghề nào đó”, “Lò Sũ” có nghĩa là xưởng làm đồ gỗ.

Chúng ta hiểu tiếng Việt đến đâu - có lẽ đó sẽ là cảm giác của bạn đọc khi khám phá ngôn ngữ cùng bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt của nhà thơ - nhà báo Lê Minh Quốc. Những cổ ngữ đã mất, hoặc phai mờ ý nghĩa ban đầu, trong sự giao thoa tiếp xúc với ngôn ngữ mới (ngoại lai, hiện đại), tiếng Việt ngày nay lại càng có nhiều thay đổi. Lần trong Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes, Đại Nam quấc âm tự vị, Tục ngữ - cổ ngữ - gia ngôn của Huỳnh Tịnh Của, Việt Nam tự điển, Từ điển tiếng Việt gốc Pháp… cùng tư liệu biên khảo, tác phẩm văn học nghệ thuật, tác giả vừa truy nguyên vừa kiến giải ngôn ngữ.

Thoạt nghe tiêu đề đã thấy đa dạng đa thanh và đa ngữ nghĩa: ví dụ chuyện của “I cụt, y dài, y cờ lết, y cờ rết”, “Tặc-zăng nhảy dù, Zô-rô bắn súng”, “Nấu sử xôi kinh hay sôi kinh”, “Tai nghe gà gáy tẻ tè te”, “Vân vân và mây mây”… Bên cạnh đó là những câu chuyện từ hát bội, cải lương xưa, hát bài chòi, hát lô tô đến các phong tục lễ tết xưa.

Dẫu đã thực hiện một bộ sách dày công, trong bộ ba cuốn sách, nhà báo Lê Minh Quốc thi thoảng vẫn “đặt hàng” các nhà ngôn ngữ tiếp tục vào cuộc nghiên cứu cho đến cùng gốc rễ của từ, bởi có những từ ngữ anh đã đào sâu tìm hiểu, nhưng vẫn “bí rị bà rì”. Hoàn thành bộ sách, như lời tâm tình của anh là “mày mò tự học” và bằng cả tình yêu thiết tha dành cho tiếng Việt. Sự mày mò ấy đã cho người đọc khối kiến thức đồ sộ và cảm nhận tinh tế về nguồn gốc và vẻ đẹp của tiếng Việt.

“Chúng ta yêu lấy tiếng Việt/tiếng ta, tiếng mẹ đẻ là một lẽ tự nhiên đã hình thành ngay từ trong máu thịt, từ lúc cất tiếng khóc oe oe lọt lòng mẹ. Tiếng mẹ đẻ là tài sản quý báu của dân tộc Việt, khi ta giữ lấy và yêu lấy, cũng là một cách thể hiện tấm lòng yêu non sông gấm vóc” - nhà báo Lê Minh Quốc bày tỏ.

Lục Diệp
(nguồn: Báo Phụ Nữ TP.HCM ngày 23/12/2021)


"Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt"

Đây cũng là tên bộ sách 3 cuốn phát hành ít lâu của nhà thơ Lê Minh Quốc, một người con xứ Quảng. Dựa vào lời ăn tiếng nói của ông bà, các phát tích chữ quốc ngữ, cũng như văn ngôn dẫn chứng từ sách vở, bộ sách mang lại cho người đọc cảm giác sảng khoái, ý vị.

Trong lời nói đầu, Lê Minh Quốc viết: “Chọn cách viết theo lối chữ nọ xọ chữ kia, chuyện kia tăm tia chuyện nớ, gặp đâu xâu đó như một cách trò chuyện thân tình, trao đổi thân mật đặng học hỏi lẫn nhau, không ngoài mục đích lôi cuốn người đọc”.

Có gì khác sách chuyên ngành?

“Bàn về tiếng Việt là chuyện không của riêng ai, vì bất kỳ ai cũng có thể góp phần giải thích và đóng góp thêm vốn từ cho kho tàng tiếng Việt” - Lê Minh Quốc nói.

Và anh nói thêm: “Không cớ gì khi người Việt bàn về tiếng Việt mà người nghe lại cảm thấy khô khan, thậm chí khó hiểu và không hào hứng góp thêm câu chuyện cho rôm rả? Mỗi người góp một tay thì vui hơn, thiết thực hơn.

Sân chơi này vốn dành cho mọi người, không khu biệt cho bất kỳ đối tượng nào, vì tiếng Việt, ngoài từ phổ thông vốn phổ biến từ Nam chí Bắc, thì còn là thổ âm, thổ ngữ địa phương nữa, nơi mà không một nhà ngôn ngữ nào, dù tài ba lỗi lạc đến đâu, cũng có thể biết hết/ hiểu hết.

Gần đây, trên truyền hình có chương trình “Vua tiếng Việt”, đối với tôi, cách đặt tên như thế rất phản cảm, vì nói như thế là không thấu đáo, không đúng với thực tế đời sống của tiếng Việt”.

Bộ sách có các tít phụ nghe rất bắt tai, ví dụ như “Dích dắc dập dìu dư dí dỏm”, “Chơi chữ chanh chua chan chát chữ”, “Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo”. Khi cầm sách lên tay, hẳn độc giả sẽ ấn tượng và thu hút vì các tít phụ này, nó hé lộ phần nào cách tiếp cận của tác giả.

Mà không chỉ cách đặt các tít phụ, thêm yếu tố nữa mà tác giả cố tình nhấn mạnh, đó là cách thể hiện, trình bày một từ nào đó. Thay vì đi vào các thuật ngữ, các trường phái nghiên cứu rồi ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa…, anh chọn cách viết cởi mở, tự do, nơi mà bất kỳ độc giả nào cũng có thể tham gia câu chuyện đó, cùng bàn về từ đó.

Đã có vô số từ thú vị, hoặc khó hiểu, hoặc “tử ngữ” (nay ít dùng) được bàn. Ví dụ như khi đọc câu thơ tương truyền của Hồ Xuân Hương, ta hiểu thế nào về từ “gùn ghè”? Để giải thích từ này, tác giả đưa người đọc quay ngược về thời gian của năm 1651.

Thật bất ngờ, khi tra “Từ điển Việt - Bồ - La”, ta thấy Alexandre de Rhodes giải thích: “Sui gia: Bố chồng, bố vợ, mẹ chồng vợ. Tốt hơn, sui gia. Có người nói: gùn ghè”. Và ông giải thích: “Ghè, ngồi ghè: Ngồi sát, ngồi ghé bên ai”. Còn gùn là gì? “Việt Nam tân từ từ điển” (1965) của Thanh Nghị cho biết: “Gùn: Đầu mối nổi lên của mặt hàng tơ lụa. Hàng nhiều gùn”. Sở dĩ, “gùn ghè” được sử dụng thay cho thông gia/ sui gia có phải do nghĩa của cả hai từ gùn và ghè ghép lại chăng?

Trải qua năm tháng, từ “gùn ghè” này đã được hiểu qua nghĩa khác. “Từ điển Việt - Pháp” của J.F.M Génibrel (1898) giải thích là nhìn chằm chằm. Thơ Chiêu Hổ đùa bà Hồ Xuân Hương: “Gùn ghè nhưng hãy còn e ấp/ E ấp cho nên phải rụt rè”.

Còn “Việt Nam tự điển” (1931) ở ngoài Bắc thì giải thích: “Gùn ghè: Mon men, ve vãn”. Trong khi đó, với người xứ Nghệ lại gọi “gập ghè”, dấu vết ấy còn ghi nhận trong “Từ điển tiếng Nghệ” qua câu vè: “Em đã có nơi rồi/ Đừng gập ghè chi nữa”. Cùng hàm nghĩa tương tự nhưng “Việt Nam từ điển” (1970) ở miền Nam lại ghi nhận “Gầm ghè: Gò, tán tỉnh, o bế”.

Hoặc như câu mà người Quảng hay nói: “Đi tới Quế (Huế) rồi”. Lê Minh Quốc kể một câu chuyện để giải thích: “Còn nhớ, ngày tôi còn bé, ông cậu ruột từ Quảng Ngãi thỉnh thoảng hay ra Đà Nẵng, ghé lại nhà tôi ở chơi dăm ba bữa rồi về. Sáng kia, thức dậy, không thấy cậu, tôi hỏi mẹ: Ủa, rứa cậu Bảo về rồi hả mẹ? Cậu đi lâu chưa?

Mẹ tôi trả lời: Cậu đi lâu léc, đi xa quen quéc, chắc đi tới Quế/ (Huế) rồi. Trời đất, cậu tôi về Quảng Ngãi, sao mẹ tôi lại nói đi tới Huế? Thì ra, cụm từ này cũng tựa như lúc bà má miền Nam nói ở xứ Huế, nghĩa là đã đi xa/rất xa, chứ không phải cụ thể là người đó đi tới Huế.

Nhớ lại câu chuyện này, tôi suy luận rằng ngày xưa phương tiện đi lại còn khó khăn, từ Nam ra Trung, từ Quảng Nam ra Huế phải nhọc nhằn vượt qua đệ nhất hùng quan là đèo Hải Vân, do đó, họ mới lấy đó làm cột mốc một khi đi đến Huế là đã đi xa lắm rồi”.

Cái dễ và cái khó của tiếng Việt?

Quan điểm của Lê Minh Quốc như sau: “Dễ thế nào, tôi nghĩ là tùy cách cảm của mỗi người. Cái sự dễ này, người ngoại quốc trước nhất ghi nhận và có phân tích thấu tình đạt lý là nhà truyền giáo, nhà ngôn ngữ học cực kỳ tài ba, lỗi lạc - Alexandre de Rhodes, có phân tích trong “Từ điển Việt - Bồ  - La” (1651), xin không nhắc lại”.

“Còn cái khó nhất tôi nghĩ không riêng gì người nước ngoài mà ngay cả người Việt cũng lắm lúc trần ai khoai củ, theo tôi vẫn chính là: 1) Sự đồng âm trùng trùng điệp điệp, tầng tầng lớp lớp trong vốn từ tiếng Việt; 2) Có những từ/ hình ảnh đã thuộc về quy ước của cộng đồng, để khi muốn thay thế một cái gì đó có tính nhạy cảm như của, hĩm, chim, bướm, đồ…; 3) Cùng chỉ một sự vật/ sự việc nhưng lại có nhiều từ na ná, đồng nghĩa, điều này, cho thấy vốn từ tiếng Việt giàu đẹp, kỳ diệu và phong phú đến vô tận; 4) Các thanh dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng… cũng không dễ dàng phân biệt thế nào cho đúng chính tả; 5) Trong tiếng Việt có từ láy hoặc có yếu tố từ láy, ta hiểu thế nào cho đúng?” - ông Quốc nói.

Theo Lê Minh Quốc, người Việt mình lấy từ những gì rất quen thuộc trong sinh hoạt đời thường dùng cho cách ám chỉ, nhờ thế mà nói công khai từ văn học bình dân đến văn chương bác học mà không phạm vào sự thô tục. Thậm chí, ngay cả việc sử dụng từ người ta cũng có thể miêu tả về chuyện ấy/ việc ấy/ cái sự ấy một cách tài hoa, siêu đẳng mà đỉnh cao vẫn là thơ Hồ Xuân Hương, chẳng hạn.

Nếu không hiểu, ta sẽ không thấy hết cách nói lắt léo, dích dắc, chơi chữ vốn đã có. Cách lựa chọn này, còn tìm thấy trong nhiều quan hệ khác nữa, tất cả đã chứng minh cho lời ăn tiếng nói của người Việt cực kỳ tinh tế, khéo léo và gợi cảm; phong phú, đa dạng và không đóng khung trong một công thức máy móc, cố định nào cả.

Còn nhớ, tại Hội thảo Cao Xuân Hạo với ngôn ngữ học Việt Nam (năm 2017) ở TP.Hồ Chí Minh, học giả An Chi đã “hoài nghi về sự tồn tại của hiện tượng từ láy”, bằng cách chứng minh “các thành tố trước hoặc sau của tổ hợp láy là hình vị gốc Hán, có nghĩa rõ ràng, cụ thể”.

Đây cũng là quan điểm mà trước đó, nhà ngôn ngữ học tài ba Cao Xuân Hạo đã khẳng định. Từ đó, theo An Chi, trong từ điển về từ láy hiện nay thì “có nhiều mục từ phải được bóc gỡ đi cái nhãn hiệu từ láy, nếu ta xét về phương tiện tạo từ”. Với người Việt mà tiếng Việt đã lắt léo như vậy, huống gì với người nước ngoài khi tiếp cận tiếng Việt.

“Thời gian thay đổi tất cả. Không có lý do gì để ngôn ngữ thoát khỏi quy luật phổ biến đó” - nhà ngôn ngữ học Ferdinand de Saussure (1857 - 1913) đã nói chí lý. Điều này ta càng thấy rất rõ khi đọc lại thành ngữ, tục ngữ, ca dao, vốn là trí tuệ xưa của dân tộc, nhưng theo năm tháng đã có thay đổi về ngữ nghĩa.

Đành rằng lời ăn tiếng nói là kết quả của quan sát qua phong tục, lễ nghi, tập quán, đất lề quê thói…, rồi trong quá trình đó, thêm các yếu tố, tình tiết vào một câu chuyện cụ thể. Qua năm tháng, người ta dần quên đi câu chuyện gốc, hoặc do ngữ nghĩa phai dần, vì thế, cũng câu nói đó, nhưng mỗi người hiểu mỗi phách, hoặc có thêm các dị bản.


LÝ ĐỢI


(nguồn: Báo Quảng Nam cuối tuần - ngày 8.1.2022)

Lê Minh Quốc - Tình yêu nồng nàn dành cho tiếng Việt

 

Xuất phát từ tình yêu, mong muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và làm cho tiếng nói ấy trở nên giàu đẹp hơn, không chỉ là công việc của riêng ai. Với nhà thơ Lê Minh Quốc, ông đã gửi gắm tình cảm nồng nàn ấy thông qua bộ sách "Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt" (NXB Tổng hợp TP HCM - 2021).

Ông khiêm tốn bày tỏ: "Bộ sách này không phải là một công trình lý thuyết nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ mà nó là những cảm nhận, thu thập và trải nghiệm của một nhà văn, nhà thơ, nhà báo từ thực tế và từ nhiều nguồn từ điển, tự vị…".

Bộ sách này gồm 3 tập: "Chơi chữ chanh chua chan chát chữ" (bàn về ăn, ăn chơi), "Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo" (bàn về ăn nói, cười chơi), "Dích dắc dặt dìu dư dí dỏm" (bàn về ăn học, ăn ở)... Sở dĩ như thế, vì theo ông, người ta có thể khảo sát văn hóa của một dân tộc thông qua vốn từ họ sử dụng trong giao tiếp thuộc nhiều lãnh vực. Với người Việt, lạ thay, hầu như đều gắn với từ "ăn", như thế đã nói lên điều gì về tính cách người Việt? Đây cũng chính là câu hỏi mà nhà thơ Lê Minh Quốc từng bước trả lời trong bộ sách này.
Lê Minh Quốc - Tình yêu nồng nàn dành cho tiếng Việt - Ảnh 1.

Bìa bộ sách “Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt”

Nếu không xuất phát từ tình yêu tha thiết muốn tìm hiểu văn hóa Việt qua góc nhìn từ tiếng Việt, trân trọng lời ăn tiếng nói của người Việt thì làm sao ông có thể dành hàng chục năm để thu thập, tìm hiểu, chiêm nghiệm, sắp xếp bố cục để cho ra đời bộ sách "Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt"?

Thông thường, muốn yêu thì phải hiểu, muốn hiểu thì phải học. Ông đã tìm hiểu vốn từ một cách kỳ công qua nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Chẳng hạn, với câu tục ngữ "Bẻ no mà đếm", ông đã nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu để chứng minh sự thay đổi của từ "no" từ năm 1651 qua "Từ điển Việt - Bồ - La" đến "Việt Nam tự điển" (1931) và hiện nay đã thay đổi ngữ nghĩa như thế nào. Hoặc với câu"Làm trai chớ làm bầu chủ, làm gái chớ làm mụ dầu" thì hiểu thế nào là "mụ dầu", ông cho biết đã nhọc công để chứng minh đó chính là cách gọi "Tú bà" ngày trước… Tất nhiên, những từ mới sử dụng gần đây ông cũng không quên thu nhặt và có nhận xét về nó.

Có thể nói, bộ sách "Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt" là một công trình nghiên cứu, tìm hiểu công phu và tỉ mỉ, đã cung cấp cho bạn đọc như tôi rất nhiều kiến thức về chữ nghĩa, hiểu biết nhiều hơn những giá trị văn hóa của dân tộc, cách ăn nói của nhiều vùng miền qua các bài viết như "Trâu giật, lợn mẹt, gà mâm", "Trách cá trã, keng bù nêm muối", "Vài sinh hoạt ăn ở của người miền Nam", "Nấu sử xôi kinh hay sôi kinh"… Mà, quan trọng theo ông, bên cạnh cách dùng từ phổ biến toàn dân, không thể không tìm hiểu thổ âm, thổ ngữ của từng địa phương, vì tất cả đã làm nên sự đa dạng, phong phú của tiếng Việt do người Việt đã và đang sử dụng.

Điều khiến cho bạn đọc tâm đắc, theo tôi, vẫn là lúc ông chọn bút pháp theo lối vừa thể hiện hiểu biết của mình về vấn đề đó, vừa luận bàn vừa lý giải bằng cách đưa ra những dẫn chứng thuyết phục từ văn bản. Tuy nhiên, có lúc ông thú nhận cũng cảm thấy "bí rị", "ngắc ngứ" nên đây cũng là dịp bạn đọc suy ngẫm thêm hoặc tự tìm lấy kết luận từ các chứng cứ mà ông đã nêu ra nhưng chưa "chốt hạ" cuối cùng.

Sở dĩ, dù tập sách bàn về ngôn ngữ nhưng ta đọc thấy thích thú, lôi cuốn vì "lối đi" của ông là đặt vốn từ đó trong bối cảnh lịch sử, phong tục tập quán, tác phẩm văn học… nhằm giúp bạn đọc thấy rằng một từ/ nhiều từ không là "xác chữ" mà nó còn "có hồn" vì đang cựa quậy một cách sống động từ các văn bản tài liệu mà ông nêu ra. Thí dụ, khi bàn về từ "ù", ông đã dẫn là trò chơi tổ tôm có liên quan đến từ này qua truyện ngắn "Sống chết mặc bay" của nhà văn Phạm Duy Tốn; hoặc bàn về chuyện ăn, ông kể chi tiết lúc cụ Huỳnh Thúc Kháng làm báo Tiếng Dân ngoài Huế, mọi người bảo sao cụ lại ăn kham khổ thế? Nào ngờ, cụ trả lời rất… Quảng Nam: "Còn sướng hơn thời ở tù Côn Đảo nhiều lắm"... Những chi tiết thú vị ấy bàng bạc trong bộ sách này, chứng tỏ Lê Minh Quốc đã tận dụng ưu thế đọc nhiều, thích đọc của mình để vận dụng một cách hợp lý. Do đó, khi tìm hiểu về vốn từ cũng là lúc được tìm về những cứ liệu, tài liệu có liên quan đến từ đó khiến bạn đọc không nhàm chán.

Điều tôi tâm đắc còn chính là ông chọn lối viết trò chuyện, cởi mở tâm tình với bạn đọc như những tri âm cùng nhau chia sẻ, giữ gìn những gì quý giá nhất của tiếng Việt. Âu cũng là sự trân trọng và tình cảm của ông dành cho độc giả của mình.

Nguyễn Thị Lê Khanh (giáo viên ngữ văn Trường THPT Quang Trung - Quảng Bình)
(nguồn: Báo Người lao Động ngày 16.1.2022)

 

Khơi nguồn cảm hứng tiếng Việt
Nhà thơ Lê Minh Quốc: Ăn là một từ có vị trí thượng thừa trong tiếng Việt
Thứ Bảy, 05/02/2022 11:00 GMT+7


(Thethaovanhoa.vn) - Bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt (3 cuốn) của Lê Minh Quốc phát hành dịp cuối năm 2021 đã tạo được ấn tượng độc đáo trong lòng bạn đọc, vì có cách tiếp cận dí dỏm và rất thi vị. Anh quan niệm chính lời ăn tiếng nói, lối truyền miệng đã là sức mạnh trường tồn của một đất nước luôn phải đối đầu với nạn ngoại xâm, cướp phá, tiêu diệt tàn bạo.

Nhà thơ Lê Minh Quốc 'khơi dòng văn hóa Việt'
Cuốn sách "Dấu ấn khơi dòng văn hóa Việt" của Lê Minh Quốc vừa phát hành chọn một chủ đề lớn, nhưng có cách tiếp cận nhỏ, vì vậy mà đọc dễ dàng, thú vị. Sách mở ra một cái nhìn trải dài, thông qua các nhân vật từ huyền sử, truyền thuyết, tâm linh cho đến đời thực, các anh hùng, nhà văn hóa, nhà khoa học, doanh nhân…
Như lời nói đầu cuốn sách đã nêu rõ, bộ sách này không phải là công trình lý thuyết về nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ, mà nó là những cảm nhận, thu thập và trải nghiệm của một nhà thơ, một nhà văn từ thực tế và từ nhiều nguồn từ điển, tự vị...
Qua đó, sự học tiếng Việt trong suốt bốn mươi năm làm nghề viết lách đã giúp tôi tích lũy một ít kiến thức nho nhỏ, nay, xin được chia sẻ với đông đảo những ai yêu tiếng Việt, yêu văn hóa Việt. Nghĩ rằng, tôi không hề đơn độc trên hành trình này vì tự nguyện làm người học trò tiếp bước theo các bậc thầy đáng kính nghiên cứu về tiếng Việt đã và đang đi trước...
Thể thao và Văn hóa (TTXVN) đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Lê Minh Quốc về tiếng Việt.
Chú thích ảnh
Nhà thơ Lê Minh Quốc. Ảnh: Liên Anh
* Bộ sách có các tít phụ một vần như “Dích dắc dật dìu dư dí dỏm” khá thú vị. Từ góc độ của tiếng Việt, anh muốn gởi gắm điều gì đầu tiên qua các tít phụ một vần này?
- Khi đặt tên sách theo lối không “đụng hàng”, còn nhằm ngụ ý chia sẻ cùng bạn đọc rằng bất kỳ mẫu tự nào thì người Việt vẫn có thể đặt thành câu hoàn chỉnh, rõ nghĩa. Há chẳng phải là một phần của sự lắt léo trìu mến, cắc cớ thân thương của tiếng Việt đấy sao? Không những thế, ở tay gấp mỗi tập đều có in bài thơ, bạn đọc thử xem một khổ nhé: “lắt léo lượn lờ luôn lịch lãm/ tiếng ta thanh thoát thiết tha thương/ chọn chữ chắt chiu chan chứa chữ/ thắm thiết tình ta thấy tỏ tường”. Rất tự nhiên và rõ nghĩa, chứ không hề gò bó. Tiếng Việt của mình, nghe cứ du dương, phải không nào?
Không phải ngẫu nhiên mà khi tổng kết, hệ thống lại các công trình nghiên cứu về tiếng Việt trước đó, A. de Rhodes đã công bố Từ điển Việt-Bồ-La (1651), ông nhận định riêng các dấu “như là hồn của các từ trong phương ngữ này” - ta hiểu đó chính là linh hồn của tiếng Việt - “Cũng giống như những gam trong nhạc châu Âu”. Lời nhận xét này thật thú vị, nhiều người ngoài cũng cảm nhận tiếng Việt phát âm líu lo giống như tiếng chim! Thế thì, khi đặt nhan đề một cách ngộ nghĩnh, cho cả 3 tập sách, trước hết, bạn cũng đã ít nhiều hình dung ra sự lý thú từ các từ tiếng Việt.
Chú thích ảnh
* Có thể nói bộ sách này là một liên văn bản (intertextuality), nơi mà “Dích dắc dập dìu dư dí dỏm” (bàn về ăn học, ăn ở), “Chơi chữ chanh chua chan chát chữ” (bàn về ăn, ăn chơi), và “Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo” (bàn về ăn nói, cười chơi). Vì sao anh muốn bàn về văn hóa Việt từ những điều thường nhật nhất như ăn, ăn chơi, ăn nói, ăn ở?
- Tất nhiên sự phân chia này, chỉ có tính cách tương đối, không thể tách bạch rạch ròi, vì rằng, theo những gì đã khảo sát, tôi mạo muội nghĩ rằng: Ăn là một từ có vị trí thượng thừa, “cao thủ võ lâm” trong tiếng Việt, nó độc đáo, đặc biệt, chi phối trùng trùng điệp điệp vốn từ, quán xuyến toàn bộ sinh hoạt, thậm chí tính cách của dân tộc Việt. Do đó, khi bàn về văn hóa Việt, tôi đã mạnh dạn chọn lấy từ tiêu biểu nhất trong tâm thức lẫn tính cách người Việt, đó là từ “ăn”.
Một ví dụ. Ta thử quay ngược lại thời Hùng Vương dựng nước với sự tích bánh chưng bánh dày. Chuyện là sau khi phá được giặc Ân, đất nước thái bình, trăm họ yên vui, đời sống sung túc. Sau bao năm trị vì, tuổi đã già, nên vua Hùng muốn tìm người nối ngôi. Điều kiện ngài đưa ra vẫn là món ăn thể hiện hiếu nghĩa làm con, đạo lý làm người, ắt sẽ được truyền ngôi. Sự thể thế nào, ta đã biết, nhưng rõ ràng ẩn trong huyền sử này vẫn là thông điệp: Sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm thì trọng trách của người đứng đầu quốc gia, lãnh thổ phải là lo miếng ăn cho dân, không chỉ ăn no mà còn phải ăn ngon. Có phải đây là ngụ ý của sự tích bánh dày, bánh chưng dặn dò đời sau? Vì lẽ đó, chủ đề trong bộ sách này, tôi mạnh dạn chọn từ “ăn” là vậy.
Chú thích ảnh
Bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt (3 cuốn) của Lê Minh Quốc
* Qua năm tháng, dù gắn với những điều thường nhật thì tiếng Việt cũng sẽ thay đổi rất nhiều về vỏ ngữ âm và ngữ nghĩa. Khó khăn của anh là gì?
- Tìm về chất liệu từ câu cửa miệng đã và đang tồn tại, cũng là một hướng quan trọng để ta tiếp cận với văn hóa. Vì lẽ đó, khi viết bộ sách này, tôi hết sức chú trọng đến lời ăn tiếng nói của người xưa. Khổ nỗi, có những từ mà “tôi và chúng ta” đều ngắc ngứ.
Xin nêu một hai thí dụ đã khiến tôi mất khá nhiều thời gian tìm hiểu, chẳng hạn tục ngữ có câu “Chết xuống âm phủ, còn hơn bầu chủ ở dương gian”; hoặc “Làm trai chớ hề bầu chủ, làm gái chớ làm mụ dầu”. Vậy “mụ dầu” là gì? Trước hết xin nói, trong tiếng Việt giữa D và GI có lúc không phân biệt rõ ràng, rành mạch, vì thế còn có cách ghi “mụ giàu”. Về từ “bầu chủ” đơn giản là người đứng ra bảo đảm, chịu trách nhiệm với người cho vay để người khác được vay nợ, Từ điển Việt - Hoa - Pháp (1937) của Gustave Hue cho biết còn có từ tương đương là bầu lĩnh.
Còn “mụ giàu”, đã chịu khó tra nhiều từ điển, hỏi nhiều người nhưng ai nấy đều ngắc ngứ, may sao Gustave Hue cho biết: “Mụ dầu: proxénéte”, ta hiểu là tú bà trong giới buôn hương bán phấn. Với từ mụ giàu, Tự điển Việt Nam - Chinois - Francais của Eugène Gouin (1957) còn ghi nhận từ tương đương là mụ trùm/mụ quản. Còn Việt Nam tân tự điển (1965) của Thanh Nghị giải thích: “Mụ trùm: người đàn bà đứng chủ nhà đĩ, nhà thổ”. Đến nay, từ mụ giầu/giàu/dầu đã mất hút. Tóm lại, “mụ dầu/giàu” chính là con mẹ “Thoắt trông lờn lợt màu da/ Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao?”, đích thị Tú Bà đó thôi. Mà, lời răn làm trai chớ làm bầu chủ, làm gái chớ làm mụ dầu/ mụ giầu, không hề lỗi thời, thời nào cũng đúng chóc.
* Trong lời nói đầu, anh chia sẻ rằng mình viết bộ sách này từ việc học thêm tiếng Việt của một nhà thơ - người sáng tác, chứ không phải một nhà ngôn ngữ. Góc độ và góc nhìn của nhà thơ cho anh những thuận lợi gì?
- Không riêng gì tôi, tôi nghĩ rằng bất kỳ nhà thơ nào nếu thật sự yêu tiếng Việt, chắc chắn họ sẽ có cảm nhận theo kiểu của họ về từ đó. Có thể giống nhưng cũng có thể khác với nhà ngôn ngữ học.
Chỉ xin nêu một thí dụ, bàn về y dài/y-cờ-rết, vài nhà thơ đã nghĩ xa hơn một chút xíu, vì “ết/rết” dễ dàng bắt nhịp qua “ết/lết”. Thế là “y-cà-lết” gia nhập vào câu chuyện đang bàn, để ta thấy rằng, không phải ngẫu nhiên trong tiếng lóng “y-cà-lết” được dùng ám chỉ người tàn tật, đi đứng không bình thường. Đã thế, họ còn dễ dàng cảm nhận qua câu thơ của Nguyên Sa: “Sài Gòn ngồi thư viện rất nghiêm/ Tờ hoa trang sách cũng nằm im/ Đầu thư và cuối cùng trang giấy/ Những chữ y dài trông rất ngoan”. Có thể nói, khi quan sát từ đó, nhà thơ không nhìn nó như một “xác chữ” vốn có, mà họ liên tưởng đến hình tượng của từ đó nữa.
Chú thích ảnh

* Hiện cũng có vài người viết về tiếng Việt theo kiểu văn ngôn dẫn chứng giống như anh, góc độ nhà thơ giúp anh có những khác biệt nào?
- Có khác biệt chăng, vẫn là lúc tôi vận dụng những gì mà ông bà mình đã thể hiện qua ca dao, tục ngữ, thành ngữ, qua lời ăn tiếng nói từ xửa từ xưa. Vì rằng, tôi quan niệm đó vốn là trí tuệ của dân tộc ta truyền miệng từ đời này qua đời nọ. Trộm nghĩ đó là một cách “giữ của” tốt nhất đã có từ thời dựng nước - giữ nước, chứ không nhất thiết phải thể hiện trên giấy trắng mực đen, bia đá. Đất nước phải luôn đối đầu với nạn ngoại xâm, cha ông ta chọn lối truyền miệng sẽ không một kẻ thù nào có thể tước đoạt hoặc tiêu diệt nổi. Thế thì, cách nói ấy thể hiện như thế nào để có thể tồn tại qua thăng trầm năm tháng? Tôi lấy đó làm chuẩn, làm mẫu mực khi sử dụng là văn liệu dẫn chứng cho một từ, một vấn đề nào đó.

Nhà thơ Lê Minh Quốc 'khơi dòng văn hóa Việt'
Nhà thơ Lê Minh Quốc: Viết văn với lối 'tưng tửng'

Bao giờ tiếng Việt được 'chuẩn hóa'?

* Vì sao anh nói rằng đa số người Việt mới tưởng mình thông thạo/am hiểu tiếng Việt, nhưng thực ra là chưa phải?
- Để trả lời câu hỏi này, thay vì phải chứng minh dài dòng văn tự, cho phép tôi được kể lại hai câu chuyện về cách sử dụng tiếng Việt của ba miền. Thử xem như thế nào nhé. Rằng, vào thập niên 1980 khi còn là sinh viên khoa Ngữ văn của Đại học Tổng hợp TP.HCM, chúng tôi có đi thực tế sưu tầm văn học dân gian tại An Giang. Tôi cùng dăm người bạn khác được gửi đến ăn ở tại nhà anh Bảy trưởng ấp ngụ tại kênh Sinh Hù, mỗi ngày anh chèo xuồng đưa chúng tôi vào các vùng lân cận “thao tác nghiệp vụ”.
Ngày nọ, mấy bà má vỗ đùi cái đét: “Chèn ơi, nghe giọng nói, má biết ngay mấy con ở xứ Huế”. Ơ hay, tại sao lại xứ Huế, trong khi đó, tôi ở Quảng Nam, hai bạn kia ở Hà Nội, giọng nói rành rành là vậy, sao má lại nói thế? Sau này, tìm hiểu tôi mới biết, đối với các các bậc cao niên trong Nam thì “xứ Huế” là một khái niệm dùng chỉ nơi nào xa lắm, rất xa, chứ không cụ thể nhằm chỉ địa danh “Huế”. Chỉ người miền Nam mới nghĩ thế? Không, ngay cả người Quảng Nam cũng thế.
Lại nữa, lúc ở An Giang, bọn tôi hay đùa là xin… làm rể ở nhà đó khi tăm tia thấy trong nhà có cô con gái xinh đẹp. Biết lũ sinh viên còn trẻ măng, tinh nghịch, thích đùa, các má bảo: “Nói nào ngay, rể điên điển là không được đó nghen”. Ta giải thích làm sao về cụm từ “rể điên điển”? Cũng như lúc tôi ra Hà Nội, khuya lắc khuya lơ, bạn rủ ra Cấm Chỉ ăn lót dạ, bước vào quán dõng dạc: Một tô bốc mả. Nghe rợn tóc gáy. Thế thì “bốc mả” là gì?
Việt Nam là nước đa dạng văn hóa và dân tộc, nhiều đặc trưng vùng miền, để thông thạo/am hiểu tiếng Việt, đâu phải dễ.
* Trân trọng cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này. Chúc anh và gia đình năm mới sức khỏe.
Văn Bảy (thực hiện)
(nguồn: Thể thao & Văn hóa Xuân Nhâm Dần-2022)

Nhà thơ Lê Minh Quốc: Tiếng Việt là máu của người Việt, không dễ gì thay đổi
Tham gia đời sống văn chương trong nước với nhiều thể loại khác nhau, từ thơ, tiểu thuyết lịch sử, tùy bút, nhà thơ Lê Minh Quốc còn là tác giả của nhiều công trình biên khảo có giá trị. Anh vừa ra mắt bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt (NXB Tổng hợp TP.HCM) mamg đến những thông tin hữu ích và thú vị về tiếng Việt đặt trong tương quan văn hóa Việt Nam.
THÀNH VINH (thực hiện)
Là người Việt chưa chắc đã hiểu tiếng Việt
- Đang từ một người sáng tác, cơ duyên nào khiến anh dành sự quan tâm và nghiên cứu về tiếng Việt?
- Lâu nay, tôi vẫn nghĩ rằng, hơn ai hết là người Việt ắt phải hiểu tiếng Việt. Nhưng thật ra đó là một sự ngộ nhận. Bởi vì trong đời sống, có những sự vật/ sự việc chúng ta không hiểu và dùng sai nhưng vẫn được chấp nhận; thế thì nghĩa đúng của nó là gì? Một câu hỏi không dễ dàng trả lời, vì theo năm tháng có những từ đã phai nghĩa, có thể người ta thay thế, “cập nhật” bằng từ khác; hoặc dẫn tới dị bản khác nhau. Càng tìm hiểu về tiếng Việt, càng mở ra cho tôi rất nhiều lý thú, nhất là cách sử dụng vốn từ của người Việt xưa nay cực kỳ phong phú, đa dạng và biến hóa khôn lường tùy vào các tình huống cụ thể. Đó là nghệ thuật thể hiện bằng rất nhiều sắc thái, cung bậc và sắc màu khác nhau một cách uyển chuyển, lắt léo, cắc cớ, không có gì là không diễn tả được.
- Vào năm 2017, anh từng ra mắt Lắt léo tiếng Việt (NXB Trẻ, tái bản 2018), cung cấp cho bạn đọc kho văn liệu từ nhiều nguồn. Lần này, với bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt, anh có gì “làm quà” cho độc giả?
- Ban đầu, khi viết Lắt léo tiếng Việt như một cách tìm hiểu, thu nhặt thêm vốn từ. Nhưng rồi, không dừng lại đó, tôi tiếp tục mày mò tìm hiểu thêm vì sao người Việt có thế mạnh trong việc sử dụng từ? Trước mắt tôi nhận ra, đó chính là sự đồng âm đã dẫn tới trùng trùng điệp điệp ngữ nghĩa cực hay, mới lạ và bất ngờ. Bên cạnh đó, tôi nhận ra, tùy theo vùng miền, cư dân mỗi nơi lại có cách diễn đạt sự vật/ sự việc bằng vốn từ khác nhau. Suy rộng ra, nếu thật sự muốn hiểu từ đó  ngoài việc tìm hiểu vốn từ trong cách sử dụng toàn dân, ta không thể bỏ qua việc tìm hiểu thổ âm, thổ ngữ của từng địa phương nữa.
Khi bắt tay thực hiện bộ sách này, tôi chủ trương chọn cách trình bày vấn đề khác trước. Cụ thể, bàn về một từ nào đó, tôi lồng thêm vào đó câu chuyện có liên qua về văn hóa, lịch sử, thời sự để cho thấy từ ngữ đó sống động, thiết thực và “có hồn”, chứ không là một “xác chữ”. Thông qua bộ sách này, tôi muốn chứng minh một điều: Nghệ thuật sử dụng vốn từ trong giao tiếp lẫn thói ăn nết ở, ăn uống, ăn mặc, ăn chơi, cười chơi… bao giờ cũng phản ánh tính cách văn hóa của dân tộc đó.

- Bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt gồm 3 tập: Chơi chữ chanh chua chan chát chữ, Dích dắt dặt dìu dư dí dỏm và Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo. Quả thực, đọc tên những cuốn sách này không dễ chút nào. Hẳn là anh có dụng ý nào đó? Sự phân chia này theo từng tập có dựa trên tiêu chí nào không, thưa anh?

- Sự phân chia các lãnh vực như ăn, ăn ở, ăn nói, ăn chơi, ăn học, cười chơi… chỉ có tính cách tương đối. Không thể rách ròi. Vì rằng, tục ngữ có câu: “Làm trai cứ nước hai mà nói” đã phản ánh cách nói của người Việt đó thôi, nói như người Nam Bộ: “Tưởng dzậy mà hổng phải dzậy”. Tức là khi nghe bàn về vấn đề A nhưng biết đâu những vốn từ của vấn đề A là đang nói về vấn đề B? Sự lắt léo, cắc cớ, dí dỏm của tiếng Việt đó, ông bà mình đã sử dụng đó, mà, có như thế dù bất kỳ tình luống nào, ngữ cảnh nào thì người Việt cũng có cách trình bày vấn đề cụ thể, tùy người nghe mà cảm nhận lấy cốt lõi của nó.
Mọi ý đồ cải cách chữ quốc ngữ đều thất bại

-  Ngôn ngữ được nảy sinh từ đời sống, và tiếng Việt cũng như vậy. Chính điều này đã làm nên sự giàu có cho tiếng Việt. Có điều, cùng với sự chảy trôi của thời gian, tiếng Việt đã không còn như xưa. Anh lý giải điều này như thế nào?  

- Theo năm tháng bất kỳ vốn từ của dân tộc nào cũng có sự thay đổi, tiếng Việt không là ngoại lệ. Nói thật, nếu người Việt từ thời Từ điển Việt - Bồ - La (1651) xuất hiện, qua trò chuyện ắt có lúc cả hai cùng ngắc ngứ như nhau, lúc đó, cách tốt nhất vẫn là vừa giao tiếp vừa… lật từ điển tiếng Việt ra tra cứu. Ở bộ sách này, trong chừng mực có thể, tôi cố gắng hết sức mình khi tìm hiểu về một từ nào đó, để xem nó đã thay đổi thế nào; trước đó, nghĩa của nó là thế; nay, nghĩa của nó thế nào; nó còn sử dụng hay đã mất đi hoặc có thể đã thay thế bằng từ nào khác?

- Từng có nhiều công trình cải cách tiếng Việt được đưa ra nhưng nhận phản ứng trái chiều từ dư luận. Chúng ta đồng ý với nhau rằng, tiếng Việt “không đứng yên một chữ”, nhưng vì sao việc cải cách tiếng Việt lại khó đến như vậy, thưa anh?

- Dám khẳng định một điều chắc chắn, dù có thiện ý bằng trời đi nữa thì mọi ý đồ “cải cách chữ quốc ngữ” đều dẫn tới một kết quả chắc chắn: thất bại. Quá trình thay đổi này, ta có thể tìm thấy trong tập sách Vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ (Viện Văn Học - 1961) và nhiều tài liệu gần đây, cuối cùng không nên “cơm cháo” gì, cho dù sự cải tiến/ cải cách đó nhằm mục đích tốt đẹp là giúp tiếng Việt hoàn thiện hơn. Có 2 vấn đề cần lưu ý: Thứ nhất, chữ viết của bất kỳ dân tộc nào cũng gắn liền với tình cảm, tâm thức của dân tộc đó, đôi khi bất chấp cả tính logic, hợp lý của nó và đã được cộng đồng chấp nhận. Và thứ hai, nói như một nhà ngôn ngữ học, mọi sự cải cách đều dẫn tới “sự đứt gẫy văn hóa”, thí dụ, sách vở trước kia đã in, nay phải in lại; người đã biết chữ nay không khéo trở thành… mù chữ như chơi. Bản thân tôi nghĩ rằng, không nhất thiết phải cải cách tiếng Việt.

- Nếu soi vào ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ ngày nay, hay trên mạng xã hội, sẽ thấy một thứ tiếng Việt lạ lẫm, hoàn toàn không giống với trước, lại càng khác xa với tiếng Việt của ông bà mà anh đề cập trong bộ sách của mình. Anh nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

- Tôi nghĩ tất cả sự thay đổi này đều bình thường, tất nhiên nó phải thế, và đó cũng là quy luật tất yếu của sự phát triển của mọi ngôn ngữ trong phạm vi toàn cầu. Một khi đã có sự giao thoa về văn hóa nói chung, ắt sẽ có sự tiếp nhận vốn từ vay mượn vốn từ của ngoài. Trải theo năm tháng, sẽ đến một lúc người Việt sử dụng nó, đối xử với nó cũng bình đẳng như mọi từ đã có xưa nay. Trộm nghĩ, bản sắc của bất kỳ một giá trị vật chất nào cũng khộng đóng khung, không cố định mà phải sự vận động và thay đổi. Tiếng Việt cũng thế thôi. Chính cộng đồng sử dụng đương thời sẽ là tập thể quyết định cho bản sắc đó, nếu tìm chung được tiếng nói của sự đồng thuận. Ở đâu thì tôi không rõ, chứ trong tiếng Việt dù bất kỳ thế nào đi nữa, bản sắc của nó, không hề mất đi. Tiếng Việt là máu của người Việt đã tồn tại hàng ngàn năm nay, ai có thể thay máu một dân tộc? Hơn nữa, sao ta không nhìn theo hướng tính cực chính thế hệ trẻ (Gen Z) hôm nay đang là nhân tố làm giàu thêm cho tiếng Việt trong tương lai?

-Chân thành cám ơn anh đã có những chia sẻ.

THÀNH VINH
(Thực hiện)
(nguồn: Báo Nhân Dân cuối tuần số 7 (17200 ra ngày 13.2.2022)

Nhà thơ Lê Minh Quốc: “Nội soi tiếng Việt”

Nhà thơ Lê Minh Quốc có nụ cười tươi rói. Anh làm việc nhiều, liên tục, như thể năng lượng sáng tạo suốt mấy chục năm qua lăn lộn với cuộc sống vẫn chưa hề vơi cạn. Những năm gần đây, anh nghiên cứu và liên tục ra mắt sách về nghiên cứu tiếng Việt. Có người đã ví anh như vị bác sĩ chuyên “nội soi” tiếng Việt”.

Vì niềm yêu thích tiếng Việt

Ngày trẻ, anh viết nhiều thể loại và vẽ tranh. Rồi một ngày, năm 1998, anh chuyển hướng nghiên cứu thêm tiếng Việt, bởi ngoài yêu tiếng Việt, anh nhận ra rằng bất kỳ ai cũng có những khả năng mà họ chưa khám phá hết. Nhà thơ Lê Minh Quốc chia sẻ: “Chẳng hạn, ngày trước, tôi hoàn toàn không nghĩ một ngày nào đó mình sẽ vẽ nhưng rồi ngày nọ, tháng nọ, năm kia thỉnh thoảng lên chơi nhà họa sĩ Bùi Suối Hoa, tôi may mắn gặp một số họa sĩ nổi tiếng. Nghe họ bàn về hội họa, về sắc màu, sau đó được lại nhìn thấy họ vẽ. Kỳ lạ, dần dà trong tôi ưa thích và cũng thử vẽ xem sao. Thế là từ đó, tôi mê vẽ. Ông bà ta nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” rất đúng, nhờ các cuộc gặp gỡ, trò chuyện trên, tôi nghĩ “hạt giống” về hội họa đã có sẵn trong lòng mình, nay nhờ các anh chị ấy “đánh thức” dậy”.

Thực tình, ai cũng có khả năng về lĩnh vực nào đó, nó sẽ phát triển tốt nếu ta có cơ duyên được gặp người cùng cảnh ngộ, được họ khuyến khích thêm… Và, hiện nay, khi Lê Minh Quốc dành hết tâm lực tìm về tiếng Việt cũng tương tự như thế. Có điều, lần này, anh đã “gặp gỡ” các bậc tiến bối đã đi trước qua các sách của họ để lại, những gì họ đã viết.

Người đầu tiên phải nói đến chính là vai trò của cụ An Chi. Chừng gần 20 năm trước, cụ đã phụ trách chuyên mục “Chuyện Đông chuyện Tây” trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay, Lê Minh Quốc đọc và rất thích. Chỉ thích vậy thôi, anh không nghĩ thêm gì khác. Đến một ngày, khi du lịch xa xứ dài ngày, trong lúc vội vã chuẩn bị hành lý, anh vơ lấy vài quyển sách của học giả An Chi cho vào va ly đem theo như một sự ngẫu nhiên, chỉ nghĩ đọc cho vui ở nơi mà mình sẽ đến nghỉ ngơi. Rồi, bấy giờ anh đã đọc đi đọc lại nhiều lần (vì nơi ấy không có sách báo tiếng Việt gì khác). Đọc rồi, anh mới “ngộ” ra sự kỳ diệu của tiếng Việt một một cách rõ nét, hơn là trước đó chỉ yêu thích theo cảm tính. Sau chuyến đi nghỉ ngơi đó, quay về nhà, Lê  Minh Quốc bắt đầu chú tâm đọc thêm nhiều sách khác nữa.

Bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt không phải là công trình lý thuyết về nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ mà, nó là những cảm nhận, thu thập và trải nghiệm. Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt được chia thành ba tập: Chơi chữ chanh chua chan chát chữ, Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo, Dích dắc dặt dìu dư dí dỏm không sắp xếp theo hệ thống ký thường thấy mà đan xen nhiều điển tích, cách dụng chữ từ xưa đến nay, phong phú ẩm thực Việt, phong tục tập quán, thói hư tật xấu… như một cách cởi mở để xâu chuỗi nhiều câu chuyện trong tập sách thú vị này.

Lê Minh Quốc chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng, đã người Việt nhưng chắc gì chúng ta... đã hiểu tiếng Việt? Có những từ đã sử dụng từ xửa từ xưa, trải dài theo năm tháng, dần dần phai nghĩa, do đó, thế hệ sau khó có thể hiểu trọn vẹn ngữ nghĩa của nó. Điều này, ta thấy rất rõ khi đọc thành ngữ, tục ngữ, ca đao - vốn là trí tuệ của dân tộc ta truyền miệng từ đời này qua đời nọ. Trộm nghĩ đó là một cách “giữ của” tốt nhất đã có từ thời dựng nước - giữ nước, chứ không nhất thiết phải thể hiện trên giấy trắng mực đen, bia đá. Vì lẽ đó, khi viết bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt, tôi hết sức chú trọng đến lời ăn tiếng nói của người xưa”.

Vỡ lẽ nhiều điều từ đọc sách

Trong những cuốn sách nghiên cứu tiếng Việt của các nhà nghiên cứu, rất nhiều cuốn Lê Minh Quốc tâm huyết, và anh đã học được ở đó rất nhiều. Chẳng hạn, với Từ điển Việt-Bồ-La (1651) của Alexandre De Rhodes dạy cho anh biết thế nào là tiếng Việt của hàng trăm năm trước; Đại Nam quấc âm tự vị (1895) của Huình Tịnh Paulus Của đã dẫn anh tìm về lời ăn nói của người miền Nam thời trước; Việt Nam tự điển (1931) do Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo đã giải thích cho Quốc biết cách dùng từ của người miền Bắc… “Tất nhiên không chỉ có thế, tôi còn may mắn sưu tập được khác nhiều tự điển khác, nhờ thế, trong quá trình nghiên cứu như một cách tự học, tôi đã có các sách đó đóng vai trò như “bậc thầy” đáng kính hướng dẫn tận tình và chu đáo”, nhà thơ Lê Minh Quốc nhấn mạnh.

Từ sự học, Lê Minh Quốc mới vỡ lẽ ra với nhiều lý thú. Trên đời không thể và không bao giờ, kể cả những nhà ngôn ngữ học tài ba nhất, lỗi lạc nhất cũng có thể hiểu hết vốn từ mà người Việt đã và đang sử dụng vì làm sao một ai đó có thể vượt qua “hàng rào” thổ âm, thổ ngữ của từng vùng miền?… Nói như thế, có thể ai đó không đồng tình, chẳng sao cả, mỗi người đều yêu và thể hiện tình yêu dành theo tiếng Việt theo cách của mình, tất cả đều rất đáng trân trọng. Lê Minh Quốc chia sẻ: “Với tôi, khi viết Lắt léo tiếng Việt, Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt cũng là một cách trình bày một tâm huyết của quá trình tự học mà tôi đã tâm niệm, nhớ nằm lòng, luôn tự nhắc mình”. Anh viết:

TIẾNG VIỆT

Từng ngày lầm lũi

Nhẫn nại bền lòng

Đi vào từ điển

Nhặt được gì không?

Đi vào giữa chợ

Tìm thấy tiếng lòng

Lời quê rơm rạ

Gieo trên cánh đồng

Ngàn năm vẫn đượm

Mồ hôi ròng ròng

Se duyên tình tự

Nên vợ thành chồng

Nay vẫn xao xuyến

Hương vị núi sông

Mặc kệ bão giông

Chen âm sắc lạ

Lấn lướt từng ngày

Đau lòng buốt dạ

Vững tin người ơi

Không gì xô ngã

Tiếng Việt mãi còn

Lời ru thong thả

Tục ngữ, ca dao

Như ngô, khoai, sắn

Như lúa như tre…

Suối nguồn vô tận

Như nắng như mưa

Tượng hình sức sống

Ngàn đời nuôi nấng

Linh hồn Việt Nam

Giờ vừa sáng tác vừa nghiên cứu, anh đã “chuốc” thêm sự vất vả vào mình. Cả hai lĩnh vực này, ai cũng biết rằng, một khi muốn tìm đến đều phải sử dụng lối tư duy khác nhau. Một bên cần cảm hứng, ngẫu hứng, tùy hứng kể cả cao hứng nữa…; một bên cần sự chỉn chu, bài bản, lớp lang,  “nói có sách mách có chứng”… Tuy nhiên, cả hai lĩnh vực này cũng đều cần phải có thêm yếu tố cực kỳ quan trọng: say mê và cảm hứng. Dù sáng tác hay nghiên cứu, đối với Lê Minh Quốc đều khó nhọc như nhau. “Trên đời này, đối với tôi, không có gì là dễ cả. Nếu muốn làm cái gì đó cho “ra môn ra khoai”, “ra tấm ra miếng” cũng đều phải cố gắng. Nhờ củ mỉ cù mì, chịu thương chịu khó, rị mọ nên ít nhiều cũng có được thành quả gì đó”, nhà thơ bày tỏ.

Tôi hỏi, liên tục ra mắt sách về nghiên cứu, anh bố trí thời gian làm việc thế nào để đạt hiệu quả? Lê Minh Quốc trả lời: “Một trong những điều khiến tôi luôn biết ơn khi nhớ về tháng ngày ở quân ngũ: tính kỷ luật. Với người lính thì “một ngày như mọi ngày”, ngày nào cũng có việc để làm, chẳng có ngày nào có thể nằm vắt chân chữ ngũ hết ngủ lại ăn. Phải làm việc. Khối việc để làm. Tính cách này đã hình thành trong tôi ngay từ thời trẻ, sau này, ra quân, tôi vẫn giữ nếp sinh hoạt như vậy. Đối với tôi, bất kể ngày nào, thời tiết nào, hễ đã rạng sáng thức dậy là ngồi vào bàn viết. Viết cái gì cũng được. Miễn là viết. Sau khoảng thời gian đó, mới chính thức bắt tay làm việc của cơ quan (hồi còn đi làm), bây giờ là làm việc nhà. Giữ lấy tính kỷ luật này, có thể bạn sẽ cho là khó chịu, tự làm khổ mình, không đâu, khi đã hình thành thói quen này thì trong khoảng thời gian đó bạn sẽ nhận được món quà vô giá là niềm vui. Dù viết thế nào không rõ, có hay hướm gì hay nhì nhằng gì đi nữa thì bù lại bạn cũng có niềm vui đó”.

Là người sáng tác, tôi hiểu, đó là công việc giời đày. Lê Minh Quốc biết điều đó và chấp nhận điều đó. Bởi vậy, thời gian tới, anh vẫn dành hết tâm lực tìm về linh hồn tiếng Việt.

Nguyễn Văn Học
(nguồn: Báo Tinh Hoa Việt - số 166 ngày 25.2.2022)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

THƯ MỤC LÊ MINH QUỐC.

 

 

 

THƯ MỤC


LÊ MINH QUỐC

 

THUMUCLEMINHQUOC-COCO-MI

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Sách mới NGƯỜI BẾN TRE

120229697_2756530754668342_608735336191942540_n

THÔNG BÁO CHUNG VỀ VIỆC BẠN ĐỌC CẦN MUA TẬP SÁCH NGƯỜI BẾN TRE (Nhà Xuất Bản Trẻ - 2020).

Sách khổ 16x24 cm, 550 trang, giá bán: 299.000 đồng. Xin cám ơn tất cả.

https://docs.google.com/…/1FAIpQLSeoU7MatPJdqOR9Kc…/viewform

MỤC LỤC

1.

• Về tên gọi Bến Tre

• Năm 1757, Bến Tre thuộc về đất Việt

• Ngày 1.1.1900, Bến Tre gọi là tỉnh

• Ngày 22.10.1956, Bến Tre đổi thành Kiến Hòa

2.

• Lưu dân dân Ngũ Quảng vào Bến Tre khẩn hoang

• Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um

3.

• Vùng đất có nhiều “giồng”

• Từ thế kỷ XIX du nhập nhiều giống cây trồng

• Nghĩ về một vài địa danh

4.

• Năm 1861 - cụ Nguyễn Đình Chiểu Chiểu lánh về Ba Tri

• Năm 1867 - dời mộ “Gia Định Xử sĩ Sùng đức Võ tiên sinh” về Bến Tre

• Tiếp nối - phát huy tinh thần tôn sư trọng đạo: Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Khắc Huề, Ca Văn Thỉnh…

5.

• Đi đầu chống xâm lăng

• 27.6.1866: Nguyễn Ngọc Thăng - vị Lãnh binh liệt sĩ đầu tiên của Bến Tre

• 17.l.1960: Đồng khởi Bến Tre

6.

Từ Phan Thanh Giản đến Trương Vĩnh Ký, nhìn từ Bến Tre

7.

• Bến Tre có phải vùng đất văn học?

• Sương Nguyệt Anh: Nữ chủ bút đầu tiên của tờ báo dành cho nữ giới

• Lương Khắc Ninh: Tiên phong cổ xúy thương nghiệp và nghệ thuật cải lương ở Nam Bộ

• Lê Hoằng Mưu: Mở đầu tiểu thuyết Việt Nam?

• Phan Văn Trị, Nguyễn Trung Nguyệt, Dương Tử Giang, Trang Thế Hy…

8.

• Sáng tạo vô song: chế tạo vũ khí đánh giặc

• Súng ngựa trời Bến Tre

9.

Từ dừa, nghĩ về người Bến Tre

10.

• Mặt tích cực tính “ỷ lại” của người Bến Tre

• Đã chơi, chơi tới cùng; bằng không “Đi chỗ khác chơi”

• Giai thoại “Bánh xèo Giồng Trôm”

11.

• Tính cách người Bến Tre, nhìn từ Thai đố, nói thơ Vân Tiên đến hát sắc bùa Phú Lễ

12.

Từ “Nói láo như cháu ông Ó” đến… ông Đạo Dừa

Quái chiêu với tiếng cười của “quái kiệt” Ba Vân

13.

• Bài học từ “Ông già Ba Tri” đến những người “làm đẹp cuôc đời”: Trần Văn Ơn, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thành Trung…

14.

• Đất có lề, quê có thói

15.

•Vĩ thanh

THẾ HỆ TIẾP NỐI

Thông Huỳnh- Dự án sợi chỉ mắc mành

NSƯT Hạnh Thúy - Cảm hứng sáng tạo đến từ Bến Tre

Ngô Song Đào - Sáng chế nhang sinh học từ cây quao nước

Trần Anh Thuy - Người chắp cánh cho danh tửu đồng bằng

Huỳnh Lê Khánh - Tinh thần “quật khởi” Bến Tre

Sư cô Chân Không - Từ bi phương tiện độ quần sinh

Ngô Tường Vy - Tâm huyết xây dựng thương hiệu để trả ơn nơi mình sinh ra

Nguyễn Thị Hồng Nhung - Thay đổi và vươn lên

Huỳnh Bích Ngọc -  Mỏ Cày, Bến Tre - nơi sinh dưỡng những ước mơ

Doanh nhân Huỳnh Kỳ Trân - Nghiên cứu để làm đẹp cho đời

Cù Văn Thành - Câu chuyện về hành trình tăng giá trị cây dừa

 

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: DẤU ẤN KHƠI DÒNG VĂN HÓA VIỆT

 

dauankhoidongvanhoaviet

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 1 trong tổng số 12

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com