VŨ ĐÌNH HÒE và báo THANH NGHỊ - NỘI DUNG

Mục lục
VŨ ĐÌNH HÒE và báo THANH NGHỊ
1. TỔ CHỨC CỦA TỜ BÁO THANH NGHỊ
TOÀ SOẠN VÀ TRỊ SỰ
HÌNH THỨC
VÀI NÉT VỀ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VÀ CÁC TÁC GIẢ TIÊU BIỂU CỦA TỜ BÁO
NỘI DUNG
QUẢNG CÁO
MỘT SỐ BÀI TIÊU BIỂU
Tất cả các trang

 

VII. NỘI DUNG:

Đối với báo dành riêng cho độc giả nhỏ tuổi nên trên báo không có tin tức thời sự, các bài nghị luận xã hội, cũng không bị chi phối bởi các khuynh hướng chính trị…

Trên báo gồm các mục sau:

1.Đàn Hát:

Xuất hiện ngay trên Thanh Nghị-Trẻ Em từ số đầu đến số 15. Mỗi số báo giới thiệu mộ bài hát. Ví dụ:

Số 1: bài “đàn hát thằng Bần” của J. Lương Ngọc Văn.

Số 2 bài “nhớ rừng”, lời ca Phạm Lợi, Điệu Tô Vũ Mục Dương.

Số 3: bài “bài Hát Lên Đường” nhạc Nguyễn Xuân Khoát, Lời Ca của X.

…. Số 16 “cả tuần vui” lời Trọng Thành, điệu Le pertit Prince.
Lời các bài hát rộn ràng vui tươi ngắn gọn phù hợp với tâm lý lứa tuổi.

2. Trang Em Gái:

Xuất hiện không thường xuyên trên các số báo. Nội dung của trang em gái giúp các em làm quen với công việc nữ công như cách may một kiểu áo cho em bé một tuổi, cách sử dụng các mẫu vải may áo còn thừa , cách nấu một số món ăn làm việc nhà… dạy các em “ họ ăn, học nói, học gói, học mở” trang này được viết với một giọng thủ thỉ tâm tình, nhẹ nhàng hoặc bằng những câu chuyện sinh động dễ tiếp thu.

3.Trang khoa học:

Xuất hiện đều đặn trên từng số báo. Mỗi kỳ là một câu chuyện khoa học bao gồm nhiều môn học  khác nhau bao gồm: vật lý học, kỷ hà học, hoá học, thiên văn học, địên học, vạn vât học…trang này giúp cho người việt Nam mở mang hiểu biết, đặc biệt là những lĩnh vực khoa học tự nhiên, vì trước đây người Việt Nam đi học cốt chỉ để biết làm văn làm thơ, học các triết lý của đạo Khổng chứ không tìm hiểu nghiên cứu thế giới tự nhiên.

Các đề tài được đề cập đến trong trang khoa học khá thú vị, từ chuyện về con cóc con dơi, đến chuyện về máy bay sóng biển… người phụ trách trang này là Phạm Lợi.

4.  Hộp Thư:

Xuất hiện từ số 3 ngày 5/6 /1941. Hộp thư là nơi trả lời các thư thắc mắc của em nhỏ từ khắp nơi gởi về. Các em có thể hỏi từ bất cứ chuyện gì. Ví dụ như hộp thư ở Thanh Nghị số 7 ra ngày 15/7/1941 có đoạn “các em có điều gì muốn nói cứ viết thư về toà soạn báo dù không phải là bạn đọc mua năm. Anh Cao sẵn lòng giả lời. Anh Cao chỉ có một điều mong ước là các em viết thư về thật nhiều. Các em chỉ nên nhớ một điều là chọn lấy một biệt hiệu chưa có trong hộp hư chứ đừng lấy tên thật, hoa nhài, mây trắng, suối róc rách, biết bao nhiêu tên hiệu hay hay.”

Mục này thể hiện tính dân chủ và gần gũi và người đọc. Người đọc có thể phản hồi những ý kiến suy nghĩ riêng của mình. Hộp thư cũng cho thấy sự tông trọng dành cho độc giả nhò tuổi.
 

5.  Truyện, thơ:

a) Truyện tranh của THANH NGHỊ- TRẺ EM

Vui tươi sinh động, chữ ít, dễ hiểu.

Hai nhân vật tiêu biểu trên truyện tranh trẻ em là Múp, Míp việc sáng tạo ra nhân vật hài hước đặc trưng cho tờ báo là cách tạo nét đặc biệt riêng, gây ấn tượng đối với các em nhỏ.

b) Truyện dài.

Nội dung truyện dài khá phong phú có truyện mang tính phưu lưu  mạo hiểm như: “đảo vắng” (truyện dài nhiều kỳ của L. H.V) “bắt cóc” (anh Cao); truyện về danh nhân lịch sử như “Nguyễn Biểu- người tráng sĩ Châu hoan” (Vân Lê). “những mẩu đời học trò của các danh nhân” (Ngô Bích San- 13) truyện vui “ Con  chưa xem Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn”(Nguyễn Bích San-2); “ người anh em của thằng Bưởn” (Nguyễn Văn Thiết- số 3); truyện cổ tích như “ Mèo tham ăn” (hạt tiêu - số 4) …

Những câu chuyện trên giáo dục các em thiếu nhi về lòng tốt, sự trung thực, dũng cảm… và ngay cả cách ăn ở sạch sẽ, biết giữ gìn vệ sinh điều đặc biệt là trên THANH NGHỊ - TRẺ EM  đã xuất hiện câu chuyện ca ngợi anh hùng dân tộc. Thể hiện đượcm ong muốn của người làm báo muốn cho các độc giả nhỏ tuổi hiểu phần nào về đất nước. Nếu ở trường cá em toàn học lịch sử Pháp thì đọc THANH NGHỊ- TRẺ EM thì các em được bổ sung kiến thức về lịch sử con người Việt Nam.

c) Thơ:

Xuất hiện không thường xuyên trên các báo. Các bài thơ thường được viết rất đơn giản không trú trọng vào nghệ thuật , chỉ cốt diễn đạt sao cho các em dễ hiểu.

Loại thơ phổ biến trên THANH NGHỊ - TRẺ EM là thơ ngu ngôn. Có bài như : Miếng Trầu (Nam Hương- số 1) “hai đôi giầy” (Nam Hương số 2) “tham thì thâm” (em  Sửu- Nguyễn Ngọc viết, số 9), “sói và bò” (calaphang- số 12); “khăn và quần” (Nam Hương số 10). Đây là thể loại thơ chịu ảnh hưởng  của văn học phương tây nhưng nội dung lại được xây dựng trên chất liệu văn hoá dân gian. Ví dụ như:  “miếng trầu”.

“Cau vàng một miếng cỏn con
Trầu xanh nửa là cuộn tròn tổ sâu
Cục vôi trắng toát một màu,
Rễ cây vài miếng sắc nâu vải rồng
Cùng nhau kết nghĩa vợ chồng.
Đã đem môi thắm má hồng cho ai
Mới hay sinh sống trên đời
Muốn cùng đoàn kết với người cạnh tranh;
Dẫu rằng: nâu, trắng, vàng, xanh,
Đồng tâm hiệp lực cũng thành đỏ tươi.”

Đây là một cách giáo dục đạo đức nhẹ nhàng sinh động chứ không   sách vở, giáo điều.

Loại thơ thứ hai xuất hiện phổ biến sau ngụ ngôn là nhưng bài thơ kể chuện cổ, ví dụ như : “ba cô tiên nữ” (Huyền Kiêu- số 11), “mấy vần cổ sơ” (Huyền Kiêu – số 7). Những câu chuyện này được kể bằng những câu tơ hơi nghịch ngợm:

“ Nghe được tin dữ
nghìn cô tiên cô
thương nhớ điên rồ
ôm nhau mà khóc.”
(Ba Cô Tiên Nữ)

Có bài sử dụng thể thơ tự do,  có bài sử dụng thể thơ lục bát mang tính dân gian như: Bông lan (Thái Bá- số 11). Ngoài ra còn có những bài thơ vui như: “lo con bò trắng răng” ( Tâm Quảng - số 13) .

6. Trang giải trí.

Mục đích là giúp các em được cười, được chơi vui vẻ. Trên trang này thường có các mục (trò chơi vui , vui cười, ô chữ). Ngoài ra trong trang giải trí còn có mục “ chúng ta cùng  vẽ”.

Báo THANH NGHỊ còn thường xuyên tổ chức các cuộc thi để thu hút các độc giả nhỏ tuổi ở trang giải trí. “Đầu bài thi” đăng ở số 1 và 2. Nội dung của các bài thi khá phong phú: giải câu đố, ô chữ, ghép hình tô màu, đặt chuyện vui. Giải thưởng cuộc thi khá lớải nhất là một cây đàn BanJo, mười giải nhì là hộp đồ dùng để đóng lấy máy bay… tổng cộng có 530 giải thưởng. Việc tổ chức cuộc thi báo là  cách tạo sân chơi bổ ích cho các em.
 

7.  Mục thể thao.

Xuất hiện thường xuyên trên báo do Phạm Lợi phụ trách hướng dẫn các em nhỏ  những bài tập thể dục đơn giản vào buổi sáng. Mong  muốn các em không chỉ hiểu biết nhiều mà con vui tươi khỏe mạnh, những người lànm báo luôn khuyến khích các em tập thể dục làm việc nhà, ra  biển leo núi … vào dịp hè.

8.  Lời thầy thuốc.

Bắt đầu xuất hiện trên THANH NGHỊ – TRẺ EM từ số 7 (15/7/1941) do bác sĩ L.H phụ trách những  lời khuyên của thầy thuốc giúp các em săn sóc bản thân, giúp bạn bè ki gặp tai nạn và cũng rất bổ ích với các vị phụ huynh.
 

9. Khu vườn ươm.

Xuất hiện trê số 6 khu vườn này là mảnh đất tốt để tiếp nhận các hạt giống, uốn nắn những cành non, tươi nhựa. Đây là thư mục tiếp nhận bài  vở của em thiếu nhi gửi về, sửa chữa các lỗi, lựa chọn phân loại bài và hồi âm cho các em nhằm mục đích phát hiện chăm nom và vun trồng cho các tài năng văn chương thực thụ.
 

10.  Ca kịch:

Mục này xuất hiện không thường xuyên trên THANH NGHỊ- TRẺ EM. Trong 15 số đầu của báo, chỉ có hai vở ca kịch đăng trên 2 số đặc biệt.

Đinh Tiên Hoàng- tiểu ca kịch ba cảnh của Vũ Tấn Thiên (số 4 trang 13, 27).

Hằng Nga- ca kịch ba cảnh, dàn kịch của Vũ Tấn Khiêm, nhời ca của P. L và Đ. V.T ( số 15 trang 6,7,18)
Số 4 là số nghỉ hè, vở ca kịch Đinh Tiên Hoàng đưa các em vế với vùng nông thôn với trò chơi vui vẻ như đánh trận giả. Ai cũng biết hồi nhỏ Đinh Bộ Lĩnh hay chơi đánh trận giả, lấy bông lau làm cờ. Sau này lớn lên ông dẹp loạn 12 xứ quân và lên ngôi vua. Đây là một vở ca kịch rất thú vị vì phù hợp với lứa tuổi ham vui  của các em vừa dạy các em về lịch sử dân tộc. Đưa được vở kịch này lên báo, trong khi thực dân Pháp đang kiểm duyệt báo chí gắt gao đã thể hiện đượ sự thành công của ban biên tập báo THANH NGHỊ- TRẺ EM.

Số 15 là số báo trung thu. Vở kịch này các em có thể diễn ngoài  vườn có cây cối, sử dụng những đờ chơi tháng tám càng nhiều càng hay như: sư tử, rồng, đèn, trống…

Kịch nghệ là một hình thức được các trí thức bấy giờ ưa thích. Đưa ca kịch đến với thiếu nhi là cách để làm phong phú thêm tinh thần của các em.

11.  Thủ Công.

THANH NGHỊ- TRẺ EM dành một ít đất trên trang giải trí để giúp các bạn nhỏ tạo cho mình những thứ đồ chơi đơn giản. Tuy không phải chuyên đề thường xuyên nhưng vẫn có sức hấp dẫn riêng. Độc giả có thể theo dõi từng bước hướng dẫn để thực hành vì phần hướng dẫn rất cụ thể và có minh hoạ kế bên. Chính vì thế nó phát huy được tính sáng tạo của trẻ em.

12.  Hoạt động khác của Thanh Nghị- Trẻ Em
Thanh Nghị- Trẻ Em  thường tổ chức giao lưu và đưa các em đi giã ngoại, tham quan thực tế. Thông qua những hoạt động như vậy các em có dịp hoà nhập với tập thể, gặp gỡ những nhân vật mà mình yêu thích trên báo và cũng nhờ đó mà Thanh Nghị gắn bó chặt chẽ hơn với các em nhỏ.



Add comment