BÁO CHÍ Lê Minh Quốc viết HUYỀN SƯƠNG: Đọc sách cùng con - Nói với con về tình thầy trò

HUYỀN SƯƠNG: Đọc sách cùng con - Nói với con về tình thầy trò

Mục lục
HUYỀN SƯƠNG: Đọc sách cùng con
Chuyện 'nhỏ' mà không nhỏ
Gieo mầm khoa học
Tháo vát, khéo tay
'Cai' trò chơi điện tử
Tiết kiệm dễ ợt
'Thay lời muốn nói' về mẹ
Dạy con lịch sự với… sách
Khéo tay nặn đất sét
Học với sắc màu
Mẹ có quen với người nổi tiếng không?
Nói với con về tình thầy trò
Du lịch trên sách
Kể cho con chuyện lịch sử
Làm thế nào để con thông minh?
Nói với con chuyện “nhạy cảm”
Món quà độc đáo
Giúp trẻ hiểu về giá trị sống
Dẫn con đi ăn tiệc
Đố mẹ, đố con...
Vui với đồ chơi tự tạo
Mẹ ơi, thế giới có gì lạ không?
Trở về tuổi thơ
Cùng con giữ gìn sức khỏe
Học chữ qua tranh
Tất cả các trang

Nói với con về tình thầy trò

PN - Hình ảnh người thầy thuở ấu thơ luôn tồn tại trong ký ức. Ngày kia, Bim hỏi mẹ: “Sao ngày nào mẹ cũng đánh thức con dậy sớm, bắt con phải đi học? Vậy hồi xưa mẹ… có đi học không?”. Nghe câu hỏi hồn nhiên ấy, chị bạn tôi bật cười và tự dưng xao xuyến. Tình cảm dành cho người thầy, người cô đã dạy chị thuở tuổi mới bằng cu Bim đã lần lượt hiện về.

Những câu chuyện buồn vui, phù hợp với trẻ con thể hiện rõ nét qua tập sách Tình thầy trò (NXB Trẻ) của Nguyễn Hạnh, Trần Thị Thanh Nguyên. Mỗi câu chuyện được kể ngắn gọn và đôi lúc có lồng thêm những bài thơ. Chẳng hạn, trong giờ học, thầy giáo hỏi học trò, vì sao nhà thơ Giang Nam viết: “Thuở còn thơ ngày hai buổi tới trường”. Một cậu học trò đã láu lỉnh: “Dạ, thưa thầy vì một buổi là chính quy, còn một buổi là tăng tiết ạ”. Câu trả lời tinh nghịch ấy khiến ai nấy cười vang và trở thành kỷ niệm của thời đi học.

Lại có câu chuyện: nhiều phụ huynh khi dẫn con vào lớp học nói với cô giáo: “Cháu nó hư, cô cứ đánh thẳng tay giúp em”. Thế nhưng hầu hết các thầy cô giáo đều không làm thế, vì họ “biết rằng đòn roi chẳng bao giờ là biện pháp tốt trong giáo dục”. Đọc đến câu này, cu Bim thích quá, bảo: “Cô giáo của con hiền lắm mẹ à. Chẳng đánh con bao giờ”. “Thế con có bị cô phạt lần nào chưa?”. Nghe mẹ hỏi câu ấy, có lẽ nhiều đứa trẻ nhớ lại rằng, có lần cô bảo: “Em xin phép ba mẹ đến nhà cô có việc cần”. Tình thầy trò nhắc nhớ những giây phút cô nhắc nhở trò về chuyện học hành và cho những lời khuyên hữu ích. Hầu như thời đi học, cô cậu nhóc nào cũng từng nghe được những lời khuyên ấy. Càng về sau, càng thấy chí lý và hữu ích. Rõ ràng, “không thầy đố mày làm nên”…

tinhthaytro-DOC-SACH-CUNG-CON-R

Sau mỗi câu chuyện, lại có thêm phần “một chút suy tư” tóm tắt lại nội dung đã kể. Qua đó, các bậc phụ huynh có thể nhấn mạnh để con em hiểu rõ hơn. Chẳng hạn, nhằm dạy các học trò phải chuyên cần học tập, đừng bỏ phí thời gian, người thầy nhắc nhở: “Thời gian như thể tên bay/ Năm năm, tháng tháng, ngày ngày thoảng qua/ Ai ơi! Nên phải nghĩ xa/ Dẫu vàng ngàn lạng khó mà chuộc mua”. Khi đọc sách cùng con, các bậc phụ huynh có thể chia sẻ nhiều hơn nữa về lời khuyên xác đáng trên.

Có lẽ, các bậc phụ huynh cùng đồng tình với quan điểm này: “Đối với thầy, cô dạy học trực tiếp, bạn nên tìm mọi cách để biết được họ tên và ghi vào bộ nhớ của mình. Điều này cũng dễ hiểu vì: “Cơm cha, áo mẹ, công thầy”. Thầy cô là người mình mang ơn mà mình không biết họ tên thì quả là vô tâm. Lúc đọc sách cùng con, bạn hãy thử hỏi: “Cô giáo của con tên gì?”. Khi trẻ trả lời vanh vách, này cô Phương, nọ cô Mỹ, kia cô Nga…, bạn hãy khen con để kịp động viên bé nhé!

Câu chuyện “tiên học lễ, hậu học văn” bao giờ cũng bắt đầu từ hình ảnh, nhân cách của thầy, cô giáo dạy học trò với tất cả lòng yêu thương của người cha, người mẹ. Cùng chia sẻ với con qua các trang sách, phụ huynh còn có thể tùy theo mỗi tình huống trong sách mà “trắc nghiệm” con mình.

HUYỀN SƯƠNG

http://phunuonline.com.vn/gia-dinh/cam-nang-gia-dinh/noi-voi-con-ve-tinh-thay-tro/a132377.html



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com