BÁO CHÍ Thư mục Lưu Đình Triều Nhận định về sách LƯU ĐÌNH TRIỀU - ĐẾN ĐO ĐO

Nhận định về sách LƯU ĐÌNH TRIỀU - ĐẾN ĐO ĐO

Mục lục
Nhận định về sách LƯU ĐÌNH TRIỀU
Đọc một tình yêu
Ra sách sau 30 năm làm báo
Cùng nhà báo
Thắp niềm hy vọng
Để làm ra ánh sáng
Ước mong “Bật một que diêm” cho đời
30 năm, lửa vẫn cháy
Lưu Đình Triều - Tình bạn
LƯU ĐÌNH TRIỀU - RUNG MỘT HỒI CHUÔNG
ĐẾN ĐO ĐO
BẬT MỘT QUE DIÊM
30 năm: “Bật một que diêm”
Tất cả các trang

 

ĐẾN ĐO ĐO "BẬT MỘT QUE DIÊM"

Sau những ngày tất bật với từng trang bản thảo, tất tả chạy đôn chạy đáo tìm lại từng hình ảnh minh họa, tất tưởi (!?) lo cái bìa cho “bắt mắt” v. v... Rồi thì, thì tất nhiên cuối cùng công việc cũng chu tất, hoàn tất, tươm tất nếu không muốn nói là... tất thắng! Tất tần tật công việc đã xong. Thở phào nhẹ nhõm. Thế là chúng tôi hẹn với nhau ghé quán Đo Đo nhậu chơi.

quediem3

Chuyện gì vậy?

Ấy là việc chuẩn bị cho tập sách Bật một que diêm của nhà báo Lưu Đình Triều, sẽ ra mắt đúng vào ngày 21.6 năm nay. Sách do NXB Trẻ và báo Tuổi Trẻ ấn hành. Lưu Đình Triều bảo: “Khi đặt tựa Bật một que diêm tôi nghĩ đến câu ngạn ngữ phương tây: “Thà bật một que diêm, còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối”. Còn tôi, tôi liên tưởng đến... câu thơ của Xuân Diệu:

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
Em vui đi, răng nở ánh trăng rằm
Anh hút nhuỵ của mỗi giờ tình tự
Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!
Em, em ơi! Tình non sắp già rồi...

Ới ới! Lưu Đình Triều ơi! “Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!”. Nhanh lên anh Triều ơi! Trong “lý lịch” của anh có câu: “Sinh đúng ngày đình chiến ở bán đảo Triều Tiên - 27.7.1953. Cha là nhà báo Lưu Quý Kỳ nghe đài, “biên tập” lại thành tên Lưu Đình Triều. Theo học lớp đại học báo chí khóa 3 từ 1979 đến 1984. Ngoại trừ “những phút xao lòng” cộng tác với các báo bạn, còn lại từ lúc ra trường đến nay vẫn “chung thủy” cùng Tuổi Trẻ. Các việc làm đã trải qua: phóng viên, tổ trưởng, trưởng ban, trưởng phòng, thư ký tòa soạn, tổng thư ký tòa soạn, trợ lý Tổng biên tập” - vậy mà đến mãi bây giờ anh vẫn chưa có tập sách riêng là muộn lắm rồi.

Đến lúc nghe anh Nguyễn Thế Truật - Phó giám đốc NXB Trẻ gợi ý in tập sách này, tôi mừng cho anh.

Vì thế, trước ngày lai rai ở Đo Đo với tư cách là người có vài chục đầu sách đã xuất bản, tôi đã mời Lưu Đình Triều nhậu chơi một bữa. Nhậu thả giàn. Nhậu quắt cần câu. Nhậu vô tội vạ. Nhậu tít mắt. Tại sao? Thì, cứ như phong tục người xưa vậy. Khi con gái về nhà chồng, trước lúc động phòng, ông bố bà mẹ thường mời những ai “mắn đẻ” đến trải chiếu cho cô dâu. Họ hy vọng cô dâu về sau cũng “sồn sồn” như thế. Ấy là cái hên. Tôi cũng muốn đưa cái hên của mình đến Lưu Đình Triều, vì mong muốn mọi việc điều suôn sẻ.

Mà phải vậy thôi.

Tập sách đầu tay của người mới có sách xuất bản cũng quan trọng như nữ nhi... “xuất giá tòng phu”! Sách ra đời như con gái về nhà chồng! Con gái về nhà chồng với hên xui 12 bến nước, thì tập sách ra đời cũng thế thôi. Nó không là của mình nữa. Nó thuộc về công chúng. Người khen kẻ chê dẫu có loạn xị lên cũng là bình thường. Suy nghĩ một cách oanh liệt như thế, tôi đã bấm bụng đãi Lưu Đình Triều nhậu chơi, như là một cách “đưa đường” cho tập sách đầu tay của anh thuận buồm xuôi gió trong các khâu từ chuẩn bị đến in ấn!

Nhưng như thế cũng chưa xong.

Phải đến ngày 9.6.2009, sau khi “duyệt” xong cái bìa của họa sĩ Bùi Nam, đọc lại lời tựa của nhà phê bình văn học Huỳnh Như Phương và cùng biên tập viên Đức Thiện sửa sạch lỗi “mo rát” trên 300 trang in khổ 13 x 20,5cm thì tôi và Lưu Đình Triều mới hẹn nhau lên Đo Đo nhậu chơi.

Quái, tại sao phải là Đo Đo?

Vì ở đó có ông nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng là... người “mắn đẻ”! Cứ nhìn các đầu sách của Nguyễn Nhật Ánh thì rõ. Sách mới, sách tái bản liên tù tì. Nói như nhà thơ Xuân Diệu, “tục ta tục tác, hết trứng này ta còn trứng khác”. Năng lực như thế là phi thường. Vậy, nhờ thêm “cái vía” của anh Ánh “đưa đường” cho Bật một que diêm cũng là hợp lý thôi. Hơn nữa, vì hôm ấy tính theo Âm lịch là ngày Ất dậu (ngày 17), tháng Canh ngọ (tháng 5), năm Kỷ sửu (2009) là ngày lành tháng tốt. Nếu không tốt thì sao lịch Tam tông miếu có ghi câu: “Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại thành hòn núi cao”?

Vậy là hôm ấy, ngoài ba chúng tôi còn có thêm nhà báo Tình Nguyễn vừa ở Mỹ về với vài người bạn, có bố con anh Ngô từ Quảng Nam vào, có họa sĩ Mai Rừng và có cả “cây bút trẻ” Đoàn Xuân Hải - phụ trách Đường dây nóng báo Thanh Niên nữa. Gần chục người cùng “bật một que diêm” để đánh gục hai chai Chivas một cách hùng dũng như vua Quang Trung thúc quân ra trận tiêu diệt 20 vạn quân Thanh năm nào! Hào hứng là thế! Oanh liệt là thế!

Đọc đến đây, thì mà rằng là thực khách quán Đo Đo sẽ hỏi: “Ủa! Giới thiệu tập sách của nhà báo Lưu Đình Triều, nhưng chẳng thấy gã nhà thơ này nói gì đến nội dung của nó? Vậy, Bật một que diêm thuộc thể loại gì? Thơ? Truyện? Tác phẩm báo chí?”. Hì hì, xin mời bạn cứ việc thưởng thức món cá nục cuốn bánh tráng hoặc xơi một tô mì Quảng rồi “hãy đợi đấy”, tôi sẽ quay lại trò chuyện ngay thôi!

ldtrieu
lưu đình triều, lê minh quốc: rạng ngời mà không chói lóa!

LÊ MINH QUỐC

http://www.quandodo.com/4rum/showthread.php?p=128



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com