VŨ ĐÌNH HÒE và báo THANH NGHỊ

Mục lục
VŨ ĐÌNH HÒE và báo THANH NGHỊ
1. TỔ CHỨC CỦA TỜ BÁO THANH NGHỊ
TOÀ SOẠN VÀ TRỊ SỰ
HÌNH THỨC
VÀI NÉT VỀ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VÀ CÁC TÁC GIẢ TIÊU BIỂU CỦA TỜ BÁO
NỘI DUNG
QUẢNG CÁO
MỘT SỐ BÀI TIÊU BIỂU
Tất cả các trang

Hơn mười năm trước, lúc tòa soạn Báo PN còn ở 188 Lý Chính Thắng, có một nhóm bạn sinh viên Khoa Báo chí trường Khoa học Xã hội - Nhân văn đến gặp tôi. Các bạn có nhờ tôi xem qua công trình khảo sát một số báo, tạp chí trước 1945 do các bạn thực hiện. Qua trao đổi, hầu như tôi không góp ý gì nhiều, chỉ hướng dẫn một vài chi tiết trong đề cương để các bạn tiếp tục làm tốt nhất công việc khó khăn này. Không rõ sau đó, công trình về báo chí Việt Nam của các bạn đã đến đâu?


thanh-nghiRR


Chiều nay, sắp xếp lại tài liệu, tôi tình cờ tìm lại được. Đọc kỹ, thấy hữu ích nên công bố cho mọi người tham khảo. Xin cám ơn các bạn sinh viên đã tin cậy trao tôi tài liệu này. Và tôi sẽ post lần lượt dần, không biên tập gì thêm. Tất nhiên, người đọc có thể trao đổi thêm điều này điều kia, nhưng giá trị ở đây là các bạn đã tiếp xúc tư liệu gốc nên rất đáng tin cậy. Thiết nghĩ, việc làm đáng khâm phục của các bạn sinh viên có thể giúp ích cho nhiều người - nhất là những ai quan tâm đến sự hình thành và phát triển của nền báo chí nước nhà.

Cẩn chí,

L.M.Q



I.   XUẤT XỨ THANH NGHỊ


Báo Thanh Nghị xuất hiện trên văn đàn vào tháng 5 năm 1941. Hầu như cùng ngày Mặt trận thống nhất dân tộc thống nhất ra đời. Rồi đình bảng chỉ mấy ngày trước Cách Mạng Tháng Tám vĩ đại nổ ra.
Tờ báo được thành lập nhờ vào sự sang nhượng giấy phép của cụ Doãn Kế Thiện nguyên là một nhà nho thành lập nên tờ tuần báo văn hóa, được phép từ ngày 1-9-1939, nhưng mới ra được hai số thì hết vốn; tiền giấy, tiền in quá cao, cụ không thể cho ra tiếp được nữa và tên tờ báo cũng do chính cụ Doãn Kế Thiện đặt tên.


II. TỔ CHỨC CỦA TỜ BÁO THANH NGHỊ

 
1. Thành Viên

Tờ báo Thanh Nghị là một phương tiện thực hiện, phương thức hoạt động của một số trí thức yêu nước phần nhiều còn ở tuổi thanh niên, mới qua quãng đời sinh viên. Họ muốn làm một việc gì có ích để phụng sự tổ quốc trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng nhưng lại là một cơ hội ngàn năm có một.


2. Mục đích

Nhóm những người làm tờ báo Thanh Nghị ngay từ đầu đã nêu rõ mục đích của tờ báo như sau: mục đích của tờ báo Thanh Nghị là tập hợp những anh em trí thức cùng chiều hướng suy nghĩ tạm thời làm báo để rèn chí luyện gan, tích lũy kiến thức hướng vào cuộc đấu tranh dân tộc, tự trang bị thế và lực chuẩn bị bước vào hành động  trực tiếp, đồng thời nghiên cứu một số vấn đề có quan hệ tới tương lai đất nước, từ đó cố gắng gây  một dư luận xã hội thông cảm, ủng hộ chiều hướng suy nghĩ ấy. Nguyên tắc tập hợp là “đồng thanh tương ứng” và “độc lập tư tưởng”


3. Tôn chỉ.

Tôn chỉ của tờ báo Thanh Nghị được xác định trong bốn khẩu hiệu đề ra cho hoạt động của tờ báo cũng là bốn phương châm hướng chính dẫn việc viết bài:
-    Thông hiểu sự vật và tư tưởng.
-     Thu nhặt tài liệu để góp vào việc giải quyết những vấn đề quan hệ đến đời sống của nhân dân Việt Nam.
-     Phụng sự một nền nghệ thuật chân chính
-     Phổ thông mà không làm giảm giá.

Khẩu hiệu thứ tư này trong những năm cuối không được thực hiện đều đặn, vì phải nhường chổ cho những bài nghị luận và khảo cứu, do thời cục ngày càng dồn dập đòi hỏi.

Cả bốn khẩu hiệu gắn với nhau thực hiện mục đích của tờ báo. Nhưng phải nói rằng không phải ngay từ đầu  bốn khẩu hiệu cho tôn chỉ tờ báo được trình bày rõ ràng ngay, với nội dung cụ thể, dứt khoát, để các biên tập viên dựa vào viết bài, phát hiện một cách minh bạch, đồng bộ, có hệ thống. Vì thật ra tư tưởng chủ đạo của những người sáng lập ra tờ báo cũng mờ mờ, chỉ mới quy tụ ở một điểm căn bản thống nhất với nhau là yêu nước. Ngoài ra, tùy ở sự suy nghĩ và sáng của các biên tập viên. Tư tưởng chủ đạo của tờ báo, thái độ chính trị của nhóm Thanh Nghị, thật ra, cũng phải trải qua sự tập dượt của từng người viết báo, qua phản ứng của độc giả, qua sự thử thách với cuộc sống xã hội, mới dần hình thành và trưởng thành, để có suy nghĩ và tác động trở lại với các biên tập viên và của các độc giả thân cận. Chính một số trong các độc giả này trở thành các cộng tác viên và biên tập viên, đã tỏa ảnh hưởng ra xung quanh, gây một luồng dư luận ủng hộ, và mặc nhiên kiểm tra, hướng dẫn báo Thanh Nghị và nhóm Thanh Nghị.

III. THỂ LOẠI

Thanh Nghị luôn luôn ở bìa ngoài cùng với tên báo mấy tính từ: “Nghị luận- Văn chương- Khảo cứu”. Rõ ràng thuộc về thể loại nghị luận- khảo cứu. Khảo cứu gắn với nghị luận, phục vụ cho nghị luận. Nghị luận phát biểu về những vấn đề lớn của đất nước. Cho nên khảo cứu không đi quá sâu  về chuyên môn. Nghị luận không chung chung  mà gắn với cuộc sống xã hội. Thanh Nghị không phải là một tạp chí khảo cứu. Mà nghị  luận cũng không bàn về những vấn đề vụn vặt. Văn chương( văn học nghệ thuật) cũng mang nội dung khảo cứu, và nghị luận đến một chừng mực nhất định , trừ những sáng tác văn nghệ khi có một thể phóng khoáng hơn, nhưng tránh xu hướng  “ nghệ thuật vị nghệ thuật ”.

Thanh Nghị gồm có hai dạng:

Một dạng dưới dạng THANH NGHỊ-TRẺ EM nhằm mục đích giáo dục nhi đồng, ra mỗi tháng ba kỳ.

Hai là dưới dạng THANH NGHỊ- NGHỊ LUẬN- VĂN CHƯƠNG- KHẢO CỨU, cho người lớn đọc, ra mỗi tháng một kỳ.

minhhoaT

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài này, do hạn hẹp về thời gian và tư liệu chúng tôi chỉ trình bày được tờ báo THANH NGHỊ- TRẺ EM.

Có thể nói phần THANH  NGHỊ- TRẺ EM là thuộc phần thực hành , là một phương tiện thực hành lý thuyết Cải cách Giáo dục mà báo Thanh Nghị sẽ chủ trương .

Xuất bản một tờ báo cho trẻ em trong hoàn cảnh “gạo châu củi quế” lúc bấy giờ quả là một sự hi sinh, vì tài chính của Thanh Nghị rất eo hẹp. Giấy phải tối in phải đẹp, phải niều màu, màu phải đẹp. Hoạ sĩ trang trí phải hiểu rõ tâm lý trẻ em.

“Báo trẻ em đình bản, một bất hạnh cho báo Thanh Nghị vì Thanh Nghị lỗ vốn quá nặng. Tài chính thâm thủng đã đành, chúng tôi chấp nhận điều ấy ngay từ đầu kỳ quyết định ra báo nhi đồng. Nhưng chúng tôi tính toán sẽ lãi to về mặt tinh thần. Chúng tôi tính toán ra báo nhi đồng để giành thiện cảm của các gia đình, gây cơ sở cho hoạt động của Thanh Nghị, gây được ảnh hưởng bằng Nghị lậun của mình, văn chương của mình, khảo cứu của mình.

Tuy nhiên tính sổ chúng tôi thấy mừng. Vớt vát có lãi đáng kể. Về mặt này kinh nghiệm biên tập viên cho báo trẻ em, cộng với kinh nghiệm “ sói già” đã tích lũy lâu năm của các anh Phạm Lợi, Lê Huy Vân, Lê Huy Ruật… đã là nguồn cảm hứng và nguần tư liệu quý báu để các anh viết được”.

Mặt khác đời sống của báo TRẺ EM tuy ngắn thật nhưng không phải không để lại kỷ niệm êm đẹp cho một số gia đình.


 

IV. TOÀ SOẠN VÀ TRỊ SỰ

1. Toà soạn.

Toà soạn phụ trách “phần TRẺ EM” thì như đã nói ở đoạn trên. Còn đối với THANH NGHỊ - PHẦN NGHỊ LUẬN - KHẢO CỨU - VĂN CHƯƠNG , tổ chức toà soạn cũng rất đơn giản.

Đối  với cả hai phần có một  ban biên tập chung gồm 11 người sáng  lập và chủ trì báo THANH NGHỊ mà tên và lý lịch sơ yếu. Đó là những người chịu trách nhiệm cả về mặt tinh thần lẫn vật chất. Lúc đầu có 9 người sau thêm hai người gồm những  người trí thức có tên tuổi mà mỗi anh em trong bộ phận thường trực quen thân nên mời tham gia viết bài đều đều cho THANH NGHỊ. Sự thực thì các vị ấy chẳng ai  nhận thức trách nhiệm gì đối với tờ báo. Nói chung, chẳng bộ phận nào, cả toàn ban, cả toà soạn  nữa cũng không phải được phân công, hoặc đặt ra một cách chính thức, theo một quy chế ít nhiều có tính pháp lý, như ta thường hiểu. T

ất cả những thành phần, thành  viên của bộ máy toà soạn, đều hình thành một cách tự nhiên trên thực  tế. “nguyên tắc” tổ chức của THANH NGHỊ là tự nguyện. Mà nguyên tắc ấy cũng là mặc nhiên, chứ cũng chẳng ai nêu lên. Tuy nhiên nguyên tắc tự nguyện tuyệt đối ấy, có mang chút gì ý nghĩa phái lý là ở   khía cạnh: giữ chức trách gì, làm việc gì có lợi cho tờ báo, “đương  sự” không bao giờ nói đến “ lương lậu”, không nhận một đồng, một  chữ nào. Kể cả chủ nhiệm, thư ký toà soạn, trưởng ban trị sự, uỷ viên biên tập. Thậm chí ở đây, không áp ụng, không biết đến chế độ nhuận bút tất cả những người viết bài đều “bình đẳng” ở chỗ đó. Trừ đối với tác giả thơ, truyện dài, truỵên ngắn, tranh ảnh, nghệ sĩ, cho không tác phẩm.

Còn về lối, làm việc như thế nào? Có bàn bạc gì về hướng viết bài không? Chương trình biên tập có không? Ai định ra?

Có, có tất cả? Nhưng rất đơn giản, tuỳ sự cần thiết thực tế. Chủ nhiệm quyết định tất cả. Có sự gợi ý nhắc nhở của các anh trong thường trực. Trên thực tế cũng hình thành  sự phân công tự phát trong thường trực để viết bài, xin bài, duyệt bài, như sau Phan Anh về chính trị, hiến pháp, công pháp. Vũ Văn Hiền về kinh tế công thương nghiệp, tài chính, và cả nông nghiệp, Vũ Đình Hoè về giáo dục xã hội, tiểu công nghiệp, đời sống trong nước…

Các bài xã luận thì các anh trong ban thường trực thay phiên nhau viết, chủ yếu là 3 người: Vũ Đình Hoè, Vũ Văn Hiền, Phan Anh. Các biên tập viên khác hầu hết là các nhà khoa học, nhà sừ học nhà văn nhà hoạt độn  xã hội, huynh trưởng hướng đạo phụ trách những hội ngành trường, viện nghiên cứu trong bộ máy chính quyền, tổ chức xã hội.

Ngoài số  biên tập viên THANH NGHỊ còn có một mạng lưới  cộng tác viên giúp đỡ thanh nghị về mọi mặt, cung cấp tư liệu, thông tin dư luận độc giả, phản ánh tình hình địa phương , đôi khi viết bài như các anh Tạ Như Khuê, Nguyễn Hiến Lê…phần nhiều cộng tác viên là những độc giả trung kiên. Tổng   số  biên tập viên vào khoảng 100 người

2.Trị Sự

Lúc đầu toà soạn báo ở 102 Hàng Bông trưởng ban trị sự là Hoàng Thúc Tấn cổ phần của mỗi cổ đông  là 100 đồng tương đương với 5 tạ gạo. Sau khi  Thanh Nghị- Nghị Luận ra hàng tuần thì toà báo có nhà in. nhà in Thanh Nghị có chín người làm 7 người thợ ( hai thợ máy 5 em xếp chữ ), một đốc công, Nguyễn Trọng Kim, em aanh Nguyễn Trọng Phấn trong ban biên tập, một phó đốc công Vũ Đăng Doanh kiêm thư ký kế toán.

Toà báo đặt trụ sở mới ở 15 phố Hàng Da. Một vấn đề lớn mà trị sự phải lo là vấn đế giấy in. Do chiến tranh làm tắc nghẽn giao thông đường biển. Giấy nhập vào không đều đặn. Nhà in không chịu nhận in nếu mình không cung ứng giấy người ta có từng kho đầy ắp nhưng chỉ bán cầm chừng, để đấy dự trữ, nâng giá vô tội vạ. Nhà máy Đáp Cầu vẫn sản xuất giấy nhưng không thấm vào đâu đối với nhu cầu của nhà in, lại còn rập rình đóng cửa, thiếu nguyên liệu nhập. Tuy nhiên nhờ trị sự thông thạo cửa ngõ nhiều kho giấy nên khỏi lo.

Nhà in Thanh Nghị cũng như toàn toà báo Thanh Nghị hoạt động không phải mục đích kinh doanh. Tất cả những người chỉ huy nhà in cũng như của toà báo đều làm việc không lương. Công nhân quan hệ  “chủ thợ” như trong một gia đình.


V. HÌNH THỨC

1.  Manchette

Trong suốt 16 số, manchette giữ nguyên co chữ, chỉ thay đổi màu sắc.

Độ cao chữ: 3,2 cm  (tính luôn chữ bóng)

Hàng chữ Trẻ Em mập mạp, có chữ bóng, vừa cứng vừa mềm, đỗ nghiêng đỗ ngã như những bước

chân trẻ em chập chững đạp thình thịch của các cháu nhỏ.

Manchette thể hiện sự vui tươi dí dỏm, nghịch ngợm dành cho tờ báo trẻ em.

2.  Kỳ phát hành, số trang và khổ báo.

Báo ra 3 số/ tháng, vào các ngày 5-15-25 hàng tháng.

Trong 16 số ngoài số nghỉ hè dày 28 trang (luôn bìa), giá bán 18 xu một tờ, 15 số còn lại đều dày 20 trang, bán với giá 12 xu/ tờ

Địa chỉ tờ soạn báo: 65 bisBd Rollandes- Hanoi

Telephone 1604

Khổ báo: 18*26

3.    Trang bìa.

Khác với các tờ báo trước Thanh Nghị có hai trang bìa:
 

a) Bìa đầu:

- Phía trên cùng ghi: báo Thanh Nghị  phần :  có số viết in hoa có số viết thường.

Ngay bên dưới là manchette Trẻ Em

Bìa số báo đầu tiên rất hấp dẫn: in hình các em nhỏ, quần áo đỏm dáng, hớn hở đọc báo Trẻ Em, tất cả ngồi trong một quả táo chín mọng to tướng. Nững bai báo tiếp sau đều in hình quả táo lớn còn cuốn hai chiếc lá nhỏ và một quả táo non, bên trong có ghi 12 xu.

Quả táo lớn được tô màu, trên nền màu đó là tranh minh họa cho truyện ngắn đăng trên trang 3 hoặc 4.
-     Tranh minh họa tuy chưa được sắc nét nhưng cũng sinh động.

-     Vế bố cụ màu sắc: dễ nhận thấy sự thống nhất về màu sắc chủ đạo giữa manchette báo, tranh minh họa bìa đầu, bìa cuối. Màu được sử dụng thường xuyên là màu đen

Sát bên dưới quả táo là tên của truyện ngắn có tranh minh họa vẽ phía ngoài.

-  Phía dưới cùng trang bìa:

+ Bên trái ghi năm thứ nhất- số mấy, chủ nhiệm : VŨ ĐNH HOÈ

+ Bên phải ghi ngày tháng phát hành, địa chỉ tòa báo.

Những chữ này nằm gọn trong một hộp được tô đồng màu với màu chủ đạo trên số báo đó.

b) Bìa cuối:

Báo luôn in truyện tranh ở phía cuối bìa. Từ số 2, AN TIÊM (tranh củaTô Vũ, truyện của Vân Lê) được in ở bìa và in liên tục sau đó (đến số 16 vẫn chư kết thúc).


minhhoaTHANHNGHI

Bìa được chia thành hai cột, mỗi cột gồm bốn khung tranh nhỏ, mỗi khung tranh được đánh số thứ tự  theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trái sang phải để bạn đọc dễ theo dõi. Đến số 16 tranh dừng ở số 120.
Tranh minh họa còn sơ sài về nét vẽ, không được chăm chút như bìa đầu.

Lời truyện trình bày theo lối viết tay.

Trong 16 số báo Thanh Nghị có 3 số đặc biệt: số Nghỉ Hè, số Khai Trường và số Trung Thu:

Số Nghỉ Hè (số 4- ra ngày 15/6/1941) trang bìa đầu thay cho hình quả táo là bức tranh phong cảnh mùa hè: cây phượng nở hoa đỏ rực, hai bạn nhỏ nằm đọc báo Thanh Nghị Trẻ Em bên bờ sông.

 

minhhoaT


Số Khai Trường: (số 12- ra ngày 15/9/1941) trang bìa đầu là tranh vẽ cảnh lớp học được nhìn qua khung cửa sổ- cô giáo chim đeo mắt kính đang dạy hát cho lũ học trò ếch.

thanhnghisoKHAITRUONG

Số Trung Thu: (số 15- ra ngày 5/10/1941) bìa đầu tranh vẽ em bé với những chiếc lồng đèn. Bìa sau thay cho truyện tranh An Tiêm đăng  thường kỳ là hình vẽ khổ lớn 3 nàng tiên.

thanhnghi


Màu chủ đạo của 3 số báo này là đỏ và cam.

4. Hình thức các trang trong của tờ báo( cột, tựa báo, box, các đường kẻ ngang dọc):

Báo in toàn bộ bằng mực đen. Tuy nhiên số nghỉ hè, ruột báo in màu ở trang 2 trang 12 và trang 17.

Trang báo thường được chia làm hai cột.

Cách sắp xếp bố cục rõ ràng, dễ thao dõi.

Dùng nhiều co chữ khác nhau, phong phú, đẹp mắt, dễ đập vào mắt, dễ gây chú ý: nghiêng, thẳng, nét dày, nét mảnh, xếp thẳng hàng, bậc thang…

Thường xuyên dùng hình thức phóng to chữ cái đầu tiên của một bài báo, hình thức phân cách các bài thường bằng đường kẻ ngang, dọc, đường thẳng, gợn sóng, mảnh, dày, chùm đường thẳng.

Trên các chuyên mục, truyện ngắn, nội dung chuyên mục, lời của thống chế Pétain và các mẩu quảng cáo, thông báo đăng xen váo các trang không dành cho quảng cáo đều nắm trong box. Hình thức này có tác dụng phân biệt những nội dung khác nhau và mang lại cho người đọc cảm giác dễ chịu mà báo cũng đang cần tiết kiệm khoảng trống.

Hầu như các chuyên mục, các bài báo đều có tranh minh họa.

Trong một báo cũng đăng những mẩu chuyện vui có tranh minh họa kèm theo (truyện dài kỳ Múp và Míp)

Tất cả hình ảnh đều có tranh vẽ, riêng số 3 (5/6/1941) và số nghỉ hè đăng ảnh chụp cậu bé Trần Văn Sinh - 15 tuổi trong bài báo “Cứu sống hai mạng người”.



VI. VÀI NÉT VỀ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VÀ CÁC TÁC GIẢ TIÊU BIỂU CỦA TỜ BÁO


1.   Vũ Đình Hoe  ø- chủ nhiệm Thanh Nghị.

Luật gia Vũ Đình Hoè sinh ngày 1/6/1912 trong một gia đình nho học truyền thống lâu đời tại làng Do Lộ huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông.

Ông là nhà hoạt động xã hội giàu tinh thần yêu nước, đã tham gia tổng hội sinh viên từ khi còn học Đại học Luật. Tốt nghiệp khoa luật, ông vừa dạy học tư, vừa tham gia ác hoạt động xã hội, và đồng chủ tịch hội ánh sáng cùng với Nguyễn Từong Tam và Tôn Thất Bình, phó chủ tịch hội truyền bá quốc ngữ mà cụ Nguyễn Văn Tố là chủ tịch. Ông gia nhập Đảng Xã hội Pháp (S.F.I.O), cùng hoạt động với Phan Thanh, Phan Anh, Hoàng Minh Giáp.

Tháng 5/1941, ông cùng một nhám bạn bè trí thức ra tờ báo Thanh Nghị (báo ra đến đầu tháng 10/ 1945).

Ngay trước tổng khởi nghĩa, ông hoạt động trong Đảng Dân chủ Việt Nam và tham gia mặt trận Việt minh với tư cách Uûy viên Trung ương Đảng Dân chủ. Oâng được cử đi dự Đại hội Quốc dân Tân Trào. Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, luật sư Vũ Đình Hòe được cử giữ chức vụ bộ trưởng Bộ Quốc giáo dục trong chính phủ Nhan dân lâm thời, sau đáo chuyển sang làm Bộ trưởng Bộ Tư Pháp trong Liên Hiệp Kháng chiến cho đến năm 1960. Phó chủ tịch hội luật gia Việt Nam nhiều kỳ liền (1955-1985), Uûy viên Trung ương Đảng Dân chủ Việt Nam trong tất cả các nhiệm kỳ. Từ 1962, ông là chuyên viên luật học tại viện luật trực thuộc Uûy ban Khoa học Xã hội cho đến khi về hưu (1975). Từ ngày hưu trí đến nay ông vẫn viết sách, viết báo, làm từ điển, đọc tham luận tại các cuộc hội thảo của Quốc hội và Bộ tư pháp về tư tưởng nhà nước pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh về pháp lý phục vụ công cuộc đổi mới.

Vũ Đình Hòe là người cuối cùng còn lại của nhóm khởi xướng Thanh Nghị. Oâng là chủ nhiệm tờ báo Thanh Nghị từ đầu đến cuối. Oâng đã đóng góp nhiều công lao, tâm huyết cho tờ báo. Oâng còn là nhà hoạt động xã hội, nhà trí thức lớn, có uy tín, được chính quyền cách mạng giao cho nhiều trọng trách, ông là một chứng nhân có trách nhiệm và đáng tin cậy trong thời kỳ sóng gió và vinh quang trong lịch sử nước nhà.

2.     Vũ Văn Hiền -  một trong số những người khởi xướng Thanh Nghị, thành viên trong  Ban Biên tập chính thức.

Vũ Văn Hiền là người đã đề xuất ra việc làm báo, ra tờ báo Thanh Nghị: “chúng ta hãy bàn xem nên tìm cách ra một tờ báo, cho giới trí thức, thanh niên trí thức đọc, viết, cùng viết, cùng đọc. Tôi nghĩ trong lúc này, trong hoàn cảnh chúng ta, chỉ có cách ấy thích hợp. Một tờ báo, một tiếng nói công khai, hợp pháp, nhưng thảng thắng chân thành…”

Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của tờ báo Vũ Văn Hiền cùng Phan Anh đã làm nhiệm vụ thường trực, là hai người bạn đắc lực của Vũ Đình Hòe. Chính ba người trong qúa trình hẹn hò mà phát ra hướng viết bài cho số tới. Oâng và Phan Anh là những người gợi ý, nhắc nhở cho những quyết định của chủ nhiệm báo. Bài gửi tới tòa soạn thì do Vũ Đình Hòe đọc trước, chiều đến thì Vũ Đình Hòe trao đổi cùng hai người bạn đắc lực của mình.

3.  Phan Anh- một trong số những người khởi xướng Thang Nghị- thành viên trong Ban biên tập chính thức.

Phan Anh “cày” cũng khỏe: trong học tâp cũng như trong nghề tư thục. Oâng biết chữ Hán, ham đọc sách triết, văn, sử Trung Hoa, hiểu Ngũ Kinh, Tứ Thư, thích ngiên cứu Tân Thư, Tản văn Lương Khải Siêu, Khanh Hữu Vi, Tôn Dật Tiên… và tất nhiên ông cũng am tường lịch sử, văn chương Việt Nam, rất mê Nguyễn Du, thuộc lòng Truyện Kiều, biết Lẩy Kiều, tập Kiều, làm thơ Đường luật. Học luật ông chuyên về công pháp, đặt biệt chú trọng môn hiến pháp.

Phan Anh dạy cả 2 trường Thăng Long, Gia Long lại còn dạy thêm ở nhà.

Phan Anh là một trong những sáng lập viên của Thanh Nghị, và là thành viên trong ban biên tập chính thức. Những đóng góp của Phan Anh cho tờ báo cũng đồng nghĩa với những đóng góp của Vũ Văn Hiền cho Thanh Nghị.

4. Lê Huy Vân (1914-1986) thành viên sáng lập Thanh Nghị.

Sinh năm 1914, con cụ Án  Sát Lê Huy Trước, quê ở tỉnh Phúc Yên.

Theo học trường tiểu học Yên Phụ (Hà Nội), trường trung học Bảo hộ, tốt nghiệp trường đại học Luật

Đông Dương- cử nhân luật, lấy vợ - con cụ Đốc Mễ.

Lê Huy Vân rất thông minh gia đình lại dư giả nên được rảnh rang thời giờ đọc nhiều sách báo Văn học.

Do đó ông viết văn khá hóm hỉnh. Ông thường viết hộ bạn học trình đơn, cộ động lòng yêu nước trong đám học sinh.

Đỗ Biên tập viên hành chính( Rédacteur des services civils) làm việc tại toà thống sứ Bắc kỳ, rồi toà khâm sứ Trung K.

Ông là một sáng lập viên của báo Thanh Nghị, viết mục phê bình văn học, văn nghệ và mục đọc sách mới, đồng thời phụ trách phần Trẻ Em của tờ báo cùng với Phạm Lợi (điều này là điều hiển nhiên bởi trước đó Lê Huy Vân từng viết truyện trẻ con bán cho các nhà xuất bản.).

Ông cũng là thanh viên Bộ Biên Tập báo Thanh Nghị- Nghị Luận.

Thời chính phủ Trần Trọng Kim, làm chánh văn phòng Bộ thanh niên (Phan Anh).

Đi kháng chiến chống pháp 9 năm rồi trở vế, sau năm 1954, làm tổng biên tập báo Tổ Quốc của Đảng xã hội.

Ông mất khoảng năm 1986.

5. Hoàng Thúc Tấn (1912-1986) thành viên sáng lập Thanh Nghị, quản lý tờ báo trong hai năm đầu.

Hoàng Thúc Tấn là con cụ Cử Cót Hoàng Thúc Hội, sinh tại làng Cót, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông củ nay thuộc ngoại thành Hà Nội, theo học trường Bưởi qua các lớp cao đảng tiểu học và tú tài bản xứ.

Thư ký Toà Đốc Lý Hà Nội vài năm, rồi nhờ vốn của vợ mở xưởng dệt áo sợi, tại phố Hàng Bông đệm số nhà số 102, cửa hiệu mang tên Tấn Thanh. Cũng chính nơi đây, nhóm sáng lập viên hội họp và bàn thảo kế hoạch để cho ra mắt tờ Thanh Nghị.

Ông là sáng lập viên (cùng với bốn bạn) Báo Thanh Nghị, được giao trách nhiệm quản lý tờ báo trong 2 năm đầu. Phải noói rằng Hoàng Thúc Tấn là một trong những người có nhiều đóng góp cho tờ báo nhất- kể cả mặt vật chất lẫn tinh thần, đạc biệt là về khâu tài chính. Tiền mua giấy phép và mọi chi phí khác đều do ông bỏ tiền túi ra ứng trước cho toà báo những cổ đông nào chưa sẵn tiền đóng cổ phần thì ông cũng ứng trước cho “cổ phần không đáng lắm, mỗi người một trăm đồng tương đương với 5 tạ gạo, nhưng vì là trí thức nghèo cả nên phải nhờ nhà Mạnh Thường Quân cỡ nhỏ này của chúng tôi “hằng sản” có hạn, “hằng tâm” thì vô hạn”. ( Vũ Đình Hoè).

Lúc đầu toà Báo cũng đóng ở nhà Hoàng Thúc Tấn (102 Hàng Bông) dùng điện thoại đồ đạc, máy đánh chữ cũng của ông nên chi phí hành chính cho tờ báo cũng rất ít.

Hoàng Thúc Tấn còn làm thêm  cả việc thủ quỹ , kế toán cho tờ báo.

6. Phạm Lợi (1912-1984) chủ bút phần Thanh Nghị - Trẻ Em.

Sinh năm 1912 tại Yên Bái, gia đình buôn bán  mồ côi cha mẹ sớm, được một bà bạn cũ của mẹ mang về ở tại làng Bưởi (ngoại thành Hà Nội)nuôi cho ăn học.

Đỗ Cao đẳng tiểu học, dạy học tư ở trường Gian Long lấy vợ- con cụ Đào Văn Sử, thông phán Toà Thông Sứ Bắc Kì.

Hoạt động trong đòan hướng đạo Bắc Kì, huynh trưởng phụ trách sói con.
Phạm Lợi cùng với Lê Huy Vân phụ trách phần biên tập bài vở cho  Thanh Nghị- Trẻ Em, đồng thờ phụ trách luôn chương trình trò “vui chơi mà học” cho các em độc giả. Nhiệt tình và tài năng của Phạm Lợi đã chinh phục nhanh chóng các em thiếu nhi. Phạm Lợi thường viết bài, làm thơ ca, dạy hát, hướng dẫn trò chơi cho trẻ em dưới bút danh và những tên gọi trìu mến như Anh Cao, Anh Vượn… vì thân hình tầm vóc hơi quá khổ và tính tình ông sôi nổi, hơi trẻ con rất hợp với tâm lý trẻ em. Đi kháng chiến chống Pháp với bộ tư pháp, Bộ Giáo dục. Sau năm 1954 về Hà Nội làm biên tập báo Nhân Dân, giữ mục Bạn Đọc.

Mất khoảng 1984.

7. Tô Ngọc Vân- họa sĩ của tờ báo.

Ông không phải là người sáng lập và chủ trì nhưng gắn cả đời mình với cuộc đời với báo Thanh Nghị. Tô Ngọc Vân thường xuyên làm việc trang trí  và đặt trang cho cả hai phần: Trẻ em và Thanh Nghị nghị luận cũng do ông sáng tác.

Độc giả nào hồi ấy mà không chú ý tới cụm từ kính vừa “mo- đéc”, biểu tượng bản chất chân phương truyền thống mà lại có chúc tô điểm bay bướm. Cách đặt trang chọn chữ “tít” cũng như vậy. Bìa của số tết năm 1942,1943, 1944 mới càng phảng phất tinh thần ấy: “xuân ngàn năm tỏa hương mới thoang thoảng mù trầm”. Quay lại bìa tẻ em : ngoài hình vẽ quả táo mộng và đàn cháu nhộn, người ta còn nhận thấy những hàng chữ trẻ em chắc nịch, mập mạp, cứng và mềm, đổ nghiêng đỗ ngả như những bước chân chập chững dẫm thình thịch của các cháu nhỏ.

Họa sĩ Tô Ngọc vân viết bài dành cho Thanh Nghị ngay từ số đầu, bài của ông ngắn nhưng hàm ý súc tích. Oâng thông cảm sâu sắc với tâm tư của anh em Thanh Nghị.

Tô Ngọc Vân mất trong kháng chiến chống Pháp, trên đường đi phục dịch chiến dịch Điện Biên Phủ, để lại nuối tiếc thương vô hạn cho các anh em Thanh Nghị.


 

VII. NỘI DUNG:

Đối với báo dành riêng cho độc giả nhỏ tuổi nên trên báo không có tin tức thời sự, các bài nghị luận xã hội, cũng không bị chi phối bởi các khuynh hướng chính trị…

Trên báo gồm các mục sau:

1.Đàn Hát:

Xuất hiện ngay trên Thanh Nghị-Trẻ Em từ số đầu đến số 15. Mỗi số báo giới thiệu mộ bài hát. Ví dụ:

Số 1: bài “đàn hát thằng Bần” của J. Lương Ngọc Văn.

Số 2 bài “nhớ rừng”, lời ca Phạm Lợi, Điệu Tô Vũ Mục Dương.

Số 3: bài “bài Hát Lên Đường” nhạc Nguyễn Xuân Khoát, Lời Ca của X.

…. Số 16 “cả tuần vui” lời Trọng Thành, điệu Le pertit Prince.
Lời các bài hát rộn ràng vui tươi ngắn gọn phù hợp với tâm lý lứa tuổi.

2. Trang Em Gái:

Xuất hiện không thường xuyên trên các số báo. Nội dung của trang em gái giúp các em làm quen với công việc nữ công như cách may một kiểu áo cho em bé một tuổi, cách sử dụng các mẫu vải may áo còn thừa , cách nấu một số món ăn làm việc nhà… dạy các em “ họ ăn, học nói, học gói, học mở” trang này được viết với một giọng thủ thỉ tâm tình, nhẹ nhàng hoặc bằng những câu chuyện sinh động dễ tiếp thu.

3.Trang khoa học:

Xuất hiện đều đặn trên từng số báo. Mỗi kỳ là một câu chuyện khoa học bao gồm nhiều môn học  khác nhau bao gồm: vật lý học, kỷ hà học, hoá học, thiên văn học, địên học, vạn vât học…trang này giúp cho người việt Nam mở mang hiểu biết, đặc biệt là những lĩnh vực khoa học tự nhiên, vì trước đây người Việt Nam đi học cốt chỉ để biết làm văn làm thơ, học các triết lý của đạo Khổng chứ không tìm hiểu nghiên cứu thế giới tự nhiên.

Các đề tài được đề cập đến trong trang khoa học khá thú vị, từ chuyện về con cóc con dơi, đến chuyện về máy bay sóng biển… người phụ trách trang này là Phạm Lợi.

4.  Hộp Thư:

Xuất hiện từ số 3 ngày 5/6 /1941. Hộp thư là nơi trả lời các thư thắc mắc của em nhỏ từ khắp nơi gởi về. Các em có thể hỏi từ bất cứ chuyện gì. Ví dụ như hộp thư ở Thanh Nghị số 7 ra ngày 15/7/1941 có đoạn “các em có điều gì muốn nói cứ viết thư về toà soạn báo dù không phải là bạn đọc mua năm. Anh Cao sẵn lòng giả lời. Anh Cao chỉ có một điều mong ước là các em viết thư về thật nhiều. Các em chỉ nên nhớ một điều là chọn lấy một biệt hiệu chưa có trong hộp hư chứ đừng lấy tên thật, hoa nhài, mây trắng, suối róc rách, biết bao nhiêu tên hiệu hay hay.”

Mục này thể hiện tính dân chủ và gần gũi và người đọc. Người đọc có thể phản hồi những ý kiến suy nghĩ riêng của mình. Hộp thư cũng cho thấy sự tông trọng dành cho độc giả nhò tuổi.
 

5.  Truyện, thơ:

a) Truyện tranh của THANH NGHỊ- TRẺ EM

Vui tươi sinh động, chữ ít, dễ hiểu.

Hai nhân vật tiêu biểu trên truyện tranh trẻ em là Múp, Míp việc sáng tạo ra nhân vật hài hước đặc trưng cho tờ báo là cách tạo nét đặc biệt riêng, gây ấn tượng đối với các em nhỏ.

b) Truyện dài.

Nội dung truyện dài khá phong phú có truyện mang tính phưu lưu  mạo hiểm như: “đảo vắng” (truyện dài nhiều kỳ của L. H.V) “bắt cóc” (anh Cao); truyện về danh nhân lịch sử như “Nguyễn Biểu- người tráng sĩ Châu hoan” (Vân Lê). “những mẩu đời học trò của các danh nhân” (Ngô Bích San- 13) truyện vui “ Con  chưa xem Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn”(Nguyễn Bích San-2); “ người anh em của thằng Bưởn” (Nguyễn Văn Thiết- số 3); truyện cổ tích như “ Mèo tham ăn” (hạt tiêu - số 4) …

Những câu chuyện trên giáo dục các em thiếu nhi về lòng tốt, sự trung thực, dũng cảm… và ngay cả cách ăn ở sạch sẽ, biết giữ gìn vệ sinh điều đặc biệt là trên THANH NGHỊ - TRẺ EM  đã xuất hiện câu chuyện ca ngợi anh hùng dân tộc. Thể hiện đượcm ong muốn của người làm báo muốn cho các độc giả nhỏ tuổi hiểu phần nào về đất nước. Nếu ở trường cá em toàn học lịch sử Pháp thì đọc THANH NGHỊ- TRẺ EM thì các em được bổ sung kiến thức về lịch sử con người Việt Nam.

c) Thơ:

Xuất hiện không thường xuyên trên các báo. Các bài thơ thường được viết rất đơn giản không trú trọng vào nghệ thuật , chỉ cốt diễn đạt sao cho các em dễ hiểu.

Loại thơ phổ biến trên THANH NGHỊ - TRẺ EM là thơ ngu ngôn. Có bài như : Miếng Trầu (Nam Hương- số 1) “hai đôi giầy” (Nam Hương số 2) “tham thì thâm” (em  Sửu- Nguyễn Ngọc viết, số 9), “sói và bò” (calaphang- số 12); “khăn và quần” (Nam Hương số 10). Đây là thể loại thơ chịu ảnh hưởng  của văn học phương tây nhưng nội dung lại được xây dựng trên chất liệu văn hoá dân gian. Ví dụ như:  “miếng trầu”.

“Cau vàng một miếng cỏn con
Trầu xanh nửa là cuộn tròn tổ sâu
Cục vôi trắng toát một màu,
Rễ cây vài miếng sắc nâu vải rồng
Cùng nhau kết nghĩa vợ chồng.
Đã đem môi thắm má hồng cho ai
Mới hay sinh sống trên đời
Muốn cùng đoàn kết với người cạnh tranh;
Dẫu rằng: nâu, trắng, vàng, xanh,
Đồng tâm hiệp lực cũng thành đỏ tươi.”

Đây là một cách giáo dục đạo đức nhẹ nhàng sinh động chứ không   sách vở, giáo điều.

Loại thơ thứ hai xuất hiện phổ biến sau ngụ ngôn là nhưng bài thơ kể chuện cổ, ví dụ như : “ba cô tiên nữ” (Huyền Kiêu- số 11), “mấy vần cổ sơ” (Huyền Kiêu – số 7). Những câu chuyện này được kể bằng những câu tơ hơi nghịch ngợm:

“ Nghe được tin dữ
nghìn cô tiên cô
thương nhớ điên rồ
ôm nhau mà khóc.”
(Ba Cô Tiên Nữ)

Có bài sử dụng thể thơ tự do,  có bài sử dụng thể thơ lục bát mang tính dân gian như: Bông lan (Thái Bá- số 11). Ngoài ra còn có những bài thơ vui như: “lo con bò trắng răng” ( Tâm Quảng - số 13) .

6. Trang giải trí.

Mục đích là giúp các em được cười, được chơi vui vẻ. Trên trang này thường có các mục (trò chơi vui , vui cười, ô chữ). Ngoài ra trong trang giải trí còn có mục “ chúng ta cùng  vẽ”.

Báo THANH NGHỊ còn thường xuyên tổ chức các cuộc thi để thu hút các độc giả nhỏ tuổi ở trang giải trí. “Đầu bài thi” đăng ở số 1 và 2. Nội dung của các bài thi khá phong phú: giải câu đố, ô chữ, ghép hình tô màu, đặt chuyện vui. Giải thưởng cuộc thi khá lớải nhất là một cây đàn BanJo, mười giải nhì là hộp đồ dùng để đóng lấy máy bay… tổng cộng có 530 giải thưởng. Việc tổ chức cuộc thi báo là  cách tạo sân chơi bổ ích cho các em.
 

7.  Mục thể thao.

Xuất hiện thường xuyên trên báo do Phạm Lợi phụ trách hướng dẫn các em nhỏ  những bài tập thể dục đơn giản vào buổi sáng. Mong  muốn các em không chỉ hiểu biết nhiều mà con vui tươi khỏe mạnh, những người lànm báo luôn khuyến khích các em tập thể dục làm việc nhà, ra  biển leo núi … vào dịp hè.

8.  Lời thầy thuốc.

Bắt đầu xuất hiện trên THANH NGHỊ – TRẺ EM từ số 7 (15/7/1941) do bác sĩ L.H phụ trách những  lời khuyên của thầy thuốc giúp các em săn sóc bản thân, giúp bạn bè ki gặp tai nạn và cũng rất bổ ích với các vị phụ huynh.
 

9. Khu vườn ươm.

Xuất hiện trê số 6 khu vườn này là mảnh đất tốt để tiếp nhận các hạt giống, uốn nắn những cành non, tươi nhựa. Đây là thư mục tiếp nhận bài  vở của em thiếu nhi gửi về, sửa chữa các lỗi, lựa chọn phân loại bài và hồi âm cho các em nhằm mục đích phát hiện chăm nom và vun trồng cho các tài năng văn chương thực thụ.
 

10.  Ca kịch:

Mục này xuất hiện không thường xuyên trên THANH NGHỊ- TRẺ EM. Trong 15 số đầu của báo, chỉ có hai vở ca kịch đăng trên 2 số đặc biệt.

Đinh Tiên Hoàng- tiểu ca kịch ba cảnh của Vũ Tấn Thiên (số 4 trang 13, 27).

Hằng Nga- ca kịch ba cảnh, dàn kịch của Vũ Tấn Khiêm, nhời ca của P. L và Đ. V.T ( số 15 trang 6,7,18)
Số 4 là số nghỉ hè, vở ca kịch Đinh Tiên Hoàng đưa các em vế với vùng nông thôn với trò chơi vui vẻ như đánh trận giả. Ai cũng biết hồi nhỏ Đinh Bộ Lĩnh hay chơi đánh trận giả, lấy bông lau làm cờ. Sau này lớn lên ông dẹp loạn 12 xứ quân và lên ngôi vua. Đây là một vở ca kịch rất thú vị vì phù hợp với lứa tuổi ham vui  của các em vừa dạy các em về lịch sử dân tộc. Đưa được vở kịch này lên báo, trong khi thực dân Pháp đang kiểm duyệt báo chí gắt gao đã thể hiện đượ sự thành công của ban biên tập báo THANH NGHỊ- TRẺ EM.

Số 15 là số báo trung thu. Vở kịch này các em có thể diễn ngoài  vườn có cây cối, sử dụng những đờ chơi tháng tám càng nhiều càng hay như: sư tử, rồng, đèn, trống…

Kịch nghệ là một hình thức được các trí thức bấy giờ ưa thích. Đưa ca kịch đến với thiếu nhi là cách để làm phong phú thêm tinh thần của các em.

11.  Thủ Công.

THANH NGHỊ- TRẺ EM dành một ít đất trên trang giải trí để giúp các bạn nhỏ tạo cho mình những thứ đồ chơi đơn giản. Tuy không phải chuyên đề thường xuyên nhưng vẫn có sức hấp dẫn riêng. Độc giả có thể theo dõi từng bước hướng dẫn để thực hành vì phần hướng dẫn rất cụ thể và có minh hoạ kế bên. Chính vì thế nó phát huy được tính sáng tạo của trẻ em.

12.  Hoạt động khác của Thanh Nghị- Trẻ Em
Thanh Nghị- Trẻ Em  thường tổ chức giao lưu và đưa các em đi giã ngoại, tham quan thực tế. Thông qua những hoạt động như vậy các em có dịp hoà nhập với tập thể, gặp gỡ những nhân vật mà mình yêu thích trên báo và cũng nhờ đó mà Thanh Nghị gắn bó chặt chẽ hơn với các em nhỏ.


 

VIII. QUẢNG CÁO:

MỚI CẢI TRANG LẠI KIỂU MỸ THUẬT THỨ GIẤY BAO NGOÀI CỦA DẦU NHỊ THIÊN.

Ve lớn: giá bán mỗi ve 0p26.

Trị bá chứng đệ nhất thần hiệu.

Sĩ, nông, công, thương bất cứ ở trong nhà hay đi đường xa, hãy nên đề phòng trong mình, thì phải nhớ luôn luôn có dầu NHỊ THIÊN là trị bách bệnh. Nếu có mua dầu NHỊ THIÊN ve nhớn kiểu mới, cam đoan không khác gì kiểu cũ, hãy xin nhận kỹ lưỡng có hiệu “ông phật” là khỏi lo nhầm là mua phải dầu giả mạo.

NHỊ THIÊN ĐƯỜNG DƯỢC PHÒNG.
Cho lon Hanoi Pnompenh.
47 Rue Canton 67 Ru des Voiles 100 Rue Praire.

DẦU ĐẠI QUANG.

Dùng trong lúc mùa hè nóng nực là rất hợp thời. Ngào ngạt, nhức đầu, xổ mũi, đau bụng, đi  rửa, sốt nóng, sốt rét, đau tức, cùng là cảm mạo, sương hàn, nắng gió, chỉ nên dùng dầu Đại Quang ngoài xoa trong uống là sẽ thấy  công hiệu ngay.

ĐẠI QUANG DƯỢC PHÒNG.
23 hàng Ngang Ha noi dây nói 805.
Này dầu này uống này xoa.Nam Cường cây cỏ nước nhà chế ra,của ta bán cho ta,gánh vàng há nhẽ đổ ra sông người.

DẦU NAM CƯỜNG bán tại các hiệu MAI LĨNH. Hanoi: 21 Hàng điếu. Hai phong : 60 62 cầu Đất. Sai gon: 120 Rue G.  Guynemer. Phúc ên: Rue cần thêm đại lý nơi nào chưa có.

ĐANG IN:

NGUỒN SINH LỰC.
Quyển II trong bộ mới.
SỨC KHOẺ MỚI.
Của P.N. KHUÊ.

Những phương pháp rất mầu nhiệm vì rất khoa học để chiến đấu với bện tật, đau khổ, thất vọng và để - thành công trong cuộc sống xã hội.
Giá 0p45
Mua một quyển không bán lĩnh  hoá giao ngân, gửi thêm 0p20 cước.
HÀN THUYÊN.
Xuất bản cục.
71 RUE TIEN-TSIN , HANOI.


NHÀ THUỐC  LÊ HUY PHÁCH

N. 19 BOULEVARD GIALONG- HANOI
Bán các thứ cao, đan, hoàn, tán có tiếng nhấ ĐÔNG DƯƠNG.
PHÌ NHI HOÀN.
Thứ thuốc phì nhi-hoàn là thứ thuốc bổ cho các trẻ em hay nhất.
Thuốc này bào chế rất công phu, dùng toàn những vị bổ tì như: mễ phấn khiếm thự. Khánh hoài, kiên linh, qui phấn… dùng thuốc này,  các trẻ em được kiện tì tiêu thực, không sinh ra các bệnh tật, đỏ da, tha81m thịt, mau nhớn.
Giá 0p50.
Bổ huyết vinh cân tửu.
Thứ rượu này dùng toàn nhựa các chất bổ làm thành- chuyên trị: bổ huyết cương gân, ích cốt, trừ được hết bệnh tê thấp.
Nhất là các cụ già, các bà sau khi sinh nở, dùng Rượu nàuy để bồi bổ gân huyết thì không còn gì hay bằng.
Các ngài trước khi ăn cơm nên dùng rượu này khái vị, sự tiêu hoá rất tốt.

Vạn năng lĩnh bổ.
Tinh thần mệt mỏi, nội tạng khuy suy, gầy yếu, xanh xao, ít ăn, kém ngủ, làm việc hay quên, hay chán nản. Dùng một hộp  vạn năng linh bổ sẽ thấy tinh thần khoan khoái, ăn ngon, ngủ yên, làm việc lâu mệt.
Thứ thuốc này, nói tóm lại, là tứ thuốc bổ sức khoẻ rất mau – giá 1p00.
Bổ phế trừ lao.
Thứ thuốc này rất hiệu nghiệm- chữa khỏi các bệnh khái huyết, xuyễn háo, súc- khỏi đau ngực, tức ngực- khỏi ho khan, ho đờm, ho rúc từng cơn, người xanh xao mệt nhọc- phòng người bệnh lao phổi- Bổ phổi- muốn đề phòng cá bệnh ở phổi, dùng thuốc này không bao giờ sinh ra các bệnh ở phổi được.
Các cụ già, đàn ông, đàn bà, trẻ em đều dùng được cả-
Giá lọ nhớn 1p00, lọ nhỏ 0p06.

GIẢI NHIỆT TÁN LÊ HUY PHÁCH.
Chuyên trị các chứng cảm sốt, cảm nắng, cảm gió- Bất cứ nóng sốt thế nào, sốt ngày sốt đêm, sốt cách nhật, người lớn trẻ con đều dùng được- Dùng thuốc này chỉ trong năm phút đồng hồ là khỏi.
Trong mùa viêm nhiệt này, ai cũng nên trữ sẵn trong nhà thứ thuốc này thì không lo ngại gì gía 0p. 50. gói.

TỨ CHỨNG THUYẾT MINH.
Sách khảo cứu rất công phu về các bệnh phong, lao, cổ, cách cùng cách chữa.
-    lại thêm phương pháp chữa bệnh uất, điên, bệnh chó dại - Giá 1p.00


 

IX. MỘT SỐ BÀI TIÊU BIỂU.

ĐINH -TIÊN - HOÀNG

 Tiểu ca kịch ba cảnh của VŨ TẤN KHIÊN.
Các vai trò:
Đinh Bộ Lĩnh 11 tuổi
Chú Đinh Bộ Lĩnh ĐINH TIÊN HOÀNG
Tiểu ca kịch 3 cảnh của VŨ TẤN KHIÊN


Các  vai trò:

Đinh Bộ Lĩnh 11 tuổi.
Chú Đinh Bộ Lĩnh 30 tuổi, hai đứa trẻ chăn trâu từ 9 mười tuổi đến 20 tuổi.

CẢNH THỨ NHẤT:

Trên cánh đồng cỏ cò cây cối, đường đi, gò đống.Một bọn trẻ chăn trâu, mười đứa đóng khố điển, khăn đầu dìu đỏ 10, đứa khố và khăn màu xanh. Đinh Bộ Lĩnh mặc cũng thế, nhưng màu vàng, đeo râu.Mỗi đứa cầm một bông lau dài.
Mở màn từ trong vọng ra những tiếng reo hò:
“a la đe… de !”
Aâm nhạc: Lốc bốc soảng… soảng, bọn quân cờ lau ra, có trật tự xếp hàng, một người khố xanh lại một người khố đỏ đi vòng quanh sân khấu. Đinh Bộ Lĩnh đi đầu, điệu bộ một ông tướng
Aâm nhạc: một bài Marche!
Cả bọn theo nhịp  đàn hát bài “Tiến lên” (xem trang tám).
Đi xong hai vòng, đứng dàn thành một hàng, quay mặt ra khán giả.
Đinh Bộ Lĩnh hô to:- bờ quân xanh ! một tiếng trống, một tiếng chiêng.
Quân Xanh: Dạ (một tiếng chiêng).
Đ.B.L-lùi lại ba bước… lùi (tùng  bi li)
Quân xanh lên ba bước.
Đ B L – Bớ ba quân   !  bí li !)
Tất cả : Dạ (bí li)
Đ B L-dồn sang hai bên… dồn (tùng ! bí li ! )
Quân xanh dồn  sang bên trái.
Quân đỏ dồn sang bên phải.
Đ B L : Bớ  hai quân ( tùng ! … bí li !)
Tất cả :Dạ (bí li)
Đ B L- xếp hàng đi … xếp ( tùng bí li ! ) bên quân xanh cứ cách một người lại một người bước lên ba bước, bên quân đó cứ cách một người lại một người lùi xuống ba bước.
Đ B L: -B ớ  hai quân ! ( tùng ! bí li !)
T. C : D ạ ( bí li)
Đ B L: Dàn trận…Dàn ! ( tùng bili )
Quân xanh và quân đỏ quay mặt vào nhau. Đ B L- Tiến  !… Lùi ! … Tiến !… Lùi… cả bọn  tiến một bước lại lùi một bước, reo hò phất ngọn lau.
Aâm nhạc : trống đổ rồn “lốc bốc soảng” một chầu thật ầm ĩ.
Bỗng im bặt. Bọn trẻ đứng sững như tượng gỗ.


CẢNH II: ÔNG CHÚ.

Ông chú lom khom rình bọn trẻ, rồi chạy sở ra. Chiêng trống im bặt. Một giây im bặt. Rồi ông chú hầm hầm chỉ vào Đinh Bộ Lĩnh thét:
Oâng Chú: - À ! thằng ranh, thằng Lĩnh màu đầu tẾu quân này láo thật!
Cả bọn trẻ vừa cờ lau, chạy toán loạn, vài chú núp sau gò đống, ló đầu ra rồi lại tụt xuống.
Oâng chú đuổi Lĩnh, vừa đuổi vừa mắng.
Oâng Chú:- đồ hư ! quen thân rong chơi ! ( bài hát đăng ở trang 8)
Lĩnh bứt râu đi, chạy vòng quanh sân khấu, ông chú n ảy lại vồ. Lĩnh ngồi sụp xuống, ông chú ngã sóng soài ( vừa hết bài hát) Lĩnh chạy mất ! (trong khi đuổi nhau trống đánh ngũ liên).
Màn buông nhanh.


CẢNH III: BỜ SÔNG


Bỏ  phông đường đi, cho màn sảm xuống làm nước, trước mặt một cái bục đá dài làm bờ sông.
Màn lên : đinh bộ Lĩnh chạy sổ ra. Oâng chú chạy theo sau. Chạy một vòng sân khấu (trống  đáng ngũ liên).
Chú- Sông kia rồi! Mày chạy đi đằng giời.
Lĩnh nhảy lên một mô đá trên bờ sông, trông trước trông sau. Oâng chú chạy lại.
Chú: Mày có giỏi, nhảy xuống sông đi ông xem nào. Uøm ! ( trống, chiêng đổ một hồi mạnh thật nhanh) Lĩnh đã nhảy xuống sông tức khắc sấm chớp ầm ầm, đèn tắt hết rồi bật lên một ít ở trong, ánh sáng lờ mờ. Aâm nhạc nổi giậy. Rồng hiện lên, đội lên lưng đinh Bộ Lĩnh. Chiếu projecteur đỏ vào đầu Lĩnh và đầu rồng.
Cùng một lúc một thứ âm nhạc huyền ảo phảng phất ở trên không.
Ông chú sụp lạy.

Màn hạ từ từ.

BẠCH TUYẾT VỚI BẢY THẰNG LÙN

Sau bữa cơm tối, mợ đương pha nước, thì Quỳnh ở ngoài cửa chạy vào sán đến gần. Mợ vội lấy tay ngăn Quỳnh bảo:
-khéo con, nước sôi đây này !
Quỳnh nũng nịu đứng sát vào mợ:
-     Cho con uống nước mấy !
Mợ thấy quẩn tay khó chịu, cao tiếng nói :
-     Có ra đằng kia không ! mợ pha cho cậu đã rồi mợ cho uống.
Cô gái nhỏ sị mặt đứng ỳ ra đấy, mợ làm lành dịu dàng bảo:
-      Con ra cửa chơi cho mát,  chóng chốc cậu mợ cho con đi xem chiếu bóng.
Quỳnh thích chiếu bóng lắm từ khi cậu cho đi  xem mấy phim tranh hoạt động tô màu nên vui vẻ hỏi mợ:
-      Thật nhớ mợ nhớ !
Mợ trả lời liều “Ừ” vì thật ra lời hứa ấy chỉ là một câu nói để đuổi Quỳnh cho khỏi bận đế mợ. Đợi cho Quỳnh chạy ra cửa, câu vẫn để ý đến câu chuyện của hai mẹ con liền trách:
-      Mợ hay nói dối trẻ thế thì trách chi chúng hay nói dối. Thằng đức đã không thật hà lắm rồi, thằng Nghĩa và con Quỳnh nữa sẽ bắt chước theo anh chúng cũng chỉ vì mợ đã ngẫu nhiên dậy chúng nói dối mà không biết.
Mợ yên lặng không trả lời. Một lát sau, bưng nước lại cho chồng, mợ cười nói:
-    Không hiểu sao thằng Đức nói dối  tệ thế. Đành rằng thế mà cũng không chừa. Hôm nọ nó làm em bẽ cả mặt. Phải, mới chiều thứ tư vừa rồi, đã gần bẩy giờ mà nó chưa đi học về. Em đợi nóng cả ruột, nghĩ bụng sẽ đánh cho một trận để chừa cái tính mê chơi ấy. Chợt nó hốt hoảng ở đâu về, mặt đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhại, hổn hển nói “Mẹ ơi… bà giáo ngã… gẫy chân mợ ạ !” em quên lãng cái ý định hỏi tội cậu cả, lẳng hết tai để nghe câu chuyện con kể: “ Tan học con em thằng Huấn về nhà mượn sách. Vừa đến cửa con nghe thấy “huỵch ” một cái và tiếng bác cả kêu thất thanh “thôi chết, bà ngã rồi !” Mọi người xúm quanh bà giáo nằm lặng dưới đất, vừa định ôm bà dậy thì bà kêu hét lên: “ối ! cái chân tôi” cứ trông thấy bào giáo mặt tái mét nằm trên giừơng  với cả nhà ồn ào thuốc men mà con sợ rùng mình”.
Nó nói thế ai chả tin được. Đến hôm  su gặp con dâu bà ta đi chợ, em nhanh mồm, vội vã hỏi:
-    Thế nào mợ, bà nhà đã đỡ chưa?
Mợ ta sửng sốt nói:
-    Bà con có sao đâu?
-    Sao bảo bà ngã đau chân?
-    Không, ai bảo bác thế?
Em không hỏi lảng ra:
-     Chiều hôm qua cháu đức có chơi  đàng nhà đó không ?
Mợ ta lắc đầu. Cậu tính thế nó nói có liều lĩnh không? Conh nhà dối trá như quỷ.
-     Dầu sao trước mặt các con mợ cũng không nên bảo chúng hay nói dối. Vì như thế chúng tin lời mợ và cón nói dối tiếp.
Đức Nghĩa đủng đỉnh vừa vào tới cửa buồng thì Quỳnh ở đâu chạy vụt tới bên cậu, kéo tờ nhật bào cậu đương cầm ở tay nói:
-     Cậu xem gì đấy? Cho Quỳnh xem với nào.
-     Cậu vuốt tóc Quỳnh đưa cho cô con gái yêu tờ báo, một mảnh phụ trương chiếu bóng. Quỳnh bỗng reo lên:
-    Ơ này cậu trông nàng tiên đẹp chửa… lại giữa những người gì mà lùn tịt, mặt mũi trông gớm chết thế này.
Đức lại gần em, nhìn vào tờ báo rồ ra vẻ thông thạo nói:
-nàng Bạch Tuyết và bẩy thằng lùn đây mà. Phim này hay lắm kia cậu !
cậu  cười hóm hỉnh bảo con
_ Hay thật a, con đã xem đâu mà biết.
-    Con xem rồi. Chiều thứ  năm lên chơi Bà, cậu Tri đưa con đi. Phim trạnh hoạt động tô màu đẹp tuyệt kia cậu ạ. Nhiều cảnh hích lắm, như lúc nàng Bạch Tuyết soi bóng trong nước và nghe âm vang của tiếng mình vọng lên, cảnh lạc vào rừng có bao muông thú hiền  lành và sinh sắn dẫn đến nhà  bẩy thằng lùn , cả lúc lũ giống vật làm việc hộ nàng để dọn  cho gọn gàng sạch sẽ gian nhà ở giữa rừng. Buồn cười nhất là chộ con rùa lẽo đẽo  theo nàng lên thang. Chưa đến nơi, nàng đã xuống rồi lại lật đật bò xuống. Cảnh gì ghẻ nàng ghen thì sợ lắm cậu ạ, rùng mình lên được, giá cô Quỳnh xem thì khóc thét lên đấy cón vẽ khéo thì “ thánh ” lắm, trong những quả táo, không kể chi nàng Bạch Tuyết đến con cũng muốn ăn…
Nghĩa nghe anh nói, cười bảo cậu:
-   Anh ấy nói dối  đấy cậu ạ, chứ ai đưa anh ấy đi xem. Có chiều hôm qua nghe thằng Bảo kể truyện lại thì có.
Đức cáu lắm ngảnh lại bảo em:
-    Mày biết đâu lúc cậu Tri đưa tao đi thì mày bài hay lắm chả tin con hát lại vài câu cho cậu nghe, con nhớ được thế thì tài lắm.
Đức đàng hắng rồi bắt một thứ giọng đọc bài mấy câu đầu bài ca của bảy thằng lùn lúc chúng ở mỏ về.
Cậu và Quỳnh cùng cười nhưng Nghĩa nhanh mồm nói:
-    Anh đức bịa đấy cậu ạ, thằng Bảo vừa dạy anh ấy hát ngoài kia xong.
-   Đức lườm em mắng:
-    Láu nào, tao hát ôn lại với nó chư1
Cậu nghiêm nét mặt nói:
_ Nghĩa không được bảo là anh nói dối, và nói xấu người khác là không tốt đâu con ạ.
Quay sang đức cậu vồn vã hỏi:
-    Con đi xem thấy sao không nói chuyện cho cậu mợ biết? Aø có lẽ… họ còn chiếu đến tứ hai. May quá tôi nay cậu định đưa các con đi xem mà không biết xem phim gì. Chắc phim này hay đấy, em đức đã bảo, tì chúng ta đi xem đi mợ ạ. Mợ mặc áo cho Quỳnh cho Nghĩa đi, còn Đức xem rồi ở nhà trông nhà cho cậu mợ, con nhé !
Đức lưỡng lự ấp úng nói:
-  Cậu…
Nghĩ thế nào Đức không dám nói hết câu, cúi gầm xuống dả vờ xem tờ báo, Quỳnh Nghĩa ồn ào tỏ sự vui mừng được đi xem, trong lúc cậu nhìn các con bảo thầm mợ:
-    Tôi giúp mợ khỏi mang tiếng là nói dối con đấy nhớ, và biết  đâu không chữa được cả cái bệnh nói dối của Đức. Chiều nay gặp tôi, cậu Trí vừa hẹn đến tối cùng đi xem Bạch tuyết…
-     Hai em đã theo mợ vào buồng thay quần áo, Đức vẫn ngồi không nhúc nhíc trên ghế. Cậu giả vờ dọn dẹp ghế nhưng vẫn để ý đến con và cảm thấy một sự hối tiếc đương rào rạt trong lòng đứa trẻ. Muốn gợi thêm lên, cậu cao tiếng nói vọng vào trong nhà:
-     Mau lên mợ, Quỳnh và Nghĩa đả mặc áo xong chưa? Hơn tám giờ rồi đấy, không đến sớm lại hết vé mất thôi !
Nghĩa chạy ra trước, Quỳnh hớn hở theo sau, tiếng giầy mợ đã vang ở buồng bên cạnh. Cậu vừa quay với ái áo ở mắc chợt nghe thấy một tiếng  nấc tiếp theo tiếng Quỳnh gọi:
-   Cậu ơi ! anh Đức khóc cậu ạ !
Mợ vừa tới nơi, cậu đến bên Đức, nhìn thẳng vào con,  mỉm cười ý tứ hỏi:
-    Đứa, sao con lại khóc ?
Đức, không nhịn được nữa bùng khóc nức nở:
-     Con … chưa… được xem…. Bạch Tuyết …và bẩy thằng lùn.
-      Vậy câu truyện lúc nãy không thật tí nào ư?
Đức cúi gầm mặt xuống không trả lời. Cậu dịu dàng bảo:
-     Cậu mợ tin  con lắm, sao con lỡ nói lừa cậu mợ? Cậu biết lắm chứ cà cậu rất không vui lòng khi biết Đức của cậu mợ lại thế được… sự đã qua rồi không kể làm gì  cậu vẫn tin ở Đức thật thà của cậu lắm .thôi vào mặc áo cùng đi với cậu mợ và hai em.
-    Cậu cười tiếp ngay:
-    Với cả cậu Trí nữa…
Đức lủi thủi vào trong nhà. Nỗi vui xướng lẫn lòng hối hận làm Đức có những cử chỉ ngượng ngập vô cùng và thèn thẹn khi nghe tiếng em Quỳnh ngây thơ cũng nói với cậu:
-      Con chưa được xem Bạch Tuyết và bẩy thằng lùn.

GIẢI TRÍ


HỘP THƯ.
Các em Băng-Hồ, Mộng –Hùng Vân –Sơn.
Anh Cao xin lỗi các em- đến thứ năm sau. Các em lại chơi toà báo nhé?
Em Phạm –thị Bồng (sai gon) – báo số 8 gửi cho em bị trả lại- Em đổi nhà đi đâu? Cho biết ngay để gửi báo chứ ?
Em Ma-mộc Lâm( phú thọ. Cho biết rõ địa chỉ để gửi sách thưởng.
Bạn Nguyễn Tâm ( Thanh Hoá) – Xin lỗi bạn, đễ chậm quá mơ1i giả nhời. Có bài xin cứ gửi.
Bạn Nguyễn –x- Lương( Ninh  Bình) cám ơn bạn, các bài sẽ đăng dần- có thể giúp thêm được phần nào, xin cứ viết- Hết sức hoan nghênh.
Oâ. Nguyễn Văn Cẩn ( P.P.T Hanoi)- có bài xin cứ gửi- Rất hoan nghênh !
Bạn Vân Quy ( Hai phong) 7 hay se đăng. Rất cám ơn.
Phan Trụ ( Hanoi) quỷ thuật khá lắm. Đã trả anh chủ nhiệm để chuyển giao, vì anh khôn giữ mục ấy.tuy vậy cũng rất ao  được dự một buổi diễn thử để được nếm kẹo  “trấu”.
Đ.V.T
Ngọc Trai ( Huế) cứ gửi. Viết một mặt giấy.
C.V
Mây vơ vẩn  ( Hanoi). Cám ơn. Tưởng tượng mạnh thế? Nếu đăng được thì lời yêu cầu cũng sẽ nghe được.
C.V
Thanh Nam ( Saigon). Tiếc rằng không chiều theo ý em được, tuy rất cảm động về sự thành thật. Cứ gửi về toà báo như đã gửi. Chuyện vui cười cần phải thật buồn cười.
C.V
Bạch y Lang ( Hanoi). Những bài của em rất có giá trị, mà tiếc thay không dùng được. Nếu có thể, viết theo lối dã sử như lài Lý trần Quán hay bài Nguyễn Biểu đăng trong số 2 và số  9. hay là viết theo lối phóng sự ngắn hoặc tường thuật. Cảm ơn về lời chúc. Đã phải sắm luôn hai cặp rồi, phòng khi cận thị nặng.
C.V.
Tập dịch đã em ạ. Mà dịch rất cẩn thận, rồi gửi anh Cai Vườn xem- Những câu hỏi khác, miễn giả nhời.
Oâ. Nguyễn Tâm ( Thanh hoá) “ đôi chim xẻ” không đăng được. Có bài khác xin cứ gửi. Muốn vào bộ biên tập, không khó gì hỉ cần viết hay.

 

TIẾNG BÍ MẬT

Ai sinh ra kiếp làm người.
Thông ta gánh vác việc đời được ư?
Để cho ta bị ngã ư?
Lên chùa lễ phật cùng sư bạn bầu.
Ngã rồi còn hỏi đến nhau.
Giúp đời che chở  quản đâu mỏng dầy
Sắc kia tô điểm cho đây,
. . . . . . . .. .
(là gì mà ghê thế?) RYNVAT.

Bài giải .
ĐỒNG XU BƯỚNG BỈNH.
Tại sao lại có thể bướng bỉnh đến thế được? Là vì:

1. Bàn tay bao giờ cũng  ương thành đồng xu dính xuống da – Vì thế co bàn tay bôi mỡ hoặc  rắc cát trước lên bàn tay- Kể thì cũng tinh đấy ! nhưng lối ấy “ lâu” quá!
Giữa bàn tay hơi chũng, nên khi chải, những lòng bàn chải chỉ lướt qua trên mặt đồng xu, tỉ như khi mình chải những nơi chỉ dính trên chiếc áo len – Vì thế nên có em bàn ấn bẹt hẳn cái bàn chải mà đầy phăng “ bác” ấy ra- Lối ấy thì quyết liệt thật đấy, nhưng sao gọi là chải được?
Còn một cách dản dị mà rất hiệu nghiệm sao các em không dùng, là chải rất thong thả từ cạng đồng xu vào mà chú ý hết sức để không ch o lòng bàn chải lướt trên mặt đồng xu. Chỉ có một em tìm được cách ấy: em đại Ngốc ( không, em không ngốc tí nào !) ở Sơn Tây. Em đại Ngốc Khuất- v- Ngung Sơn tây được thưởng ba tháng báo.
Em Mai Thế Thưởng ( Hanoi) được thưởng hai tháng báo.
Các em sau đây được phần thưởng khuyến khích:
Bùi Tá Ngữ ( Lục- Nam), Nguyễn Phúc Giác – Hải (Hanoi),
Hoàng –trí- Quảng (Hadong), Lê – đình – Ninh (Kiến An) Vũ Hồng Tuấn (cho biết địa chỉ)
T.B : các em hãy đợi có một trò chơi về đồng xu còn “ rắc rối” hơn nữa.

CON GẤU LEO GIÂY- ĐỒ CHƠI KIỂU THANH NGỌC.

Các bạn dán hình I,II,III, IV vào một miếng bìa dầy (carton), lấy kéo cắt theo hình vẽ, dán liền mặt trong hình I,II vào với nhau.
Trọc thủng lỗ 3,4 ở chận trước gấu, móc vào mỗi lỗ một chiếc vòng lám bằng dây thép như mẫu đã vẽ D và E. lấy một cái dây cao mắc vào vòng e rồi lấy Michelin gắn liền hai đầu lại. Dùng hai chiếc ghim gắn hai chân sau vào thân gấu ( kim số 1 gắn qua một lỗ ở thân dưới gấu và ở hai chân, kim số 2 xuyên qua lỗ hai, đầu nhọn kim đánh gập lại (  hìnhvẽ Ahi, mà nhớ mắc vòng cao su vào kim số 2) đoạn gọt lấy hai ông gỗ hình ống nứa to như mẫu vẽ, gắn vào  bên trong hai  chân gấu có đánh chứ không cho thật  chặt và đính hai chiếc ghim nữa vào chân trước gấu. Lấy dây gai to  và dai luồn vào vònh Di vào bên trong hai ghim thẳng và cái gỗ B, bên ngoài cái gỗ C ( hình vẽ II)
Cầm đầu dưới dây rựt… rựt con gấu của các bạn sẽ ngoan ngoãn leo lên tận đầu dây trên.

TRÒ CHƠI TRUNG THU.

Đèn kéo quân này khác đèn thường ở chỗ kéo quân đi bằng sức nước chảy, chứ không bằng sức nóng lửa.
CÁCH LÀM: Gọt củ khoai lang hay khoai tây cũng được, một khẩu bề giày 3 phân, bề tròn cho vừa khít bề miệng hông phonga (A) lấy cái lông ngỗng dùi qua miếng khoai A Lỗ lệch chiều như hình vẽ một. Đút mảnh khoai ấy vào thông phong chỗ đậu phình ra. Còn đầu kia cũng phải đ65y một cái nút ba82ng bấc hay bằng khoai. Nhưng phải thật chặt, cái nút này cũng có 4 lỗ như những nút kia, nhưng những nút này thông thẳng xuống chứ không lệch chiều và thêm một lỗ ở giữa nút nữa để xâu giây treo. Đầu dây buộc cái khuy ( K) để dây khỏi rời nút. Đầu dây kia buộc lên trần nhà, treo cho đèn gần chấm tới bàn. Trước khi treo phải chụp cái chao đèn vào, chung quanh treo những quân cắt bằng bia. Trên bàn, dưới giữa đèn, để cái chậu hứng nước.
Bây giờ chỉ còn đồ nước vào thông phong cho nước chảy qua nút trên xuống đầy thông phong nếu có ống cao, nước vào thông phong càng hay. Khi thông phong đầy nước ta hãy cho chảy ra các lỗ lệch chiều. Lúc đó đèn sẽ bắt đầu quay. Nếu muốn cho vui mắt hơn, ta cắm nến chung quanh chậu ( hình II).
PHAN-TRỤ.

ĐÈN TRẺ EM.


Làm một cái khung vuông bằng thép cứng luốn tám cuộn chỉ vào hai bề đối nhau làm bánh xe. Ơû mỗi góc tông ( cũng bằng thép uốn) một cột để luồn một cuộn chí khác có gián một mảnh giấy dày tròn( đường kích 4 mảnh bằng nhau ở trên làm bàn uay).
Mỗi đầu cột  là chỗ thắp nến: chỉ việc đốt đít nến cho rẻo rồi cắm sâu vào là được. Trên miếng giấy tròn ấy, đem dán cái vòng trẻ em nắm tay nhau chơi đùa dưới ánh trăng, ta đã vẽ ( theo hình đây) tô màu6 cắt, trổ lên một mảnh bìa.
Ơû giữa khung ta đặt một cái đế. Làm bằng hai miếng giấy giầy tròn gián ở trên, dưới ba cuộn chỉ. Trên cái đế, không quay được ấy đem dán cái vòng đám rước mang  năm chữ  T.RẺ. E.M.
Rồi buộc giây vào khung, thắp nến lên rồi a lê kéo xe đi rước cho 4 bọn trẻ em sung sương queya tròn tít quanh đám rước TRẺ EM.


NHẮN GỬI CHỊ HẰNG- NGA ĐÊM RẰM.

Chị Hằng ơi !
Trung thu là tết của em.
Mỗi năm một lượt, êm đềm vế qua.
Biết bao trông đợi, mong chờ
Cho đêm nay lại, để mà cười vui.
Em xin cậy chị đôi lời,
Vì em cầu khẩn, van trời đừng mưa.
Cho em tìm bạn gần xa,
Họp nhau lại trước sân nhà rước chơi.
Cho đàn em nhỏ cùng vui
Ngồi quanh bàn cỗ reo cười huyên thuyên.
Chị ơi ! đừng ở từng trên,
Hãy soi sáng để chúng em nô đùa.
Kẻo hoài phí cả tuổi thơ,
Mai đây ơn chị bao giờ em quên ?
Chị ơi ! đừng ở từng trên.
Hãy trông nghin vạn ngọn đèn như hoa,
Hãy nghe hồi trống vẳng đua
Và muôn giọng hát câu ca  lời thềm.
Mà soi sáng tỏ nửa lên,
rồi cùng vui với chúng em dưới này.
THÁI HOÀNG.
 

TRANG EM GÁI

(GÓI BÁNH KEM)
Lan và Minh là hai bạn rất thân. Lan lại ngoan ngoãn mẹ Minh yêu lắm. Một hôm Lan sang chơi với Minh. Gặp nhà Minh có giỗ, cỗ bàn linh đình bánh kẹo la liệt.
Bà Thái ( mẹ Minh) thấy Lan sang liền bảo minh gói cho Lan một cái bánh để Lan về chia lại cho em.
Minh sung sướng tìm một tờ báo, chọn toàn  bánh ( kem) gói cho bạn.
Lan hớn hở nhận gói bánh xin phép bà Thái về.
Tới nhà Lan lon ton tìm mẹ rồi  nhanh nhẩu đưa gói bánh ra- Các em Lan cũng chạy lại xem. Bà mẹ liếc trông tủm tỉm nói rằng:
Mẹ trông gói bánh không được ưng ý lắm, các con chớ vội ăn.
-                 Các con ngơ ngác…
Em sáu xưa nay mồm miệng luyến thắng nói : chị Lan, mẹ dặn không được nhân quà, nhận tiền ai cho kia mà !
-                 Sáu , con nói rất phải, nhưng đối với chỗ bà Tha1i chí thân, thới chị Lan nhận cũng được, không ngại
-                 Đến lượt Tám: Hay tại bánh làm bằng trứng không tươi?
-                 Không con ạ, nếu bánh mua ở thời con nghi, chứ đây là bánh bà Thái thân thử làm, bà Thái rất cẩn thận. Bánh làm bao giờ cũng rất tinh vi
Thằng em út từ nãy chĩ chăm chăm nhìn  bánh sốt ruột quá…
-                 à thôi phải rồi, các chị ăn nhiều cơm rồi, còn em hôm nay kém ăn, chắc mẹ để cho em chứ gì. Bà đốc nhìn con mỉm cười.
Để mẹ nói cho các con nghe nhé:
-mẹ chỉ phàn nàn một nỗi, là bánh ngon như thế này lại gói bằng giấy báo.
Lan nhí nhảnh cãi “ thưa mẹ, ai chẳng gói bằng giấy báo. Con thấy cái hiệu bánh kẹo người ta dùng giấy báo gói cả.
-                 vì người ta không hiểu con ạ ! giấy báo là thứ phải qua tay rất nhiều người:
người làm giấy , người soạn giấy, người mua giấy, người sắp giấy ra, người bán báo, người mua báo, người xem, người này xem xong lại đưa cho người khác xem. Aáy là chưa kể đứa trẻ đem bán rao suốt ngoài phố bao nhiêu bụi và vi trùng bám vào.
Các con một ngày dùng đến tay làm bao nhiêu việc. Người khác cũng thế, nên tay là cơ quan dễ bị nhiễm bẩn.
Ngần ấy tay cầm vào tờ báo thời đáng ghê sợ là bao nhiêu. Phàm các đồ ăn ta nên gói bằng giấy trắng – Giấy trắng tuy không hoàn toàn sạch, nhưng còn tốt hơn giấy báo. Ơû các nước, như nước Pháp thì nhất thiết không hàng nào dùng giấy báo cả. Bất cứ sách sở, vải vóc, hay đồ lặt vặt đều gói bằng giấy trắng hay giấy màu. Mà dùng giấy báo thì cũng chỉ để gói lần ngoài.
Lại nói đến các đồ đem biếu. Thì cách gói ta lại phải cẩn thận, hơn nữa, nếu gói bằng giấy thì thực bất- lịch –sự.
Ơû ta bây giờ khan giấy,đắt giấy, không gì bằng gói bằng lá chuối, lá môn rửa sạch.”.
Lan lém lỉnh ngắt lời mẹ  và chỉ vào tờ báo gói bánh nói !
Nhưng thưa mẹ, tờ báo này là số cổ động báo “THANH NGHỊ” chị Minh lấy ở ngăn kéo bác Thái ra, hãy còn y nguyên ở toà báo.


TRANG KHOA HỌC

TÀU BAY.

Một chiếc tàu bay có 3 phần ( xem hình I)
1.              thân để chứa người hay hàng hoá.
2.              Cánh để đỡ.
3.              Đuôi gồm có bánh lái và một cánh nhỏ.
A.            _ cánh là bộ phận quan hệ nhất vì nhờ có cánh mà máy bay mới bay lên được và mới đứng lơ lửng giữa trời.
Để mảnh bìa  B theo hình II mà kéo theo mũi tên các em sẽ nhận thấy hai điều.
Gió ghìm mảnh bìa lại.
Mảnh bìa lượn trên trời như có gì đẩy ở dưới. Máy bay lên được là nhờ sức đẩy ấy. Khi cánh quạt quay thì gió tạt mạnh về phía sau, đập vào gầm cánh nâng cánh lên.
Nếu các em thay miếng bìa B bằng một miếng ìa nhỏ hơn thì sẽ thấy:
-                 kéo nhẹ hơn trước, nghịa là gió ghìm lại ít hơn.
-                 Phải kéo nhanh hơn trước, miếng bìa mới lượn lên.
Vì thế nên bây giờ máy bay nhanh nên người ta không cần hai cánh to như hồi trước vì làm to vừa thừa vừa bị gió ghìm lại nhiều làm giảm tốc lực. Các máy bay thi và các máy bay khu – trục đều có một cánh nhỏ, nên bắt buộc bao giờ cũng phải bay nhanh cả lúc muốn hạ xuống đất cũng vậy.
Trong lúc thử theo hình số II ở trên các em đã thấy nếu miếng bìa để giốc nhiều như miếng bìa A trong hình II thì sẽ dễ lượn lên cao hơn. Vì thế nếu muốn máy bay lên cao người ta  cũng ngả cánh về phía sau như thế. Nhưng bây giờ máy bay bay nhanh hơn và còn nhào lộn  nên cánh phải gắn chắc vào thân. Người ta làm hai miếng hậu cánh, giống như  những cánh phụ có thể quay quanh bản lề (xem hình I) mà ngả xuống bay dựng lên.
Ngày trước cánh chỉ để nâng máy bay, bây giờ người ta dùng hết cách áp dụng phần trong cánh kẻo để không phí quá. Mới đầu họ dựng dầu, mỡ vào cánh để có thể bay xa không phải hạ xuống lấy, như thế hành trình sẽ rút ngắn, lợi thì giờ. Hiện giờ trên mấy kiểu máy bay to như mấy kiểu Junker (đức), Leversky và Boeing của (Mỹ) người ta đặt hẳng trong cánh những buồng để người ở  ( xem hình III)
Nhiều ngừoi đã có ý tưởng làm máy bay không có thân,  chỉ có cánh nhưng là giầy để chứa người và hàng hoá, gọi là cánh bay, nhưng nghe đâu hiện giờ Mỹ mới bắt đầu đem ý ấy ra thực hành.
Các em xem đấy thì biết bao giờ kỹ nghệ người ta cũng cố gắng không để bỏ một tí gì “ nhiều lợi mà tốn ít”.
Kỳ sau anh sẽ nói nốt về phần thân và đuôi máy bay.
ÂN BẰNG và TRIỆU CƠ.
NGÔ BÍCH SAN.

VUI CƯỜI.

THẾ LÀ AI?

Một chàng thanh niện bị giam vào nhà tù và không ai được phép vào thăm chàng nếu không phải làngười thân- thích của chàng. Có một lần, một ông lão già đến nhà tù, ngỏ ý muốn gặp mặt chàng thanh-niên. Tên gác cổng liền hỏi:
Ông có họ hàng gì với tên tù không? Người ngoài không được phép vào đâu.
Có tôi có họ.
Họ thế nào?
Thế này nhé: tôi không có anh  em chị em gì cả, mà bố tên tù là con trai của bố tôi.


Ồ mưa to thế này mà mày lại đứng đây không chạy đi?
Đàng trước cũng mưa, đằng sau cũng mưa, bên phải cũng mưa, bên trái cũng mưa mày bảo tao chặng đằng nào?


Tiên học lễ.

THẦY GIÁO: - Sao hôm qua anh không đi học?
Thưa thầy hôm qua con đi lể để Phủ- giầy với mẹ con.
THẦY GIÁO: thế anh hích đi lễ hơn đi học à?
Thưa thầy vì con nghĩ đến câu “ tiên học lễ hậu học văn ạ”.


Đánh đố
-                 tôi cược với anh 10 đồng, đố anh biết tôi đến thăm anh có việc gì?
-                 Dễ lắm. Hẳn là anh đến vay tiền tôi.
-                 Không phải
-                 không phải ! tôi chỉ đến hỏi thăm sức khoẻ anh thôi. Thế là anh thua cuộc rồi nhé. Đưa mười đồng ra đây.


Trọng bệnh

-                 nhiều thầy thuốc đã phải chịu, không chữa cho tôi nữa.
-                 Làm sao ? hay là họ cho rằng bệnh anh không thuốc nào chữa nổi?
-                 Nào phải thế, chỉ vì tôi không chịu tiền trả cho họ.

Ông hỏi cháu
-                 ngày sau cháu làm nghề gì?
-                 Cháu ngày sau đi bắn hươu nai về ăn. Nhưng bây giờ ông cho cháu một su đã.
-                 Để cháu là gì?
-                  Để cháu mua kẹo đạn, tập săn đi là vừa.

Lời trẻ

Một ông to nhờn mập mạp leo lên cân, nhưng chẳng may cái can6 hỏng, kim chỉ có 25 cân. Hai đứa trẻ đứng đấy thì thầm bảo nhau:
- có lẽ người ông ta rỗng mày ạ.

 

THỂ THAO


Chữa cháy.

Không kể những người đáng ghét thấy “cháy nhà hàng xóm mà bằng chân như vại”. Chúng ta nên phục những người có lòng dũng-cảm, thấy ai bị cơn hoạn nạn, liều mình cứu giúp, lòng can đảm của những người lính cứu hoả trong thành phố là những tấm gương sáng. Các em tập để rồi theo gương ấy mà đáng mặt làm trai chứ!
Chuông trống đổ hồi, còi rúc đinh tai, kịp đến nơi rồi, chúng ta cởi cỏ quần chùng, áo giài ra, mau lên.


I.               nghể đầu nhìn xem, khói bốc đen một góc trời kìa: các em dơ tai lên trời, thằng đầu đi hàng một, kiễng chân (một vòng sân).
II. tiếng người kêu inh ỏi, có đám cháy thật. Anh em chạy mau tới, (theo nhau chạy chậm rồi nhanh hai vòng).
III. bơm nước để tắt lửa. Các em đứng làm thành hai hàng, trông mắt nhau. Dạng chân , chắp tay ra đàng trước. Hàng thứ nhất, chắp tay giơ thẳng lên trời (hít mạnh vào). Hàng thứ hai chắp tay, thẳng chân, cúi xuống đấ, (thở ra). Lại đến hàng tứ nhất cúi xuống, hàng hai ngẩng lên hít vào. Làm đều nhau 10 lần.
IV. lửa cháy càng to, la vẫy thâm người để giúp. Các em đứng chụm chân, thẳng người, giơ thẳng tay lên đều, vẫy mạnh xuống. Tay phải rồi tay trái (14 lần).
V. lửa dịu dần, khá lắm, ta bò  vào trong nhà.  Hàng một, bò quanh sân (một vòng).
VI. ối chà ! coi khéo, bỏng chân lắm anh em ơi! các em đừng bỏ tay trên háng, co hai gối, nhảy cao (bảy lần).
VII. khiêng đồ đạc ra.  Hai em ngang sức bế nhau, đi từ đầu sân đến cuối sân, lại đổi lượt
VIII. kéo đổ nhà đi, kéo lửa bén ra nơi khác.  Vẫn hai em ngang sức, đứng dạng chân, nghiêng người, trông mặt nhau. Đưa chân phải ra đàng trước, để chạm nhau. Chân trái đàng sau. Tay phải cùng nắm tay nhau kéo mà kỳ đổ. Lại đổi chân trái, táy trái mà kéo.
Lửa tắt hẳn rồi. Ta cùng nhau về tắm gội (Các em đi hàng một, thong thả bước đều, hát bài : Anh - Hùng Xưa (trong ca kịch Đinh Tiên Hoàng, số đặc biệt, trang 28.)


LỜI THẦY THUỐC.


ONG ĐỐT, RẾT CẮN.


Em Chi ranh mãnh rúc vào bụi cây chơi, bị con ong mật tiêm cho một phát vào mặt. Chi  chạy về kia kìa, tay ôm đầu mắt sưng húp như quả táo. Các em đừng cưới mà cho khóc  lên đấy. Ong đốt đau và buốt lắm, vì nọc ong có nhiều chất cay làm cháy thịt. Em hãy giữ Chi lại, nặn vết ong châm bên mắt, rút ngòi ong ra, rồi lấy một tí vôi, hoặc chanh hay dấm mà bôi vào cho hết đau. Rết cằn không có ngòi. Nhưng có nọc độc em cũng lấy vôi hai dấm bôi vào là chóng khỏi.
Đây là anh mới kể vài bệnh nan cỏn con, các em biết mà tránh, và những phương nhỏ mà các em có thể làm lấy được. Còn như nói dại đổ xuống suối xuống bể, chẳng may các em mắc bệnh nan nguy thì đã có cậu mợ hay người lớn chữa cho.
Mấy tháng hè, các em chơi đùa đi, vui tươi lên. Cốt sao chơi cho ngoan và vâng lời cậu mợ. Đừng có đến nỗi “năm này ba tật” thì cậu mợ phiền lằm đấy! L.H.


VƯỜN ƯƠNG.

Có lẽ cái tin tưởng về thần thánh của em Chánh Còm gần thành chắc chắn là vì câu chuyện tục truyền kể trên có để lại dấu tích hiển nhiên.
Hồ Ba Bể rất có thê thành được trong một đêm. Gò An mã rất có thể như nguyên, không phải chịu cái số phận dâu biển của những khu chung quanh.
Cái đó không có gì lạ.
Nhưng sự sụp đổ bất thình lình, từng xứ từng vùng màvẫn coi là những thiên tai huyền bí, chỉ là những biến hoá tuộc về địa thề học mà tôi. Vỏ quả đất chõ dày chỗ mỏng, thể chất lần dưới vỏ đất chỗ mỏng chỗ đặc, ngọn lửa âm ỉ trong lòng trái đất chỗ nóng chỗ nguội, từ ấy thứ làm cho mặt đất cta co vãn, di chuyển luôn luôn. Nhẹ, không ai biết, nếu không có máy móc tinh xảo của những đài thiên văn. Mạch, thì tai nạn xảy ra ghê gớm là thường. Một ngày kia có dịp thằng ba Lém hẳn sẽ nói chuyện với các em về vấn đề này. Các em sẽ thấy chẳng có gì  là khó hiểu, là u huyền, là bí mật cả.
Viết truyện thần thành, ma quì, thiên nga hay hồ li tinh, chúng ta cứ việc, nhưng nếu chúng ta chẳng nói trắng ra như bồ Tùng Linh tác giả bộ Liễu Trai là “ ngồi buồn nói láo mà chơi” thì ít ra ta cũng phải kiêng rè cái trí xét đoàn của người đọc mà đừng bôi bác sự thật mới được.
Giá phỏng em Chánh Còm có tin tưởng thật về thần thánh, mà muốn làm một việc về truyền đạo, muốn cho độc giả cũng phải tin giống mình thì em Chánh Còm cũng phải đủ bằng chứng, đủ lý lẽ để bày tỏ cho rõ ràng, thì mới hòng thuyết phục được người ta. Nếu không muốn truyền đạo và hãy còn bán tin bán nghi thì rất không nên bàn cái sâu đáng tức cười:
-                 khéo thế  cũng nên…
một là “có” hai là “không”, một là công nhận hai là phản đối, người viết văn phải chắc chắn, phải quả quyết, không  thể thần trí bất định, rồi đâm ra “ba phải”được.
Ngoài cái nhược điểm về phán đoán mà em Chánh Còm có thể tập luyện sửa chữa dần dần theo tời gian, bằng kinh nghiệm, bằng từng trải, bằng nhận xét lối viết của em kể cũng gọn ghẽ, đã sáng sủa.
Nếu em Chánh Còm chịu đọc nhiều, chịu để ý đến những việc sảy ra chung quanh mình, nhất là chịu suy ngẫm kĩ càng những cái mình đọc, những điều mình trông thấy, nghe thấy, thì dù sau này em không béo lên được chút nào, văn của em cũng không thể “còm” mãi được.
Cũng là một hướng đạo sinh như em Chánh Còm, cũng có lối viết “tốc hành” như em Chánh Còm nhưng văn còn lung củng nhiều quá là em Đăn g Nam.
Hai chuyện phóng bút của em, hẳn là hướng đạo “mới mẻ” lòng đang bùng bùng với chủ nghĩa. Hai chuyện không đáng kể đến, nếu em Đăng Nam không mắc nhiều vào cái lỗi chung của nhiều em khác là dùng những tiếng hoang dại, phóng túng qúa tự nhiên của văn nói.
Trong văn viết, nếu không phải đạt vào lời cho một nhân vật trong chuyện cốt để tăng tả thực  trong cách tả diễn của mình, thì nhiều chữ rất không nên dùng.
Một em viết “hai đứa con ngồi ăn khoái, trông thấy bà cụ về cứ “ lờ” đi. Một em khác viết: “ ngày nghỉ, học trò chơi đùa “ thả cửa”.
Em Đăng Nam chưa đến nỗi tệ quà như thế , song em có thể đứng đắn hơn nếu viết “một mạch xe đạp” thay cho “ một tua xe đạp”, một “việc thiện” thay cho “B.A”, anh “ đoàn trưởng” thay cho anh “chếp” (nguyên văn).
Không chú ý làm llinh hoạt một cảnh tượng, không phải lúc dùng lối viết thư để riêng một người đọc, khi cầm bút, người viết văn nên coi như đứng trước đám đông công chúng, nói chuyện tự nhiên mà vẫn lễ phép, đừng để cho ai có thể coi mình là có tư cách rừng rơ, chưa uốn nắn, chưa tu sửa.
CAI VƯỜN.
Tám giờ sáng hôm 15 juin 1941.

MỘT BUỔI VUI ĐẶC BIỆT.

Giành riêng cho các độc giả TRẺ EM. Do báo THANH-NGHỊ  tổ chức tại một rạp Cinema ở Hanoi với sự giúp sức của một số học sinh truo772ng GIA-LONG, utru7ờng TRỊNH-KIỂM và độc giả TRẺ-EM.
Trương trình buổi vui ngày 15 juin 1941.
1.              Đời tiên, ca kịch 1 cảnh.
2.              Đinh – tiên Hoàng, ca kịnh 3 cảnh
3.              Thỏ non ca kịch 3 cảnh.
4.              Bạch Tuyết và bẩy thằng lùn, ca kịch một cảnh.
5.              Một đoản kịch múa rối bằng người thật và các bài đàn hát, các điệu nhảy múa kỳ lạ.
Tất cả các em ở Ha noi đã dự cuộc thi và các em nào đã mua một năm báo TRẺ EM  đều được mời đi xem buổi vui đó. Từ hôm 10 juin đến hôm 13 juin, hồi 6, 7 giờ chiều các em cầm carte d’dentife hoặc recu tiền báo, lại nhà báo mà lấy phiếu mời. Ngoài ra, lại có những phiếu mời để trong một số bào bán lẻ để tặng những em nào may mắn mua được những tập báo ấy.
XIN CHÚ Ý: Các em nào muốn tập hát bài ca của TRẺ EM xin đến tập tại sân trường Gia Long từ hôm 10 đến 13 juin lúc 7 giờ rưỡi tối.
ANH BA LÊM.


GIÀY ĐI CHƠI CỦA TRẺ EM.
Các bạn nhỏ trẻ em đã nóng lòng mong đợi cái ngày đi chơi vui vẻ ấy, cho nên sáng ngày hôm 10 aout, đúng giờ hẹn ái nấy đã có mặt ở chỗ khởi hành. Hai hôm trước trời mưa liền. Sớm nay nắng đã tạnh hẳn, ai cũng thấy ne1t mặt của nhà chủ- nhiệm hết ủ dột đã cùng với ánh sáng hồng của mặt trời vừa ló, tươi sáng hơn.
Đoàn đi chơi lớn nhỏ  có ngót  người. Vừa chật một toa xe.
Đến làng Triều-Khúc, đoàn được ông chủ Lê Văn định đón vào nghỉ ở trường tiểu canh-nông Công – nghệ của làng. Oâng nói chuyện và chỉ dẫn mọi việc. Trường tiểu Canh-nông Công-nghệ ở đầ làng, giữa một cái trại lớn. Oâng phủ Lê lại dẫn đoàn đi xem mấy xưởng Công- Nghệ kiểu- mẫu, trong làng, đưa thăm đình, chùa nơi di tích thắng- cảnh. Mười giờ đoàn trở về trường các em được anh Vượn dạy hát, anh Lém kể chuyện vui, rồi cùng vui vẻ quây quần ăn bữa cơm trưa, do mấy anh tráng sinh làm đầu bếp.
Chiều mát, anh đoàn-trưởng dẫn các em ra sân rộng bên đình, vui vẻ chơi và hát dưới bóng mát cây to, thở hút gió tơm của ruộng đồng. Những điệu hát êm vang của các em đã mời được một số rất đông những bạn nhỏ trong làng đến để cùng vui đùa và chia kẹo bánh.
O giờ chiều , ông Phủ Lê lại thân hành đến phát đồ chơi cho một vài em nhỏ và cùng với đoàn chụp bức ảnh kỉ niệm, rồi lại ân cần đưa chân ra đến tận bến xe.
Được hưởng một ngày đi chơi  ích lợi và hoàn toàn vui vẻ, đoàn du lịch TRẺ EM xi ghi ơn cụVõ Hiển Hoàng đã vô cùng rộng lượng với đoàn, và xin trân trọng cảm tạ.
Oâng Phủ Lê văn Định đã vui lòng hướng  dẫn và săn sóc đến trẻ em.
Bà phũ Lê –Văn –định đã có nhiều quà. Những anh tráng sinh đoàn Lam Sơn và Bố-Vệ, Trần Bá Tuyền, Nguyễn Quốc Vinh, Bùi văn Phúc, Dương Minh Aáp, Hoàng tiến Lộc đã hết sức trông nom các em khi ăn và chơi. Khiến cho cuộc du lịch được mọi phần mỹ-mãn.
Trưởng đoàn: PHẠM-LỢI.
Vì bận việc cuốc sới nhiều quá, anh Cái Vường không được dự buổi đi chơi cùng với các em. Muốn cùng vui với các em anh chỉ còn cách đợi xem bài tường thuật của anh trưởng đoàn. Nhưng anh này không  “lém” thành r anh Cái Vườn chưa được vừa lòng.
Bây giờ anh hứa sẽ tặng giỏ hoa quả cho em nào viết bài tường tuật hay nhất về buổi đi chơi ấy.
L.T.S- Chiều ý anh cai Vườn toà báo ra cho các em đi chơi đầu bài ti sau này: “ em viết thư kể cho anh cai Vường nghe buổi đi chơi ở làng Triều Khúc làm anh tiếc đã không đi chơi vào buổi hôm đó”
Hạn nộp bài đến 6 giờ chiều ngày 10 Aout.
Giải thưởng đầu : 6 tháng báo.
3 giải sau: ba tháng báo.
Trường: HOÀI ĐỨC.
N. phố Hàng Trống Hanoi
Giây nói số 866.
Là một trường nữ học tư thục to nhất ở Bắc-kỳ, có lớp Đồng-ấu đến lớp Đệ-tứ-niên ban cao –đẳng-tiểu-học.
Ngày khia giảng niên khoá 1941-1941.
Ban tiểu học: ngày thứ  hai 11 er Septembre 1941, hồi 7 giờ sáng.
Ban cao đẳng tiểu học:  ngày thứ  hai 1er hồi 8 giờ sáng.
Lưu trữ học sinh:  phải tề tựu tại trường ngày 31 Aout trước tám giờ tối.


CUỘC THI LỚN CỦA TRẺ EM.


530 giải thưởng.
Giải thưởng đầu: một cái đàn Banjo.
Mười giải thưởng hãng nhì: một hộp đủ đồ dùng để đóng lấy máy bay.
19 giải hạng ba: sách truyện vào báo trẻ em.
500 giải thưởng chung: một cái phiếu để dự vào một buổi vui do báo THANH NGHỊ tổ chức sáng hôm 15 Juin 1941.


SỔ VÀNG CỦA TRẺ EM.

CỨU SỐNG HAI MẠNG NGƯỜI.
Buổi tối hôm ấy trong toà soạn, anh chủ nhiệm rút ngăn kéo ra  một tờ báo hàng ngày. Anh sửa lại cặp kính trắng rồi chỉ cho tôi một mục thời sự các tỉnh:
THÁI BÌNH:  NGÀY 23 Avril khi xảy ra tai nạn ô tô ở bến phà Tân Đệ, câu bé Trần Văn Sinh 15 tuổi đã cầm đòn gánh thả xuống nước cứu sống được hai người.
Đọc qua rồi tôi hỏi:
“ anh muốn tôi viết một bài khen cậu sinh?”
-các báo khen đã nhiều. Tôi muốn anh xuống bến Tân Đệ.
-                 Để…?
-                 Để TRẺ EM được làm quan với một người bạn nhỏ dũng cảm. Thế là sáng hôm sau tôi sách cặp ra ga.
-                 7 giở 35 xe lửa tới Nam – Định. Tôi thuê xe ra bến đò, cách tỉnh lỵ dăm cây số, bến cao, sông rộng, lại có chiếc tàu nhỏ để kéo phà sang ngang. Bên này, hữu ngạn là bến Tân Đệ thuộc Nam Định. Sang tả ngạn bên kia mới là bến Tân Đệ Thư Tri, nơi xảy ra tai nạn. Xe tôi tới bến thì nhỡ chuyến phà đành phài xuống một chiếc thuyền nan do hai cậu bé chở sang sông. Lòng sông rộng, gió to dân sóng rạt rào như muốn cản thuyền lại. Nhưng vui câu chuyện, chẳng mam61y lúc thuyến sang đến bến. Một cậu bé chở đò, buộc thuyền rồi
đưa tôi lên đầu giốc, chỉ một lũ trẻ xúm xít bên một ngôi hàng nước giữa trời gần đó mà bào “đứa lớn nhất là Sinh. Ngồi hàng nước của bu nó đấy”. Tôi ung dung bước lại ngồi trên ghế gỗ trước hàng, gọi một bát nước chè tươi.
Anh Sinh, anh Sinh hàng có khách.
Một cậu bé chạc 15 tuổi, mặc áo cánh, quần cộc trắng, tóc rẽ gọn, da ngăm đen, điệu bộ rắn rỏi, nhanh trai, đang ngồi phất diều với 7 , 8 em nhỏ khác nghe gọi, bỏ diều chạy về hàng.
-chào em Sinh.
-Không dám, lạy anh ạ.
-                 Bu em đâu?
-                 Thưa anh, bu em vào làng vắng từ sớm rồi ạ.
-                 Tôi ở Hanoi xuống thăm em và hỏi chuyện em đây. Việc em vớt người mới rồi đáng khen lắm. Nhà em đâu? Đưa tôi về chơi.
-                 Tinh lễ phép đáp. Thưa anh, việc ấy có gì đáng khen. Cũng nhờ số người ta chưa chết nên em mới cứu được đấy ạ. Nhà em gần đây, xin mời anh về chơi nghỉ chân.
-                 Sinh đưa tôi đến một gian nhả tranh thấp nhỏ ở ngay đầu phố Tân Đệ, gần bến đò. Một lũ, năm, sáu đứa trẻ, từ 12 tuổi trở xuống cũng theo chân Sinh và tôi bước vào nhà. Đấy là các em của Sinh.
Này là thằng cu Lợi, này con Tí thằng Tậm vv Đứa có cặp má phính, cái miệng cười xinh, đứa có cái chỏm rất ngộ…
Tôi ngồi bên dườnng hỏi chuyện Sinh:
-                 Bu em vào làng vắng, thế còn thầy em đâu?
-                  Thưa anh thầy em ít khi ở nhà. Từ ngày toh6i là phó Phố, thầy em xuôi ngược luôn luôn để buôn gỗ, nứa.
-                 Các em còn nhỏ, lấy ai giúp việc nhà co thầy bu em?
-                 Thầy bu em được 11 người con cả thẩy. Các anh  nhớn đã đi làm ăn buôn bán. Cũng có người chở đò ở bến  này đấy anh ạ.
-                 Em không đi học?
-                 Sinh có vẻ ngượng ngập. Đưa mắt nhìn xa như vẩn vơ luyến tiếc:
-                 Đã cách mấy năm nay, em được đi học ông đồ. Nhưng được vài thàng, thầy bu em túng quá, lại phải thôi học, bây giờ quên cả mặt chữ rồi. Ơû nhà mãi buồn quá đi mất anh ạ. Ngày ngày em vẫn chở đò giúp anh Tự, hay trông hàng cho bu em, thế thôi.
-                 Em cứu được người trong lúc tai nạn chắc thầy bu em bằng lòng em la81m nhỉ?
Sinh cười: “ Bu em vẫn bảo, cứu người thì nhà mình được phúc”
-                 Tai nạn ô tô  vừa rồi thế nào? Em còn nhớ không?
-                 Uùi chà ! việc ấy làm cho cả phố phải kinh sợ.
Anh ra bến em kể chuện cho mà nghe
Trên bến có kê đá, cao ba bốn tước, đưa mắt nhìn quanh bến một lượt rồi kể:
-                 “ Buổi hôm đó, anh Tự và em đánh thuyền sát bến định đón khách sang ngang. Phà to còn buộc. Dưới phà đã có xe ngựa, xe tay và một ít hành khách. Tàu ở bên bến bên kia đang quay về, mới đến giữa sông thì chiếc ô-tô “con ngựa vằn” ở Thái- Bình đến bến Tam Đệ. Trên xe đầy khách và hàng. Như mọi bận thì xe đỗ lại, tháo bớt khách rồi từ từ xuống phà, nhưng lần này cứ phóng tuật xuống. Xe lao xuống dốc nhanh quá, đâm mạnh vào phà, đứt xích, phà bắn ra xa. Oâ tô mang cả hàng khách tụt xuống sông. Tiếng người kêu như di, nước sông chỗ ấy sủi lên sùng sục- những hành khách nhanh chân, nhảy được ra ngoài ô tô, ngoi ngóp lên mặt nước- hàng hoá nổi lềnh bềnh. Giữa lúc nguy cấp ấy, anh Tự và em vội chèo thuyền tới. Vừa gặp một người đàn ông nhô đầu lên mặt nước, với tay như muốn bám lấy vật gì cho khỏi bị chìm, em sẵn có cái xào đẩy thuyền liền giơ ra cho người ấy nắm lấy. Nhưng khổ qua, sào hơi ngắn sóng đẩy người xa thêm. Em vội nhảy phắt xuống nước, một tay bám mạn thuyền, một tay giơ sào ra. Quả nhiên vừa tầm. Lúc kéo ông ấy lên thì có một người đàn bà vẫn bám chặt vào cổ. Vì vậy cả hai người cùng thoát chết.
Sinh đăm đăm nhìn dòng sông Nhị hà lúc đó trên mặt nước gió goà, sóng cuộn – “nếu bữa ấy mà có sóng gi1o1 như hôm nay thì chẳng còn ai sông xót.”.
Tôi hỏi : “bến này đông đúc, khi thấy tai nạn chắc nhiều người chèo thuyền ra cứu chứ.
-“ vâng, có nhiều người cứu nên chỉ chết có 11 người. Nhưng em cũng hta61y ông trưởng phố than trách, có một vài người tham tâm, tối mắt vì tiền bạc, hàng hoá, nên chẳng kịp vớt người.”
Tôi ngắm vẻ mặt dắn dỏi, đôi mắt tinh nhanh của Sinh, thầm phục tấm lòng Nghị- dũng và trí nhanh nhạy của cậu bế 15 tuổi.
-“ từ trước ở bến này em có thấy ai vớt người bao giờ chưa?”
-“ ồ có, ngày đầu năm, một người đàn bà ở phố đâm đầu xuống sông. Bác tí người bến này trông thấy, bơi vùn vụt ra cứu, cắp được vào bờ. Bác Tí bơi giỏi lắm anh ạ ! anh có quen bác ấy không? Nhà bác ấy ở đà8ng kia kìa- Sinh nhìn tôi trog cặp mắt đầy cảm phục- Bác Tí vớt được nhiều người lắm cơ. Thấy ai gặp nguy hiểm thì dù nguy hiểm đến chết bác ấy cũng nhảy xuống cứu.
-                 Em có biết bơi không?”
-                 Thưa anh em bơi được, lặn cũng được.
-                 “ Giả thử gặp tai nạn hôm nọ mà em không có con sào dài trong tay thì em có dám nhảy xuống nước, bơi ra vớt người không?
Sinh cười thật thà- “ Thế thì em chịu. Mình bé bỏng không đủ sức kéo người ta vào bờ, lại bị người ta nắm cổ dìm xuống thì chết cả. Ai lại dại thế cho béo cá.”
Từ lúc tôi ngồi nói chuyện với Sinh, thằng cu Lợi vẫn trực một bên. Tay nó cầm một cái diều cốc của Sinh vừa  phất ban sáng, và cuộn dây gai, chỉ chờ anh nói thả. Tôi ngồi đã mỏi, liền rủ Sinh đứng dây thả diều chơi. Lũ trẻ quanh đấy chạy đến sung sướng góp vui.
Mặt trời lên cao. Cái diều cốc đu đưa, nhào lượn như một con bướm trắng trên nền trời xanh. Tiếng sáo vi vu từ cao rơi xuống một điệu đều đều êm tai. Tôi chợt nghĩ đến chuyện về Hanoi.
Sinh cột dây diều vào một gốc cây, xuống bến đánh thuyền chở tôi sang. Sinh chèo thuyền rất dẻo. Ngồi trên thuyền tôi nghĩ đến gia đình đông đúc, thanh bạch của cậu bé, liền hỏi:
-“ Anh đọc báo thấy nói vì em làm việc nghĩa nên đã được nhiều người thưởng tiền, các quan chức khen lao. Em còn ao ước gì nửa không?
Sinh lặng lẽ dây lâu rồi đá: “Em chỉ muốn lại được đi học. Nhà lưu- học-sinh trường Thư Tri mới làm xong. Quan chức sẽ cho những học trò ở làng quanh đến học được ăn một bữa và nghỉ buổi trưa ở đó. Giá bây giờ em được đủ tiền mua giấy, bút sách vở theo học với cách anh ấy thì sướng quá.”
Thuyền sang đến bến, Sinh cắm thuyền nhìn tôi cười và nói: “ Bây giờ giá được đi học thì em chẳng lo sợ như ngày trước nữa đâu, anh ạ.”
Trước khi lên xe về Nam Định, tôi cầm tay Sinh chúc cho cậu bé chóng được toại lòng mong ước
ANH CAO.

   Vì không nhập được các số báo nên chúng tôi chỉ nhập nôi dung một số những tác phẩm và một số măng sét báo cũng như một số hình vẽ minh họa trang trí trong các trang báo để bạn đọc có thể dễ dàng hình dung ra được hình thức cũng như nội dung của tờ THANH NGHỊ - TRẺ EM.

Chia sẻ liên kết này...

Add comment