VŨ ĐÌNH HÒE và báo THANH NGHỊ - HÌNH THỨC

Mục lục
VŨ ĐÌNH HÒE và báo THANH NGHỊ
1. TỔ CHỨC CỦA TỜ BÁO THANH NGHỊ
TOÀ SOẠN VÀ TRỊ SỰ
HÌNH THỨC
VÀI NÉT VỀ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VÀ CÁC TÁC GIẢ TIÊU BIỂU CỦA TỜ BÁO
NỘI DUNG
QUẢNG CÁO
MỘT SỐ BÀI TIÊU BIỂU
Tất cả các trang

V. HÌNH THỨC

1.  Manchette

Trong suốt 16 số, manchette giữ nguyên co chữ, chỉ thay đổi màu sắc.

Độ cao chữ: 3,2 cm  (tính luôn chữ bóng)

Hàng chữ Trẻ Em mập mạp, có chữ bóng, vừa cứng vừa mềm, đỗ nghiêng đỗ ngã như những bước

chân trẻ em chập chững đạp thình thịch của các cháu nhỏ.

Manchette thể hiện sự vui tươi dí dỏm, nghịch ngợm dành cho tờ báo trẻ em.

2.  Kỳ phát hành, số trang và khổ báo.

Báo ra 3 số/ tháng, vào các ngày 5-15-25 hàng tháng.

Trong 16 số ngoài số nghỉ hè dày 28 trang (luôn bìa), giá bán 18 xu một tờ, 15 số còn lại đều dày 20 trang, bán với giá 12 xu/ tờ

Địa chỉ tờ soạn báo: 65 bisBd Rollandes- Hanoi

Telephone 1604

Khổ báo: 18*26

3.    Trang bìa.

Khác với các tờ báo trước Thanh Nghị có hai trang bìa:
 

a) Bìa đầu:

- Phía trên cùng ghi: báo Thanh Nghị  phần :  có số viết in hoa có số viết thường.

Ngay bên dưới là manchette Trẻ Em

Bìa số báo đầu tiên rất hấp dẫn: in hình các em nhỏ, quần áo đỏm dáng, hớn hở đọc báo Trẻ Em, tất cả ngồi trong một quả táo chín mọng to tướng. Nững bai báo tiếp sau đều in hình quả táo lớn còn cuốn hai chiếc lá nhỏ và một quả táo non, bên trong có ghi 12 xu.

Quả táo lớn được tô màu, trên nền màu đó là tranh minh họa cho truyện ngắn đăng trên trang 3 hoặc 4.
-     Tranh minh họa tuy chưa được sắc nét nhưng cũng sinh động.

-     Vế bố cụ màu sắc: dễ nhận thấy sự thống nhất về màu sắc chủ đạo giữa manchette báo, tranh minh họa bìa đầu, bìa cuối. Màu được sử dụng thường xuyên là màu đen

Sát bên dưới quả táo là tên của truyện ngắn có tranh minh họa vẽ phía ngoài.

-  Phía dưới cùng trang bìa:

+ Bên trái ghi năm thứ nhất- số mấy, chủ nhiệm : VŨ ĐNH HOÈ

+ Bên phải ghi ngày tháng phát hành, địa chỉ tòa báo.

Những chữ này nằm gọn trong một hộp được tô đồng màu với màu chủ đạo trên số báo đó.

b) Bìa cuối:

Báo luôn in truyện tranh ở phía cuối bìa. Từ số 2, AN TIÊM (tranh củaTô Vũ, truyện của Vân Lê) được in ở bìa và in liên tục sau đó (đến số 16 vẫn chư kết thúc).


minhhoaTHANHNGHI

Bìa được chia thành hai cột, mỗi cột gồm bốn khung tranh nhỏ, mỗi khung tranh được đánh số thứ tự  theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trái sang phải để bạn đọc dễ theo dõi. Đến số 16 tranh dừng ở số 120.
Tranh minh họa còn sơ sài về nét vẽ, không được chăm chút như bìa đầu.

Lời truyện trình bày theo lối viết tay.

Trong 16 số báo Thanh Nghị có 3 số đặc biệt: số Nghỉ Hè, số Khai Trường và số Trung Thu:

Số Nghỉ Hè (số 4- ra ngày 15/6/1941) trang bìa đầu thay cho hình quả táo là bức tranh phong cảnh mùa hè: cây phượng nở hoa đỏ rực, hai bạn nhỏ nằm đọc báo Thanh Nghị Trẻ Em bên bờ sông.

 

minhhoaT


Số Khai Trường: (số 12- ra ngày 15/9/1941) trang bìa đầu là tranh vẽ cảnh lớp học được nhìn qua khung cửa sổ- cô giáo chim đeo mắt kính đang dạy hát cho lũ học trò ếch.

thanhnghisoKHAITRUONG

Số Trung Thu: (số 15- ra ngày 5/10/1941) bìa đầu tranh vẽ em bé với những chiếc lồng đèn. Bìa sau thay cho truyện tranh An Tiêm đăng  thường kỳ là hình vẽ khổ lớn 3 nàng tiên.

thanhnghi


Màu chủ đạo của 3 số báo này là đỏ và cam.

4. Hình thức các trang trong của tờ báo( cột, tựa báo, box, các đường kẻ ngang dọc):

Báo in toàn bộ bằng mực đen. Tuy nhiên số nghỉ hè, ruột báo in màu ở trang 2 trang 12 và trang 17.

Trang báo thường được chia làm hai cột.

Cách sắp xếp bố cục rõ ràng, dễ thao dõi.

Dùng nhiều co chữ khác nhau, phong phú, đẹp mắt, dễ đập vào mắt, dễ gây chú ý: nghiêng, thẳng, nét dày, nét mảnh, xếp thẳng hàng, bậc thang…

Thường xuyên dùng hình thức phóng to chữ cái đầu tiên của một bài báo, hình thức phân cách các bài thường bằng đường kẻ ngang, dọc, đường thẳng, gợn sóng, mảnh, dày, chùm đường thẳng.

Trên các chuyên mục, truyện ngắn, nội dung chuyên mục, lời của thống chế Pétain và các mẩu quảng cáo, thông báo đăng xen váo các trang không dành cho quảng cáo đều nắm trong box. Hình thức này có tác dụng phân biệt những nội dung khác nhau và mang lại cho người đọc cảm giác dễ chịu mà báo cũng đang cần tiết kiệm khoảng trống.

Hầu như các chuyên mục, các bài báo đều có tranh minh họa.

Trong một báo cũng đăng những mẩu chuyện vui có tranh minh họa kèm theo (truyện dài kỳ Múp và Míp)

Tất cả hình ảnh đều có tranh vẽ, riêng số 3 (5/6/1941) và số nghỉ hè đăng ảnh chụp cậu bé Trần Văn Sinh - 15 tuổi trong bài báo “Cứu sống hai mạng người”.



Add comment