TẢN ĐÀ và AN NAM TẠP CHÍ - CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA “AN NAM TẠP CHÍ”

Mục lục
TẢN ĐÀ và AN NAM TẠP CHÍ
CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA “AN NAM TẠP CHÍ”
II. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA “AN NAM TẠP CHÍ”
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
Tất cả các trang

CHƯƠNG I:

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA “AN NAM TẠP CHÍ”

 I.  HOÀN CẢNH  LỊCH SỬ

 Chiến tranh thế giới lần thứ nhất ( 1914-1918) kết thúc. Thực dân Pháp tập trung khôi phục nền kinh tế Pháp bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh .Chúng tiến hành khai thác thuộc địa với một quy mô lớn và có chiều sâu.

Để phục vụ cho ý đồ của mình, bọn chúng không ngừng ra sức củng cố và tăng cường bộ máy cai trị đối với các nước thuộc địa với các chính sách, chủ trương mới.

Việt Nam là một bộ phận trong hệ thống thuộc địa của Pháp lúc bấy giờ, do đó, không thể nằm ngòai tầm kiểm soát của chính phủ về mọi mặt.Chính bối cảnh này đã đánh dấu một bước ngoặc lịch sử quan trọng tại Việt Nam, không chỉ trên lĩnh vực chính trị mà ngay cả trên lĩnh vực báo chí. Báo chí Việt Nam thời kỳ này đã phát triển rất lớn mạnh. Thực tế cho thấy nguyên nhân phát triển của báo chí thời kỳ này không phải là nguytên nhân kỹ thuật mà là những điều kiẹân về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.

1.Điều kiện chính trị

Vào thời điểm này người Pháp tìm mọi cách lôi kéo một số người trong xã hội Việt Nam tham gia vào chính quyền của họ. Chủ yếu là những người có học thức để thay cho quan lại người Pháp, nhằm thay đổi bộ máy tay sai để phù hợp hơn với ý đồ của chúng . Những người này do nhà trường Pháp đào tạo và dần dần được Pháp hóa, để làm chỗ dựa tích ứng với chính sách cai trị mới và tình hình kinh tế mới.

Chúng đã có những họat động cụ thể như :Hội đồng Nam Kỳ được chấn chỉnh lại bằng các sắc lệnh mới,có quyền biểu quyết ngân sách xứ Nam Kỳ. Tuy nhiên , những điều kiện cử tri dành cho người Pháp vẫn chiếm ưu thế trong hội đồng, tầng lớp thượng lưu và người Việt có tham gia nhưng vẫn bị lép vế. Các hội đồng tư vấn Bắc và Trung Kỳ được bổ sung bằng những sắc lệnh mới, nhưng cơ bản vẫn như cũ về điều kiện bầu cử, ứng cử và quyền hạn của hội đồng.

Ở nông thôn, thực dân Pháp lập Hội đồng tộc biểu dưới danh nghĩa “cải lương hương chính” nhưng vẫn do bọn cường hào thuộc giai cấp địa chủ, phú nông thao túng.

Trong bối cảnh đó, nhiều đảng phái chính trị bắt đầu xuất hiện và thu hút ngày càng đông quần chúng chẳng những ở Thủ đô mà ngay ở các tỉnh. Báo chí trong giai đọan này dần dần thay đổi hẳn bộ mặt của những năm đầu để đổi lấy một sắc thái mới.

Ơû Nam Kỳ,. Đảng Lập hiến do Bùi Quang Chiêu và Nguyễn Phan Long thành lập năm 1923 tại Sài Gòn cho ra đời tờ LA TRIBUNE  INDOCHINOISE như là cơ quan chính thức của nhóm tư sản Sài Gòn. Năm 1925, Đảng Lập hiến đưa ra một tập sách  lấy tên là “Nguyện vọng người An Nam” (LES VOEUS ANNAMITE) – gửi cho viên tòan quyền PhápVARENNE , yêu cầu cho tự do hội họp, tự do báo chí, tự do đi lại….Nhưng  những nguyện vọng này không được chính phủ để ý tới. Sự thất bại này cùng với sự xuất hiện của các nhóm chính trị mới nổi lên trong nước đã làm cho Đảng Lập Hiến bị lãng quên trong trước dư luận quần chúng.

Năm 1927, Quốc Dân Đảng thành lập, do Nguyễn Thái Học và một nhóm trí thức trẻ tuổi lãnh đạo. Mặc dù tổ chức nội bộ chưa được hòan hảo và chưa gây được ảnh hưởng sâu rộng trong đám đông quần chúng nhưng Đảng đã vội ra lệnh tổng tấn công – đánh vào quân đội Pháp ngày 10/2/1930 . Thực dân Pháp đã trả đũa rất dữ dội và tàn khốc :ngày 17 tháng 6 ở Yên Bái, tất cả những người lãnh đạo Quốc dân đảng đều bị xử tử.

Trong khi Quốc Dân Đảng tan rã thì Đảng cộng sản Đông Dương bắt đầu xuất hiện trên chính trường Việt Nam, được lãnh đão bởi một nhân vật xuất chúng:Nguyễn Aùi Quốc. Đảng trưởng thành một cách nhanh chóng, đóng vai trò số một trong số những chính Đảng lúc bấy giờ. Để cổ động cho một chính sách tuyên truyền có đường lối, Đảng cộng sản Đông Dương đã phát hành và phổ biến một số báo chí bí mật rải rác trên tòan thể lãnh thổ Việt Nam.

Đứng trườc phong trào chính trị sôi nổi đang diễn ra, chính phủ Pháp lúc bấy giờ cho ra đời một chích sách mới với mục đích  làm dịu bớt không khí chính trị căng thẳng này.Đó chính là chính sách “ Pháp Việt đuề huề”. Dụng ý chủ yếu của chính sách này là “mê hoặc” người dân Việt Nam, nhất là những phong trào đối lập chính trị. Chính phủ Pháp lúc bấy giờ phải vận động cả một bộ máy tuyên truyền (sách vở, báo chí…) để dùng vào việc vận động cho chính sách này.

Cái huyền thoại “ Pháp Việt đuề huề”này thực rađược khai sinh từ thời A. SARRAUT , nhưng nó được người ta nói đến nhiều nhất là sau những năm chiến tranh thế giới thứ nhất.

Phải công nhận là chính sách “ mị dân” trên đây của thực dân Pháp đã làm mê hoặc một số trí thức người Việt trong vào thời điểm này.

Ngày 5/12/1925 , trong một cuộc tiếp rước VARREN ở Hà Nội, một số sinh viên trường Cao Đẳng Hà Nội ra đón  ông ta với biểu ngữ “Vive le socialiste Varenne”.Ngay cả cụ Phan Chu Trinh trong những năm đầu làm cách mạng cũng tin vào chính sách trên. Oâng vẫn khuyên dân chúng nên học lấy cái “đạo đức” của người Pháp. Ông vẫn tin rằng người Pháp ở thế kỷ XX vẫn còn là đệ tử trung thành của những nhà cách mạng, còn kế thừa và phát huy tinh thần dân chủ của cuộc cách mạng 1789. Những tờ báo tư sản như : Thực Nghiệp, Khai Hóa…chủ trương chính trị cũng không ra ngoaài đường lối “Pháp Việt đuề huề”.

Thực nghiệp thì muốn :“Nhờ thầy hay bạn tốt là nước đại Pháp dạy bảo mà nước ta ngày một tiến bộ” (Thực nghiệp dân báo số 2 ,ngày 13.7.1920).

Sợ độc giả có thể ham mê buôn bán mà quên  mất đường lối quan trọng đó, Thực nghiệp dân báo luôn luôn nhắc nhở độc giả “Thầy dậy của ta bây giờ là ai? Chính là thầy đại Pháp ấy”

(Thực nghiệp dân báo số 546 , ngày 18.2.1922 ).

Tờ Khai Hóa của Bạch Thái Bưởi cũng luôn luôn  tán dương công ơn khai hóa của đại Pháp “may sao gặp được nước Đại  Pháp  sang bảo hộ hết lòng hết sức mà khai hóa cho ta”

(Khai Hóa số 166, ngày 4-2-1922)

Tờ Hữu Thanh ngày ngày lặp đi lặp lại: “Từ khi ta công nhận nước đại Pháp làm bậc tân tiến hướng đạo cho ta, bốn năm mươi năm trở lại đây nhà nước bảo hộ hết lòng khai hóa cho ta”

(Hữu Thanh số 35, ngày 1-1-1923)

Tóm lại trong những năm giữa hai thế chiến, cái huyền thọai sống chung, thành thật giữa những kẻ thống trị và bị trị quả là một đề tài được mọi người và nhất là báo chí đương thời nói đến nhiều nhất. Để biểu dương cho chính sách mị dân này, chính phủ Pháp dù muốn dù không đã chấp nhận cho người Việt Nam một số tự do tối thiểu nào đó trong việc thành lập báo chí. Xuất hiện mỗi ngày mỗi nhiều, báo chí dần dần giữ một địa vị quan trọng trong xã hội Việt Nam.

2. Điều kiện kinh tế :

Kinh tế Việt Nam bắt đầu thành hình và có sự biến chuyển từ sau thế chiến thứ nhất, khi các tàu Pháp vì chiến sự, các đường hàng hải bị các tàu ngầm Đức phong tỏa không thể chuyên chở hàng hóa sang Việt Nam. Trước chiến tranh, hàng hóa Pháp nhập cảng sang Việt Nam chiếm tới 50% tổng số hàng nhập khẩu, tới năm 1918 giảm xuống chỉ cón 14%.

Nhân lúc Pháp bận chiến tranh ở Châu  Aâu , kinh tế Việt Nam mới có cơ hội phát triển .

Sau chiến tranh (1914-1918),  Đông Dương trở thành một trong những khu vực đầu tư chủ yếu của người Pháp ở Viễn đông. Số lượng những nhà kinh doanh công thương nghiệp tăng lên rất nhanh: “Mới có hai năm mà đã xuất hiện 5-6 xưởng máy của người Việt Nam. Ở đấy chữa đủ các thứ máy như là ô tô, xe đạp ,tàu thủy và lập lò đúc để chế tạo các thứ máy vừa kể. Những thứ máy đó đều chạy bằng điện” (Thực Nghiệm Dân Báo số 3, ngày 17/7/1920 )

Sức mạnh về kinh tế của Việt Nam phát triển khá vững như công ty vận tải đường thủy Bạch Thái Bưởi ở Bắc Kỳ, và ở miền Nam lúc bấy giờ ta còn thấy xuất hiện những nhà tư  bản Việt Nam giàu có như: Trương Văn Bền , Nguyễn Văn Sâm…

Song song với việc bành trướng thế lực kinh tế, những nhà tư bản Việt Nam lúc bấy giờ đã mở rộng  phạm vi hoạt động trong những lĩnh vực khác như văn hóa ,xã hội. Cùng với những đoàn thể hội buôn, thư xã và báo chí nối đuôi nhau xuất hiện: Thực Nghiệm Dân Báo, Khai Hoá Hữu Thanh, Tân Thế Ky,û…

Báo chí thời kỳ này rất lưu tâm đến việc giới thiệu các công nghệ Việt Nam như các nghề: dệt, làm muối, ấn loát… đồng thời với báo chí, hàng loạt các tác phẩm nghiên cứu ra đời nhằm mục đích học hỏi cách làm giàu của giai cấp tư sản.

Tóm lại những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, kinh tế Việt Nam đã hình thành và phát triển mạnh. Chính điều kiện này đã góp phần rất quan trọng vào việc thành lập báo chí, một ngành mới của xã hội Việt Nam.

3. Điều  kiện văn hoá

Song song với những chuyển biến về kinh tế, chính trị thì vào thời kỳ này văn hóa, giáo dục ,y tế…cũng có những biến đổi đáng kể, nhất là phương tiện giáo dục.

Theo chính sách “ Pháp Việt đề huề” và để làm thỏa mãn trên một phương diện nào đó những yêu sách của nhà ái quốc Việt Nam , một số trường học bản xứ và trường pháp luật đã được thành lập.

Ở Bắc Kỳ, cuối niên học 1925- 1926 có đến 1.309 trường bản xứ và trường Pháp Việt, gồm 1.946 lớp với 83.706 học sinh. Chính phủ Pháp đã hỗ trợ trên địa hạt hành chính và tài chính, trong thời gian năn năm số học sinh đã tăng lên gấp đôi.

Ở Trung Kỳ, trong lãnh vực giáo dục, nhờ sắc lệnh giáo dục của nhà vua và một nghị định của chính phủ Pháp đã làm cho số người đi học tăng lên vượt bậc. Trong thời gian chỉ có một năm, số lượng học sinh theo học ở các trường Pháp Việt đã tăng từ 5.000 đến hơn 27.000 học sinh. Trong thời gian 10 năm, nhiều trưòng học đã được thiết lập ở các tỉnh lỵ, phủ huyện và ngay ca ûở các miền quê. Sự kiện này được thực hiện là do điều 69 của luật giáo dục công cộng “ sẽ phải có ít nhất một trường tiểu học ở mỗi xã”

Ở Nam kỳ,các trường tiểu học đã được phát triển mạnh hơn ở Bắc và Trung kỳ .Nhiều trường tiểu học đã được thiết lập rải rác trên các lãnh thổ thuộc địa, hội Khai Trí Kiến Thức được thành lập.Họ tập hợp tầng lớp thượng lưu để truyền bá văn hóa Pháp,đạo đức Pháp.Công ty phim và điện ảnh Đông Dương ra đời,trường Đông Dương ra đời.Trình độ nhiều người lên đến cao đẳng:Nguyễn Gia Trí,Nguyễn Sáng,Bùi xuân Phái ,Văn Cao…Nam Triều Cao đẳng học đường được Pháp xây dựng,Cao đẳng y dược được xây dựng năm 1913, Đông Dương Cao đẳng học viện thành lập nhiều khoa: pháp luật ,triết học ,lịch sử; chữ quốc ngữ được học ở trường tiểu học.

Tóm lại nhờ vào sự phát triển của nghành giáo dục(dù muốn dù không đối với chính phủ Pháp) và những phong trào truyền bá  chữ quốc ngữ do những nhà ái quốc Việt Nam tổ chức, thành phần có học dần dần lan rộng trong xã hội .Hiện tượng này đã góp phần đắc lực vào việc tạo nên một lưc lượng độc giả cần thiết cho báo chí trong giai đọan này.

4. Điều kiện xã hội

Cùng với sự phát triển về kinh tế -chính trị –văn hóa, các tầng lớp,giai cấp trong xã hội Việt Nam ngày càng có sự phân hóa rõ rệt.Đặc biệt là sự ra đời của giai cấp tư sản.Tư sản Viện Nam không thể cạnh tranh về phương diện tư sản với tư sản Pháp,nhưng họ cũng có tư sản ,có nhu cầu chính trị,tự do ngôn luận. Tuy nhiên vào những năm 1919-1930 giai cấp tư sản Việt Nam gia tăng mạnh so với những năm trước đó.Nhưng yếu tố quan trọng hơn hết là thành phần trí thức tiểu tư sản. Thành phần này chiếm số lượng đông đảo ở thành thị,bao gồm các thương gia,các nhà tiểu thủ công nghệ và nhất là lớp trí thức sinh viên học sinh. Được đào tạo ở những ngôi trường mới được thành lập, nhiều nhà trí thức,  giáo sư, luật sư ,bác sĩ, ký giả đã chịu ảnh hưởng một cách sâu đậm tư tưởng tiến bộ của người Pháp.

Giai cấp công nhân được bổ sung đội ngũ của mình khá nhanh chóng nhờ kinh tế phát triển  nhiều mặt. Đáng chú ý là công nhân một số xí nghiệp sản xuất,khai khoáng tăng lên với tốc độ cao hơn nhiều so với nhiều nghành khác và tập trung trên một số địa bàn nhất định.Giai cấp công nhân Việt Nam đang trên đường chuyển qua giai đoạn “tự giác”, là lực lượng quan trọng bậc nhất đối với sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam, là lực lượng xã hội quan trọng nòng cốt, đưa đất nước Việt Nam sang kỷ nguyên mới.

Giai cấp tiều tư sản thành thị đông đảo hơn với những cơ sở tiều thủ công nghiệp, tiểu thương, những người làm viên chức trong bộ máy nhà nước,sở tư về văn hóa, giáo dục, y tế…Ở nông thôn xuất hiện tầng lớp địa chủ kiêm tư sản,có nhà máy công xưởng , đồn điền,có mâu thuẫn với công nhân,nông dân ở công xưởng.Nhưng hình thức bóc lột phong kiến từ xưavẫn còn duy trì kết hợp với bóc lột nông dân theo lối TBCN mới ra đời và phát triển. Đây cũng là một loại đề tài cho văn học và báo chí khai thác.

Trên đây  là những  điều kiện về kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội, những điều kiện cần thiết để hợp thành những yếu tố căn bản cho sự phát triển của báo chí trong những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, người Pháp dù muốn dù không đã phải giữ phần nào lời hứa của họ là chấp nhận cho người dân các nước thuôc địa một sự tự tự do tương đối nào đó.

Người Việt Nam dĩ nhiên cũng được thừa hưởng cái ân huệ tối thiểu này. Kết qủa là người Việt Nam từ nay có quyền thành lập báo chí tự do hơn. Vì thế báo chí xuất hiện ngày càng nhiều và dần chiếm giữ một địa vị ưu thế trong xã hội Việt Nam vào thời kỳ này .

Mặt khác vào những năm 1925 –1926, với sự xuất hiện của những phong trào chính trị, xã hội trên khắp lãnh thổ Việt Nam lúc ấy, báo chí Việt Nam và nhất là báo chí bằng tiếng Việt bắt đầu đề cập đến những đề tài chính trị, kinh tế có liên quan đến tình hình sôi động trong những năm giữa hai thế chiến.

Theo ông Nguyễn Thành: “ cho đến năm 1922, theo thống kê trong tập “ Danh mục các ấn phẩm nộp lưu chiểu” thì cả nước có 96 tờ báo, tạp chí ,tập san…tức là những xuất bản phẩm định. Trong đó Bắc Ky øcó 44 tờ, Nam Kỳ có 39 tờ,Trung Kỳ có 3 tờ.

Năm 1925, cả nước có 121 tờ, trong đó Bắc Kỳ 69 tờ, Nam Kỳ 49 tờ , Trung kỳ có 3 tờ.

Năm 1929, tăng lên 153 tờ, Bắc Kỳ 72 tờ, Nam Kỳ 71 tờ, Trung Kỳ 10 tờ. Trong đó báo chí kinh tế chiếm vị trí quan trọng, chiếm ¼ báo chí thời đó.

Sau đây là một số tờ báo tiêu biểu thời kỳ đó:

*Thực nghiệm dân báo: xuất bản ngày 12.7.1920 do Bùi Huy Tính, một nhà doanh nghiệp sáng lập, chủ bút là Trần Văn Quang.

*An Nam Tạp Chí, xuất bản 1.7.1926 do thi sĩ kiêm nhà báo Tản Đà làm chủ bút.

*Khai Hóa Nhật Báo, xuất bản 15.7.1921, do Bạch Thái Bưởi sáng lập, Hoàng Tích Chu làm chủ bút.

*Đông Pháp Thời Báo, xuất bản ngày 2.5,1923, dưới sự điều khiển của ông Nguyễn Kim Đính.

*Pháp Việt Nhứt Gia, xuất  bản ngày 8.2.1927, chủ nhân tờ này là ông  Trần Quang Liêm, dưới sự điều khiển của Cao Hải  Để, một trong những nhân vật lãnh đạo của  Đảng lao động Đông Dương.

*Thanh Niên Tân Tiến do Hồ Văn Sao và Hùynh Phú Yên thành lập ngày 8.1.1929

*Tiếng Chuông Rè do Nguyễn An Ninh sáng lập ngày 1ù0.3.1923 tại Sài Gòn.

Trên đây chỉ là môït số ít trong rất nhiều các tờ báo thời đó.



Add comment