Tuần báo Thằng Bờm: Nhà thơ NGUYỄN VỸ

 

nguyen-vy1r

Thằng Bờm phát hành ngày 19.1.1972

 

nguyen-vy2R

Thủ bút nhà thơ Nguyễn Vỹ (in bìa 4 báo Thằng Bờm số 86)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Tạp chí Văn: Nhà thơ THẾ LỮ, VŨ HOÀNG CHƯƠNG, HÀN MẶC TỬ

 

vuhoang-chuong-2

(In năm 1974)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Tạp chí Văn: Nhà thơ VŨ HOÀNG CHƯƠNG

 

vuhoangchuong-van

(In năm 1970)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

TẠ TỴ: Ký họa văn nghệ sĩ Sài Gòn (V)

 

BANGBALAN

Nhà thơ BÀNG BÁ LÂN

Chia sẻ liên kết này...

 
 

TẠ TỴ: Ký họa văn nghệ sĩ Sài Gòn (IV)

 

DUONGNGHIEM-MAU

Nhà văn DƯƠNG NGHIỄM MẬU

Chia sẻ liên kết này...

 
 

TẠ TỴ: Ký họa văn nghệ sĩ Sài Gòn (III)

 

dinhhung

Nhà thơ ĐINH HÙNG

Chia sẻ liên kết này...

 
 

TẠ TỴ: Ký họa văn nghệ sĩ Sài Gòn (II)

 

son-Nam-R

Nhà văn Sơn Nam

Chia sẻ liên kết này...

 
 

TẠ TỴ: Ký họa văn nghệ sĩ Sài Gòn (I)

 

Thời sinh viên, tôi và bạn Trần Phong Lan - con gái của nhà văn Trần Phong Giao  học chung một lớp. Sau này, khi ra trường lại là đồng nghiệp của nhau. Ông Trần Phong Giao được biết đến là Thư ký tòa soạn của tạp chí văn chương sáng giá nhất của miền Nam trước 1975: VĂN. Trên tạp chí này khi giải đáp các vấn đề về văn học, ông ký bút danh Thư Trung.

Cách đây trên dưới chừng mười năm gì đó, ông Trần Phong Giao có nhã ý "để lại" cho tôi toàn bộ tạp chí Văn với giá 12 triệu đồng. Bấy giờ, lương mỗi tháng tròm trèm chỉ một triệu nên tôi không kham nổi.

Không hiểu sao, sau lời từ chối của tôi, ông nhờ bạn Phong Lan trao cho tôi những bức ký họa của họa sĩ Tạ Tỵ vẽ bút sắt các văn nghệ sĩ Sài Gòn. Có lẽ ông thương tôi chăng? Chắc là thế.

Nay tôi post dần những tư liệu nay như lời cám ơn nhà văn Trần Phong Giao - người quá cố, đã có một thời gắn bó mật thiết với văn học Sài Gòn. Và cũng là một cách chung cấp tài liệu cho bạn đọc có tình cảm với  văn nghệ sĩ miền Nam.

Không rõ bộ tạp chí Văn, gia đình nhà văn Trần Phong Giao có còn lưu giữ không?

L.M.Q

III.2013

lang-nhan-1

Nhà văn LÃNG NHÂN (1)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Thơ NGUYÊN SA

 

nguyen-sa-1

Bản in năm 1963

nguyen-sa-3

Bản in năm 1969

ngueyn-sa-32

Bản in tháng 1.1975

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Nắng được thì cứ nắng - PHAN KHÔI: Từ Sông Hương tới Nhân Văn

 

phan-khoi-nang-dc-thi-cu-nangR

Tôi vừa được ông Phan Trản - con trai nhà văn hóa Phan Khôi  gửi tặng tập sách này. Tác giả: Phan An Sa - con trai học giả Phan Khôi; khổ sách: 16 x 24 cm; số trang: 688 trang; giá bìa: 170.000 VNĐ. Đây là tập sách hay. Đọc rất thú vị. Hệ thống Nhà sách Phương Nam độc quyền phát hành, chỉ in 500 cuốn.  Mục lục như sau:

Lời giới thiệu

Mấy lời thưa trước

Phần thứ nhất: Ông chủ nhiệm báo Sông Hương

Phần thứ hai: Đi về phía Việt Bắc

Phần thứ ba: Nắng được thì cứ nắng

Phần thứ tư: Vĩnh hằng Hợp Thiện - Bạc Hà

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đánh giá: "Theo tôi, đây là cuốn sách chứa đựng nhiều thông tin nhất về tác giả Phan Khôi từ trước đến nay, dù sách này chỉ giới hạn ở giai đoạn từ 1936 đến cuối đời ông; nói cho gọn, đây là cuốn sách nói về Phan Khôi từ vai trò chủ nhiệm tuần báo Sông Hương đến vai trò chủ nhiệm tuần báo Nhân Văn, rồi đi vào văn học sử Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với tư cách một trong số những tác gia trọng yếu của phong trào Nhân văn – Giai phẩm.

Nếu đi tìm trong hệ thống những sách văn học sử chính thống, những giáo trình đại học xuất bản ở miền Bắc Việt Nam từ 1958 cho đến khá gần đây, bạn đọc đừng ngạc nhiên khi không thấy trong đó nói rằng Phan Khôi là tác gia quan trọng của báo chí, văn học, văn hóa, tư tưởng Việt Nam, suốt các giai đoạn 1900-1930, 1930-1945, 1945-1954, 1954-1960, mặc dù, trên thực tế Phan Khôi đã có vai trò như thế.

Từ sau khi phong trào Nhân văn – Giai phẩm bị trấn áp (1958), sau khi Phan Khôi qua đời (16/1/1959), di sản trứ thuật của ông không hề được sưu tầm, in lại, sự nghiệp báo chí và văn học của ông không hề được khảo sát nghiên cứu, ngược lại, tên tuổi ông bị cấm nói đến, do đó bị loại trừ ra khỏi các công trình nghiên cứu về các quá trình lịch sử văn học, báo chí, văn hóa, tư tưởng ở Việt Nam thế kỷ XX mà trên thực tế ông đã tham dự; chỉ đôi khi tên tuổi ông được nhắc đến do nằm trong dữ liệu của việc nghiên cứu một vài sự kiện khác, – ví dụ cuộc tranh luận “duy tâm hay duy vật” thời kỳ 1934-1935 – nhưng thường là chỉ nhắc đến với dụng ý phê phán một cách bất công.

Có thể nói, cách đối xử trên đây trong một thời gian dài đối với Phan Khôi và một loạt trí thức, văn nghệ sĩ tên tuổi khác, cùng cảnh ngộ như ông, đã gây thiệt hại không nhỏ cho nguồn di sản văn học, văn hóa, tư tưởng của dân tộc, của đất nước trong quá khứ mà lẽ ra cần phải được gìn giữ và kế thừa. Cách đối xử ấy đã và vẫn còn đang làm mất mát những tác phẩm chứa đựng những giá trị lớn đã được các thế hệ trước sáng tạo ra”.

(Trích Lời giới thiệu của Lại Nguyên Ân in trong cuốn Nắng được thì cứ nắng, Phan An Sa, NXB Tri thức, 2013)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 57 trong tổng số 58