TÁC PHẨM - DƯ LUẬN Nhận định

LÊ MINH QUỐC: Từ nay tôi đã nên người

 

ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY

 

TỪ NAY TÔI ĐÃ NÊN NGƯỜI

Tôi muốn lấy em làm vợ

Để dạy dỗ tôi nên người

Như con ngựa chở cuộc tình phố xá rong chơi

Chiều nay tôi mỏi mệt

Gã tình si ngốc nghếch

Gom góp hết

Những vóc dáng thanh tân đã một lần ân ái

Những phụ nữ, đàn bà, con gái

Đã một lần giao hoan

Tôi đặt vào giỏ nan quảy gánh lên ngàn

Thả xuống đầu nguồn cho trôi ra biển

Đứng cúi đầu tôi vẫy tay đưa tiễn

Những cuộc tình đã xa…

Tôi chọn cho tôi duy nhất một cửa nhà

Để mỗi đêm bước vào tìm chỗ ngủ

Để từng đêm được nghe vợ dạy dỗ

Chuyện nợ nần và chuyện áo cơm

Chuyện phải về nhà trước lúc hoàng hôn

Chuyện đi ra đường không nhìn ngang liếc dọc

Chuyện ru con lúc nửa khuya chợt khóc

Chuyện ngàn xưa…Đay nghiến chuyện ngày nay

Từ gã đàn ông tôi hóa thành đứa con trai

Ngoan ngoãn lắng nghe lời em răn dạy

Thôi vĩnh biệt những ngày thơ dại

Từ nay, tôi đã nên người

Thôi vĩnh biệt những đóa hoa tươi

Đừng quyến rũ tôi bằng mùi hương lạ.

LÊ MINH QUỐC


tunay-toi-da-nne-ngiuoi

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Vài hình ảnh ra mắt sách LÊ MINH QUỐC tại Tiệm sách Kính Vạn Hoa ngày 13.4.2014

 

001-kinhvanhoa-13.4

Nhân nhà thơ Lê Minh Quốc vừa phát hành 2 tập sách mới: tạp bút KHI TỔ ẤM NHẢY LAMBADA, tiểu thuyết hoạt kê ĐỜI, THẾ MÀ VUI và tái bản NGUYỄN NHẬT ÁNH - HOÀNG TỬ BÉ TRONG THẾ GIỚI TUỔI THƠ - nhà thơ Lê Minh Quốc và nhà văn Nguyễn Nhật Ánh gặp gỡ tặng chữ ký trên sách cho bạn đọc tại Tiệm sách Kính Vạn Hoa ngày 13.4.2014

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC - Người đàn ông không chịu lớn


Không giới thiệu tác phẩm nào trong dịp Hội sách TP HCM lần VIII, nhà thơ - nhà báo Lê Minh Quốc bất ngờ cho ra mắt cùng lúc 2 cuốn sách: tiểu thuyết hoạt kê Đời, thế mà vuiKhi tổ ấm nhảy lambada.

Nhà văn Y Ban nhận xét: “Đọc tiểu thuyết hoạt kê của Lê Minh Quốc, ta sẽ có nhiều phen cười nôn ruột. Các nhân vật với đủ chiêu trò từ nhăng nhố đến bi hài nhằm khắc họa sinh hoạt văn nghệ đã và đang diễn ra trong đời sống này”. Quả vậy, Đời, thế mà vui có lẽ là câu chuyện tếu táo với phong cách viết mới lạ nhất so với những cuốn sách từ trước đến nay của nhà thơ Lê Minh Quốc. Độc giả sẽ thấy lồng ghép đâu đó trong những nhân vật hài hước là thực trạng cuộc sống diễn ra hằng ngày.

 

8-9le-m-b7e9d

 

Trong khi đó, ở cuốn Khi tổ ấm nhảy lambada, nhà báo Lê Minh Quốc lại tỏ ra rất “dày dạn” trong việc làm chuyên gia tâm lý, gỡ rối tơ lòng đúng nghĩa cho phụ nữ về những góc nhìn với hôn nhân gia đình. Tác giả tự trào: “Có kinh nghiệm hơn 30 năm công tác tại tờ báo dành cho nữ giới (Phụ Nữ TP HCM ), từng dăm ba lần lên xe hoa rồi lại đơn thân, cứ thế tôi lại viết, lại trình bày những suy nghĩ về hôn nhân gia đình. Công việc vừa lý thú vừa khó khăn”.

Hài hước, dí dỏm chính là chất xúc tác làm nên sự hấp dẫn cho mỗi mẩu chuyện, mỗi góc nhìn trong cách kể rất có duyên. Khi tổ ấm nhảy lambada là cuốn sách thứ 3 của ông về “giải mã tâm lý phụ nữ, gỡ rối tơ lòng” sau các tập Gái đẹp trong tôi, Tôi và đàn bà”. NSND Bạch Tuyết nhận định: “Lê Minh Quốc đã không giấu giếm mình - một người đàn ông không chịu lớn. Anh ta là một đứa trẻ, háo hức, tị mị rồi lại chán ngán, buông xuôi. Anh ta chân thành, ngây thơ rồi lại nghi hoặc, ghen tuông… Cả một pho văn chương nghệ thuật, Quốc đắm chìm trong cảm nhận và rồi kéo gần lại trong cảm giác của một hành trình suy niệm từ chính bản thân mình”.


T.Quyên

(nguồn: http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/nguoi-dan-ong-khong-chiu-lon-20140408212107012.htm)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Tiếng cười đa điệu trong hai ấn phẩm mới của Lê Minh Quốc


Nếu tiểu thuyết hoạt kê của Lê Minh Quốc vẽ nên lát cắt đời sống sinh hoạt văn nghệ, thì cuốn sách thứ hai lại đầy hóm hỉnh về chuyện đàn bà, tình yêu đôi lứa.

Lâu nay bên công việc làm báo, biên tập, Lê Minh Quốc vẫn miệt mài viết sách và sáng tác. Là một nhà thơ, nhưng gần đây, anh có duyên mặn mà với văn xuôi hơn. Nhiều đầu sách văn xuôi của Lê Minh Quốc, nhất là ở thể loại phiếm đàm, tản văn, hoạt kê, trào phúng, mang đến tiếng cười nhiều ý vị.

Đọc tiểu thuyết hoạt kê mới nhất của anh Đời, thế mà vui, có thể thấy nam tác giả này viết và sống đúng với bản chất con người anh. Con người ấy, tưởng là ồn ào, rổn rang, ăn to nói lớn, nhưng thực ra lại hay để ý chuyện đời, hay tư lự, suy ngẫm nhưng điều trái khoáy, nhất là những điều trái khoáy trong giới văn nghệ sĩ mà từ lâu anh cũng là một nhân vật góp mặt vào.

 

Doi-the-ma-vui-1R
Bìa cuốn "Đời, thế mà vui".

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Nhà thơ Lê Minh Quốc ra mắt 'Khi tổ ấm nhảy Lambada': Gã độc thân luận chuyện vợ chồng

 

Đã viết các cuốn sách Tôi và đàn bà, Gái đẹp trong tôi và hằng hà sa số những bài báo, những câu thơ… về quan hệ đàn ông – đàn bà. Vậy nhưng với “gã thanh niên trọng tuổi” Lê Minh Quốc vẫn luôn có cảm hứng để “tám dài dài”…về đề tài này.

NXB Văn hóa Văn nghệ vừa ấn hành Khi tổ ấm nhảy Lambada của Lê Minh Quốc cùng đề tài trên. Chuyện trong sách không có gì mới, nếu không muốn nói tất thảy xưa như trái đất khi đàn ông biết ăn trái cấm và con người biết lấy lá nho che đi phần nhạy cảm trên thân thể. Nhưng cuộc đời này có gì mới dưới ánh Mặt trời? Xin thưa, không có gì mới cả, song lại rất mới thông qua góc nhìn trào lộng, hài hước của anh.

 


minh-quoc30.3
Tác giả Lê Minh Quốc

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Nghề thủ thư phải có niềm đam mê sách


thu-thu-1
Thủ thư đang làm thủ tục cho bạn đọc mượn sách tại Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM sáng 25-2


“Tình yêu sách là cái quan trọng, là cái cốt lõi của kỹ năng giới thiệu sách. Nếu không đam mê sách, chúng ta không nên làm thủ thư mà hãy chọn một nghề khác”, đó là lời khuyên của nhà thơ, nhà báo Lê Minh Quốc tại buổi nói chuyện về kỹ năng giới thiệu sách cho 30 thủ thư của Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM vào chiều 24-2 vừa qua.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Tặng tác phẩm NGƯỜI QUẢNG NAM cho bạn đọc trang web www.leminhquoc.vn

 

NGUOI-WN-TAI-BAN-2

40 tập sách NGƯỜI QUẢNG NAM tặng bạn đọc trang web www.leminhquoc.vn

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Thư của một bạn trẻ

1507805_786057934743409_1425814162_n

Lê Minh Quốc (Ảnh: L.P.T)

 

Con gặp chú một đôi lần, trong những buổi họp báo, rồi ra mắt sách của NXB Trẻ, và đâu đó đôi lần khác...

Chú phụ trách phần bài vở cùng chú Đoàn Thạch Biền, bên tập san Áo Trắng do báo Tuổi trẻ, NXB Trẻ phối hợp thực hiện. Thi thoảng con gửi bài. Có thể chú đã đọc....

Vậy thôi chú nhỉ, chú cháu mình cũng chưa có dịp thực sự ngồi lại, trò chuyện với nhau nhiều hơn.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: TRUYỆN TRANH DANH NHÂN VIỆT NAM

 

Lời thưa,

 

bachdangRr

 

Từ những năm 1997, tôi bắt đầu viết một loạt Truyện tranh Danh nhân Việt Nam. Do nhiều lý do, các tập truyện tranh này không duy trì được lâu. Nửa chừng bỏ cuộc do: 1. Các họa sĩ Việt Nam không am tường văn hóa cổ xưa nên không thể tái hiện lại hình ảnh, trang phục...; 2. Cách vẽ và viết truyện tranh đã khác trước mà họa sĩ và nhà văn VN không đáp ứng nổi cách thưởng thức của bạn đọc nhỏ tuổi. Tuy nhiên, lúc bấy giờ loạt truyện tranh này đã được báo chí khen ngợi nhiều.

Nhân đang viết phần lời 10 tập truyện tranh về danh nhân Việt Nam cho Công ty Đông A, tôi post lại bài viết trao đổi, nhận định về công việc mà tôi đã làm từ hơn 15 năm trước. Và cũng nói luôn, cách làm truyện tranh của ta hiện nay đã khác thời tôi làm bộ Truyện tranh Danh nhân Việt Nam. Tuy nhiên, một suy nghĩ nhỏ nhân đọc truyện lịch sử nhân Việt Nam vẫn không khác trước.

Lê Minh Quốc

VI.2013

 

truyen-tranh-cuoc-tro-lai


Truyện tranh danh nhân: Cuộc trở lại ngoạn mục


Giữa thời buổi truyện tranh nước ngoài đang thắng thế, tại sao các anh lại trở lại với một thể loại truyện tranh danh nhân?

Nhà thơ Lê Minh Quốc: Truyện tranh nước ngoài đang áp đảo thị trường, chủ yếu là của Nhật Bản và Trung Quốc, trong khi các NXB chỉ làm truyện tranh danh nhân ở mức độ cầm chừng. Vô hình trung, các NXB đã gián tiếp nhường thị trường này cho mảng truyện nước ngoài. Tôi thấy cuộc đời của những danh nhân nước ta đủ sức hấp dẫn bạn đọc nhỏ tuổi, nếu làm được một kế hoạch dài hơi thì ngoài việc giải trí, các em cũng được giáo dục lịch sử thông qua một cách thể hiện dễ tiếp thu hơn.

Họa sĩ Quang Toàn: Xung quanh sự nghiệp của những danh nhân có những mẩu chuyện đời thường rất sinh động mà độc giả nhí rất thích những chi tiết kiểu này.

Cụ thể là như thế nào?

Ô. Trần Thức: Chúng tôi quan niệm loại truyện này sẽ không chiếm lĩnh thị trường một cách ồ ạt mà sẽ thấm dần vào các em, đây là loại ấn phẩm văn hóa sẽ có lời về sau. Cái lời ấy là các em thấm nhuần truyền thống văn hóa dân tộc, cao hơn giá trị vật chất mà chúng tôi có thể thu được.

H.S Quang Toàn: Vẽ truyện tranh danh nhân không dễ như các loại truyện tranh khác vì không thể “phăng” được. Độc giả thiếu nhi những năm gần đây đã quen với cách thể hiện pha nhiều chất dí dỏm vui vẻ. Các danh nhân đều chết một cách anh hùng, có vị bị xử chém, xử bắn, rất khó thể hiện các chi tiết này vì nếu không sẽ tạo ép-phê ngược cho các em.

NT. Lê Minh Quốc: Viết kịch bản cho thể loại này buộc nhà văn không có quyền hư cấu, mà trẻ nhỏ thì khá mặn mà với những yếu tố hoang đường. Đó là một điều khó nhưng không thể không thực hiện cho hay được.

Tủ sách này có thể xuất hiện sớm hơn thời điểm này, nhưng…

H.S Quang Toàn: Ý tưởng thì rất nhiều người có nhưng không NXB nào muốn làm dài hơi vì… nghi ngờ tay nghề của các họa sĩ VN. Trước đây ta cũng có truyện tranh nhưng lại thuộc dạng truyện có tranh minh họa, đọc mau chán vì in ấn kém. Chọn cách thể hiện mới cho loại truyện này là sự cân nhắc của chúng tôi, các bạn sẽ chờ xem và cho ý kiến.

Ô. Trần Thức: Truyện tranh danh nhân là kho đề tài vô tận. Ai cũng biết được điều ấy nhưng đây là mảng sách cần phải đầu tư nhiều và phải làm bền bỉ thì mới có tác dụng.

Sẽ có chuyện “ăn theo” nếu bộ truyện đắt hàng. Các anh tính như thế nào về chuyện này?

Ô. Trần Thức: Chúng tôi chấp nhận sự cạnh tranh lành mạnh vì đây thật sự là một cuộc đua về chất lượng, chỉ sợ nạn ăn cắp bản quyền…

 

Nhóm PV Văn hóa thực hiện

(nguồn: Sài Gòn tiếp thị số ra ngày 12.7.1997)

 

* Về tủ sách truyện tranh

Danh nhân Việt Nam cho thiếu nhi


Mấy năm gần đây, truyện tranh của Nhật Bản, Trung Quốc… làm mưa làm gió trên thị trường sách. chúng ta đã từng lên tiếng về sự “lợi bất cập hại” của nó, bởi trong đó yếu tố bạo lực quá đậm nét, không phù hợp với mục tiêu giáo dục trẻ em. Thế nhưng, chúng ta cũng cay đắng nhận ra rằng, truyện tranh nước ngoài hấp dẫn trẻ em VN vì nó được xây dựng thành nhiều tập, nhiều tuyến nhân vật, nhiều tình huống, nhiều hành động… trong khi đó truyện tranh của ta chưa đạt được những yếu tố đó. Những nhân vật như Đô-rê-môn, Nôbita, Chaien hoặc Yawara… đã đi vào trí nhớ của trẻ em VN - thậm chí đã trở thành “thần tượng” của các em. Trong khi đó, nhân vật nào trong truyện tranh VN được trẻ em VN yêu thích nhất? Câu hỏi này vẫn chưa có lời giải đáp.

 

truentranh-danh-nhan-VN

 

Trong tình hình này, chúng ta vui mừng khi thấy NXB Trẻ đã cùng phối hợp với Công ty VHTH Q.11 (TPHCM) thực hiện tủ sách Truyện tranh Danh nhân Việt Nam. Hiện nay trên quầy sách đã bày bán các tập Bạch Đằng giang dậy sóng (Ngô Quyền), Lam Sơn tụ nghĩa (Lê Lợi), Lửa hồng Nhật Tảo (nguyễn Trung Trực), Bóng ma trên sông Như Nguyệt (Lý Thường Kiệt), Hùm thiêng Yên Thế (Hoàng Hoa Thám), Bình Tây đại nguyên soái (Trương Định), Dựng cờ Cần Vương (Phan Đình Phùng)… Tác giả lời thoại, nhà thơ Lê Minh Quốc phát biểu: “Qua đó, chúng tôi muốn các em đừng quên lịch sử của nước nhà. Và thông qua những nhân vật lịch sử, chắc chắn các em sẽ ý thức được lòng tự hào của dân tộc”. Quả thật vậy, do tuân thủ nghiêm ngặt những chi tiết có thật của lịch sử nên hầu như tác giả đã không hư cấu gì thêm nhiều. Tác giả đã để những sự kiện lịch sử dẫn người đọc đi qua từng trang sách. Hai họa sĩ minh họa Quang Toàn và Kha Qua Châu đã thể hiện bằng những nét cọ với màu sắc khá đạt và sống động hấp dẫn.

Có thể nói, thực hiện tủ sách này là một cố gắng rất đáng ghi nhận của NXB Trẻ. Với thể loại này, việc giáo dục lịch sử, truyền thống cho trẻ em không còn là những bài học khô khan mà thật sự hấp dẫn với những chi tiết, xung đột, đối thoại và với những tính cách được thể hiện sinh động qua nét vẽ. Được biết tủ sách Danh nhân Việt Nam sẽ tiếp tục cho ra những tập tiếp theo về những nhân vật lừng lẫy như Hai Bà Trưng, Đinh Bộ Lĩnh, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão…

Hy vọng việc làm nghiêm túc này sẽ tạo được “chỗ đứng” trong thị trường sách tranh truyện. Hơn bao giờ hết, giữa lúc đất nước mở cửa và giao lưu với nhiều nền văn hóa khác thì việc giáo dục lịch sử cho trẻ em thông qua truyện danh nhân lịch sử là điều cần thiết.

 

Phạm Văn Thông

(nguồn: Thanh Niên số ra ngày 7.2.1998)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Tôi và đàn bà - Lê Minh Quốc


“Điều gì đã làm nên người đàn bà?”

Câu hỏi khiến biết bao nhiêu học giả, nhà văn, nhà thơ từ cổ chí kim đau đầu đi tìm lời giải đáp. Và nhà thơ Lê Minh Quốc, tác giả của “Gái đẹp trong tôi” phải mất gần cả đời người cho câu hỏi này. Anh, cái người mà  “ngay từ lúc oa oa chào đời đã... sợ đàn bà. Thuở nhỏ, sống trong nhà thì sợ mẹ, sợ chị; đến trường, sợ cô giáo; lên đại học, sợ bạn gái lẫn người yêu và đến lúc đi làm kiếm sống, trời ơi, ròng rã gần ba mươi năm trời, tôi chỉ làm việc dưới quyền của sếp nữ”. Viết “Tôi và đàn bà”, Lê Minh Quốc đang liều lĩnh đặt mình vào phía một đầu cân, phía bên kia là cả một nửa của thế giới. Anh đứng một mình trong tương quan bất cân xứng “Tôi” - “đàn bà” chứ không phải “đàn ông” - “đàn bà”. Hoặc anh đang rất can đảm, hoặc là anh đang rất… điên.

 

Toi_va_dan_ba_phuong_nam

Bìa sách TÔI VÀ ĐÀN BÀ. Hiện nay sách đã phát hành, có thể tìm mua tại hệ thống Nhà sách Phương Nam

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 7 trong tổng số 11

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com