NỘi DUNG MỘT SỐ BÀI VIẾT TRÊN CÁC CHUYÊN MỤC CỦA NGÀY NAY
Xã luận
NHÂN DỊP ÔNG BRÉVÍE SANG ĐÔNG DƯƠNG CÙNG UỶ BAN BÁO GIỚI
Đợi ngày quang đãng ... cách đây không lâu, toàn thể báo giới miền Bắc, trong một buổi họp đông đủ, nhiệt thành bàn về đơn thỉnh cầu đệ lên ủy ban điều tra lúc ủy ban tới đông dương. Buổi ấy, ai cũng hô hào nên yêu cầu Đông Dương được sống dưới chế độ ngôn luận tự do. Buổi ấy, ai ai cũng hăng hái, quả quyết, Hy vọng chứa chan sống một đời văn minh hơn, tự chủ hơn. Rồi một ủy ban thành lập, một ủy ban ai cũng mong đợi công cuộc mạnh bạo, rành rẽ, tốt đẹp.
Nhưng, từ đấy, thời gian lặng lẽ trôi như nước chảy dưới cầu, mà công việc uỳ ban cũng lặng lẽ như thời gian.
Trong khi ấy, chế độ báo chí chật hẹp hiện hành vẫn theo đuổi công việc phá hoại của nó, tờ dân quên của ông Phan Trần Chúc ra đời chưa đưộc năm số, bỗng có tin bị thu hồi giấy phép. Một tin lại hơn nữa, là tin tờ Việt Nam bị đóng cửa, tờ Việt nam của một nhà chính trị cò tiếng và có quyền ở trong nam, ông Nguyễn Phan Long. Cũng như mọi lần, nhựng tờ báo bị đóng cửa không được rõ vì cớ gì số phận mình lại mong manh như thế. Cũng như mọi lần, những tờ báo ấy không có quyền tự bênh vực lấy mình. Cũng như mọi lần, hội đồng chính phủ là một hội đồng hầu hết là người Pháp, định đoạt số mệnh một tờ báo mà họ chưa từng đọc tới, có khi chưa từng biết tên. Cũng như mọi lần, một số đông người làm công trong tờ báo bỗng tự nhiên xô đầy vào bnạn thất nghiệp, với những nạn đói, rét...Tấn bi kịch thường xẩy ra lại đem ra diễn lại, không biết bao giờ mới thôi.
Tuy nhiên, sự hy vọng một ngày đăng quang- ngày thi hành chế độ ngôn luận tự do vẫn khiến trái tim mọi người đập mạnh. Đã có ngày đại thắng của chiến tuyến bình dân, đã có ngày đại thắng của công lý và tự do, thì thế nào cũng có ngày dân Việt Nam trông thấy ánh sáng của chế độ mới.
Vẫn biết vậy, xong công việc của Ủy ban báo giới là dịch ngày ấy lại gần ta chừng nào hay chừng ấy, Ủy ban báo giới đã có, tưởng cũng nên tỏ cho ai nấy biết rằng Ủy ban báo giới sống, sống trong sự hoạt động, sống trong sự nhiệt thành. Đời thủa nhà ai, lòng nhiệt thành, sự hoạt động lại u uẩn ở trong sự yên lặng bao giờ. Yên lặng đối với bạn “người trần mắt thịt” như chúng tôi, là biểu hiện của giấc ngủ ngon, hay là của sự chết. Ủy ban báo giới yên lặng bấy lâu, không có lẽ vì một cớ thô thiển như vậy. Thế vì cớ gì ? Chắc là ủy ban đang ở trong thời kỳ dự định, dưỡng sức để lấy đà, hoặc mưu hết phương pháp hay có thể mau đưa báo giới Đông Dương đến ngày đăng quang mong mỏi đã mòn con mắt.
Nếu như vậy, chúng tôi mong ủy ban chóng công bố kết quả của mấy tháng làm việc đã qua, tuy phái bộ điề tra chưa tới Đông Dương ủy ban đã có thể bắt đầu hành động được rồi. Ông Brévíe ra Toàn quyền mới, sắp tới nơi, chúng tôi tưởng đó cũng là một dịp để làng báo phân bày ý nguyện của mình. Ủy ban nhân dịp ấy định đoạt phương châm, để chúng tôi biết đường mà cùng một lúc cổ động, hô hào cho nguyện vọng của báo giới có giá trị đối với nhà chức trách.
Nhân dịp chúng tôi xin nhắc ủy ban rằng đã có lần chúng tôi mong báo giới Đông Dương phái một đại biểu sang Pháp bày tỏ ý nguyện với chính phủ bình dân và chúng tôi mong được biết sự định đoạt của ủy ban trong một thời hạn mà chúng tôi hy vọng sẽ không lâu dài mấy.
Chúng tôi vui lòng đợi, mà sẽ vui lòng hơn nữa khi được nghe lời cao minh của ủy ban chỉ bảo những phương pháp có hiệu quả để đạt được mục đích chung của báo giới, là sự tự do ngôn luận.
Ngày Nay
Số 42, ngày 10-1-1937
Xã luận
TỰ DO NGÔN LUẬN CHƯA NÊN THẤT VỌNG
“Tôi không thể cho báo chí quốc ngữ được tự do”.
Đó là lời ông Toàn quyền Brévíe tuyên với ông Nguyễn Văn Sâm, hội trưởng hội báo giới liên hiệp ở trong Nam.
Lần này không có thể lầm được nữa.
Ông Toàn quyền của chính phủ bình dân, ông Toàn quyền mà chúng tôi vẫn tin là dè dặt, thận trọng, đã rõ ràng cho chúng tôi biết cao kiến về vấn đề quan hệ ấy.
Báo chí quốc ngữ sẽ không được tự do.
Báo chí sẽ không thể tiến bộ được, đành chịu cái số phận buồn tẻ hiện thời, một số phận mong manh bất trắc. Chính phủ sẽ tuỳ theo sở thích từng lúc tuỳ theo cao hứng từng ngày, mà thi thố cái quyền sinh sát của mình. Báo chí sẽ luôn luôn sống trong sự lo sợ cho cái tính mệnh ong, kiến; và vì thế, sẽ không đủ tài lực, không đủ can đảm để truyền bá tư tưởng mới, để soi đuốc văn minh, như người ta thường nói, vào những nơi tối tăm.
Báo chí sẽ không có thể gây nên dư luận, hay là đại diện cho dư luận được, báo chí sẽ không dám bầy tỏ những nguyện vọng chân thành của dân, sẽ không dám chỉ trích hay đả động tới những điều lỗi, những sự sai lầm của nhà đương cuộc.
Báo chí sẽ không có thể làm đủ nhiệm vụ, không có thể chọn được thiên chức của mình.
Ông Toàn quyền Brévíe đã muốn thế, ông Toàn quyền của chính phủ bình dân, ông Toàn quyền thứ nhất đã đem công lý và tự do của nước Pháp tự do đến cho ta.
Vì lẽ gì vậy ? Theo ông, một lẽ rất giản dị: chính phủ chỉ có phương pháp ấy là màu nhiệm để kiểm soát báo chí, để dẫn báo chí vào con đường quang minh.
Chúng tôi hiểu ông lắm, ông sợ những điều lạm dụng, ông sợ báo chí là nơi trú chân của sự vu khống, của sự doạ nạt để ăn tiền.
Nhưng đối với những điều đáng khinh bỉ ấy - những điều ta thấy trong hết thảy báo giới hoàn cầu, kể cả báo giới các nước văn minh – không phải chỉ có phương pháp kia là mầu nhiệm. Không phải chỉ có để cho chính phủ quyền cho phép và đóng cửa báo mới có thể ngăn cản được sự doạ nạt ăn tiền và vu khống. Là vì còn có pháp luật, chúng tôi thành thực mong chính phủ tuyên hành một đạo luật phạt rất nặng những sự bỉ ổi có thể xẩy ra trong làng báo. Hiện giờ bên Pháp, hai nghị viện cũng đương lo tìm phương trừ sự lạm dụng mà vẫn giữ được sự tư do báo chí. Chúng tôi tưởng thi hành đạo luật sắp ra ấy cũng đủ ngăn phòng những điều ông lo sợ.
Thảng hoặc cho là chưa đủ nữa, chúng tôi cũng không hề phàn nàn, nếu chính phủ muốn lập một đạo luật chặt chẽ hơn. Miễn là báo chí chúng tôi được chút ít bảo đảm cho sinh mệnh của mình. Thí dụ: như đem chế độ báo giới bên xứ Tunisie áp dụng ở đây. Theo chế độ ấy, một tờ báo cũng có thể bị đóng cửa, nhưng quyền đóng cửa ấy, không phải ở chính phủ mà ở tòa án.
Chúng tôi chỉ muốn có nơi để tự bênh vực lấy quyền lợi, để khỏi ân hận không biết tại sao bị thu giấy phép, không biết vì cớ gì còn sống sót. Báo chúng tôi biết chữ quốc ngữ, mà hội đồng chính phủ hầu hết không biết tiếng An Nam, nên đành phải dựa vào những bài dịch, mà dịch tức là làm lạc nghĩa đi. Hơn nữa, hội đồng chính phủ chỉ biết tới những mẩu văn, không có ý kiến gì về toàn thể một tờ báo khác nên không thể nào định đoạt một cách công minh được.
Chúng tôi chỉ muốn dời bỏ cái chế độ khắt khe như vậy, chế độ ấy khiến chúng tôi không dám thành thực. Dân gian và chính phủ nhân đó đều bị thiệt thòi. Thí dụ như về đạo luật lao động mới ra tháng trước. Báo chí quốc ngữ không dám đem bàn một cách công nhiên, không dám tỏ lòng nhiệt thành, cũng chỉ vì cái chế độ chúng tôi đang chịu đựng.
Vậy kết luận, dầu có lời tuyên bố đáng ngán kia của ông Toàn quyền, chúng tôi vẫn còn mong, mong sẽ có ngày, nếu không được hẳn quyền tự do, báo chí cũng sẽ sống một đời quang đãng hơn. Chúng tôi mong ông Toàn quyền sẽ nghĩ lại, và sẽ đồng ý với ông Justin Godard, đồng ý với Tiểu ban thuộc địa ở Hạ nghị viện Pháp, và sẽ đồng ý với chúng tôi.
Hoàng Đạo
Số 47, ngày 21-2-1937
Xã luận
LẤY THUỘC ĐẠI CÓ CHÍNH ĐÁNG KHÔNG ?
Những dân tộc có thuộc địa thường tự đặt vào địa vị ân nhân của những nước quá yếu đã được họ chiếm lấy đất để khai thác, luôn khoe khoang tán thưởng những công cuộc của mình ở thuộc địa, và rất lấy làm ngạc nhiên khi thấy dân thuộc địa có kẻ không lấy làm ân, lại còn oán thán nữa. Ít người, thật ít người biết vắt tay lên trán nghĩ đến nguyên nhân của sự “làm ân nên oán” ấy, và dám tự hỏi một cách thiết tha rằng công cuộc khi thác thuộc địa của mình đây có phải là một công cuộc nên làm, vì chính đáng hay không.
Mấy thế kỷ về trước không có ai bàn luận đến vấn đề ấy cả. Hồi đó, chỉ có võ lực là hơn; không cần nghĩ xem có chính đáng hay không chính đáng, các cường quốc châu âu cứ tự nhiên đem binh đi đánh các nước yếu hơn để lấy làm thuộc địa. Mãi đến thế kỷ vừa qua, nhiều nhà tư tưởng mới đứng lên tố cáo một cách quyết liệt nguyên tắc của sự khai thác thuộc địa, và phái ưa thuộc địa mới phải tìm lẽ, tìm thuyết để bênh vực cho công cuộc của mình.
Họ không có thể che đậy được cái nhược điểm quan trọng nhất của họ, là buổi ban đầu, việc lấy thuộc địa chỉ là một việc ức hiếp của sức mạnh, một công cuộc ích kỷ, làm lợi riêng cho một bên, bên có cường quyền. Nhưng họ bảo rằng có thế chăng nữa, cũng là theo luật tự nhiên của trời đất. Cái công lệ đào thải, là khỏe thì sống, mà yếu thì chết. Côn trùng, cầm thú đều chịu theo cái công lệ ấy, người ta cũng vậy.
Song cái lý thuyết ấy không đứng vững được. Vì nó làm cho người ta chỉ phục có một điều: võ lực. Vì nó hạ người ta xuống cái địa vị thấp hèn của loài vật vô tri.
Người ta có hơn cầm thú, không phải là vì khỏe hơn, biết tìm cách giết loài khác một cách nhanh chóng hơn, mà chỉ vì có lương tâm, biết trọng công lý. Sự cường quyền dẫu thắng, nhưng không bao giờ khuất phục được ai.
Phái ưa thuộc địa cũng hiểu vậy. Họ cũng nhận ra rằng vin vào luật đào thải tự nhiên không khác gì người sắp chết đuối với được đám bèo, ngọn cỏ, không có gì là chắc chắn cả. Họ vội đi tìm lẽ khác để làm nền tảng cho công cuộc khai thác của họ.
Họ bèn chia loài người ra từng hạng, tuỳ theo màu da hay tuỳ theo sức mạnh. Những dân tộc thuộc địa, theo họ, đối với dân tộc khác, là những dân tộc bán khai, kém hèn, dẫu có được hưởng giáo dục học vấn đến mực nào chăng nữa, cũng vẫn kém hèn, bán khai mà thôi. Đối với những dân tộc ấy, sự tự do độc lập là một sự đáng sợ, dùng tới cũng như trẻ con chơi dao, thế nào cũng đến đứt tay chảy máu. Đối với những dân tộc ấy, cần có một dân tộc khác có trí thức hơn chỉ dẫn bắt ne bắt nét, thì may họ còn sung sướng được. Những dân mọi ở Phi châu chẳng hạn, trước khi được các nước Âu châu chia tay cai trị, vẫn là có độc lập đấy, nhưng họ sống một cách khổ sở, ức bách dưới quyền thế ghê gớm của các tù trưởng, của các vua nhỏ. Bây giờ, được làm thuộc địa cho các nước văn minh, họ được yên ổn làm ăn, sung sướng hơn thời buổi trước nhiều.
Nhưng đó là phái ưua thuộc địa nghĩ ngợi bàn tán như vậy thôi, chứ thực ra, hạnh phúc của con người ta có phải đủ ăn là được rồi đâu ? Con chim hoàng oanh, bị nhốt ở trong lồng, dẫu no nê suốt buổi đấy, vẫn thèm thuồng quãng không, và vạn nhất được thả ra, nó bay vút lên cao, ca một bài trong trẻo và vui mừng biết bao nhiêu. hạnh phúc của con người ta, lấy cớ gì mà bảo rằng là sống một đời vội vã, hấp tấp như cái máy của người Âu châu, chứ không phải là sống một đời êm tĩnh, giản dị của dân bán khai ? Vả lại, cứ sự thực mà xét, thì dân thuộc địa đã được những hạnh phúc gì đâu ? Một phần bị lưỡi gươm, hòn đạn mà chết, một phần bị đàn áp, xô đuổi về miền rừng xanh núi đỏ, dân tộc da đỏ ở châu Mỹ hay dân tộc da đen ở châu Úc đến nay hầu như không còn nữa.
Họ lại còn bảo: Ừ thì hạnh phúc là một sự khó phân biệt, tuỳ theo từng người mà thay đổi, nhưng còn những việc hiển nhiên trước mắt: dân tộc Âu Mỹ đã đem đến cho dân thuộc địa nào trật tự, hoà bình, nào học thức, nào sức khỏe... bao nhiêu điều cần cho cuộc sinh hoạt của người đời. Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến một câu trả lời của một ông thượng nước Ai Cập, thuộc địa Anh vừa mới được tự trị: “Nhưng nếu chúng tôi jưa sự hỗn độn riêng của chúng tôi hơn là sự trật tự của nước ngoài đem tới, thì các ông còn nói gì nữa ?” Sức khỏe, học thức của dân ộtc khai thác đem đến cho thuộc địa cũng vậy, là do sự bắt ép mà thôi, mà đã có điều ép uổng, thì không có hiệu quả gì đáng kể được.
Còn như bảo rằng chủng tộc có nhiều đẳng hạng hơn kém nhau, thì việc đó nên để dành riêng cho đồ đệ Hitler. Không có cớ gì chính đáng khiến cho ta phải khâm phục riêng một chủng tộc, như dân tộc Đức chẳng hạn và coi rẻ những dân tộc khác. Chủng tộc nào cũng có thể tự xưng là đệ nhất chủng tộc trên hoàn cầu và có thể lấy cường quyền mà bắt chủng tộc khác công nhận như vậy. Nhưng, tôi xin nhắc lại lần nữa, cường quyền không bao giờ bắt được lòng người khâm phục.
Gần đây, phái ưa thuộc địa lại tìm ra một ý tưởng khác để thuyết minh cho công cuộc khai thác. Một dân tộc không có thể sống riêng một mình được; dẫu của một nước không xuất sản cho đủ mọi vật liệu cần dùng cho dân nước ấy được, cần phải hết thảy các dân tộc, hết thảy các nước trong thế giới, giúp đỡ lẫn nhau, trao đổi lẫn nhau những vật liệu riêng của mỗi nước, mỗi dân tộc. Mặt trời ở Ấn Độ không phải riêng soi cho người Ấn ; than đá ở nước Anh không phải của riêng của người Anh, mà là của chung cả nhân loại một ngày một đông, cần phải nỗ lực khai thác hết nguyên liệu trong hoàn cầu để dùng vào sự nhu cầu của mọi người. Như vậy một dân tộc không thể coi nước mình như của riêng, có thể để vậy, không khai khẩn được. Nếu không khai khẩn tức là đắc tội với nhân loại, dân tộc khác tài giỏi hơn có quyền đến mà khai khẩn.
Song, đem ngay lý thuyết ấy mà luận cho đến cùng, ta cũng đã nhận rõ ra rằng dân tộc khác có đến khai khẩn những vật liệu bỏ liều, cũng chỉ có quyền khai khẩn cho tất cả nhân loại, nghĩa là cho cả thổ dân, cho thổ dân trước nhất nữa. Mà khai khẩn nguyên liệu ấy, cần gì phải dùng đến võ lực, đến sự lấy đất của người, những dân tộc có cái ý tốt ấy chỉ cần giúp đỡ thổ dân trở nên một nước đủ tài sức như họ mà thôi.
Xem như vậy thì không có lẽ gì chính đáng có thể khiến một nước như nước Ý hay nước Nhật đem quân đội sang tàn phá một nước khác, như nước Á hay nước Tàu, để lấy đất nước họ làm thuộc địa.
Có một điều rằng thuộc địa đã có rồi, thì cần phải thực lòng làm lợi cho thổ dân. Có khi phải chịu thiệt thòi riêng nữa. Có như vậy mới có thể xoá bỏ cái vết võ lực buổi trước và mới có đủ lẽ để lưu lạc ở đất nước người được.
Hoàng Đạo
Số 77, ngày 19-7-1937
Xã luận
CÁC ÔNG NGHỊ XÔI THỊT
Mấy hôm vừa qua, trong khi mọi nơi náo nức về cuộc tổng tuyển cử dân biểu sắp tới, ông Phạm Huy Lục đem tin lên hiến ở Phú Thọ, ông Vũ Văn An về ẩn ở Bắc Ninh, ông Phạm Lê Bổng vào Hà Đông đốt pháo, tôi, tôi không cảm thấy sự thiêng liêng của một nhiệm vụ nào xui giục tôi ra tranh cử như các vị danh nhân ấy, tôi nhân dịp nghỉ về thăm quê.
Quê tôi, như mọi nơi miền hạ Du sông Cái, là một cánh đồng bùn lầy, phẳng lì và buồn. Xa xa đến tận chân trời là cánh đồng lúa non.Trên cái nền xanh mát ấy, chốc chốc lại nổi bật lên cái nền xanh thẫm của các luỹ tre. Tôi theo con đường cỏ, khúc khuỷu, dừng chân lại một cái quán con, đứng siêu vẹo cạnh một cây đa cổ thụ, gọi một bát nước chè tươi. Bà lão bán hàng, mái tóc bạc quấn trong chiếc khăn bạc thếch, nét mặt dăn deo như quả bồ quân chín, đương săn sóc đến một bọn bốn năm người vén đùi ngồi ngả nghiêng trên chiếc phản kê áp tường. Người nào mặt cũng đã đỏ ửng vì rượu, khề khà chung quanh chiếc mâm gỗ, trên còn trơ những đĩa bát thô sơ, với vài miếng tiết đen, năm ba lá rau còn rớt lại. Mấy vị ấy đã đến lúc đem tâm sự ra nói với nhau, không e dè gì nữa.
Một vị phàn nàn:
- Làm lý trưởng phen này đến khổ. Quan thì cứ bắt nộp thuế cho đủ số, còn dân thì cứ đòi đóng theo lệ, nghĩa là không sao mà đủ được. Sau tôi cứ đặt bừa vài mươi người lên hạng trên, họ có phàn nàn thật, nhưng tôi đổ cho là lệnh quan, ai có kêu gì thì cứ tìm nơi mà kêu. Các cụ tính, bọn ấy thì còn đào đâu ra người bênh vực cho nữa mà sợ.
Tôi nghĩ thầm:
- Ông lý này thật không còn coi vị dân biểu bản hạt ra gì cả.
- Rồi tôi phì cười một mình, vì tôi cố tìm ra tên ông biểu bản hạt mà không nhớ là ai, và đã làm được những việc gì.
Một vị khác, lên giọng rượu, kể lể:
- Phải. Làm việc quan phải thế mới được. lão huyện này khiếp lắm. không bừa đi thì không lấy đâu cho vừa lòng lão ấy được. Tôi thì tôi cứ chọn nhà nào kha khá, lương thiện, hiền lành là tôi bổ cho đủ và thêm ít tiền để tiêu chơi.
Ông ta nói đến đây, lấy làm thích chí cười ha hả, và nốc một hơi hết bát rượu để trước mặt:
- Ha ha ! dân có ngu thì quan với ta mới hưởng thái bình được.
Nghe giọng cười của ông ta, người ngu như tôi cũng có thể đoán ra rằng tôi đương được cái hân hạnh ngồi đối diện với một tay mọt dân lão luyện.
Chán ngán, tôi đứng dậy, thong thả đi, thở mạnh để đón lấy ngọn gío mát từ ngoài đồng rông lại, và để quên mấy vị kỳ mục khả ố với những sự ăn quẩn của họ.
Thì tôi lại gặp ngay chuyện buồn nản khác. Dân đi chợ về lũ lượt đi qua trước mặt tôi. Quần áo lam lũ, rách rưới. Nét mặt bơ phờ hốc hác. Hai con mắt hết cả tinh thần. Họ đi, lờ đờ, không linh hồn, như một lũ ma đói đi về một bãi tha ma nào. Những gánh hàng rỗng không, nhẹ bồng: tôi chợt ghĩ ra rằng, vụ thuế, vừa xong. Tôi bèn gọi một ngưiời lại, cao lênh khênh, ngạc nhiên nhìn tôi, có vẻ lo sợ. Ý chừng anh chàng nghĩ:
- Có việc gì dính đến mình đây.
Mà kinh nghiệm đã dạy hắn biết rằng hễ động có việc gì, là có hại đến túi tiền lép kẹp của hắn.
Thấ hắn sợ hãi, tôi vội nói chặng ngay:
Không, không có việc gì đâu. Tôi chỉ muốn hỏi chuyện bác cho biết mà thôi.
Anh chàng nông phu bèn nhoẻn một nụ cười sung sướng, như trút được một gánh nặng, và vui vẻ cùng tôi vừa đi vừa trò chuyện. Nghe anh chàng nói mới hay cực khổ nhất là đời nông phu: một vài sào ruộng công, làm vất vả cũng không đủ nộp thuế, vối ngoại vụ, với tiền rượu của ông lý. Đi làm công, làm mướn để sống tạm bợ, cầu khỏi chết đói. Có việc , là phải vay mượn, mà đã bắt đầu đi vay, al2 hết đời cũng lhông sao thoát được nợ: năm này sang năm khác, lãi đẻ lãi không cùng. Lãi năm, sáu phân một tháng là nhẹ rồi, thì làm thế nào mà trả cho hết được ! Thật là đời một con trâu: cực nhọc, khổ sở, ăn muối mắm, khoai cám, để làm gì ? Để cho người khác hưởng. Phần đông dân quê như vậy cả. Những nhà có một vài mẫu ruộng dần dà cũng đến cơ như thế. Vậy mà ai biết đến cho ? ai bênh vực ?
Tôi lại sực nhớ đến ông nghị, người đại biểu tự nhiên của đám dân cày xấu số ấy, người tự nhận lấy cái chức vụ thiêng liêng bênh vực cho dân, cho những người khốn khổ như bác nông phu này.
Với cái ý tưởng lạc quan ấy, tôi đến nhà một người quen, một nhà cử tri sắp sửa được cái diễm phúc bầu lấy một ông nghị viên như vậy. Đến sân, tôi thấy trong nhà rộn rịp, một vài ông áo thâm, khăn lượt xúng xính, một ông lại vận âu phục nữa, đương ngồi khoa tay nói chuyện. Thấy tôi đến họ niềm nở đứng dậy chào. Tôi giật mình, cho là một sự linh ứng, khi nghe giới thiệu:
-Đây là ông chánh - hội làng... ra ứng cử nghị viên hạt ta khoá này.
Tôi tò mò nhìn người sắp đảm nhận cái trọng trách thay mặt và bênh vực dân. Một người nhàng nhàng nhỡ nhỡ, ngồi khép nép sợ sệt trong bộ áo the. Con mắt lơ đờ như ngái ngủ. Vẻ thông minh đi đâu mất cả. Y ngồi yên, không nói không cười, trong khi bộ tham mưu của hắn - một vài người dẻo miệng – bô bô nói chuyện và tán tụng việc thóc của y.
Tôi tìm dịp hỏi nhỏ:
Ngài có thể cho biết chương trình của ngài ra ứng cử hay không ?
Chương trình gì cơ ạ ?
Câu hỏi sửng sốt, bối rối. Làm thân một nhà ứng cử dân biểu mà không biết chương trình là gì, dễ thường có ông này là một. Tuy nhiên, kiên nhẫn, tôi giảng giải:
Nghãi là ngài ra viện ngài sẽ định làm gì ?
Nhà ứng cử ngây người không trả lời, trố mắt nhìn tôi như nhìn một quái vật, như muốn bảo:
Ông này điên hay sao mà hỏi tôi nhiều câu ngớ ngẩn làm vậy. Làm ông nghị chứ còn làm gì nữa.
Hỏi ra mới biết ông chánh hội trẻ tuổi này là con một nhà trọc phú, cho vay lãi, thừa của nhưng thiếu chút danh. Dốt nát, y chỉ còn một cách sĩ diện với đời : ra làm nghị viên.
Ấy đó, chỉ có thế thôi. Chức dân biểu thiêng liêng, họ coi như một phần xôi thịt. Họ bỏ tiền ra, để chạy lấy chức ấy, như họ bỏ tiền để chạy cái cửu phẩm văn giai, hay lấy một chỗ đứng để thế thần ngoài đình làng. Làm nghị viên đối với họ, là một cái thẻ bài ngà con. Ngoài ra, họ không biết gì hết, chẳng bênh vực ai mà cũng chẳng đại diện được cho ai. Mê muội như họ thì còn làm gì mà cứu được bọn nông phu, tôi đương nghĩ đến, thoát khỏi những nạn bàn bạc xung quanh họ: nạn quan tham nhũng, nạn kỳ hào ức hiếp, nạn chịu lãi nặng. Mai mỉa thay, chính ông nghị là người gây ra một vài cái nạn ấy. Vào viện, họ sẽ ngồi, lặng lẽ, buồn thảm, như cỗ xe đám ma, ngờ ngệch như mán rừng, ngáp vặt cho hết thì giờ. Họ sẽ bị chế riễu, và họ sẽ coi những ngày họp viện là một cái tội cho họ. Nhưng họ không hiểu rằng, chính họ, là cái tội cho cả quốc dân.
Vì tham cái danh hão, họ sẽ làm hại họ, và làm hại người khác. Vì họ ù ù cạc cạc, u u minh minh, làm quẩn chân chính phủ và ngang trở sự tiến bộ của viện. cần cho họ phải biết thế, cử tri cũng cần phải biết thế: thượng sách của họ: là về thả diều ở nhà quê.
Đả đảo bọn nghị viện dốt nát, háo danh, và vô lý như bọn họ, là một việc cần phải làm. Trong nghị viện, khoá này, bọn ấy vẫn sẽ còn len lỏi vào được: phải làm cho họ hiểu rằng họ là người thừa, nên từ rầy đừng ra tái cử nữa là hơn. Không có nghị viên còn hơn là có những nghị viên xôi thịt như thế !
Hoàng Đạo
Số 118, ngày 10-7-1938
< Lùi | Tiếp theo > |
---|