TẢN ĐÀ và AN NAM TẠP CHÍ - CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC

Mục lục
TẢN ĐÀ và AN NAM TẠP CHÍ
CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA “AN NAM TẠP CHÍ”
II. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA “AN NAM TẠP CHÍ”
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
Tất cả các trang

CHƯƠNG II.

ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC

(Vì thời gian có giới hạn nên chúng tôi chỉ ghi lại tên các thể tài , phần nội dung và các bài minh hoạ của mỗi thể tài sẽ bổ sung sau. Về hình thức, chúng tôi cũng chỉ giới thiệu sơ.)

I. CÁC THỂ TÀI

1.      Văn đàn (du ký)

2.      Thi đàn

3.      Thời sự

4.      Đoản thiên tiểu thuyết giảng tập

5.      Xã hội ba đào ký

6.      Pháp luật dẫn giải

7.      Chuyện câm bằng tranh

II. HÌNH THỨC

Báo chia làm 3 cột, không có đường kẻ dọc.

Mỗi số gồm 23 trang. Bắt đầu từ số 42, báo có phụ trương.

Số thứ 47 (6/1932), măng-set thay đổi (Bản đồ Việt Nam bên trái chuyển thành ở giữa).

III. ĐÓNG GÓP CỦA TẢN ĐÀ VÀ“AN NAM TẠP CHÍ”

Không là sự kiện có tính chất ghi dấu, không là một tiếng vang chấn động trong làng báo vốn vẫn nhiều âm thanh đa dạng, An Nam Tạp Chí bình dị góp một tiếng nói riêng của một người, song có lẽ cũng là chung cho bao nhiêu mục đích của những người làm báo chân chính khác. Tản Đà, linh hồn của An Nam Tạp Chí, vốn là một thi nhân có tiếng, là chủ nhân của những dòng thơ tài hoa, lại chuyển sang làm báo, đó không hoàn toàn là một sự ngẫu nhiên.

Ra An Nam Tạp Chí, Tản Đà muốn đem cái tài văn chương của mình ra giúp đời, để thực hiện cái hoài bão hành đạo, phát huy thiên lương trong mỗi con người. Với An Nam Tạp Chí, Tản Đà muốn giúp cho mỗi người nhìn thấy trong cuộc sống đâu là điều tốt đẹp, đâu là chuyện xấy xa, để con người ta sống cho ra sống. Cái đạo trong cuộc đời là điều cao cả. Nhà thơ muốn, bằng ngòi bút của mình, h7ưóng độc giả đến điều cao cả đó. Và, An Nam Tạp Ch1i đã thực sự làm được điều này.

Trong An Nam Tạp Chí, Tản Đà lên tiếng công kích những “hạng người vô ích cho xã hội”. Bọn chúng chỉ biết lo cho bản thân và vợ con sung sướng rồi cũng “biệt thự sinh phần lắm trò dơ dáng”. Thứ đến là bọn “hưu phu hưu tẩu”, quan lại về hưu đội lốt ẩn dật thanh cao. Rồi đền “bọn khốn nạn kiếm ăn theo bọn đương đồ, kiếm ăn quanh báo giới…Co thể tìm thấy trên An Nam Tạp Chí hình ảnh của một xã hội mà trong đó con ngưới ta quên đi nhân cách chỉ vì đồng tiền, vì danh lợi.

Viết báo với Tản Đà còn có ý nghĩa lập sự nghiệp văn chương. An Nam Tạp Chí đem văn chương của thi sĩ đến với độc giả nhanh chóng và gần gủi hơn. Ông được coi là nhà thơ có công gây dựng nghề sáng tác văn chương suốt 30 năm đầu thế kỷ XX. Trong thực tế đời sống văn học lúc này, ông đã tạo nên một sự ảnh hu7ỏng trong văn giới và thế hệ học sinh Tây học.

Đối với Tản Đà, An Nam Tạp Chí sẽ làm trách nhiệm thực thi chân lý “ai là người có công về đạo, nhân tâm”, thì nó “tinh biểu bằng ngòi bút” và “ai có tội với nhân quần” thì “nó trừng trị bằng câu văn”.

Ngắn hay dài , thời gian tồn tại có là gì nếu giá trị mang lại cho cuộc đời không lớn. An Nam Tạp Chí đến rồi đi, đứt đoạn vì những yếu tố bên trong và bên ngoài, có thể có những điều làm được và chưa làm được trong tôn chỉ song thực sự đã là một “nét duyên thầm” trên “khuôn mặt” báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.

Chia sẻ liên kết này...



Add comment