TÁC PHẨM - DƯ LUẬN Nhận định ĐẤT BÊN NGOÀI TỔ QUỐC - 10. Đất bên ngoài Tổ quốc

ĐẤT BÊN NGOÀI TỔ QUỐC - 10. Đất bên ngoài Tổ quốc

Mục lục
ĐẤT BÊN NGOÀI TỔ QUỐC
*Gửi Tuấn gửi Quốc và...
2. Đất bên ngoài Tổ quốc
3. Tập thơ “Đất bên ngoài Tổ quốc”
4.* Đất bên ngoài, Tổ quốc trong tim
5. Đất bên ngoài Tổ quốc - tiếng lòng của những người lính
6.Đất bên ngoài Tổ quốc- đất trong trái tim anh
7.Những vần thơ viết bằng chính cuộc đời
8.Đọc thơ của những người cùng thế hệ
9.Tiếng lòng của một thế hệ
10. Đất bên ngoài Tổ quốc
11. ĐẤT, NGƯỜI LÍNH và THƠ
Tất cả các trang

DU-LUAN-1

* Đất bên ngoài Tổ quốc


Có lẽ vì tôi cũng đã mấy lần rong ruổi trên mảnh đất Campuchia với những ấn tượng không thể quên về con người và cuộc sống nơi đây, về những người lính tình nguyện Việt Nam với cuộc chiến đấu kỳ lạ của họ - một cuộc chiến vừa giống lại vừa khác rất nhiều với những cuộc chiến trước đó, một cuộc chiến thực sự, mang ý nghĩa vô cùng to lớn mà không hiểu sao có những người bây giờ lại cứ muốn quên đi... Có lẽ vì như thế, nên khi đọc tập thơ chung của hai anh Đoàn Tuấn và Lê Minh Quốc, hai người lính thi sĩ trở về từ “Cánh đồng chết” có tên là Campuchia, tôi đã xúc động đến ứa nước mắt. Không thể bàn nhiều đến giá trị nghệ thuật, những thành công hay bất cập của tập thơ trong mấy dòng này, tôi chỉ ghi nhận cảm giác - gần như là trực giác, rằng các anh đã làm sống lại trước mắt người đọc khung cảnh chiến trường ở “bên ngoài Tổ quốc” ấy cụ thể như có thể nắm bắt được từ những chi tiết trong cuộc sống gian lao, ác liệt của người lính tình nguyện, đến thế giới tâm hồn trong trẻo, thơ ngây, khao khát sống, khao khát yêu của những chàng trai thoạt bước vào đời đã phải đối đầu với cảnh sống đầy máu, lửa, chết chóc, với gương mặt lạnh lùng tàn nhẫn của chiến tranh vốn không hề thương xót một ai. Làm được điều ấy trước hết chính vì các tác giả đã trung thực hết mình với thực tế cuộc sống mà các anh đã nếm trải, với mọi biểu hiện lớn lao hay bé nhỏ diễn ra trong lòng mình những năm tháng ấy, không giấu giếm, cũng không khoe mẽ, nghĩa là đúng như chúng vốn có. Và đương nhiên, sau đó là khả năng điều khiển đạo quân chữ nghĩa để có thể chuyển tải được các ý tưởng và nhất là các cảm xúc lên mặt giấy. Nếu có điều gì cần nói thêm, thì đấy là: Hai tác giả có nhiều điểm giống nhau trong cách nghĩ, cách cảm và cả cách biểu hiện - một điều dễ hiểu. Còn chỗ khác nhau: Đoàn Tuấn quan tâm đưa nhiều chi tiết vào thơ, có vẻ như đấy là báo hiệu trước cho khả năng anh có thể viết văn xuôi và làm cả điện ảnh sau này; còn Lê Minh Quốc lại tràn ngập cảm xúc, thứ cảm xúc đã xô đẩy các câu chữ của anh đến ranh giới của thực và hư...


ANH NGỌC
(Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội  số tháng 8.1998)



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com