Sau tập thơ Chân trời in năm 2002, đến nay nhà thơ Nguyễn Minh Hùng mới có tập Thiên di (NXB Hội Nhà văn).
Giải thích nhan đề tập thơ, anh cho biết: “Trên đường thiên lí, loài chim di trú trải qua nhiều cảnh tượng huy hoàng và rủi ro, bất trắc. Chúng bị rình rập bởi giông bão, cái đói, bệnh tật, già yếu, phường săn và sự hủy hoại của bầy đàn… Đối với loài thiên di, quê hương là khái niệm có ý nghĩa nhưng đất sống, sự sống cao hơn “sự tồn tại”, lại mang một ý nghĩa khác. Thân phận người - nhất là nghệ sĩ - phải chăng là một cánh thiên di? Trong “không gian bay” diệu vợi ấy, số phận Cái Đẹp mong manh và vĩnh hằng ước muốn chất chứa qua chữ và kiểu cấu trúc”.
Thiết nghĩ, đó cũng là quan niệm về thơ của Nguyễn Minh Hùng.
Có những nhà thơ viết được nhiều câu thơ hay nhưng tự họ không có khả năng lý luận. Nguyễn Minh Hùng lại khác. Hơn mười năm trước, anh đã viết các tập Cảm nhận văn chương, Văn chương nhìn từ góc sân trường… Do đó, không phải ngẫu nhiên, trong tập thơ này anh đã xây dựng “ký hiệu thơ” qua hình ảnh thiên di. Hình ảnh chủ đạo ấy, bay rợp một khoảng trời:
mắt vừa toan chợp mắt
cánh chao lạc bầu trời
đường bay không dấu vết
mỗi người bay một nơi
Rồi anh tự ý thức:
gửi thân vào thiên lý
bay đi để bay về
Những chuyến “bay đi để bay về” hàm nghĩa cho sự sáng tạo không mệt mỏi của người cầm bút. Dù vẫn bay nhưng không lặp lại các động tác, nhịp điệu cũ, nói cách khác đó là lúc họ phải vượt qua chính mình. Và từ trong sâu thẳm của trái tim đa cảm, nhà thơ đã nghe thấy:
hót điệu sầu chảy máu
ngõ nhà thăm thẳm xa
sợi rơm vàng rơi thẳng
sông Hoài rơi tiếng ca
Thật ra “điệu sầu chảy máu” cũng là tiếng lòng của nhà thơ đấy thôi. Những đường bay vô tận đã nói lên một khát vọng tự làm mới từng câu thơ. Làm mới chính mình, dù có lúc: “Xập xòe vạt áo ca dao / Bọc tân hình thức mà chao chát lòng”. Không những thế, anh còn ngụ ý từ hình ảnh gieo hạt. Ở đó:
Nỗi buồn không hề chăm sóc sao chóng lớn quá
niềm vui nuôi dưỡng từng giây đã chợt xa xưa
cứ ngửa lên trời nghe vị mặn
biết là ai đang khóc ở trong mưa
Câu thơ như một lời tự sự. Và từ sâu trong tiềm thức, nhà thơ vẫn không nguôi một niềm hy vọng phía tương lai chói lòa sự sống:
Anh vịn mà đông chết nắng
trên tay giấu nụ tinh khôi
chợt nở nghìn bông mưa trắng
rồi tan dần…
rồi sinh sôi…
Hành trình đến với thơ luôn lẻ loi, đơn độc của một người. Lấy cánh thiên di làm biểu tượng cho sự sáng tạo ấy, Nguyễn Minh Hùng đã có những bài thơ, câu thơ mà anh đã tự nhủ: “Ngày hằng sống / Ngày hằng tin…”
Lê Minh Quốc
(nguồn:http://phunuonline.com.vn/nguoi-yeu-sach/tac-pham-va-du-luan/thien-di/a126194.html)
NỘI DUNG ÁO TRẮNG SỐ 7 PHÁT HÀNH NGÀY 15.8.2014
Chủ đề “TÌNH THU”
VĂN: TRẦN THỊ PHƯỢNG, DƯƠNG HỒNG QUÂN, MINH VY, NGUYỄN NHẬT HOÀNG, ĐỒNG MAI, Đ.P.THÙY TRANG, HỒ TỊNH THỦY, KHUYÊN TRẦN, LINH LAN, BÙI HUYỀN TƯƠNG, ĐẶNG THIÊN SƠN, NGUYỄN THỊ KIM NHUNG...
THƠ: XUÂN GIANG, NGUYỄN BÁ HÒA, NGUYỄN AN BÌNH, THỊNH TAXI, PHẠM THỊ NGỌC THANH, NGƯNG THU, NGUYỄN NGUYÊN PHƯỢNG, NGUYỄN CƯỜNG, NGUYỄN TẤN THUYÊN, LÂM TẺN CUÔI, KHUÊ VIỆT TRƯỜNG, ANH TÚ, LÊ TRỌNG NGHĨA, NHƯ NAM...
CÁC MỤC KHÁC:
NGUYỆT KÝ: LÊ MINH QUỐC
GIỚI THIỆU CÂY BÚT TRẺ: PHẠM QUYÊN CHI (ĐH QUI NHƠN)
VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI: Nhà thơ Nhật TAMURA RYUICHI
THƠ SINH VIÊN: NGUYỄN THANH TUẤN, LÊ ĐỨC HOÀNG VÂN, NGUYỄN HẢI VIỆT, HẮC TỐ QUYÊN.
BÀI THƠ YÊU THÍCH: Mùa lá rụng (OLGA BERGGOLTZ)
CÙNG TRANG LỨA: Cô SV ham làm việc thiện
TRUYỆN MINI: LÊ ĐỨC QUANG
GẶP GỠ: Nhà thơ TRẦN DZẠ LỮ
CẢM NHẬN CA KHÚC: Có phải em mùa thu Hà Nội
DU LỊCH: Tháp Đôi Bình Định
HƯƠNG VỊ QUÊ NHÀ: Bánh cuốn ở vùng núi phía Bắc
BÔNG HỒNG CHO TÌNH ĐẦU: LÊ THỊ MAI LY.
NỤ HỒNG: HỒ THỊ NHƯỢC NAM.
CHỦ ĐỀ CÁC SỐ TỚI:
- 15.9: NGÔI TRƯỜNG THÂN YÊU
- 15.10: PHỐ NÚI ĐẦY SƯƠNG
- 15.11: TIẾNG CHUÔNG CHÙA
MUA TẬP SAN ÁO TRẮNG TẠI
- Cửa hàng giới thiệu sách NXB TRẺ (161B Lý Chính Thắng, Q.3, TP.HCM).
- Các nhà sách FAHASA và PHƯƠNG NAM ở các tỉnh, thành.
- Cty sách điện tử TRẺ: www.ybook.vn
Từ trái, đứng: Vũ Quốc Đại, nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh, nhà thơ Trương Nam Hương, Nguyễn Văn An, nhà báo Phạm Văn Thanh, nhà báo Hồ Văn Chừng, Nguyễn Thị Hằng, nhà báo Hồng Lâm, Phan Thị Hà
Từ trái, ngồi: Nhà thơ Lê Minh Quốc, (?), nhà giáo Hoàng Yến, nhà văn Kiều Kim Loan, nhà báo Thu Tâm, nhà báo Lương Thị Diễm, nhà báo Thanh Hà
Từ trái, đứng: Hoàng Công Minh Trường, nhà báo Phương Khanh, Lưu Linh Nhiệm, Nguyễn Thị Thủy, nhà báo Khánh Sơn, Nguyễn Bá Thuần, Nguyễn Thị Duyên, Đặng Văn Thới, Hồ Mộng Thu, Phương Hoa, (?), Bùi Diệp
Từ trái, ngồi; Nhà báo Quốc Hương, Hồ Thị Phượng, nhà báo Hà Thu Thủy, Thủy Triều, nhà báo Minh Hà, nhà báo Nguyễn Văn Phong.
Thiếu: Các bạn nhà báo Ngô Thu An, nhà báo Đào Ngọc lai, nhà báo Phong Lan, Nguyễn Thanh Hiếu, Lê Văn Huệ, nhà báo Lê Đại Anh Kiệt, nhà báo Trần Việt Dũng...
Ảnh tư liệu: Chụp trước Dinh Độc Lập (8.1987)
“Không còn ngờ gì nữa, cuốn sách này của Virginia Woolf là cuốn sách mà tôi yêu quý, ưa thích nhất. Tôi có thể đi xa hơn nữa khi nói rằng, thật ra đây là cuốn sách tôi ưa thích nhất và là cuốn sách hay nhất tôi từng đọc. Nó nên được đọc ở trường thay vì cuốn Mrs Dalloway, và điều đó có thể thay đổi quan điểm tiêu cực (hoàn toàn sai lầm và bất công) của nhiều người đối với nhà văn này. Ba đồng ghi-nê là một tiếng kêu thương, một lời cầu nguyện, một khẳng nhận mạnh mẽ về sự bình đẳng giữa nam và nữ và về quyền được giáo dục, một khúc tình ca tuyệt diệu đối với mọi phụ nữ ở mọi thời đại. Bất kỳ phụ nữ trí thức nào cũng nên đọc và yêu quí nó mãi mãi, như một lời nhắc nhở về việc chúng ta đã từng như thế nào và đã tiến được bao xa. Quan trọng nhất, nó có thể phục vụ như một lời nhắc nhở, rằng, ngay hiện giờ, không phải mọi phụ nữ trên quả đất đều có cái quyền được học hành mà chúng ta vẫn dễ dàng xem là lẽ đương nhiên. Và cuối cùng, những phụ nữ trí thức ngày nay có thể sử dụng cuốn sách này như là một vũ khí để chinh phục và ban cái quyền được học hành đó cho mọi phụ nữ trên trái đất. Bởi vì, như Virginia Woolf nói: “Với tư cách phụ nữ, tôi không có quê hương. Với tư cách phụ nữ, quê hương của tôi là toàn thế giới.” (Maria – Goodread review)
(“Without a hint of a doubt, my favourite, most cherished book of Virginia Woolf. i would go as far to say that this is, in fact, my favourite book ever and the best book I ever read. It should be read at school instead of Mrs Dalloway, and that would change the (totally wrong and unfair) negative opinion many have on this writer. Three guineas is a a cry, a prayer, and a strong affirmation of equality between men and women and of the right to education, and an amazing song of love for all women of all times. Any educated woman should read it and cherish it forever, as a reminder of what it used to be and of how far we have come. Most importantly, it should serve as a reminder that, to the present day, not every woman on earth has the right to education that we so easily take for granted. And finally, this book should be used as weapon from the educated women of today to conquer and grant the same right to education to every other woman on earth. Because, to put it like Virginia Woolf, "As woman, I have no country. As woman, my country is the whole world".)
“Woolf được biết tới nhiều nhất ở sáng tác hư cấu phức tạp, nhưng bà là một nhà bình luận chính trị sâu sắc đến khó tin. Dù được viết trước Thế chiến II, “Ba đồng ghi-nê” có những quan sát về chiến tranh, giống, và giáo dục vẫn còn rất phù hợp với hôm nay.” (Carollyn MH – Goodread review)
(“Woolf is best known for complicated fiction, but she is an incredibly insightful political commentator. Though written prior to WWII, "Three Guineas" has observations on war, gender, and education that are still very applicable today.”)
(nguồn: Trích trang 14, 15 Ba đồng ghi - nê, bản dịch của NGUYỄN THÀNH NHÂN, NXB Hồng Đức - 2014)
NỘI DUNG
Chủ đề “BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG”
VĂN: Y NGUYÊN, VƯƠNG BÍCH VIỆT, PHẠM VŨ, KHÁNH LIÊN, LÊ THỊ HỒNG HIỆU, PHẠM VĂN HOANH, PHẠM TUẤN VŨ, NGÔ THỊ PHÚNG, HOÀNG LONG, ANH TÚ, HÂN DU...
THƠ: PHẠM SĨ SÁU, TRỊNH BỬU HOÀI, TRẦN HOÀNG VY, TƯỜNG HUY, NGUYỄN TẤN ON, NGUYỄN NGỌC HƯNG, NGUYỄN THANH XUÂN, TRẦN PHÚC THỊNH, TRANG THÙY LÊ, NGÀN THƯƠNG, NGÔ THÚY NGA, QUỐC SINH, XUÂN TIẾN, LÊ QUANG TRẠNG, LÊ VĂN THUẬN...
CÁC MỤC KHÁC:
NGUYỆT KÝ: LÊ MINH QUỐC
GIỚI THIỆU CÂY BÚT TRẺ: PHÚC THỊNH (ĐHKHXH&NV, TP.HCM)
DỰ THI “VĂN HỌC TUỔI 20”: DƯƠNG GIAO LINH (Quảng Ninh)
THƠ SINH VIÊN: ĐỖ DUY HOÀNG, HOÀNG BÍCH NGỌC, NHƯ PHẠM, NGÔ THẾ LÂM.
BÀI THƠ YÊU THÍCH: Thơ tình người lính biển - TRẦN ĐĂNG KHOA
CÙNG TRANG LỨA: Cô gái viết văn bằng “nửa cánh tay”
TRUYỆN MINI: VÂN THÙY
GẶP GỠ: Nhà thơ BÙI CHÍ VINH
GHI CHÉP: Phụ nữ chung tay bảo vệ biển Đông
DU LỊCH: Đảo Nam Du ở Kiên Giang
HƯƠNG VỊ QUÊ NHÀ: Đậu phộng Túy Loan
SINH HOẠT GĐAT: Nối tiếp những nhịp cầu
CHỦ ĐỀ CÁC SỐ TỚI:
- 15.8: TÌNH THU
- 15.9: NGÔI TRƯỜNG THÂN YÊU
- 15.10: PHỐ NÚI ĐẦY SƯƠNG
MUA TẬP SAN ÁO TRẮNG TẠI:
- Cửa hàng giới thiệu sách NXB TRẺ (161B Lý Chính Thắng, Q.3, TP.HCM)
- Các nhà sách FAHASA và PHƯƠNG NAM ở các tỉnh, thành.
- Cty sách điện tử TRẺ: www.ybook.vn
Lan Anh Nguyễn: "Đã có trong tay những cuốn sách "hot" nhất hiện nay!
Hiện nay, tại Hà Nội ngoài 2 nhà sách Phương Nam Vincom và Garden Mall, các bạn có thể tìm mua tập sách Sài Gòn mùa trứng rụng (NXB Hội Nhà văn) của Chị Đẹp tại các nhà sách:
1. Hệ thống nhà sách Fahasa
2. 17A Đinh Lễ
3. Nhà sách 30 Hàn Thuyên
4. Nhà sách Đông Tây
5. Nhà sách Huy Hoàng
6. Nhà sách Đại Mai 226 Bạch Đằng
Cùng một chủ đề
Chị Đẹp ra mắt sách SÓNG ĐƯA NƯỚC
Vài hình ảnh ra mắt sách SÓNG ĐƯA NƯỚC
Tập sách VE VÃN SÀI GÒN của Chị Đẹp đã phát hành
Vài hình ảnh ra mắt tập sách VE VÃN SÀI GÒN
Tập sách SÀI GÒN MÙA TRỨNG RỤNG của Chị Đẹp đã phát hành
Vài hình ảnh ra mắt sách SÀI CÒN MÙA TRỨNG RỤNG
Mua SÀI GÒN MÙA TRỨNG RỤNG được tặng cà phê
Mua SÀI GÒN MÙA TRỨNG TRỤNG tại Hà Nội
LÊ MINH QUỐC viết Tựa SÀI GÒN MÙA TRỨNG RỤNG
SÀI GÒN MÙA TRỨNG RỤNG của CHỊ ĐẸP hiện bày bán tại Nhà sách 17A Đinh Lễ (Hà Nội)
(Ảnh: Facebook Lan Anh Nguyễn)
Trang 51 trong tổng số 58