Mục lục |
---|
Trường Chinh và báo CỜ GIẢI PHÓNG |
Phần I. VÀI ÐẶC ÐIỂM VỀ TỜ BÁO |
Phần II: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA CỜ GIẢI PHÓNG |
Phần III. MỘT SỐ BÀI BÁO TRÊN CỜ GIẢI PHÓNG |
Tất cả các trang |
Phần II: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA CỜ GIẢI PHÓNG
Cờ Giải Phóng có nhiệm vụ tuyên truyền cho đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng và của Mặt trận Việt Minh. Báo đặc biệt chú trọng những công việc cụ thể chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
"VẤN ÐỀ CHÍNH SÁCH CỦA ÐẢNG
Hỏi: - Cuộc hội nghị Trung Ương Ðảng lần thứ 8 (5 - 1941) đã quyết định điều gì mới?
Ðáp: - Hội nghị Trung ương lần thứ 8 đã nhận thấy nguy cơ của cả dân tộc dưới hai tầng xiềng xích của Nhật, Pháp nên đã nhận thấy rằng:
Nhiệm vụ của cuộc vận động cách mạng ở Ðông Dương trong giai đoạn này là: trước hết phải giải phóng cho dân tộc. Cuộc cách mạng Ðông Dương trong giai đoạn này phải là cách mạng dân tộc giải phóng. Muốn hoàn thành cuộc cách mạng ấy, Ðảng phải vận động tất cả các tầng lớp nhân dân thành lập mặt trận thống nhất chống Nhật, Pháp. Sống dưới ách Nhật, Pháp, không những thợ thuyền, dân cày, tiểu tư sản thành thị và tư sản bản xứ bị thống khổ, mà cả địa chủ bản xứ cũng bị thống khổ. Ðịa chu3 bản xứ vẫn còn ít nhiều khả năng cách mạng. Phải kéo họ vào mặt trận dân tộc giải phóng. Bởi vậy, khẩu hiệu thổ địa cách mạng (tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày) hiện nay không thích hợp nữa. Nó có thể đẩy địa chủ xa lìa cách mạng; nó có thể chia rẽ mặt trận dân tộc thống nhất, cản trở việc động viên mọi lực lượng cách mạng của dân tộc Ðông Dương chống bọn đế quốc phát xít.
Ðiều quyết trên của Hội Nghị Trung ương lần thứ 8 chứng minh rằng: đứng trước hoạ diệt vong hăm doạ dân tộc, Ðảng ta coi quyền lợi của dân tộc cao hết thẩy, đã biết mềm mỏng nhân nhượng với địa chủ bản xứ, thành thực vì mục đích giải phóng dân tộc mà đấu tranh…." (Trường Chinh, CGP - số 2, ngày 26 - 8 - 1942).
Cờ Giải Phóng còn phổ biến những kinh nghiệm công tác xây dựng Ðảng, nhắc nhở cán bộ, đảng viên, đề cao cảnh giác đối với hoạt động phá hoại của bọn nội gián.
Báo coi trọng việc giáo dục, nâng cao trình độ cán bộ và đảng viên, làm cho Ðảng có thể đóng được vai trò tiên phong trong sự nghiệp cách mạng. Cờ Giải phóng thường đăng rất nhiều bài chỉ đạo công tác, nhất là đối với việc "Sửa soạn khởi nghĩa" như bài: "Hãy nắm lấy khâu chính" (C.G.P - số 6, ngày 28 - 7 - 1944), "Bồi bổ điều kiện vật chất cho cuộc khởi nghĩa" (T. Tr, C.G. P - số 7, ngày 28 - 9 -1944), "Chọn căn cứ địa" (Tân Trào, C.G.P - số 15, ngày 17 - 7 - 1945).
"CHỐNG KHỦNG BỐ "
Chống khủng bố là sự cần thiết để bảo vệ cho phong trào, nhất là trong thời kỳ quyết liệt này. những kinh nghiệm, những phương pháp chống khủng bố, các đồng chí đã từng thảo luận và trao đổi. Kể ra thì việc chống khủng bố có nhiều nơi đã làm rất hay; nhưng tôi cảm thấy vẫn còn có điều sơ suất..
Hễ nơi nào có người bị bắt thì những người liên lạc với họ, có khi không quan trọng, lập tức bị điều động đi hay tự xin đi. Hình như chỉ thấy có một điều: ở lại sẽ bị bắt, sẽ có hại cho phong trào địa phuơng. Sao chúng ta không trông sang mặt khác: ta đi sẽ có hại cho phong trào rất lớn. Vì sao?Vì những lẽ dưới đây:
1. Nếu là cán bộ thì đi tức là bỏ mặc quần chúng: họ không người chỉ đạo, sẽ hoang mang; sẽ có cảm tưởng không tốt đối với cán bộ và đội tiền phong.
2. Nếu có người khác về thay, thì vì bỡ ngỡ, hồ dễ đã gây được một phong trài tích cực chống khủng bố, chưa kể nhiều khi sai lầm hay bị quần chúng phản đối.
3. Chính bởi thay đổi người mới, hay chưa có người mới, thiếu kế hoạch chống đỡ, nên khủng bố càng lan rộng.
4. Sau hết việc đổi cán bộ còn gieo vào đầu óc các đồng chí khác một tâm lý tiêu cực kém hẳn tinh thần phấn đấu xung phong
.....
Chống khủng bố không phải là yên lặng, không hoạt động để đế quốc khỏi bắt, mà theo ý tôi, phải hoạt động để chúng không thể bắt được" (Trường Chinh, C.G.P - số 8, ngày 10 -11 - 1944).
Ðăng những bài phân tích nguyên nhân, diễn biến, triển vọng của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, vạch rõ tội ác của bọn phát xít gây chiến, nêu cao vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít :
" VẠCH MẶT NẠ QUÂN ĂN CƯỚP THÓC CỦA DÂN
Chính sách cướp thóc của Nhật - Pháp đã gây nên nhiều nỗi uất ức tronh dân gian. Gần đây đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình và thỉnh nguyện chống chính sách ấy.
Giặc Pháp sợ rằng: nếu phong trào này lan rộng rất nguy hại cho chúng, nên chúng triệu tập các chức dịch lại nghe "hiểu thi". Chúng nói: "Vì có nhiều nhà giàu không chịu bán thóc nên binh lính và thợ thuyền ở thành thị không đủ gạo ăn. Binh lính có cơm no, áo ấm thì mới đủ sức giữ gìn trật tự trị an cho dân. Thợ thuyền có đủ gạo ăn mới có sức chế ra các thứ cần dùng cho mọi người. Bởi thế bắt buộc chính phủ phải bắt các làng nộp thóc để bán cho hai hạng người nói trên, v.v."
Ðường mật thay, và cũng vô lý thay cho những lời nói ấy!
Chắc bạn đọc cón nhớ, theo nảo hiệp ước kinh tế Nhật - Pháp năm ngoái, Ðông Dương phải dâng cho Nhật 1 triệu 20 vạn tấn gạo.
Hiệp ước năm nay lại bắt dân ta phải đóng cho Nhật số gạo nhiều hơn.
Pháp cũng như Nhật, cả hai đều không công bố thóc ấy, vì số thóc phải nộp cho Nhật năm nay không nhất định là bao nhiêu, miễn đủ "cung cấp cho khu Ðại Á", như lời đại sứ Nhật đã nói
.............
Hiện nay nhiều binh lính phải nuốt những hạt cơm hôi, bởi thổi bằng thứ gạo đã tích trữ trong kho binh lương từ 2- 3 năm nay. Thứ gạo ngon lành binh lính đâu được hưởng !
....
Bởi thế chúng ta nên kết luận rằng: nguyên nhân chính gây ra nạn khan gạo không phải tại các gia đình giàu có không chịu bán thóc, mà là bởi giặc Nhật hạ lệnh cho giặc Pháp ăn cướp của dân ta hàng triệu tấn gạo và giặc Pháp bắt dân ta sẽ nộp thóc gạo không phải để cho binh lính, thợ thuyền ăn, mà là để dâng cho Nhật." (Dân quê, CGP - số 2, ngày 26 - 8 - 1942).
Có khi việc tấn công Pháp - Nhật bằng ngòi bút trở nên mạnh mẽ khó lường, tấn công trực tiếp, sắc bén như: "Bóc trần mưu gian của đế quốc Nhật !, Thống nhất hành động, đánh đổ thù chung" (C.G.P - số 3, ngày 15 - 2 - 1944), "Chính sách lừa bịp của Nhật" ( T.S, C.G.P - số 2, ngày 26 - 8 - 1943).
Có thể khẳng định rằng cùng với những tờ báo cách mạng đương thời, Cờ Giải Phóng đã thực sự là một tờ báo Ðảng quan trọng, nó góp phần làm cầu nối giữa những người làm cách mạng với quần chúng, cũng như giữa những người cùng làm cách mạng với nhau. Ra đời khi mà cuộc cách mạng dân tộc đang ở trong giai đoạn cao trào, mọi thứ như nóng lên chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc giải phóng dân tộc, Cờ Giải Phóng xác định hướng đi cụ thể cho quần chúng theo những chủ trương của Ðảng, nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng, đưa cuộc cách mạng đi đến thành công.
Và một khi cuộc cách mạng đã thành công, Cờ Giải Phóng đã xem như làm xong nhiệm vụ và nó nhường vai trò tiếp theo phục vụ cho cách mạng lại cho Cứu Quốc. Dù hoạt động trong một thời gian ngắn (3 năm), nhưng đóng góp của Cờ Giải Phóng vẫn được công nhận cho đến nay.
Tư liệu báo chí:
Các SẮC LUẬT BÁO CHÍ VIỆT NAM giai đoạn 1865-1945
Vài thông tin về GIA ĐỊNH BÁO - tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam
NỮ GIỚI CHUNG - tờ báo phụ nữ đầu tiên của Việt Nam
Bàn về tiếng ta trên báo TRI TÂN
Báo TRUNG BẮC CHỦ NHẬT (số Tết 1941)
Nguyễn An Ninh và LA CLOCHE FÊLLÉ
Khuông Việt - nhà báo Việt Nam đầu tiên được cấp thẻ báo chí của Liên hiệp quốc
< Lùi | Tiếp theo > |
---|