TẢN ĐÀ và AN NAM TẠP CHÍ - II. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA “AN NAM TẠP CHÍ”

Mục lục
TẢN ĐÀ và AN NAM TẠP CHÍ
CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA “AN NAM TẠP CHÍ”
II. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA “AN NAM TẠP CHÍ”
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
Tất cả các trang

 

II. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA “AN NAM TẠP CHÍ”


tlsx003RR


Sau khi từ chức chủ bút tờ báo Hữu Thanh, Tản Đà đã tập trung sức lực đễ cho ra đời tạp chí riêng của ông: tờ An Nam Tạp Chí.

Năm 1925, Tản Đà đã làm đơn xin mở Tạp chí An Nam. Năm 1926, được sự cho phép của chính phủ, An Nam tạp chí ra đời nhưng lại chưa có đồng tiền nào, trong chỗ nhà ở thuê tại một nơi thôn quê gần tỉnh lị Hà Đông lại thuê thêm một chỗ nhà riêng, mời một ông trợ bút và dùng một hai người chép văn. Sau đó Tản Đà mấy lần lên Vĩnh Yên Sơn Tây để đi vay. Vay không được đồng nào, tiền hành phí đeo nợ mấy chục bạc. Một hôm ở Sơn Tây về Hà Nội, là ngày mùng 4 tháng 5 năm 1926, bữa ăn tối hôm ấy, ở tại nhà người anh em cùng tỉnh, là nghị viên làm thầu khoán thuê ở phố Hàng Lọng, số nhà 50-52. Trong bữa ăn có 3 người: chủ nhân ,Tản Đà và một người khách nữa , không biết là ai. Khi rượu uống vừa say, đàm đạo đến công việc tạp chí, Tản Đà tự thán một câu:”cái việc đáng có vài ba nghìn bạc mới làm được, ở mình thời nếu chỉ có một trăm là đủ làm mà không thể nào có, ở đời thật nhiều lúc đáng buồn!”. Câu chuyện nói xong, ông khách cùng ăn cơm cảm khái, hứa giúp một trăm bạc, hẹn đến 8 giờ tối hôm sau thì lấy. Một trăm đồng bạc của ông khách đưa cho Tản Đà hôm ấy, ngay hôm sau đã đem trả nợ tiền hành phí đi vay cùng  chi tiêu về hai chỗ nhà thuê ở tỉnh Hà Đông tất cả hết 50 đồng, còn lại 50 đồng thì đã chi ra 25 đồng để mua vật dụng cần thiết và quảng cáo cho việc ra đời của An Nam Tạp Chí, còn 25 đồng thì giữ làm lương thực ở Hà Nội, bồn người : Tản Đà, một ông trợ bút, một thư ký và một người làm bếp.

Trước khi Tạp chí ra đời, chừng khoảng cách 3 ngày, tiền qũy của nhà báo chỉ còn có 2 đồng bạc. Ngoài sự ăn, các khoản tiền tiêu dùng cho duyệt báo cũng còn nhiều sự cần khẩn; cho nên ông chủ bút đã phải vay 20 đồng lãi 15 phân, sau đó, ngày 1/7/1926, An Nam Tạp Chí ra đời tạiố 50-52 Hàng Lọng, Hà Nội. Tòa báo đặt ngay ở nhà người đã mời Tản Đà bữa cơm lịch sử đó.

Làm An Nam Tạp Chí 10 tháng trời, đúng ra phải có 20 số, sự thực chỉ có 10 số, tốn rất nhiều tiền nhưng chẳng có công trạng gì, An Nam Tạp Chí tạm đình bản.

Thất bại báo An Nam Tạp Chí, Tản Đà vào Sài Gòn định đưa tạp chí vào trong đó xuất bản nhưng không thành. Lý do Tản Đà công bố như sau :”Mỗi kỳ Tạp chí ở trong Nam mà phải gửi ra Bắc kiểm duyệt, kiểm duyệt ở Bắc được thời mới gửi vào Nam để in, in xong ở Nam thời lại phải gửi Tạp chí ra Bắc phát hành (Theo nghị định thời sự phát hành ở Hà Nội) như thế thật mất thì giờ và phiiền phí quá lắm. Dẫu Tạp chí có xuất bản được nữa cũng là sự gắng gượng mà thôi. Vậy nay tôi đành chịu bất tài mà để cho An Nam Tạp Chí đình bản”. (Đông Pháp thời báo, số 654-1927)

Sau khi tạp chí này bị đình bản, Tản Đà đã đi du lịch nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người: gặp Phan Bội Châu ở Huế, Nguyễn Thái Học ở Hà Nội, thăm mộ Nguyễn Huệ ở Bình Định và 2 lần vào Sài Gòn cộng tác với nhà báo Diệp Văn Kì, viết giúp các báo  Thần Chung, Đông Pháp Thời Báo, Ngày Nay, nhà xuất bản Tân Dân, giữ một thi đàn trong Tiểu thuyết tuần san cùng các tạp chí của ông Vũ Đình Long, sửa mấy tập Văn Đàn Bảo Gíam cho nhà xuất bản Nam Kí, viết giúp Phật học tạp chí, “Tiếng Chuông Sớm”

Sau khi ngao du sơn thủy, Tản Đà trở về Bắc cũng vẫn với 7 đồng bạc trong túi nhưng ông nhất định làm sống lại An Nam Tạp Chí và lần này thì trụ sở của tờ báo được dời về bên bờ hồ Hà Nội, số 1 Francis Garnier, trên một căn gác rộng rãi trông thẳng ra hồ Hoàn Kiếm. Lần này Tản Đà hợp tác với một ông ấm ở Hàng Gai. Sp73 dĩ có sự hợp tác ấy là do một lẻ vì tiền tài.

Hình như hồi ấy Tản Đà còn thiếu của ông này một số tiền,độ vài trăm đồng nên ông ta muốn cho An Nam Tạp Chí ra đời để ông có dịp thu lấy nợ. Ông chỉ đứng trông coi về mặt tiền tài, nghiã là thu nhận tiền mua báo, chi phí in ấn và mọi khoản chi tiêu khác của tòa soạn.  Còn Tản Đà trông coi về văn bài, cho nên trên bìa An Nam Tạp Chí hồi đó có những danh từ “chủ nhân”, “chủ sự” rất lôi thôi…

Tản Đà chịu để báo An Nam Tạp Chí ra đời với một nội trạng như thế ,vì theo lời nói của một người thuộc gia quyến Tản Đà, nếu ngày ấy An Nam Tạp Chí nếu không tái bản thì sẽ bị thu giấy phép. Đây chính là lần tái sinh thứ nhất,hay ra đời lần thứ 2 của An Nam Tạp Chí tại số 1 Francis Garnier (Bờ Hồ, Phố Đinh Tiên Hoàng).

Ở số ra đầu tiên của lần này Tản Đa øcó bài thơ giới thiệu về sự tái sinh của An Nam Tạp Chí

“Năm xưa đinh mão ta ngơi

Năm nay canh ngọ ta thời lại ra

Ai về nhắn chị em nhà

Nhắn rằng ta nhắn rằng ta ra đời”.

Lần này báo chỉ ra đời được 3 số, từ số11 đến số13, bắt đầu vào ngày 04-10-1930. Lần này báo đình bản là do nguyên nhân tài chính và một số uẩn khúc gì đó.

Như chúng ta đã biết An Nam Tạp Chí tái bản lần này là do mang nợ, biết Tản Đà không trả nổi món nợ nên chủ nợ mới  “giúp” Tản Đà ra báo để thu nợ.  Tản Đà lại buộc phải chịu sự quản lý của người khác –vợ ông ấm Hàng Gai-một người đàn bà to béo và đanh đá.Báo bán được đồng nào vợ chồng Thăng Long lại thu vào tay để trừ nợ thành ra báo không có qũy.Trong hoàn cảnh đo,ù Kính Đài Nguyễn Thống tìm gặp Tản Đà hứa cộng tác với Tản Đà cho báo xuất bản không chịu sự chi phối của vợ chồng Thăng Long nữa. Được tin vợ chồng Thăng Long đến tòa soạn  xỉa xói với Tản Đà, thế là An Nam Tạp Chí lại đình bản và Tản Đà cũng không cộng tác với Kính Đài.

Thế nhưng Tản Đà không dễ dàng bỏ cuộc như vậy, An Nam Tạp Chí lại được tái bản lần thứ 2 (tức xuất bản lần 3). Lần này cùng với sự cộng tác của Nguyễn Xuân Dương-Một nhà nho có  tư tưởng tiến bộ, chủ hiệu thuốc Dương Nguyên ở Nam Định, Tản Đà lại cho An Nam Tạp Chí chào đời ở số nhà 126 phố Maréchal Foch (Phố khách thành Nam) ,bắt đầu từ số14 (tháng 12/1930) đến số 24 (tháng 5/1931), được 10 số thì đình bản. Ở số đầu (số 14), Tản Đà có bài thơ “Trâu đã dậy”:

“Con trâu chưa dậy mục còn chơi

Luống để cho ai những ngậm ngùi

Thằng mục đã về ,trâu đã dậy

Đời chưa đáng chán chị em ơi !”

Với tấm lòng yêu mến đất nước, ở bìa Tạp chí Tản Đà đã cho vẻ bản đồ Việt Nam, với bài thơ này, Tản Đà có dụng ý nói tới bản đồ An Nam ở bià tạp chí giống như vết trâu nằm theo nhận xét của một bạn đọc. Nhân đó Tản Đà ví Tạp chí của mình như con trâ bỏ đó, còn “thằng mục” là Tản Đà tự  nói về mình.

An Nam Tạp Chí hồi còn ở Hàng Lọng là bán nguyệt san, từ thờ kỳ ở Nam Định là tuần báo, mỗi tháng ra 4 số. Số 14 – số đầ tiên của lần xuất bản thứ 3- được phát hành ở Nam Định vào tháng 12/ 1930. Đến tháng 5/1931 ra đủ 4 kỳ rồi đình bản. Nguyên nhân đình bản lần này nói đi nói lại cũng vì tiền, nhưng sau này, trên một số An Nam Tạp Chí xuất bản năm 1932 có một mẫu chuyện như sau : “Tại sao các nhà văn sĩ sính viết văn?”. Hồi đầu năm ngoái đây, theo lời xin của ông Tản Đà, quan thống sứ nghị định bãi tờ nghị định trước : cho phép An Nam Tạp Chí xuất bản ở Nam Định, tức là cho đem báo về Hà Nội bán như cũ. Vậy mà một số bạn đồng nghiệp vội nhầm, đăng ngay tin báo An Nam Tạp Chí bị đình bản. Rồi thì kèn đưa trống tiễn, thi nhau, người thì phàn nàn cho số phận “ba chìm bảy nổi” của An Nam Tạp Chí, người thì ngao ngán cảnh viết giở ra gác lại của thi sĩ Tản Đà…Sau khi thấy An Nam Tạp Chí không có điều kiện xyuất bản ở Nam Định bởi sự eo hẹp về tài chính, Tản Đà lại cộng tác với Mai Khê (Mai Khê-Ngô Thúc Dịch, là cử nhân Hán học, sau theo Tây học và học Cao Đẳng Pháp chính) và tất nhiên phải xin phép nhà nước cho báo chuyển về Hà Nội.

Mai Khê không muốn cho bàn dân thiên hạ thấy việc An Nam Tạp Chí “chết” vì thiếu tiền nên lấy việc chuyển toà bao làm nguyên nhân chính. Nghĩa là báo không chết mà tạm nghĩ để chuển trụ sở.

Sau một thời gian tạp nghĩ, An Nam Tạp Chí lại ra đời lần thứ 4 tại số tại số 68 Hàng Khoai – Hà Nội .

Hồi này Tản Đà sức khỏe giảm sút, do đó mọi việc chủ yếu do Ngô Thúc Dịch trông coi, lực lượng cộng tác viên và nhân viên toà soạn phát triển mạnh hơn trước.

Mặc dù tình hình chung có phấn chấn hơn trước nhưng báo vẫn ra tùy hứng. Là tuần báo nhưng không pgát hành hteo tuần. Tháng 1 ra 2 số, tháng 2 ra 3 số, có tháng lên tới 7 số (tháng 6). Từ số thứ 42, báo chỉ ra có một số chính và mt số phụ. Một ngaay kia người ta để ý thấy  trên trang một của số phụ của số 48 tờ An Nam Tạp Chí những dòng chữ cảm d965ng như sau : “Vì tôi còn thiếu tiền in báo lần trước : số tiền lên đến 600 đồng bạc, đến nay lo món nợ ấy, thành báo quán bị tịch biên” (An Nam Tạp Chí số 48 phụ bản ngày 9/7/1932)

Thế nhưng An Nam Tạp Chí vẫn chưa chết hẳn, nó tiếp tục vật lộn với số phận và lại tiếp tục ra đời lần thứ 5 tại số 145 phố Hàng Bông.Báo in khổ nhỏ chỉ bằng nửa lần trước, đánh số lại từ đầu, số 1 ra ngày 01/09/1932. Tòa báo đặt ở Hà Nội nhưng lại in ở Vinh .

Ngày 01/03 1933 An Nam Tạp Chí lại đình bản và chết hẳn. Trong những số cuối cùng của An Nam Tạp Chí có mục quảng cáo như sau : “Chữa thơ cho thiên hạ mỗi tháng lấy một đồng bút phí, hoặc có ai hậu tình xin tuỳ ở bài giảng”.

Trong suốt thời gian tồn tại của mình, An Nam Tạp Chí in khoảng 34 truyện ngắn. Dù cố gắng rất nhiều, vật lộn với bao nhiêu khó khăn nhưng con thuyền An Nam Tạp Chí vẫn không thể vượt ra khỏi định mệnh của hầu hết các tờ báo ra đời thời kỳ đó.



Add comment