Trường Chinh và báo CỜ GIẢI PHÓNG - Phần I. VÀI ÐẶC ÐIỂM VỀ TỜ BÁO

Mục lục
Trường Chinh và báo CỜ GIẢI PHÓNG
Phần I. VÀI ÐẶC ÐIỂM VỀ TỜ BÁO
Phần II: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA CỜ GIẢI PHÓNG
Phần III. MỘT SỐ BÀI BÁO TRÊN CỜ GIẢI PHÓNG
Tất cả các trang


Phần I. VÀI ÐẶC ÐIỂM VỀ TỜ BÁO
Trong số các tờ báo cách mạng trước năm 1945 nói chung và trong giai đoạn 1939 - 1945 nói riêng thì Cờ Giải Phóng được đánh giá là tờ báo cách mạng thành công nhất cả về nội dung và hình thức.

Cờ Giải Phóng là " Cơ quan tuyên truyền, cổ động trung ương của Ðảng Cộng sản Ðông Dương"

Năm thứ nhất, Cờ Giải Phóng số 1 ra đời vào ngày 10-10-1942; đến ngày 17-7-1945 được 15 số. Xuất bản không định kỳ, thế nhưng Cờ Giải Phóng nó có một vài trò rất quan trọng đối với công tác tuyên truyền cho cách mạng ở buổi đầu. Theo chủ trương của Hội Nghị Ban Chấp Hành trung Ương Ðảng tháng 5 - 1941, Ðảng giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tập trung tuyên truyền và cổ động cho Mặt trận Việt Minh, dành cán bộ, vật tư và mọi điều kiện tốt nhất cho việc xuất bản và phát hành báo Cứu Quốc, cơ quan của Tổng bộ Việt Minh, vì vậy báo Cờ Giải Phóng in số lượng ít, khoảng cách giữa các số nhiều ngày.

Toàn bộ 15 số báo này đều in litô ở các cơ sổ bí mật đặt tại Vạn Phúc (Hà Ðông), Liễu Khê và Hạ Dương (Bắc Ninh), Viên Nội và Cổ Loa (Phú Yên), Phú Gia (Hà Nội). Nhưng chủ yếu là ở cơ ở in Viên Nội, huyện Ðông Anh (trước thuộc tỉnh Phúc Yên, nay thuộc thành phố Hà Nội). Ban đầu in bằng bàn đá. Về sau Trung ương liên lạc được với những anh em làm công nhân in ở Hà Nội lấy chữ in ra tổ chức nhà in "ti pô" của Ðảng. Gọi là nhà in nhưng chỉ có một cái khung có xếp chữ chì trong đó rồi dập bằng tay. "in litô thủ công với chữ lấy từ Hà Nội ra trên giấy xanh thô sơ, nhưng đây là tiến bộ vượt bậc về ấn loát và trình bày của báo chí bí mật. Cơ quan báo luôn áp sát cơ quan đầu não của địch, điều mà trong kháng chiến chống Pháp - Mỹ không thể lặp lại." (Thép Mới - Sống động một sự nghiệp).

Có số 2 trang, có số 4 trang.

Khổ báo 357 x 270 mm. Có tờ in giấy trắng, nhiều tờ in giấy xanh

Trước cách mạng Tháng Tám thì Cờ Giải Phóng có số xuất bản là 5000, sau cách mạng 10 vạn/ kỳ, "in trên giấy Noulin của Pháp trắng bóng, báo in ở nhà in Taupin tư bản Pháp manchette".

Ðồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư là người sáng lập kiêm Tổng biên tập. Những người viết cho báo Cờ Giải Phóng là Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Lê Quang Ðạo, Lê Toàn Thư, Trần Ðộ, Lê Kiêm, v.v...

Những người viết chữ ngược trên đá, mài đá và in có: Phạm Ðức Khiêm, Nguyễn Lương Hoàng, Ðỗ Quốc Tuấn.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, báo chuyển về trụ sở 58 Quán Sứ Hà Nội (Ðài Tiếng Nói Việt Nam ngày nay).

Ngày 12 - 9 - 1945, Cờ Giải Phóng tiếp tục ra số 16. Tính đến số 33, số cuối cùng ngày 18 - 11 - 1945, khi Ðảng Cộng Sản Ðông Dương tuyên bố tự giải tán thì Cờ Giải Phóng đã 3 năm hoạt động.

 

Tư liệu báo chí:


Các SẮC LUẬT BÁO CHÍ  VIỆT NAM giai đoạn 1865-1945

Vài thông tin về GIA ĐỊNH BÁO - tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam

Tản Đà và AN NAM TẠP CHÍ

PHỤ NỮ TÂN VĂN (số đầu tiên)

NỮ GIỚI CHUNG - tờ báo phụ nữ đầu tiên của Việt Nam

Bàn về tiếng ta trên báo TRI TÂN

Báo TRUNG BẮC CHỦ NHẬT (số Tết 1941)

Nguyễn An Ninh và LA CLOCHE FÊLLÉ

Khuông Việt - nhà báo Việt Nam đầu tiên được cấp thẻ báo chí của Liên hiệp quốc



Add comment