Đọc tập thơ: TÔI VẼ MẶT TÔI
Nếu chọn lấy tập thơ mang dấu ấn Lê Minh Quốc nhất, với tôi, tôi chọn Tôi vẽ mặt tôi (NXB Văn hóa Thông tin - 1994). Tập thơ này, ngay sau khi phát hành lập tức đã dấy lên làn sóng phản ứng dữ dội. Ngay cả hệ thống Fahasa cũng không dám nhận phát hành, dù không có lệnh thu hồi. Nhà thơ Trần Nhật Thu trình bày bìa. Tôi sửa bản in (vẫn còn sót vài lỗi) và in tại nhà in của báo Văn Nghệ TP. HCM (lúc đó còn nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai). Nay tôi post lại các bài viết tiêu biểu đã phê phán tập thơ này, kể cả văn bản giải trình của nhà thơ Quang Huy (Giám đốc NXB VHTT) gửi cho Cục Xuất bản.
Tài hoa, vui nhộn, nhiệt tình với công việc và bạn bè… là những nét riêng, nét nổi trội của nhà thơ Lê Minh Quốc. Thế nhưng, đến giờ này Lê Minh Quốc vẫn thong dong một mình. Có lẽ một phần do anh mãi mê với con đường nghệ thuật, với sự nghiệp thi ca… Hình như với Lê Minh Quốc, thơ đã thấm vào máu thịt từ lúc còn thơ. Có người nói vui: Có khi nào Lê Minh Quốc mang ám ảnh của những cuộc tình bội bạc đi qua trong đời chăng? Câu hỏi này dường như còn bỏ ngỏ với những niềm riêng của anh. Với chúng tôi, anh luôn là người bận rộn. Hình như tất cả các khoảng thời gian anh đều dành hết cho công việc.
Cập nhật ngày: 15/09/2012 09:01:11
Tranh giấy dó của Lê Minh Quốc. Chỉ mang tính minh họa
Cập nhật lúc 08:02, Chủ Nhật, 16/09/2012 (GMT+7)
Trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng từng đào tạo ra nhiều lớp học trò tài năng trong nhiều lĩnh vực; trong đó có nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Nguyễn Nhật Ánh (11C năm 1973), Lê Minh Quốc (lớp 12 năm 1976) đang là những cây bút sung sức và thuộc loại Best Seller ở TP. Hồ Chí Minh với hàng loạt tác phẩm sáng tác, từ văn xuôi, thơ cho đến biên khảo, nghiên cứu…
Độc giả chờ ký tặng sách tại tiệm sách Kính Vạn Hoa ngày 9-9 vừa qua.
Trong dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Phan Châu Trinh, hai tác giả đã cho ra mắt các tác phẩm mới của mình tại TP. Hồ Chí Minh thu hút khá đông bạn đọc đến xin chữ ký…
Chủ Nhật, 09/09/2012 06:24
Có một người bạn của Lê Minh Quốc (ảnh) đã đồ rằng, Lê Minh Quốc là người sinh ra chỉ để làm thơ, đặc biệt là thơ tình.
“Từ bài thơ đầu đời đến nay, tâm hồn thơ của Quốc vẫn khát khao và nuôi dưỡng một vẻ đẹp thuần khiết với những hương hoa, mùi lá trong vườn, với những ban mai, ngọn sao trời, với những búp non, tay thơm, với những nàng thơ ngoan hiền, lễ phép...”. Có ai đó từng nói, muốn biết con người nhà thơ, hãy đọc thơ họ. Câu nói này đúng hoàn toàn với Lê Minh Quốc.
Hôm ký tặng sách cho bạn đọc, ngoài độc giả còn có nhà thơ Đỗ Hồng Ngọc, ca sĩ Ánh Tuyết, nhà thơ Trương Điện Thắng, Trần Phá Nhạc, nhà báo Lê Đức Hùng, nhà văn Phùng Thiên Tân v. v... Rôi thêm nhà báo Hoàng Hải Vân, Đặng Việt Hoa... và Nhiều bạn bè khác đến chung vui.
Sau đây là những bài báo nhận định về tác phẩm mới nhất của Lê Minh Quốc.
Tập sách này ra đời còn ghi dấu một kỷ niệm khó quên giữa những người viết - công ty P.R - đơn vị kinh doanh. Lần đầu tiên, một sản phẩm vật chất được quảng bá dưới hình thức sách.
Sản phẩm đó là sơn và trong tập sách đó, người viết không đề cập đến một nhãn hiệu sơn cụ thể, chỉ viết về sự an bình, thong dong, nghĩ ngơi... trong căn nhà của mình. Người đọc được sở hữu một tập sách văn học với chủ đề như vậy.
Bìa báo Doanh nhân Sài Gòn số 225 - Hàng trước (từ trái sang phải): Đại diện công ty Sơn ICI, doanh nhân Nguyễn Ngọc Phương Thảo; nhà văn Trần Nhã Thụy; hàng sau: Nhà thơ Lê Minh Quốc, nhà báo Lưu Đình Triều.
Ngẫm lại mà xem, khi sở hữu một tập sách có giá trị văn học, người ta sẽ gìn giữ lâu dài. Nhờ vậy, sản phẩm đó, nhãn hiệu đó sẽ còn ở lại lâu dài với người đọc, với thời gian.
“Chỉ có mỗi một lần người ta yêu bằng rung động trái tim, đó là lúc mới lớn, là lần đầu tiên trong đời bắt gặp một nhan sắc đã mê hoặc mình từ chân tơ đến kẽ tóc, từ chân mây đến cuối trời. Sau mối tình ấy người ta bắt đầu yêu bằng kinh nghiệm. Tôi may mắn cũng có một mối tình đầu nhưng chỉ lặng lẽ yêu người đó và vĩnh viễn bây giờ không bao giờ có dịp để thổ lộ. Trong thơ tôi, những bài thơ tình được các bạn yêu thích chính là viết bằng những cảm xúc mối tình mà mình không toại nguyện”, lời tâm sự của anh cũng chính là đề tài để khơi mào câu chuyện.
Ảnh trên (từ trái qua phải): Nhà thơ, nhà văn Cao Xuân Sơn, LMQ, Đoàn Thạch Biền, Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Thái Dương
Trang 9 trong tổng số 11