Chiều hoa sen
Hoa đung đưa trong lời ru của gió
Bạn ân tình những lá non xanh
Đừng vội tàn mùa thu đến nhanh
Những lứa đôi đang nở.
Sao chỉ riêng mình ta thầm nhớ
Đâu bùn non, rơm rạ, quê hương...
Sao chiều nay ta và hoa vấn vương
Những ký ức miền quê lặn lội.
Ta và hoa hình như có lỗi
Sao quẩn quanh ở chốn không người.
NGUYỄN ĐỨC QUANG
(Rút từ tập thơ “Chiều hoa sen”, Nxb Hội Nhà văn - 2006)
Nhà thơ VŨ XUÂN QUẢN - hội viên Hội nhà văn Hà Nội
SUỐI
Trập trùng rừng núi Hà Giang
Sương giăng mờ bãi bản làng cheo leo
Suối reo róc rách trong veo
Suối xuyên qua đá leo đèo như không
Suối còn giã gạo trắng bong
Suối quay cọn nước tưới đồng lúa xanh
Suối mềm dải lụa uốn quanh
Suối vờn bóng núi long lanh đất trời!
MƯA
Ông trời căng bạt bằng mây
Rợp cả mặt đất rừng cây tối sầm
Ông sấm đánh trống ầm ầm
Át hẳn cu Tý gõ mâm khua nồi
Đùng đùng lại bật lửa chơi
Mưa bay như trút trắng trời Đông khê
Ao hồ sông nước tràn trề
Lúa lên xanh tốt làng quê mượt mà…
CÁT TIÊN
Châu Ro bạn gái xinh xinh
Cát Tiên cổ tích chúng mình dạo chơi…
Bạn cười tỏa nắng vàng tươi
Cầm vuông thổ cẩm ngời ngời trên tay
Chỉ hồng thêu vạt mây bay
Cánh cò bay lả theo bầy trắng phau
Sông in chênh chếnh cây cầu
Xa xa đủng đỉnh đàn trâu về chuồng
Bước đi lay bóng hoàng hôn
Ngắm vuông thổ cẩm hút hồn Cát Tiên!
V.X.Q
Từ phải: Nhà thơ Cao Xuân Sơn - ảnh chụp năm 1997
Những bức tường rất trắng
những con quạ rất đen
ý nghĩ tôi vật vờ mây xám
những ngày Tokyo không em
Rì rầm rì rầm... ga xe điện ngầm
người chật như nêm
mùi hương ngược xuôi hối hả
sang trọng và bí ẩn
tôi khô giòn trái bồ kết nướng
không biết trao ai gội đầu
Sài Gòn nhộn nhạo của tôi đâu?
vòm trời bụi bặm của tôi đâu?
những ngã ba ngã tư khét mù inh ỏi của tôi đâu?
trắng toát một nỗi gì như nỗi nhớ
văng vẳng đen tiếng quạ lào xào
Chiều hoàng cung cỏ dệt hoa thêu
buột miệng tôi chào
một vòm xanh
một gốc me Tokyo xa lạ!
(6-1997)
C.X.S
(Rút từ tập "Chuông lá", NXB Thanh Niên, 1999)
Từ trái: Nhà thơ, nhà văn Dương Trọng Dật, Trần Văn Tuấn, Trần Đức Tiến, Lê Huy Mậu, Trương Nam Hương tại Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam
Từ ngày 2.3.1015 đến ngày 6.3.2015, Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam được khai mạc tại Cung Hữu nghị Hà Nội. Hơn 150 đại biểu quốc tế và đông đảo các nhà văn, nhà thơ, dịch giả Việt Nam tới dự.
Nhà thơ Hữu Thỉnh - chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - nhấn mạnh: “Chúng tôi đã dịch và xuất bản một cách cơ bản hệ thống những tác phẩm tiêu biểu của các nền văn học khu vực và thế giới. Thực tế đó diễn ra nhiều thập kỷ, dẫn đến một hệ quả là tình trạng nhập siêu văn hóa kéo dài và gia tăng. Giờ đây, chúng tôi muốn điều chỉnh và cải thiện lại tình hình. Chúng tôi không muốn chỉ là thị trường tiêu thụ văn hóa của thế giới mà phải là đối tác giao lưu văn hóa thế giới trên tinh thần bình đẳng và thân thiện. Bởi tư duy lành mạnh cho thấy rằng Việt Nam cần hiểu biết thế giới thì thế giới cũng có nhu cầu hiểu biết Việt Nam. Trên đường suy nghĩ đó, việc duy trì tổ chức Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam là một hướng đi đúng, thức dậy nhiều tiềm năng và mang lại những hiệu quả bước đầu...”.
Nhà thơ Trương Nam Hương, Lê Huy Mậu vừa gởi đến trang web www.leminhquoc.vn tác phẩm thơ sẽ đọc tại Liên hoan thơ châu Á Thái Bình Dương - Ngày thơ Việt Nam 2015 tại Văn Miếu (Hà Nội). Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Từ trái: Nhà thơ, nhà văn: Nguyễn Bính Hồng Cầu, Kim Quyên, Thu Trang, Trần Nhương, Hữu Thỉnh, Trương Nam Hương, (?), P.N Thường Đoan, Cao Xuân Thái tại Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam
P.V
Ảnh: Minh Lê
Trang 56 trong tổng số 91