TÁC PHẨM - DƯ LUẬN Nhận định Dư luận về bộ sách VĂN HÓA VIỆT, NHÌN TỪ TIẾNG VIỆT của LÊ MINH QUÓC - 4. “Văn hóa Việt, nhìn từ tiếng Việt” của Lê Minh Quốc

Dư luận về bộ sách VĂN HÓA VIỆT, NHÌN TỪ TIẾNG VIỆT của LÊ MINH QUÓC - 4. “Văn hóa Việt, nhìn từ tiếng Việt” của Lê Minh Quốc

Mục lục
Dư luận về bộ sách VĂN HÓA VIỆT, NHÌN TỪ TIẾNG VIỆT của LÊ MINH QUÓC
1. Lời nói đầu
2. CẢM NGHĨ SAU KHI HOÀN THÀNH BỘ SÁCH VĂN HÓA VIỆT, NHÌN TỪ TIẾNG VIỆT
3. 'Giải mã' lúng liếng, trúc trắc… tiếng Việt
4. “Văn hóa Việt, nhìn từ tiếng Việt” của Lê Minh Quốc
5. Nhẩn nha, nhâm nhi, nhấm nháp cùng Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt
6. Sức cuốn hút kỳ thú của tiếng Việt
7. Văn hóa Việt nhìn từ Tiếng Việt- Bộ sách về văn hóa của nhà thơ Lê Minh Quốc
8. Đọc Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt của Lê Minh Quốc
9. Những nét đặc sắc trong văn hóa tiếng Việt
10. “Hồn nước nằm trong hồn tiếng Việt”
11. Nhà thơ Lê Minh Quốc: ‘Học tiếng Việt vì tình yêu máu thịt dành cho tiếng Việt’
12. “Hồn nước nằm trong hồn tiếng Việt”
13.
14. Lê Minh Quốc - Tình yêu nồng nàn dành cho tiếng Việt
15. Nhà thơ Lê Minh Quốc: Ăn là một từ có vị trí thượng thừa trong tiếng Việt
16. Nhà thơ Lê Minh Quốc: Tiếng Việt là máu của người Việt, không dễ gì thay đổi
17. Nhà thơ Lê Minh Quốc: “Nội soi tiếng Việt”
Tất cả các trang

 

DULUAN-VE-BO-SACH-vhv_n

“Văn hóa Việt, nhìn từ tiếng Việt” của Lê Minh Quốc

Sau khi phát hành tập biên khảo Dấu ấn khơi dòng văn hóa Việt tạo được tiếng vang trong dư luận, nay, NXB TH TP.HCM vừa tiếp tục ấn hành bộ sách Văn hóa Việt, nhìn từ tiếng Việt cũng của nhà thơ Lê Minh Quốc.

Hẳn chúng ta đều biết, nghệ thuật sử dụng vốn từ trong giao tiếp lẫn nếp ăn, lối ở, cách mặc, bao giờ cũng phản ánh giá trị văn hóa của dân tộc đó. Vậy, trường hợp của tiếng Việt như thế nào đối với dân tộc Việt? Về vấn đề này, nhà thơ Lê Minh Quốc đã nói rõ trong Lời nói đầu: “Có những bộ sách mà một người dù tài ba lỗi lạc đến đâu cũng không thể hoàn thành, phải là công sức đóng góp của nhiều, rất nhiều người. Bộ sách này là một thí dụ. Nói cách khác, đây cũng là một lối “Đánh trống qua cửa nhà sấm”. Không sao cả. Việc làm này được thực hiện do động lực duy nhất: Học tiếng Việt vì tình yêu máu thịt dành cho tiếng Việt”.

Theo nghiên cứu của Lê Minh Quốc, hầu hết các hoạt động văn hóa của người Việt đều gắn liền với từ “ăn”. Do đó, ở bộ sách 3 tập này, ông đã bố cục như sau: Dích dắc dập dìu dư dí dỏm (bàn về ăn học, ăn ở), Chơi chữ chanh chua chan chát chữ (bàn về ăn, ăn chơi), Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo (bàn về ăn nói, cười chơi). Tất nhiên sự phân chia này, chỉ có tính cách tương đối, khó có thể phân biệt rạch ròi.

Khi tìm hiểu và phân tích ngữ nghĩa về tiếng Việt ở góc độ văn hóa, Lê Minh Quốc đã vận dụng khá nhiều ca dao, tục ngữ, các câu chuyện lịch sử, và ông mong muốn sau khi đọc, bạn đọc vui lòng tranh luận, phản biện, góp ý để bộ sách hoàn thiện hơn nữa. Và, theo ông: “Hy vọng là thế bởi cả thảy chúng ta đều có “mẫu số chung”: Tình yêu tiếng mẹ đẻ; và nói như nhà ngôn ngữ Jean Louis Calvet, chúng ta tự ý thức: “Sự sống còn của một ngôn ngữ do chính người nói ngôn ngữ này quyết định”.

Được biết, sau 3 tập này, công trình nghiên cứu Văn hóa Việt, nhìn từ tiếng Việt, hiện nay, nhà thơ Lê Minh Quốc vẫn tiếp tục và sẽ còn in những tập tiếp theo nữa.

Anh Ngọc

(nguồn: Báo Công An TP.HCM ngày 7.12.2021)

545

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com