Vé một lượt - tập thơ mới nhất của nhà thơ nữ Đoàn Ngọc Thu (NXB Hội Nhà văn - 2014)
Buồn vì họ quá nhiều toan tính
Những tình nhân công sở
Lời yêu qua email và tin nhắn dễ buông
Hạnh phúc cợt đùa cả thế hệ
Họ yêu nhau như thể
Ăn bánh trả tiền cao cấp
Sau cuộc chia tay tô vẽ lại môi son
Mai gặp lại cười nhăn nhở
Sòng phẳng không công nợ
Hoa hết đát và ong chặc lưỡi
Đã tuyệt chủng cây hoa tình có độc
Vọng Lý Mạc Sầu
Can chi nhảy vào lửa yêu
Vương lại nhân gian
“Vấn thế gian, tình hà thị vật”*?
Chọn chước ba sáu
Người rút ván cầu
Tàn cơn say vội
Ta lừa ta thôi
Tưởng già hết dại
Chết vẫn cả tin
Một lời yêu cũ
Mắc nghẹn bao lần
Đam mê đã tận
Thì đem hoá vàng
Uống nhầm rượu hẩm
Phí một lần say…
Yêu thương đã tặng cho người
Cả những dối lừa
Cũng đã dành cho người đến trước…
Lỡ rồi bến hẹn trần gian
Nơi gặp gỡ là hoàng hôn về cuối
Em, kẻ đến sau tội nghiệp
Nhặt từng sợi tình thừa đan tấm thảm yêu
Rút niềm đau thành sợi chỉ màu
Em thêu hoa mơ ước
Nối đêm dài, em dệt thảm cõ chờ
Tỉ mẩn chắp lại từng sợi tơ
Đợi ngày mưa
Hoa ước vọng nở từng bừng cỏ đợi
Nhưng rồi,
Muộn
Sông chòng chành sóng cả
Chẳng e nỗi ba đào
Nụ hoa cài lên ngực
Gai đâm nhói chiêm bao
Không ngoái lại đằng sau
Sợ mắt con níu lại
Ngược non hay xuống bể
Cũng dứt áo theo nhau
Tấp tểnh bước nông sâu
Sá chi đò nổi - đắm
Cam phận ốc mượn hồn
Ngân âm ư… Hạnh phúc…
nguồn: Vé một lượt của nhà thơ ĐOÀN NGỌC THU)
Trang web www.leminhquoc.vn vừa nhận hai tập sách mới do tác giả gửi tặng:
1. Tự kỷ cảm thông và yêu thương (NXB TH TP. HCM) của nhà nghiên cứu LÊ HƯNG VKD. Dày 190 trang. GS - TS Phạm Đức Dương, Nhà giáo Nhân dân, PGS - TS Trần Minh Thái viết Tựa. Giá bán 50.000 ngàn đồng. Có thể tìm mua tại Nhà sách Tổng hợp TP. HCM 62 Nguyễn Thị Minh Khai - Đ.T: 0909723313; nhà sách 277 số 518 Cách mạng tháng Tám, phường Phú Cường - Bình Dương - Đ.T: 0903752602.
2. Những chuyến đi một mình, tạp bút của nhà văn Đinh Lê Vũ (NXB Văn hóa Văn nghệ). Dày 220 trang. Giá bán 48.000. Nhà văn Đoàn Thạch Biền viết Tựa. Có thể tìm mua tại Nhà sách Văn hóa Văn nghệ 88-90 Ký Con, P. Nguyễn Thái Bình, TP. HCM - Đ.T: (08)39142890.
Xin cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
PV
*Hạt Châu Sa giản dị - Gặp gỡ cuối năm với nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình.
* Nhìn theo má mà bước tới - Sự cống hiến, đức hy sinh thầm lặng của má Sáu Hòa (Nguyễn Thị Tư), người mẹ của một gia đình biệt động, bà đã làm nên những chiến công phi thường bằng trái tim người vợ, người mẹ thủy chung, trung trinh và chan chứa tình yêu thương.
* Người dịch tờ lệnh đầu tiên đi Hoàng Sa
* Tinh hoa còn lại chút này: Những cảm nhận, phát hiện và đối thoại về “người man di hiện đại” Nguyễn Văn Vĩnh, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, họa sĩ Trần Trung Tín, nhạc sĩ Bảo Chấn, “quái kiệt” Thành Lộc, Tấn Lộc, Thiện Vũ...
* Nếu lỡ mai này qua góc ấy: Những góc phố Sài Gòn, nơi lưu giữ một không gian ẩm thực - văn hóa yên bình, giản dị: cơm chay Tín Nghĩa, Cà phê Bâng Khuâng, chè Hiển Khánh, bánh cuốn Song Mộc...
* Đi là sống: Cappadocia - rong chơi xứ đá, Những con ngõ ở Québec, Bhutan - mơ trong đời thực.
* Cuộc dấn thân của những người trẻ: Tác nghiệp bên ngoài biên giới với hai nữ phóng viên Việt Nữ, Nhật Linh; những nhà khoa học làm mẹ: Tiến sĩ Vũ Thị Hạnh Thu, tiến sĩ Trần Thu Thủy; đằng sau những tấm huy chương tại đấu trường SEA Games 27 là câu chuyện vượt lên chính mình của “nữ hoàng chân đất” Phạm Thị Bình, sơn nữ Lừu Thị Duyên và “cơn thủy chấn” Lâm Quang Nhật.
Với sự cộng tác của: Lê Giang, Trần Thùy Mai, Trầm Hương, P.N.Thường Đoan, Cát Vũ, Bích Ngân, Vi Thùy Linh, Nguyễn Mạnh Thắng, Lê Thiết Cương, Trần Thế Tuyển, đạo diễn Việt Tú, Lê Thị Liên Hoan, nghệ sĩ Lê Bình, Lê Minh Quốc, Nguyễn Thái Dương, Lê Thiếu Nhơn, Trương Nam Hương, Hà Nguyên Dũng, Hoàng Hà, Trung Việt, Quỳnh Hương, Nguyễn Thiện, Thục Oanh, Võ Hà, Tạ Hạnh Liên, Trần Triều, Vũ Dzoãn Đoàn...
Ông bạn lương y, nhà nghiên cứu, nhà giáo Lê Hưng VKD vừa email đến tôi trên một trăm hình ảnh liên quan đến nhạc sĩ Phạm Duy. Hình ảnh do KTS Nguyễn Văn Anh - người thiết kế và thực hiện công trình Linh hoa tuệ đàn (Bình Dương) chụp. Tên công trình này, do ông Lê Hưng VKD đặt giúp công ty của ThS Nguyễn văn Thiền. Nay tôi post vài tấm hình - như tư liệu dành cho người yêu nhạc Phạm Duy.
L.M.Q
(XII.2013)
Tương Phạm Duy tại Linh hoa tuệ đàn
Hơn mười năm trước, lúc tòa soạn Báo PN còn ở 188 Lý Chính Thắng, có một nhóm bạn sinh viên Khoa Báo chí trường Khoa học Xã hội - Nhân văn đến gặp tôi. Các bạn có nhờ tôi xem qua công trình khảo sát một số báo, tạp chí trước 1945 do các bạn thực hiện. Qua trao đổi, hầu như tôi không góp ý gì nhiều, chỉ hướng dẫn một vài chi tiết trong đề cương để các bạn tiếp tục làm tốt nhất công việc khó khăn này. Không rõ sau đó, công trình về báo chí Việt Nam của các bạn đã đến đâu?
Nhà báo Khuôn Việt và Thẻ Nhà báo do Liên hiệp quốc cấp
Hơn mười năm trước, lúc tòa soạn Báo PN còn ở 188 Lý Chính Thắng, có một nhóm bạn sinh viên Khoa Báo chí trường Khoa học Xã hội - Nhân văn đến gặp tôi. Các bạn có nhờ tôi xem qua công trình khảo sát một số báo, tạp chí trước 1945 do các bạn thực hiện. Qua trao đổi, hầu như tôi không góp ý gì nhiều, chỉ hướng dẫn một vài chi tiết trong đề cương để các bạn tiếp tục làm tốt nhất công việc khó khăn này. Không rõ sau đó, công trình về báo chí Việt Nam của các bạn đã đến đâu?
Chiều nay, sắp xếp lại tài liệu, tôi tình cờ tìm lại được. Đọc kỹ, thấy hữu ích nên công bố cho mọi người tham khảo. Xin cám ơn các bạn sinh viên đã tin cậy trao tôi tài liệu này. Và tôi sẽ post lần lượt dần, không biên tập gì thêm. Tất nhiên, người đọc có thể trao đổi thêm điều này điều kia, nhưng giá trị ở đây là các bạn đã tiếp xúc tư liệu gốc nên rất đáng tin cậy. Thiết nghĩ, việc làm đáng khâm phục của các bạn sinh viên có thể giúp ích cho nhiều người - nhất là những ai quan tâm đến sự hình thành và phát triển của nền báo chí nước nhà.
Cẩn chí,
L.M.Q
Trong lịch sử báo chí Việt Nam, tờ báo dành cho nữ giới, lừng danh nhất vẫn là tờ Phụ Nữ Tân Văn: Báo xuất bản hàng tuần. Là tờ báo lấy phụ nữ làm đối tượng đọc chủ yếu, xuất bản thứ 2 ở Việt Nam sau Nữ Giới Chung xuất bản năm 1918. Năm thứ nhất, số 1, ngày 2-5-1929. Sau khi ra số 271, ngày 20-12-1934, báo ngừng xuất bản một thời gian. Ngày 1-4-1935 ra số 272; ngày 21-4-1934 ra số 273- số cuối cùng- rồi ngừng hẳn.
Có thời gian Báo bị cấm lưu hành ở Trung kì. Giám đốc : Bà Nguyễn Đức Nhuận ( tức Cao Thị Khanh), Quản lí : Bùi Hữu Minh, Tòa soạn: 42, phố Catina; sau là 65, phố Mátxigiơ, Sàigòn. In ở nhà in J.Việt, sau là Bảo Tồn, Xưa Nay. Khổ báo 325x250mm. Những tác giả cộng tác chính: Phan Khôi, Băng Tâm nữ sĩ, Nguyễn Thị Kim, Hồ Tố Quyên, Quách Tân, Trịnh Đình Rư, Thiếu Sơn, Hồ Biểu Chánh...
Hơn mười năm trước, lúc tòa soạn Báo PN còn ở 188 Lý Chính Thắng, có một nhóm bạn sinh viên Khoa Báo chí trường Khoa học Xã hội - Nhân văn đến gặp tôi. Các bạn có nhờ tôi xem qua công trình khảo sát một số báo, tạp chí trước 1945 do các bạn thực hiện. Qua trao đổi, hầu như tôi không góp ý gì nhiều, chỉ hướng dẫn một vài chi tiết trong đề cương để các bạn tiếp tục làm tốt nhất công việc khó khăn này. Không rõ sau đó, công trình về báo chí Việt Nam của các bạn đã đến đâu?
Hơn mười năm trước, lúc tòa soạn Báo PN còn ở 188 Lý Chính Thắng, có một nhóm bạn sinh viên Khoa Báo chí trường Khoa học Xã hội - Nhân văn đến gặp tôi. Các bạn có nhờ tôi xem qua công trình khảo sát một số báo, tạp chí trước 1945 do các bạn thực hiện. Qua trao đổi, hầu như tôi không góp ý gì nhiều, chỉ hướng dẫn một vài chi tiết trong đề cương để các bạn tiếp tục làm tốt nhất công việc khó khăn này. Không rõ sau đó, công trình về báo chí Việt Nam của các bạn đã đến đâu?
Trang 54 trong tổng số 58