BÁO CHÍ Thư mục Lưu Đình Triều LÊ MINH QUỐC: Thêm một tư liệu về LƯU QUÝ KỲ

LÊ MINH QUỐC: Thêm một tư liệu về LƯU QUÝ KỲ

Tình cờ đọc trên mạng, tôi thấy bài viết Tên gọi thành phố Hồ Chí Minh có từ bao giờ? nay tôi post lại vì có liên quan đến nhà báo Lưu Quý Kỳ  http://www.leminhquoc.vn/lmq/bao-chi/thu-muc-luu-dinh-trieu/881-luu-quy-ky-nguoi-nghe-si-tai-ba-doc-dao.html - mặc dù thông tin, lập luận còn đơn giản. Nguyên văn như sau:

005-2

 

“Hôm bữa cafe gẫu chuyện với anh Hoàng Minh Giấy Gói Xôi mới được chỉ điểm là ngày xưa từng có rất nhiều tên gọi các địa danh từng được sử dụng trong một giai đoạn, một khuôn khổ nào đó mà mọi người không để ý tới sự tồn tại của nó, hoặc nếu có thì đôi khi cũng là chưa đầy đủ. Ví như việc Hải Dương từng có giai đoạn gọi là Thành Đông. Hải Phòng từng được gọi là Thành Tô Hiệu, Đà Nẵng là Thành Thái Phiên, Quảng Nam là thành Trần Cao Vân. Cho nên câu hỏi trong tiêu đề không phải hỏi đùa, mà thực sự là một vấn đề rất hóc búa.

010-1

Đây là một chủ đề mà Blogger Phương Văn 5xu (đồng tác giả Ai và Ki với Giáo sư Ngô Bảo Châu) khởi  xướng và tham gia tranh biện rất sôi nổi tại Nhã Nam Thư Quán. Nếu theo các trang tin chính thống hiện tại thì ta biết tên gọi thành phố Hồ Chí Minh chính thức được sử dụng từ mùng 2 tháng 7 năm 1976. Nhưng có một số tư liệu gốc cho thấy có lẽ cái tên gọi này đã xuất hiện từ trước đó khá lâu. Anh Vũ Hà Tuệ (một nhân vật khá quen thuộc trong giới sưu tập sách Sài Gòn) đã lưu ý tới một cuốn sách có động chạm tới việc này. Theo đó tên gọi thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện ít nhất là từ năm 1960.

011-1

Một người bạn khác trong giới sưu tập lại khẳng định rằng tên gọi này đã xuất hiện từ năm 1945-1946. Chúng ta sẽ trở lại chủ đề này trong một blog khác đầy đủ hơn! (nguồn: http://gokengcanh3.blogspot.com/2012/09/ten-goi-thanh-pho-ho-chi-minh-co-tu-bao.html)

Tôi có vài nhận xét:

1. Trước hết, đúng như bài báo này viết: “tên gọi thành phố Hồ Chí Minh chính thức được sử dụng từ mùng 2 tháng 7 năm 1976”. Tên gọi này được Quốc hội nước Việt Nam thống nhất thông qua trong kỳ họp thứ nhất tại Hà Nội (từ ngày 24.6 đến 3.7.1976): “Chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn-Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh”

2. Các tên gọi “Hải Dương từng có giai đoạn gọi là Thành Đông. Hải Phòng từng được gọi là Thành Tô Hiệu, Đà Nẵng là Thành Thái Phiên, Quảng Nam là thành Trần Cao Vân”. Thử hỏi, sự kiện này diễn ra trong giai đoạn nào của lịch sử nước nhà? Trong quyển Người Quảng Nam (NXB Trẻ) , tôi đã lý giải điều này.

3. Thật ra, trước nhà báo Lưu Quý Kỳ, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng cụm từ “Thành phố Hồ Chí Minh”. Trong bài thơ Ta đi tới, có câu “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng” là câu thơ của Tố Hữu. Như vậy không phải nhà báo Lưu Quý Kỳ là người sử dụng đầu tiên.

4. Nhìn kỹ bìa sách của nhà báo Lưu Quý Kỳ, ta thấy dòng chữ: “Sách chữ to”. Tôi không hiểu là sách in chữ to, dễ đọc hay là sách chỉ viết các kiến thức phổ thông (như tên gọi của NXB này) nhằm phục vụ cho đối tượng “công nông binh”? Hiện nay NXB Phổ Thông không còn và loại “ sách chữ to” cũng không còn.

5. Lâu nay nhiều người vẫn viết: “thành phố Hồ Chí Minh”, thật ra, phải viết “Thành phố Hồ Chí Minh” mới chuẩn. Vấn đề này, trước đây đã có những cuộc tranh luận của các nhà nôn ngữ học. Cuối cùng nhà nghiên cứu An Chi (tức Huệ Thiên) đã phân tích rất thuyết phục và khẳng định như trên.

L.M.Q

IX.2O12

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com