VŨ ĐÌNH HÒE và báo THANH NGHỊ - VÀI NÉT VỀ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VÀ CÁC TÁC GIẢ TIÊU BIỂU CỦA TỜ BÁO

Mục lục
VŨ ĐÌNH HÒE và báo THANH NGHỊ
1. TỔ CHỨC CỦA TỜ BÁO THANH NGHỊ
TOÀ SOẠN VÀ TRỊ SỰ
HÌNH THỨC
VÀI NÉT VỀ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VÀ CÁC TÁC GIẢ TIÊU BIỂU CỦA TỜ BÁO
NỘI DUNG
QUẢNG CÁO
MỘT SỐ BÀI TIÊU BIỂU
Tất cả các trang


VI. VÀI NÉT VỀ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VÀ CÁC TÁC GIẢ TIÊU BIỂU CỦA TỜ BÁO


1.   Vũ Đình Hoe  ø- chủ nhiệm Thanh Nghị.

Luật gia Vũ Đình Hoè sinh ngày 1/6/1912 trong một gia đình nho học truyền thống lâu đời tại làng Do Lộ huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông.

Ông là nhà hoạt động xã hội giàu tinh thần yêu nước, đã tham gia tổng hội sinh viên từ khi còn học Đại học Luật. Tốt nghiệp khoa luật, ông vừa dạy học tư, vừa tham gia ác hoạt động xã hội, và đồng chủ tịch hội ánh sáng cùng với Nguyễn Từong Tam và Tôn Thất Bình, phó chủ tịch hội truyền bá quốc ngữ mà cụ Nguyễn Văn Tố là chủ tịch. Ông gia nhập Đảng Xã hội Pháp (S.F.I.O), cùng hoạt động với Phan Thanh, Phan Anh, Hoàng Minh Giáp.

Tháng 5/1941, ông cùng một nhám bạn bè trí thức ra tờ báo Thanh Nghị (báo ra đến đầu tháng 10/ 1945).

Ngay trước tổng khởi nghĩa, ông hoạt động trong Đảng Dân chủ Việt Nam và tham gia mặt trận Việt minh với tư cách Uûy viên Trung ương Đảng Dân chủ. Oâng được cử đi dự Đại hội Quốc dân Tân Trào. Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, luật sư Vũ Đình Hòe được cử giữ chức vụ bộ trưởng Bộ Quốc giáo dục trong chính phủ Nhan dân lâm thời, sau đáo chuyển sang làm Bộ trưởng Bộ Tư Pháp trong Liên Hiệp Kháng chiến cho đến năm 1960. Phó chủ tịch hội luật gia Việt Nam nhiều kỳ liền (1955-1985), Uûy viên Trung ương Đảng Dân chủ Việt Nam trong tất cả các nhiệm kỳ. Từ 1962, ông là chuyên viên luật học tại viện luật trực thuộc Uûy ban Khoa học Xã hội cho đến khi về hưu (1975). Từ ngày hưu trí đến nay ông vẫn viết sách, viết báo, làm từ điển, đọc tham luận tại các cuộc hội thảo của Quốc hội và Bộ tư pháp về tư tưởng nhà nước pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh về pháp lý phục vụ công cuộc đổi mới.

Vũ Đình Hòe là người cuối cùng còn lại của nhóm khởi xướng Thanh Nghị. Oâng là chủ nhiệm tờ báo Thanh Nghị từ đầu đến cuối. Oâng đã đóng góp nhiều công lao, tâm huyết cho tờ báo. Oâng còn là nhà hoạt động xã hội, nhà trí thức lớn, có uy tín, được chính quyền cách mạng giao cho nhiều trọng trách, ông là một chứng nhân có trách nhiệm và đáng tin cậy trong thời kỳ sóng gió và vinh quang trong lịch sử nước nhà.

2.     Vũ Văn Hiền -  một trong số những người khởi xướng Thanh Nghị, thành viên trong  Ban Biên tập chính thức.

Vũ Văn Hiền là người đã đề xuất ra việc làm báo, ra tờ báo Thanh Nghị: “chúng ta hãy bàn xem nên tìm cách ra một tờ báo, cho giới trí thức, thanh niên trí thức đọc, viết, cùng viết, cùng đọc. Tôi nghĩ trong lúc này, trong hoàn cảnh chúng ta, chỉ có cách ấy thích hợp. Một tờ báo, một tiếng nói công khai, hợp pháp, nhưng thảng thắng chân thành…”

Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của tờ báo Vũ Văn Hiền cùng Phan Anh đã làm nhiệm vụ thường trực, là hai người bạn đắc lực của Vũ Đình Hòe. Chính ba người trong qúa trình hẹn hò mà phát ra hướng viết bài cho số tới. Oâng và Phan Anh là những người gợi ý, nhắc nhở cho những quyết định của chủ nhiệm báo. Bài gửi tới tòa soạn thì do Vũ Đình Hòe đọc trước, chiều đến thì Vũ Đình Hòe trao đổi cùng hai người bạn đắc lực của mình.

3.  Phan Anh- một trong số những người khởi xướng Thang Nghị- thành viên trong Ban biên tập chính thức.

Phan Anh “cày” cũng khỏe: trong học tâp cũng như trong nghề tư thục. Oâng biết chữ Hán, ham đọc sách triết, văn, sử Trung Hoa, hiểu Ngũ Kinh, Tứ Thư, thích ngiên cứu Tân Thư, Tản văn Lương Khải Siêu, Khanh Hữu Vi, Tôn Dật Tiên… và tất nhiên ông cũng am tường lịch sử, văn chương Việt Nam, rất mê Nguyễn Du, thuộc lòng Truyện Kiều, biết Lẩy Kiều, tập Kiều, làm thơ Đường luật. Học luật ông chuyên về công pháp, đặt biệt chú trọng môn hiến pháp.

Phan Anh dạy cả 2 trường Thăng Long, Gia Long lại còn dạy thêm ở nhà.

Phan Anh là một trong những sáng lập viên của Thanh Nghị, và là thành viên trong ban biên tập chính thức. Những đóng góp của Phan Anh cho tờ báo cũng đồng nghĩa với những đóng góp của Vũ Văn Hiền cho Thanh Nghị.

4. Lê Huy Vân (1914-1986) thành viên sáng lập Thanh Nghị.

Sinh năm 1914, con cụ Án  Sát Lê Huy Trước, quê ở tỉnh Phúc Yên.

Theo học trường tiểu học Yên Phụ (Hà Nội), trường trung học Bảo hộ, tốt nghiệp trường đại học Luật

Đông Dương- cử nhân luật, lấy vợ - con cụ Đốc Mễ.

Lê Huy Vân rất thông minh gia đình lại dư giả nên được rảnh rang thời giờ đọc nhiều sách báo Văn học.

Do đó ông viết văn khá hóm hỉnh. Ông thường viết hộ bạn học trình đơn, cộ động lòng yêu nước trong đám học sinh.

Đỗ Biên tập viên hành chính( Rédacteur des services civils) làm việc tại toà thống sứ Bắc kỳ, rồi toà khâm sứ Trung K.

Ông là một sáng lập viên của báo Thanh Nghị, viết mục phê bình văn học, văn nghệ và mục đọc sách mới, đồng thời phụ trách phần Trẻ Em của tờ báo cùng với Phạm Lợi (điều này là điều hiển nhiên bởi trước đó Lê Huy Vân từng viết truyện trẻ con bán cho các nhà xuất bản.).

Ông cũng là thanh viên Bộ Biên Tập báo Thanh Nghị- Nghị Luận.

Thời chính phủ Trần Trọng Kim, làm chánh văn phòng Bộ thanh niên (Phan Anh).

Đi kháng chiến chống pháp 9 năm rồi trở vế, sau năm 1954, làm tổng biên tập báo Tổ Quốc của Đảng xã hội.

Ông mất khoảng năm 1986.

5. Hoàng Thúc Tấn (1912-1986) thành viên sáng lập Thanh Nghị, quản lý tờ báo trong hai năm đầu.

Hoàng Thúc Tấn là con cụ Cử Cót Hoàng Thúc Hội, sinh tại làng Cót, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông củ nay thuộc ngoại thành Hà Nội, theo học trường Bưởi qua các lớp cao đảng tiểu học và tú tài bản xứ.

Thư ký Toà Đốc Lý Hà Nội vài năm, rồi nhờ vốn của vợ mở xưởng dệt áo sợi, tại phố Hàng Bông đệm số nhà số 102, cửa hiệu mang tên Tấn Thanh. Cũng chính nơi đây, nhóm sáng lập viên hội họp và bàn thảo kế hoạch để cho ra mắt tờ Thanh Nghị.

Ông là sáng lập viên (cùng với bốn bạn) Báo Thanh Nghị, được giao trách nhiệm quản lý tờ báo trong 2 năm đầu. Phải noói rằng Hoàng Thúc Tấn là một trong những người có nhiều đóng góp cho tờ báo nhất- kể cả mặt vật chất lẫn tinh thần, đạc biệt là về khâu tài chính. Tiền mua giấy phép và mọi chi phí khác đều do ông bỏ tiền túi ra ứng trước cho toà báo những cổ đông nào chưa sẵn tiền đóng cổ phần thì ông cũng ứng trước cho “cổ phần không đáng lắm, mỗi người một trăm đồng tương đương với 5 tạ gạo, nhưng vì là trí thức nghèo cả nên phải nhờ nhà Mạnh Thường Quân cỡ nhỏ này của chúng tôi “hằng sản” có hạn, “hằng tâm” thì vô hạn”. ( Vũ Đình Hoè).

Lúc đầu toà Báo cũng đóng ở nhà Hoàng Thúc Tấn (102 Hàng Bông) dùng điện thoại đồ đạc, máy đánh chữ cũng của ông nên chi phí hành chính cho tờ báo cũng rất ít.

Hoàng Thúc Tấn còn làm thêm  cả việc thủ quỹ , kế toán cho tờ báo.

6. Phạm Lợi (1912-1984) chủ bút phần Thanh Nghị - Trẻ Em.

Sinh năm 1912 tại Yên Bái, gia đình buôn bán  mồ côi cha mẹ sớm, được một bà bạn cũ của mẹ mang về ở tại làng Bưởi (ngoại thành Hà Nội)nuôi cho ăn học.

Đỗ Cao đẳng tiểu học, dạy học tư ở trường Gian Long lấy vợ- con cụ Đào Văn Sử, thông phán Toà Thông Sứ Bắc Kì.

Hoạt động trong đòan hướng đạo Bắc Kì, huynh trưởng phụ trách sói con.
Phạm Lợi cùng với Lê Huy Vân phụ trách phần biên tập bài vở cho  Thanh Nghị- Trẻ Em, đồng thờ phụ trách luôn chương trình trò “vui chơi mà học” cho các em độc giả. Nhiệt tình và tài năng của Phạm Lợi đã chinh phục nhanh chóng các em thiếu nhi. Phạm Lợi thường viết bài, làm thơ ca, dạy hát, hướng dẫn trò chơi cho trẻ em dưới bút danh và những tên gọi trìu mến như Anh Cao, Anh Vượn… vì thân hình tầm vóc hơi quá khổ và tính tình ông sôi nổi, hơi trẻ con rất hợp với tâm lý trẻ em. Đi kháng chiến chống Pháp với bộ tư pháp, Bộ Giáo dục. Sau năm 1954 về Hà Nội làm biên tập báo Nhân Dân, giữ mục Bạn Đọc.

Mất khoảng 1984.

7. Tô Ngọc Vân- họa sĩ của tờ báo.

Ông không phải là người sáng lập và chủ trì nhưng gắn cả đời mình với cuộc đời với báo Thanh Nghị. Tô Ngọc Vân thường xuyên làm việc trang trí  và đặt trang cho cả hai phần: Trẻ em và Thanh Nghị nghị luận cũng do ông sáng tác.

Độc giả nào hồi ấy mà không chú ý tới cụm từ kính vừa “mo- đéc”, biểu tượng bản chất chân phương truyền thống mà lại có chúc tô điểm bay bướm. Cách đặt trang chọn chữ “tít” cũng như vậy. Bìa của số tết năm 1942,1943, 1944 mới càng phảng phất tinh thần ấy: “xuân ngàn năm tỏa hương mới thoang thoảng mù trầm”. Quay lại bìa tẻ em : ngoài hình vẽ quả táo mộng và đàn cháu nhộn, người ta còn nhận thấy những hàng chữ trẻ em chắc nịch, mập mạp, cứng và mềm, đổ nghiêng đỗ ngả như những bước chân chập chững dẫm thình thịch của các cháu nhỏ.

Họa sĩ Tô Ngọc vân viết bài dành cho Thanh Nghị ngay từ số đầu, bài của ông ngắn nhưng hàm ý súc tích. Oâng thông cảm sâu sắc với tâm tư của anh em Thanh Nghị.

Tô Ngọc Vân mất trong kháng chiến chống Pháp, trên đường đi phục dịch chiến dịch Điện Biên Phủ, để lại nuối tiếc thương vô hạn cho các anh em Thanh Nghị.



Add comment