BÁO CHÍ Lê Minh Quốc viết HUYỀN SƯƠNG: Đọc sách cùng con - 'Cai' trò chơi điện tử

HUYỀN SƯƠNG: Đọc sách cùng con - 'Cai' trò chơi điện tử

Mục lục
HUYỀN SƯƠNG: Đọc sách cùng con
Chuyện 'nhỏ' mà không nhỏ
Gieo mầm khoa học
Tháo vát, khéo tay
'Cai' trò chơi điện tử
Tiết kiệm dễ ợt
'Thay lời muốn nói' về mẹ
Dạy con lịch sự với… sách
Khéo tay nặn đất sét
Học với sắc màu
Mẹ có quen với người nổi tiếng không?
Nói với con về tình thầy trò
Du lịch trên sách
Kể cho con chuyện lịch sử
Làm thế nào để con thông minh?
Nói với con chuyện “nhạy cảm”
Món quà độc đáo
Giúp trẻ hiểu về giá trị sống
Dẫn con đi ăn tiệc
Đố mẹ, đố con...
Vui với đồ chơi tự tạo
Mẹ ơi, thế giới có gì lạ không?
Trở về tuổi thơ
Cùng con giữ gìn sức khỏe
Học chữ qua tranh
Tất cả các trang

 

"Cai" trò chơi điện tử

PN - Thật bực bội khi cậu nhóc suốt ngày dán mắt vào màn hình vi tính. Thằng bé có thể “ngồi đồng” hết giờ này qua giờ nọ, thậm chí chẳng thiết gì đến chuyện ăn uống nữa. Anh bạn tôi quát lên: “Này Tèo, con có bị làm sao không đấy? Cả ngày con ru rú trong nhà, không đụng tay đụng chân đến việc nhà. Chuyện học hành bài vở cũng lơ là. Cứ kiểu này, chắc bố phải đưa con đi cai nghiện game!”.

Nhiều ông bố bà mẹ cáu tiết khi con suốt ngày “luyện” các trò chơi điện tử. Vậy khuyên bảo con ra sao? Khó có thể lấy uy quyền ra dọa nạt, ngăn cấm, vì chỉ cần vài bước chân ra khỏi nhà là trẻ đã có thể chui vào tiệm net.

Sự lo lắng này được tác giả Fanny Joly - Chaire Franek thể hiện dí dỏm trong tập sách Bạn thân của Fred nghiện trò chơi điện tử!, NXB Kim Đồng vừa ấn hành qua bản dịch của Bùi Thị Thu Hà. Mỗi trang sách đều được minh họa ngộ nghĩnh, đẹp mắt. Không khuyên bảo khô khan, nặng nề lý thuyết chung chung, tác giả xây dựng câu chuyện chú bé Fred đến nhà Mouloud rủ đi đá bóng. Cậu còn đem theo cả những chiếc bánh sandwich để ăn vào giờ giải lao. Thế nhưng, nhà Mouloud cửa đóng im lìm.

7-KHI-CON-NGHIEN-TRO-CHO-DIEN-TU-RR 


May lúc ấy chị của Mouloud đi học về và bảo: “Không, nó vẫn ở nhà nhưng không trả lời vì mải dán mắt vào một trò chơi mới”. Bước vào nhà, Fred đã thấy bạn đang ngồi trước máy vi tính, hình ảnh trên màn hình thay đổi liên tục. “Cậu có đi đá bóng không?”, Mouloud không thèm nhìn về phía bạn, xua tay như đuổi muỗi: “Xùy! Tớ đang tiêu diệt tên Gronaze! A A A A! Đó là một tên giết người nguy hiểm có đến bảy khẩu súng!”.

Với tình huống tương tự, các phụ huynh cần phải làm gì? Tất nhiên là phải hạn chế con chơi game, không phải ngăn cấm theo cách ra mệnh lệnh mà cần có những yêu cầu như: “Con phải làm xong bài tập rồi mới được chơi”; hoặc “Đến giờ con phải đi ngủ rồi. Nếu con không dừng ngay lập tức, bố mẹ sẽ không cho con chơi trò chơi điện tử nữa”.

Đọc tập sách này, anh bạn tôi cũng bảo với Tèo như phụ huynh dặn dò Mouloud: “Con có thể lưu phần mình đang chơi và tiếp tục chơi lại sau đó. Hãy tận dụng thời gian rảnh để vui chơi cùng bạn bè, chơi thể thao, đi dạo, xem phim, đi thăm bảo tàng, đọc sách, khám phá những điều mới lạ… Dù sao trò chơi điện tử cũng chỉ là một trong rất nhiều trò chơi”.

Quan điểm của Fanny Joly - Chaire Franek là trước những “ca” đáng quan tâm của con, cần phải nhận thức rằng, đôi khi trò chơi này cũng có ích với trẻ, như giúp trẻ làm quen với máy tính, đòi hỏi phải tập suy nghĩ, hành động thật nhanh, thật khéo léo, phát triển trí tưởng tượng. Muốn con thoát khỏi thế giới ảo trong các game thì phải có trò chơi khác cho trẻ. Bởi từ khi bị hạn chế ngồi một mình lướt phím, cậu nhóc Mouloud quay lại chơi bóng đá cùng Fred. Dần dà, cậu cảm thấy thích thú với chơi bóng hơn.

HUYỀN SƯƠNG

http://phunuonline.com.vn/gia-dinh/cam-nang-gia-dinh/cai-tro-choi-dien-tu/a139961.html



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com