TÁC PHẨM - DƯ LUẬN Nhận định TÔI VẼ MẶT TÔI - 7. Đọc tập thơ “Tôi vẽ mặt tôi” của Lê Minh Quốc

TÔI VẼ MẶT TÔI - 7. Đọc tập thơ “Tôi vẽ mặt tôi” của Lê Minh Quốc

Mục lục
TÔI VẼ MẶT TÔI
1. Thơ là như thế này sao?
2. Về bài “thơ là như thế này sao”?
2 bis. Về bài “thơ là như thế này sao”?
4. Về bài “thơ là như thế này sao”?
5. Tôi vẽ mặt tôi
6. Đọc tập thơ “Tôi vẽ mặt tôi” của Lê Minh Quốc
7. Đọc tập thơ “Tôi vẽ mặt tôi” của Lê Minh Quốc
8. Quanh tập thơ “Tôi vẽ mặt tôi”
9. Tôi vẽ mặt tôi
10. Công văn số 05 của NXB Văn hóa Thông tin
11. Ai nỡ thơ ơ với bài thơ… nịnh nọt
12. Mưa dầm ướt văn
13. Nhà thơ trẻ Lê Minh Quốc đã rút vào làm thơ bí mật?
Tất cả các trang

Trăn trở, kiếm tìm để tự khẳng định mình

Tôi vẽ mặt tôi

Thử phác họa một chân dung của Lê Minh Quốc khi anh tự vẽ mình, hay nói một cách khác là anh luôn đặt mình trước trang giấy và hỏi: Ta là ai?

Tôi gọi lên tên quốc

thằng uống rượu say  ăn mày kỷ niệm

suốt đời hoài hương như thằng đê tiện

thằng ươn hèn không nịnh hót ai

thằng giàu có vì tiền không dính túi

thằng là thằng chao ơi cát bụi

đi về mấy ngả trần ai

(Bất lực)

Trào lộng và đau đớn khi tự vẽ mặt mình! Vì cái lẽ ta là ai đó mà Lê Minh Quốc luôn luôn tự kiếm tìm: cuộc sống, tình yêu và bao nỗi nhân tình thế thái. Anh thể hiện nó-qua-thơ-một cách bạo liệt đến mức cực đoan và hơi sỗ sàng, thô thiển… Nhưng điều đáng quí ở anh là biết dừng lại đúng cái lằn ranh hay nói khác hơn là cái “giới hạn cần thiết” - cái barie nghiệt ngã ấy…

Sau những câu thơ xô bồ, thô mộc, nhục cảm… anh lại viết những câu thơ rung cảm đến tận bề sâu xa của tâm linh:

đất nước

có thể đó là một chú dế mèn

gọi mùa thu về chập chờn ngoài cửa lớp

là trái bồ kết để em gội tóc

thơm hoài trong hơi thở buổi tự tình

Thơ non tơ và xanh vời như kỷ niệm. Thế nhưng cũng với định nghĩa ấy, sau những năm tháng chạm mặt với cái chết ở chiến trường, anh lại thấy trách nhiệm công dân:

đất nước là hình ảnh khẩu súng quàng vai

đứng trang nghiêm trước sơn hà xã tắc

là câu đánh vần lúc bắt đầu đi học

là ngôi trường làng mái ngói rêu phong

Thì người đọc lại thấy một Lê Minh Quốc khác: trầm tĩnh, sâu lắng chân thành ẩn sau một Lê Minh Quốc luôn phá phách, hành hạ tâm hồn và thể xác của mình để kiếm tìm một bản ngã riêng biệt.

Trên con đường chông gai ấy, anh cũng vấp phải những hòn đá hoặc những viên sỏi sắc nhọn nằm đây đó trong tập thơ. Giá mà đừng có “nó” vẫn hơn vì nó làm mà anh tự làm khổ mình và khổ người đọc mà lỗi thuộc về anh chứ không phải ở họ.

Phú Ninh

(nguồn: Báo Văn nghệ TP.HCM số 31/3/1994)



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com