THÔNG TIN CÁ NHÂN Tiêu điểm Lê Minh Quốc ĐOÀN TUẤN: Tập sách MÙA CHINH CHIẾN ẤY (tái bản năm 2018) - DƯ LUẬN BÁO CHÍ về MÙA CHINH CHIẾN ÁY

ĐOÀN TUẤN: Tập sách MÙA CHINH CHIẾN ẤY (tái bản năm 2018) - DƯ LUẬN BÁO CHÍ về MÙA CHINH CHIẾN ÁY

Mục lục
ĐOÀN TUẤN: Tập sách MÙA CHINH CHIẾN ẤY (tái bản năm 2018)
DƯ LUẬN BÁO CHÍ về MÙA CHINH CHIẾN ÁY
LÊ MINH QUỐC: Đoàn Tuấn - người kể chuyện đời lính thế hệ mình
Đi qua 'Mùa chinh chiến ấy'
Tất cả các trang

 

DƯ LUẬN BÁO CHÍ

 

Với lối viết mộc mạc, tự nhiên, giọng điệu chân thành, da diết, cuốn hồi ức chiến binh MÙA CHINH CHIẾN ẤY của Đoàn Tuấn đã tái hiện một giai đoạn lịch sử khốc liệt và hào hùng, cay đắng và vinh quang, ẩn sâu là số phận những người lính bình dị mà phi thường, đau thương và bi tráng…

Với MÙA CHINH CHIẾN ẤY, Đoàn Tuấn trở thành người thư ký trung thành của thời đại anh, nói về thế hệ mình - tiếng nói được cất lên từ lương tâm người lính, từ ý thức trách nhiệm của một con người. Tác phẩm vang lên như một khúc tráng ca để thế hệ của anh tự hào, kiêu hãnh về những năm tháng đã sống, chiến đấu và hy sinh một phần tuổi thanh xuân. Nó còn là một khúc nguyện cầu an ủi, xoa dịu, hóa giải cho những thiệt thòi, mất mát, đau thương của các linh hồn đã khuất. Lắng nghe và nghiệm suy tiếng nói ấy, người đọc hôm nay sẽ nhận diện được gương mặt lịch sử, thấu hiểu, đồng cảm với những đau thương và vinh quang, nhọc nhằn và kiêu hãnh của một thế hệ, để nhắc nhở trách nhiệm với Tổ Quốc và gia đình.

Nguyễn Văn Hùng
Mùa chinh chiến ấy và khúc tráng ca người lính
(Báo Nhân Dân ngày 16.9.2017)


Đọc những hồi ức này mới biết tuổi trẻ bi tráng của những người lính tình nguyện Việt Nam trên đất bạn. Những người lính ngã xuống không chỉ vì súng đạn lúc giao tranh, có rất nhiều cái chết vì mìn, vì sốt rét, vì khát, vì lạc rừng, vì hổ vồ, rắn cắn…Những cánh rừng đất Miên hơn 30 năm trước, đọc trong hồi ức cựu binh chiến trường K vẫn hoang dã ma quái không thua gì những cánh rừng già ở Amazon.

Chúng ta vẫn đọc hồi ức của nhiều tướng lĩnh, ở  đó không có câu chuyện như hồi ức của các binh nhì, nhưng lịch sử luôn chân thật nhất từ những trang viết như thế này! Hàng vạn đồng đội của họ đã chết để họ được sống và kể lại câu chuyện của thế hệ mình.
Và chúng ta, trong chừng mực nào đó, nếu không biết đến những năm bi tráng của một thế hệ tình nguyện quân trên chiến trường K như thế, chúng ta sẽ vô cùng có lỗi!

Lê Đức Dục
(Báo Tuổi Trẻ ngày 3.8.017)


Có thể xem MÙA CHINH CHIẾN ẤY như những thước phim về một giai đoạn của lịch sử đất nước được nhìn dưới con mắt của một người lính ở tầng thấp nhất. Dĩ nhiên, cái nhìn đó không thể bao quát toàn bộ thời đại nhưng lại gần gũi với những chi tiết cụ thể, chân thực nhất…Giọng văn của tác giả Đoàn Tuấn rất đặc biệt, anh truyền tải cái khốc liệt, cái mất mát đau thương rất nhẹ nhàng, không ủy mị, không tiêu cực.
Dù vẫn còn đó những ám ảnh về mất mát, hy sinh nhưng những người lính cũng đã thanh thản và nhẹ nhàng hơn, đã có thể nhìn được đằng sau những năm tháng khốc liệt ấy là tình người, là những giá trị cuộc sống mà chỉ khi trải qua những gian nan của cận kề cái chết họ mới hiểu hết được.

Xuân Thân
(Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 1.8.2017)


Đoàn Tuấn, trong cuốn hồi ký của mình đã tái hiện rất đậm nét cái sự thật khốn khó, chết chóc, những đày ải mà bất cứ cuộc chiến nào cũng gây ra cho con người nhưng không để cho những người lính bị chìm đi trong những chi tiết bề bộn, ngổn ngang ấy mà ở bất cứ đâu, hai mặt của cuộc chiến ấy vẫn hiện lên với tất cả sự khốc liệt của nó nhưng trên tất cả những chi tiết ngồn ngộn bùn và máu ấy vẫn là những con người ý thức rất rõ những việc mình phải làm, vẫn tỉnh táo soi xét mọi chuyện đúng sai, phải trái, lý trí và bản năng.

Phạm Quang Long
(Tạp chí Lý luận phê bình văn học nghệ thuật - tháng 9.2017)




Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com