VŨ ĐÌNH HÒE và báo THANH NGHỊ - 1. TỔ CHỨC CỦA TỜ BÁO THANH NGHỊ

Mục lục
VŨ ĐÌNH HÒE và báo THANH NGHỊ
1. TỔ CHỨC CỦA TỜ BÁO THANH NGHỊ
TOÀ SOẠN VÀ TRỊ SỰ
HÌNH THỨC
VÀI NÉT VỀ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VÀ CÁC TÁC GIẢ TIÊU BIỂU CỦA TỜ BÁO
NỘI DUNG
QUẢNG CÁO
MỘT SỐ BÀI TIÊU BIỂU
Tất cả các trang

I.   XUẤT XỨ THANH NGHỊ


Báo Thanh Nghị xuất hiện trên văn đàn vào tháng 5 năm 1941. Hầu như cùng ngày Mặt trận thống nhất dân tộc thống nhất ra đời. Rồi đình bảng chỉ mấy ngày trước Cách Mạng Tháng Tám vĩ đại nổ ra.
Tờ báo được thành lập nhờ vào sự sang nhượng giấy phép của cụ Doãn Kế Thiện nguyên là một nhà nho thành lập nên tờ tuần báo văn hóa, được phép từ ngày 1-9-1939, nhưng mới ra được hai số thì hết vốn; tiền giấy, tiền in quá cao, cụ không thể cho ra tiếp được nữa và tên tờ báo cũng do chính cụ Doãn Kế Thiện đặt tên.


II. TỔ CHỨC CỦA TỜ BÁO THANH NGHỊ

 
1. Thành Viên

Tờ báo Thanh Nghị là một phương tiện thực hiện, phương thức hoạt động của một số trí thức yêu nước phần nhiều còn ở tuổi thanh niên, mới qua quãng đời sinh viên. Họ muốn làm một việc gì có ích để phụng sự tổ quốc trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng nhưng lại là một cơ hội ngàn năm có một.


2. Mục đích

Nhóm những người làm tờ báo Thanh Nghị ngay từ đầu đã nêu rõ mục đích của tờ báo như sau: mục đích của tờ báo Thanh Nghị là tập hợp những anh em trí thức cùng chiều hướng suy nghĩ tạm thời làm báo để rèn chí luyện gan, tích lũy kiến thức hướng vào cuộc đấu tranh dân tộc, tự trang bị thế và lực chuẩn bị bước vào hành động  trực tiếp, đồng thời nghiên cứu một số vấn đề có quan hệ tới tương lai đất nước, từ đó cố gắng gây  một dư luận xã hội thông cảm, ủng hộ chiều hướng suy nghĩ ấy. Nguyên tắc tập hợp là “đồng thanh tương ứng” và “độc lập tư tưởng”


3. Tôn chỉ.

Tôn chỉ của tờ báo Thanh Nghị được xác định trong bốn khẩu hiệu đề ra cho hoạt động của tờ báo cũng là bốn phương châm hướng chính dẫn việc viết bài:
-    Thông hiểu sự vật và tư tưởng.
-     Thu nhặt tài liệu để góp vào việc giải quyết những vấn đề quan hệ đến đời sống của nhân dân Việt Nam.
-     Phụng sự một nền nghệ thuật chân chính
-     Phổ thông mà không làm giảm giá.

Khẩu hiệu thứ tư này trong những năm cuối không được thực hiện đều đặn, vì phải nhường chổ cho những bài nghị luận và khảo cứu, do thời cục ngày càng dồn dập đòi hỏi.

Cả bốn khẩu hiệu gắn với nhau thực hiện mục đích của tờ báo. Nhưng phải nói rằng không phải ngay từ đầu  bốn khẩu hiệu cho tôn chỉ tờ báo được trình bày rõ ràng ngay, với nội dung cụ thể, dứt khoát, để các biên tập viên dựa vào viết bài, phát hiện một cách minh bạch, đồng bộ, có hệ thống. Vì thật ra tư tưởng chủ đạo của những người sáng lập ra tờ báo cũng mờ mờ, chỉ mới quy tụ ở một điểm căn bản thống nhất với nhau là yêu nước. Ngoài ra, tùy ở sự suy nghĩ và sáng của các biên tập viên. Tư tưởng chủ đạo của tờ báo, thái độ chính trị của nhóm Thanh Nghị, thật ra, cũng phải trải qua sự tập dượt của từng người viết báo, qua phản ứng của độc giả, qua sự thử thách với cuộc sống xã hội, mới dần hình thành và trưởng thành, để có suy nghĩ và tác động trở lại với các biên tập viên và của các độc giả thân cận. Chính một số trong các độc giả này trở thành các cộng tác viên và biên tập viên, đã tỏa ảnh hưởng ra xung quanh, gây một luồng dư luận ủng hộ, và mặc nhiên kiểm tra, hướng dẫn báo Thanh Nghị và nhóm Thanh Nghị.

III. THỂ LOẠI

Thanh Nghị luôn luôn ở bìa ngoài cùng với tên báo mấy tính từ: “Nghị luận- Văn chương- Khảo cứu”. Rõ ràng thuộc về thể loại nghị luận- khảo cứu. Khảo cứu gắn với nghị luận, phục vụ cho nghị luận. Nghị luận phát biểu về những vấn đề lớn của đất nước. Cho nên khảo cứu không đi quá sâu  về chuyên môn. Nghị luận không chung chung  mà gắn với cuộc sống xã hội. Thanh Nghị không phải là một tạp chí khảo cứu. Mà nghị  luận cũng không bàn về những vấn đề vụn vặt. Văn chương( văn học nghệ thuật) cũng mang nội dung khảo cứu, và nghị luận đến một chừng mực nhất định , trừ những sáng tác văn nghệ khi có một thể phóng khoáng hơn, nhưng tránh xu hướng  “ nghệ thuật vị nghệ thuật ”.

Thanh Nghị gồm có hai dạng:

Một dạng dưới dạng THANH NGHỊ-TRẺ EM nhằm mục đích giáo dục nhi đồng, ra mỗi tháng ba kỳ.

Hai là dưới dạng THANH NGHỊ- NGHỊ LUẬN- VĂN CHƯƠNG- KHẢO CỨU, cho người lớn đọc, ra mỗi tháng một kỳ.

minhhoaT

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài này, do hạn hẹp về thời gian và tư liệu chúng tôi chỉ trình bày được tờ báo THANH NGHỊ- TRẺ EM.

Có thể nói phần THANH  NGHỊ- TRẺ EM là thuộc phần thực hành , là một phương tiện thực hành lý thuyết Cải cách Giáo dục mà báo Thanh Nghị sẽ chủ trương .

Xuất bản một tờ báo cho trẻ em trong hoàn cảnh “gạo châu củi quế” lúc bấy giờ quả là một sự hi sinh, vì tài chính của Thanh Nghị rất eo hẹp. Giấy phải tối in phải đẹp, phải niều màu, màu phải đẹp. Hoạ sĩ trang trí phải hiểu rõ tâm lý trẻ em.

“Báo trẻ em đình bản, một bất hạnh cho báo Thanh Nghị vì Thanh Nghị lỗ vốn quá nặng. Tài chính thâm thủng đã đành, chúng tôi chấp nhận điều ấy ngay từ đầu kỳ quyết định ra báo nhi đồng. Nhưng chúng tôi tính toán sẽ lãi to về mặt tinh thần. Chúng tôi tính toán ra báo nhi đồng để giành thiện cảm của các gia đình, gây cơ sở cho hoạt động của Thanh Nghị, gây được ảnh hưởng bằng Nghị lậun của mình, văn chương của mình, khảo cứu của mình.

Tuy nhiên tính sổ chúng tôi thấy mừng. Vớt vát có lãi đáng kể. Về mặt này kinh nghiệm biên tập viên cho báo trẻ em, cộng với kinh nghiệm “ sói già” đã tích lũy lâu năm của các anh Phạm Lợi, Lê Huy Vân, Lê Huy Ruật… đã là nguồn cảm hứng và nguần tư liệu quý báu để các anh viết được”.

Mặt khác đời sống của báo TRẺ EM tuy ngắn thật nhưng không phải không để lại kỷ niệm êm đẹp cho một số gia đình.



Add comment