Mục lục |
---|
Trường Chinh và báo CỜ GIẢI PHÓNG |
Phần I. VÀI ÐẶC ÐIỂM VỀ TỜ BÁO |
Phần II: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA CỜ GIẢI PHÓNG |
Phần III. MỘT SỐ BÀI BÁO TRÊN CỜ GIẢI PHÓNG |
Tất cả các trang |
Hơn mười năm trước, lúc tòa soạn Báo PN còn ở 188 Lý Chính Thắng, có một nhóm bạn sinh viên Khoa Báo chí trường Khoa học Xã hội - Nhân văn đến gặp tôi. Các bạn có nhờ tôi xem qua công trình khảo sát một số báo, tạp chí trước 1945 do các bạn thực hiện. Qua trao đổi, hầu như tôi không góp ý gì nhiều, chỉ hướng dẫn một vài chi tiết trong đề cương để các bạn tiếp tục làm tốt nhất công việc khó khăn này. Không rõ sau đó, công trình về báo chí Việt Nam của các bạn đã đến đâu?
Chiều nay, sắp xếp lại tài liệu, tôi tình cờ tìm lại được. Đọc kỹ, thấy hữu ích nên công bố cho mọi người tham khảo. Xin cám ơn các bạn sinh viên đã tin cậy trao tôi tài liệu này. Và tôi sẽ post lần lượt dần, không biên tập gì thêm. Tất nhiên, người đọc có thể trao đổi thêm điều này điều kia, nhưng giá trị ở đây là các bạn đã tiếp xúc tư liệu gốc nên rất đáng tin cậy. Thiết nghĩ, việc làm đáng khâm phục của các bạn sinh viên có thể giúp ích cho nhiều người - nhất là những ai quan tâm đến sự hình thành và phát triển của nền báo chí nước nhà.
Cẩn chí,
L.M.Q
Phần I. VÀI ÐẶC ÐIỂM VỀ TỜ BÁO
Trong số các tờ báo cách mạng trước năm 1945 nói chung và trong giai đoạn 1939 - 1945 nói riêng thì Cờ Giải Phóng được đánh giá là tờ báo cách mạng thành công nhất cả về nội dung và hình thức.
Cờ Giải Phóng là " Cơ quan tuyên truyền, cổ động trung ương của Ðảng Cộng sản Ðông Dương"
Năm thứ nhất, Cờ Giải Phóng số 1 ra đời vào ngày 10-10-1942; đến ngày 17-7-1945 được 15 số. Xuất bản không định kỳ, thế nhưng Cờ Giải Phóng nó có một vài trò rất quan trọng đối với công tác tuyên truyền cho cách mạng ở buổi đầu. Theo chủ trương của Hội Nghị Ban Chấp Hành trung Ương Ðảng tháng 5 - 1941, Ðảng giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tập trung tuyên truyền và cổ động cho Mặt trận Việt Minh, dành cán bộ, vật tư và mọi điều kiện tốt nhất cho việc xuất bản và phát hành báo Cứu Quốc, cơ quan của Tổng bộ Việt Minh, vì vậy báo Cờ Giải Phóng in số lượng ít, khoảng cách giữa các số nhiều ngày.
Toàn bộ 15 số báo này đều in litô ở các cơ sổ bí mật đặt tại Vạn Phúc (Hà Ðông), Liễu Khê và Hạ Dương (Bắc Ninh), Viên Nội và Cổ Loa (Phú Yên), Phú Gia (Hà Nội). Nhưng chủ yếu là ở cơ ở in Viên Nội, huyện Ðông Anh (trước thuộc tỉnh Phúc Yên, nay thuộc thành phố Hà Nội). Ban đầu in bằng bàn đá. Về sau Trung ương liên lạc được với những anh em làm công nhân in ở Hà Nội lấy chữ in ra tổ chức nhà in "ti pô" của Ðảng. Gọi là nhà in nhưng chỉ có một cái khung có xếp chữ chì trong đó rồi dập bằng tay. "in litô thủ công với chữ lấy từ Hà Nội ra trên giấy xanh thô sơ, nhưng đây là tiến bộ vượt bậc về ấn loát và trình bày của báo chí bí mật. Cơ quan báo luôn áp sát cơ quan đầu não của địch, điều mà trong kháng chiến chống Pháp - Mỹ không thể lặp lại." (Thép Mới - Sống động một sự nghiệp).
Có số 2 trang, có số 4 trang.
Khổ báo 357 x 270 mm. Có tờ in giấy trắng, nhiều tờ in giấy xanh
Trước cách mạng Tháng Tám thì Cờ Giải Phóng có số xuất bản là 5000, sau cách mạng 10 vạn/ kỳ, "in trên giấy Noulin của Pháp trắng bóng, báo in ở nhà in Taupin tư bản Pháp manchette".
Ðồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư là người sáng lập kiêm Tổng biên tập. Những người viết cho báo Cờ Giải Phóng là Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Lê Quang Ðạo, Lê Toàn Thư, Trần Ðộ, Lê Kiêm, v.v...
Những người viết chữ ngược trên đá, mài đá và in có: Phạm Ðức Khiêm, Nguyễn Lương Hoàng, Ðỗ Quốc Tuấn.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, báo chuyển về trụ sở 58 Quán Sứ Hà Nội (Ðài Tiếng Nói Việt Nam ngày nay).
Ngày 12 - 9 - 1945, Cờ Giải Phóng tiếp tục ra số 16. Tính đến số 33, số cuối cùng ngày 18 - 11 - 1945, khi Ðảng Cộng Sản Ðông Dương tuyên bố tự giải tán thì Cờ Giải Phóng đã 3 năm hoạt động.
Tư liệu báo chí:
Các SẮC LUẬT BÁO CHÍ VIỆT NAM giai đoạn 1865-1945
Vài thông tin về GIA ĐỊNH BÁO - tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam
NỮ GIỚI CHUNG - tờ báo phụ nữ đầu tiên của Việt Nam
Bàn về tiếng ta trên báo TRI TÂN
Báo TRUNG BẮC CHỦ NHẬT (số Tết 1941)
Nguyễn An Ninh và LA CLOCHE FÊLLÉ
Khuông Việt - nhà báo Việt Nam đầu tiên được cấp thẻ báo chí của Liên hiệp quốc
Phần II: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA CỜ GIẢI PHÓNG
Cờ Giải Phóng có nhiệm vụ tuyên truyền cho đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng và của Mặt trận Việt Minh. Báo đặc biệt chú trọng những công việc cụ thể chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
"VẤN ÐỀ CHÍNH SÁCH CỦA ÐẢNG
Hỏi: - Cuộc hội nghị Trung Ương Ðảng lần thứ 8 (5 - 1941) đã quyết định điều gì mới?
Ðáp: - Hội nghị Trung ương lần thứ 8 đã nhận thấy nguy cơ của cả dân tộc dưới hai tầng xiềng xích của Nhật, Pháp nên đã nhận thấy rằng:
Nhiệm vụ của cuộc vận động cách mạng ở Ðông Dương trong giai đoạn này là: trước hết phải giải phóng cho dân tộc. Cuộc cách mạng Ðông Dương trong giai đoạn này phải là cách mạng dân tộc giải phóng. Muốn hoàn thành cuộc cách mạng ấy, Ðảng phải vận động tất cả các tầng lớp nhân dân thành lập mặt trận thống nhất chống Nhật, Pháp. Sống dưới ách Nhật, Pháp, không những thợ thuyền, dân cày, tiểu tư sản thành thị và tư sản bản xứ bị thống khổ, mà cả địa chủ bản xứ cũng bị thống khổ. Ðịa chu3 bản xứ vẫn còn ít nhiều khả năng cách mạng. Phải kéo họ vào mặt trận dân tộc giải phóng. Bởi vậy, khẩu hiệu thổ địa cách mạng (tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày) hiện nay không thích hợp nữa. Nó có thể đẩy địa chủ xa lìa cách mạng; nó có thể chia rẽ mặt trận dân tộc thống nhất, cản trở việc động viên mọi lực lượng cách mạng của dân tộc Ðông Dương chống bọn đế quốc phát xít.
Ðiều quyết trên của Hội Nghị Trung ương lần thứ 8 chứng minh rằng: đứng trước hoạ diệt vong hăm doạ dân tộc, Ðảng ta coi quyền lợi của dân tộc cao hết thẩy, đã biết mềm mỏng nhân nhượng với địa chủ bản xứ, thành thực vì mục đích giải phóng dân tộc mà đấu tranh…." (Trường Chinh, CGP - số 2, ngày 26 - 8 - 1942).
Cờ Giải Phóng còn phổ biến những kinh nghiệm công tác xây dựng Ðảng, nhắc nhở cán bộ, đảng viên, đề cao cảnh giác đối với hoạt động phá hoại của bọn nội gián.
Báo coi trọng việc giáo dục, nâng cao trình độ cán bộ và đảng viên, làm cho Ðảng có thể đóng được vai trò tiên phong trong sự nghiệp cách mạng. Cờ Giải phóng thường đăng rất nhiều bài chỉ đạo công tác, nhất là đối với việc "Sửa soạn khởi nghĩa" như bài: "Hãy nắm lấy khâu chính" (C.G.P - số 6, ngày 28 - 7 - 1944), "Bồi bổ điều kiện vật chất cho cuộc khởi nghĩa" (T. Tr, C.G. P - số 7, ngày 28 - 9 -1944), "Chọn căn cứ địa" (Tân Trào, C.G.P - số 15, ngày 17 - 7 - 1945).
"CHỐNG KHỦNG BỐ "
Chống khủng bố là sự cần thiết để bảo vệ cho phong trào, nhất là trong thời kỳ quyết liệt này. những kinh nghiệm, những phương pháp chống khủng bố, các đồng chí đã từng thảo luận và trao đổi. Kể ra thì việc chống khủng bố có nhiều nơi đã làm rất hay; nhưng tôi cảm thấy vẫn còn có điều sơ suất..
Hễ nơi nào có người bị bắt thì những người liên lạc với họ, có khi không quan trọng, lập tức bị điều động đi hay tự xin đi. Hình như chỉ thấy có một điều: ở lại sẽ bị bắt, sẽ có hại cho phong trào địa phuơng. Sao chúng ta không trông sang mặt khác: ta đi sẽ có hại cho phong trào rất lớn. Vì sao?Vì những lẽ dưới đây:
1. Nếu là cán bộ thì đi tức là bỏ mặc quần chúng: họ không người chỉ đạo, sẽ hoang mang; sẽ có cảm tưởng không tốt đối với cán bộ và đội tiền phong.
2. Nếu có người khác về thay, thì vì bỡ ngỡ, hồ dễ đã gây được một phong trài tích cực chống khủng bố, chưa kể nhiều khi sai lầm hay bị quần chúng phản đối.
3. Chính bởi thay đổi người mới, hay chưa có người mới, thiếu kế hoạch chống đỡ, nên khủng bố càng lan rộng.
4. Sau hết việc đổi cán bộ còn gieo vào đầu óc các đồng chí khác một tâm lý tiêu cực kém hẳn tinh thần phấn đấu xung phong
.....
Chống khủng bố không phải là yên lặng, không hoạt động để đế quốc khỏi bắt, mà theo ý tôi, phải hoạt động để chúng không thể bắt được" (Trường Chinh, C.G.P - số 8, ngày 10 -11 - 1944).
Ðăng những bài phân tích nguyên nhân, diễn biến, triển vọng của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, vạch rõ tội ác của bọn phát xít gây chiến, nêu cao vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít :
" VẠCH MẶT NẠ QUÂN ĂN CƯỚP THÓC CỦA DÂN
Chính sách cướp thóc của Nhật - Pháp đã gây nên nhiều nỗi uất ức tronh dân gian. Gần đây đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình và thỉnh nguyện chống chính sách ấy.
Giặc Pháp sợ rằng: nếu phong trào này lan rộng rất nguy hại cho chúng, nên chúng triệu tập các chức dịch lại nghe "hiểu thi". Chúng nói: "Vì có nhiều nhà giàu không chịu bán thóc nên binh lính và thợ thuyền ở thành thị không đủ gạo ăn. Binh lính có cơm no, áo ấm thì mới đủ sức giữ gìn trật tự trị an cho dân. Thợ thuyền có đủ gạo ăn mới có sức chế ra các thứ cần dùng cho mọi người. Bởi thế bắt buộc chính phủ phải bắt các làng nộp thóc để bán cho hai hạng người nói trên, v.v."
Ðường mật thay, và cũng vô lý thay cho những lời nói ấy!
Chắc bạn đọc cón nhớ, theo nảo hiệp ước kinh tế Nhật - Pháp năm ngoái, Ðông Dương phải dâng cho Nhật 1 triệu 20 vạn tấn gạo.
Hiệp ước năm nay lại bắt dân ta phải đóng cho Nhật số gạo nhiều hơn.
Pháp cũng như Nhật, cả hai đều không công bố thóc ấy, vì số thóc phải nộp cho Nhật năm nay không nhất định là bao nhiêu, miễn đủ "cung cấp cho khu Ðại Á", như lời đại sứ Nhật đã nói
.............
Hiện nay nhiều binh lính phải nuốt những hạt cơm hôi, bởi thổi bằng thứ gạo đã tích trữ trong kho binh lương từ 2- 3 năm nay. Thứ gạo ngon lành binh lính đâu được hưởng !
....
Bởi thế chúng ta nên kết luận rằng: nguyên nhân chính gây ra nạn khan gạo không phải tại các gia đình giàu có không chịu bán thóc, mà là bởi giặc Nhật hạ lệnh cho giặc Pháp ăn cướp của dân ta hàng triệu tấn gạo và giặc Pháp bắt dân ta sẽ nộp thóc gạo không phải để cho binh lính, thợ thuyền ăn, mà là để dâng cho Nhật." (Dân quê, CGP - số 2, ngày 26 - 8 - 1942).
Có khi việc tấn công Pháp - Nhật bằng ngòi bút trở nên mạnh mẽ khó lường, tấn công trực tiếp, sắc bén như: "Bóc trần mưu gian của đế quốc Nhật !, Thống nhất hành động, đánh đổ thù chung" (C.G.P - số 3, ngày 15 - 2 - 1944), "Chính sách lừa bịp của Nhật" ( T.S, C.G.P - số 2, ngày 26 - 8 - 1943).
Có thể khẳng định rằng cùng với những tờ báo cách mạng đương thời, Cờ Giải Phóng đã thực sự là một tờ báo Ðảng quan trọng, nó góp phần làm cầu nối giữa những người làm cách mạng với quần chúng, cũng như giữa những người cùng làm cách mạng với nhau. Ra đời khi mà cuộc cách mạng dân tộc đang ở trong giai đoạn cao trào, mọi thứ như nóng lên chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc giải phóng dân tộc, Cờ Giải Phóng xác định hướng đi cụ thể cho quần chúng theo những chủ trương của Ðảng, nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng, đưa cuộc cách mạng đi đến thành công.
Và một khi cuộc cách mạng đã thành công, Cờ Giải Phóng đã xem như làm xong nhiệm vụ và nó nhường vai trò tiếp theo phục vụ cho cách mạng lại cho Cứu Quốc. Dù hoạt động trong một thời gian ngắn (3 năm), nhưng đóng góp của Cờ Giải Phóng vẫn được công nhận cho đến nay.
Tư liệu báo chí:
Các SẮC LUẬT BÁO CHÍ VIỆT NAM giai đoạn 1865-1945
Vài thông tin về GIA ĐỊNH BÁO - tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam
NỮ GIỚI CHUNG - tờ báo phụ nữ đầu tiên của Việt Nam
Bàn về tiếng ta trên báo TRI TÂN
Báo TRUNG BẮC CHỦ NHẬT (số Tết 1941)
Nguyễn An Ninh và LA CLOCHE FÊLLÉ
Khuông Việt - nhà báo Việt Nam đầu tiên được cấp thẻ báo chí của Liên hiệp quốc
Phần III. MỘT SỐ BÀI BÁO TRÊN CỜ GIẢI PHÓNG
NHỮNG VẤN ÐỀ CHÍNH TRỊ - QUÂN SỰ CỦA CÁCH MẠNG ÐÔNG DƯƠNG: CẢI CÁCH
Tháng 7 Tây, trong cuộc Hội nghị ở Ðà Lạt, gồm các thủ hiến các xứ và bọn thượng thư Nam triều, Ai Lao, Cao Miên tham dự, và trong cuộc hội nghị Liên bang Ðông Dương ở Sài Gòn, Toàn quyền Ðờ - cu có ra một bản nghị án định lập lại các hội đồng "dân cử" như các viện dân biểu đã bị giải tán ngay từ khi Pháp mới đánh nhau.
Tại sao Pháp lại dự định như trên ? Chúng nhìn nhận quyền lợi của nhân dân ta? Chúng trở lại chế độ dân chủ? Không. Chúng chỉ muốn thi hành một chính sách lừa phỉnh, xỏ lá, để chia rẽ mặt trận thống nhất chống Pháp, Nhật.
Từ khi chiến tranh, đế quốc Pháp đã làm nhiều điều thất cảm tình với nhân dân Ðông Dương, cả với các tầng lớp tư sản, đại chủ bản xứ. Chúng đã giải tán các viện dân biểu, chỉ giữ lại ban trị sự và biến nó thành hội đồng tư vấn hẹp hòi. Chúng đã bãi bỏ "tại hội nghị kinh tế và lý tài Ðông Dương"; hơn nữa chúng giải tán cả hội đồng làng. Ðồng bào tư sản, địa chủ và tiểu tư sản giàu trứơc kia còn có chỗ ăn, chỗ nói đôi chút thì nay tự cảm thấy bị gạt bỏ. Họ mất tin Pháp từ khi Pháp bị bại trận bao nhiêu thì ngày nay họ chán ghét chính sách chuyên chế của phát xít Pháp bấy nhiêu. Nên một phần họ đã ngã về phe cách mạng, một phần do dự, còn một số ít quay ra thân Nhật.
Thấy thế, giặc Pháp sợ mất vây cánh. Nên gần đây chúng phải xét lại chính sách phát xít hoá Ðông Dương của chúng. Về kỹ nghệ, chúng tung ra khẩu hiệu "kỹ nghệ hoá Ðông Dương". Chúng làm cho các bậc phú hào bản xứ tưởng có thể nhân lúc chiến tranh trở thành những nhà đại kỹ nghệ, rồi bỏ vốnra mở mang mấy thứ kỹ nghệ nhẹ, phụ thuộc, như ép dầu, làm giấy, ươm tơ, kéo sợi, làm giầy vải, v. v.. để cung cấp cho sự nhu cầu trong xứ.
Về chính trị giặc Pháp định dựng lại các viện dân biểu trò hề để lôi kéo hạng thượng lưu đại biể cho "tư sản", làm cho hạng này hợp tac với chúng. Nghĩa là giúp chúng đàn áp cách mạng dân tộc giải phóng và "vui lòng" nộp thuế cho chúng mỗi ngày một nhiều!
Những "cuộc cải cách chính trị" mà bọn phát xít Pháp đương dự định cũng như kế hoạch Kỹ Nghệ hoá Ðông Dương" của chúng, sẽ không thể mang lại cho chúng những kết quả mong ước.
Vì sao thế ?
Vì 70, 80 năm sống dưới ách của giặc Pháp, nhân dân Ðông Dương, cả giàu lẫn nghèo, đều nhận thấy những tiếng "Pháp Việt đề huề", "cải cách, cải lương" của giặc Pháp là giả dối.
Thanh niên tri thức, con cái nhà tư sản, địa chủ bản xứ, học giỏi đến mấy cũng không được quyền hành chính và lập pháp trong cả nước. Những sinh viên trường luật thi ra làm quan, chẳng qua chỉ là đầy tớ vô quyền của Pháp, Nhật. Hay nói cho đúng, họ chỉ có quyền ăn hói lộ, phá cách mạng, bắt cướp và canh đê.
Gần đây giặc Pháp tuyên bó mở "ngạch bản xứ " cho dân Ðông Dương "tham dự quyền chính ", công chức bản xứ được làm chủ sự , vv.. Nhưng sự thật các cong chức ta dù sao cũng chỉ là tay sai của bọn chủ sự người Pháp.
Còn các phòng "dân biểu " một ngày kia sống lại, chỉ là những phòng tư vấn những thứ nghị vện át xít theo kiểu quy mô, trong đó chỉ những phần tử nào thật nô lệ và phản động mới tham dự. Những phòng "dâm biểu" như thêa không đại biểu quyền lợi cho dân. Nó chỉ à những cơ quan giúp cho lũ giặc Pháp, Nhật áp bức, bóc lột thêm dân tộc, áp bức, bóc lột thêm cả đồng bào tư sản, địa chủ nữa!
Giặc Pháp mồm nói cải cách, nhưng sự thật cứ vâng lệnh Nhật cướp thóc, cướp ruộng của nhà giàu, tăng thuế cũ, lập thuế mới, bóc lộc họ vá đồng bào họ một ngày mọt thậm tệ. Càng ngày các bậc phú hào Ðông Dương càng nhận rõ đế qốc Pháp cũng như đế quốc Nhật chẳng qua chỉ là một bọn ăn cướp, lừa bịp, giết người, cho nên mặc dầu Pháp " cải cách chính trị", măt trận dân tộc thống nhất chống Pháp, Nhật gày một rộng rãi và bền chặt thêm. Vì chỉ có bắt tay thợ thuyền, dân cày, tiểu thương, tiểu thủ, làm cách mạng đuổi Pháp, Nhật, dựng lên một xứ Ðông Dương dân chủ cộng hoà, thì đồng bào tư sản, địa chủ mới thật có quyền và khỏi bị cướp của.
...
(Trường Chinh , Số 1, ngày 10-10-1942)
Tiến tới mặt trận dân chủ thống nhất chống Nhật ở Ðông Dương:
BÓC TRẦN MƯU GIAN CỦA ÐẾ QUỐC NHẬT!
THỐNG NHẤT HÀNH ÐỘNG, ÐÁNH ÐỔ THÙ CHUNG
Giặc Nhật thua đậm ở Thái Bình Dương.
Phát xít Ý đã ngã gục.
Trên mặt trận Nga, quân Ðức quốc xã đang chạy dài
Ở Ðông Dương, mâu thuẫn giữa Nhật, Pháp ngày càng gay gắt.
Ðế quốc Nhật phải tìm đường tự cứu.
Một cách tự cứu cửa Nhật là dùng thủ đoạn giả nhân giả nghĩa lừa dối các dân tộc châu Á đặng vơ vét tài sản của nhân dân châu Á đúc súng, đóng tàu bắt thanh niên châu Á tham gia cuộc chiến tranh cướp giật.
Chính vì thế, chúng đã lập ra những chính phủ bù nhìn ở các nước thuọc địa của Nhật, như chính phủ Ba Mâu (Ba Maw) ở Diến Ðiện, chính phủ Lô-ren (Laurel) ở Phi Luật Tân, chính phủ tự trị ở quần đảo Nam Dương v.v.. trơ tráo hất là chúng cho tên Ấn gian Bô-dơ (Bose) lập "chính phủ tự do tạm thời" của Ấn Ðộ, giặc Nhật cũng thi hành chính sách lừa phỉnh ấy.
Hành động của giặc nhật không ngoài mục đích hoàn toàn vị kỉ này:
a) Truất quyền giặc Pháp để trừ hậu hoạ (vì chúng biết rằng nếu quân Tàu Ðông Dương đánh chúng thì phần đông người đông người Pháp ở Ðông Dương sẽ quay lại phản chúng).
b) Trực tiếp vơ vét tài sản của nhân dân Ðông Dương cho riêng mình.
c) Lừa phỉnh nhân dân Ðông Dương đẻ chuẩn bị bắt họ đi làm bia đỡ đạn cho Nhật trong cuộc chiến tranh Ðại Á.
Tháng 9 năm ngoái, sau khi Phát xít Ý tan rã, Nhật liền hạ lệnh cho các đảng phái việt gian thân Nhật (Phục - quốc, Ðại - Việt, Quốc - Xã, Cao - Ðài, Phật - thầy ..) họp "đại hội" ở Sài Gòn, thống nhất lại thành một đoàn thể thân Nhật, lấy tên chung là "Việt Nam phục quốc đồng minh hội" và quyết định sửa soạn lập "chính phủ lâm thời", đem Cường Ðể về làm vua.
Giặc Pháp biết tin, tháng II đã bắt mấy tên lãnh tụ thân Nhật : Ðốc tơ Tờ Lai, Nguyễn Trác, Lê Ðức, Phạm Lợi, Hồ Nhật Tân, Giáo Quế ... Bọn Việt gian còn hoảng sợ chạy dưới nách Nhật. Trần Trọng Kim, Dương Bá Trạc ở Bắc kì, Trần Văn Ấn, Ðặng Văn Ký ở Nam Kỳ, sau một thời gian trốn trong sở hiến binh Nhật, đã được giặc Nhật đưa đi Tân Gia Ba hòng đem dùng về sau.
Thế là rõ như ban ngày, bọn giặc Nhật công nhiên phản lại "hiệp ước cộng đồng phòng thủ Ðông Dương" đã ký với Pháp. Chúng không thể can thiệp cho bọn tay sai của chúng bị Pháp bắt được tha. Sự xung đột giữa Nhật và Pháp ngày thêm sâu sắc. Nên Nhật sửa soạn truất quyền Pháp ngày một gấp. Hiện chúng đã cho Cường Ðể, và bọn Vũ Ðình Dy, NguyễnVăn Ba lập chính phủ bù nhìn thân Nhật ở Ðông Kinh. Bọn này sắp được Nhật đưa về Tân Gia Ba họp với bọn Kim, Trạc, Ấn, Ký, chờ dịp về nước đóng vai trò chính phủ bù nhìn, tay sai của Nhật.
Ðồng thời trong nước chúng bí mật trao khí giới cho bọn Phục quốc. Tại một đồn điền của Nhật ở Rạch Giá, võ quan Nhật đang huấn luyện cho bọn thân Nhật. Chúng công nhiên cùng bọn này sửa soạn một cuộc bạo động đánh đổ chính phủ của Pháp và bọn Việt gian thân Pháp. Hiện Nhật đã mộ được 500 lính ta ở Nam Kỳ và mượn cớ mộ phu để tuyển lính ở Trung kỳ và Bắc kỳ.
Khi nào sửa soạn sẵn sàng đầy đủ, Nhật sẽ hạ lệnh cho bọn Việt gian cầm khí giới nổi dậy đánh Pháp. Nhật sẽ nhân dịp đứng ra can khéo. Chúng sẽ cho bọn Việt gian thân Nhật dễ bảo, trung thành và ngoan ngoãn hơn lên thay.
Ta đã thừa rõ thủ đoạn của giặc Nhật. Chúng dùng bọn Việt gian làm lợi khí quấy rối Pháp đang đặng có cớ làm cuộc "đảo chính", bắt bọn Pháp và Việt gian thân Pháp giam lại. Kẻ nào cưỡng lệnh hoặc nguy hiểm cho chúng sẽ bị chúng bắn giết. Những phần tử chống phát xít, chống Nhật, từ những Ðảng viên cách mạng Ðông Dương đến Hoa kiều yêu nước và Pháp Ðờ Gôn, sẽ bị đàn áp dã man. Ở Ðông Dương một cuộc thảm sát đang đón chờ các chiến sĩ chống phát xít.
Nếu cuộc đảo chính của Nhật thành và một chính phủ việt gian thân Nhật lên cầm quyền thì đồng bào ta còn bị cơ cực gấp trăm bây giờ nữa. Thật thế, giặc Nhật và bọn Việt gian thân Nhật định mang lại cho đồng bào ta những gì? Theo "Kế hoạch cải tổ Ðông Dương" của bọn thân Nhật thì chính phủ lâm thời Việt Nam thân Nhật sẽ "phải thi hành mọi phương pháp cần thiết để làm cho nước (Việt Nam) tham gia triệt để và hiệu nghiệm vào cuộc chiến tranh (Ðại Á).
Về kinh tế, nhiệm vụ cần kíp của chính phủ Việt gian thân Nhật là phải: "phát triển sự sinh sản ra tất cả cái gì cần thiết cho quân đội (Nhật). Tất cả những nguồn lợi, trừ phần tiêu thụ ít nhất của nhân dân, còn phải để cho quân đội (Nhật) dùng.
Nói trắng ra, nghĩa là đồng bào ta sẽ bị cướp sạch tài sản, thóc gạo, bông đậu… Giặc Nhật và bọn Việt gian thân Nhật sẽ chỉ cho ta tiêu thụ phần ít nhất, còn phải nộp cho chúng để chúng tiếp tục chiến tranh Ðại Á.
Về quân sự, thanh niên ta sẽ phải ra lính hết đặng "giúp cho quân đội Nhật chiến đấu cho nền độc lập của các dân tộc châu Á" nghĩa là đi chết thay cho Nhật để Nhật cướp thêm các nước Châu Á, giữ vững quyền lợi và địa vị của đế quốc Lùn.
Về chính trị, chính phủ Việt gian thân Nhật sẽ thẳng tay đàn áp cách mạng, tắm phong trào độc lập, dân chủ trong máu. "Kế hoạch cải tổ Ðông Dương" của bọn phục - quốc đã nói: "Sự giữ gìn trật tự đối với chính phủ (phục - quốc) phải là một nhiệm vụ cần kíp và một sự luôn luôn mẫn cán".
Dân ta sẽ không được hưởng một quyền tự do dân chủ nào. Chế độ chính trị theo bọn phục - quốc sẽ là một chế độ "Quân dân cộng chủ" và hiến pháp "hoàn toàn độc tài" dựa theo hiến pháp Nhật hiện nay. Quân đây có nghĩa là Kỳ ngoại hầu Cường Ðế, mà "Dân" đây chỉ là một nhóm việt gian phản quốc, hại nòi!
Các dân tộc ở Ðông Dương như Mên, Lào sẽ bị đặt dưới quyền chính phủ Việt gian Cường Ðể. " Kế hoạch cải tổ Ðông Dương" đã nói: "Vị thủ lĩnh nước Việt Nam bởi sự quan trọng của dân số và quyền lợi mà ngài thay mặt, sẽ kiêm chức thủ lĩnh Liên bang Ðông Dương). Vua Mên, vua Lào sẽ là phó thủ lĩnh".
Chính phủ bù nhìn của bọn thân Nhật sẽ do một "Hội đồng chính phủ gồm những cố vấn kỹ thuật chọn trong số những người Ðông Dương và người các nước bạn", nghĩa là trong đó có cả những tên cáo già phát xít Nhật giám thị, ra lệnh, cầm đầu. Tóm lại chính phủ Việt gian thân Nhật sẽ rập một kiểu với chính phủ Hán gian Uông tinh Vệ ở Nam Kinh, không chút tự do, độc lập.
Tất cả những điều trên đây bảo ta gì ? Bảo ta rằng giặc Nhật và bọn Việt gian thân Nhật hết sức thâm độc, đang sửa soạn đẩy đồng bào ta xuống hố. Nếu mưu mô của chúng thành sự thật thì đồng báo ta chỉ được chết chóc, tù đày, đói rét, ngu muội và những bạn Hoa kiều kháng Nhật cùng những người Pháp chống phát xít, chống Trục cùng khổ nhục không kém. Nguy cơ rất lớn !
Thảm hoả đang chờ chúng ta kia!
Nhưng nhường Ðảng Cộng Sản Ðông Dương chúng tôi lớn tiếng kêu gọi đồng bào mau tỉnh dậy. Chia rẽ là chết!, để Tổ Quốc lên trên hết, dân tộc trên hết! Hãy đoàn kết lại chung quanh khẩu hiệu:
Dân tộc, độc lập! Chúng tôi lại kêu gọi những phần tử lầm theo bọn Việt gian phản quốc hãy kịp tỉnh ngộ!
Chiến tranh Ðại Á của Nhật chỉ là một trận cướp giật của giặc Nhật mà chương trình của bọn Việt gian phục uốc chỉ là biện pháp giúp Nhật cướp bóc, giết hại đồng bào.
Còn đối với người Hoa kiều yêu nước và Pháp dân chủ đang nuốt giận dưới ách phát xít Nhật - Pháp, chúng tôi thành thật đề nghị liên minh đặng kịp thời chống lại kẻ thù chung.
Hiện nay ở Ðông Dương, hoạ Nhật Bản là hoạ chung cho tất cả những người có xu hướng tự do, tiến bộ, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giai cấp, ai là người ngoại quốc sống trên đất Ðông Dương muốn thoát khỏi bàn tay đẫm máu của giặc Nhật hãy cùng nhân dân Ðông Dương xếp thành Mặt trận Dân chủ thống nhất chống Nhật, lấy kkhẩu hiệu:
Bình Ðẳng tương trợ,
Ðông Dương độc lập,
Làm chốt. Phải sẵn sàng hành động. Nếu Nhật thực hiện cuộc đảo chính ở một bộ phận hoặc trên cả bán đảo hình chữ S này thì khi ấy có thể lính Pháp sẽ quay súng bắn lại Nhật, và bọn Pháp gian thân Nhật, quân Tàu kéo vào Ðông Dương đánh Nhật, nhân dân Ðông Dương nổi dậy, giành quyền độc lập, tự do. Cả ba lực lượng: Pháp ờ ôn, Hoa quân, Nhật Việt và cách mạng Ðông Dương có thể thống nhất lại thành một mặt trận chống phát xít rộng rãi chỉa mũi nhọn vào phát xít Nhật và các hạng tai sai của chúng: phát xít Pháp, Việt gian và Hán gian.
Chỉ có mặt trận ấy sẽ phá được chính sách tàn bạo nguy hiểm của giặc Nhật.
Chỉ có mặt trận ấy sẽ đảm bảo được "Ðộc lập tự do, cơm áo" cho nhân dân Ðông Dương.
Chỉ có mặt trận ấy, những phần tử tự do, tiến bộ Pháp và Hoa kiều mới khỏi làm trâu ngựa cho giặc Lùn.
- Ðánh đổ phát xít Nhật - Pháp !
- Tiểu trừ Việt gian hại nước, hại nòi !
- Mặt trận dân chủ thống nhất chống Nhật ở Ðông Dương muôn năm !
- Cách mạng Ðông Dương thành công muôn năm
(C.G.P - số 3, ngày 15 - 2 - 1944)
VẤN ÐÁP VỀ CHÍNH SÁCH CỦA ÐẢNG:
CHỦ TRƯƠNG LIÊN MINH VỚI PHÁP ÐỜ GÔN
HỎI. - Pháp Ðờ Gôn là thế nào ?
ÐÁP. - Là những người Pháp không những chống Trục (Ðức - Ý - Nhật) mà còn chống cả bọn phát xít Pháp thuộc phái Pê - tanh, tai sai của Trục nữa. Họ tán thành chính sách chống phát xít xâm lược của tướng Pháp tên là Ðờ Gôn (De Gaulle), chủ tịch Uỷ ban giải phóng nước Pháp ở An - giê (Bắc Phi).
HỎI. - TẠi sao lúc này Ðảng ta lại chủ trương liên minh với Pháp Ðờ Gôn ?
ÐÁP. - Vì hiện nay Ðông Dương đã thành thuộc địa của Nhật. Những người Pháp thuộc phái Ðờ Gôn ở Ðông Dương cũng bị bọn phát - xít Nhật - Pháp đàn áp, khủng bố. Bọn Pháp cai trị Ðông Dương hiện nay là Pháp phát xít, là Pháp gian, tay sai của đế quốc Nhật. Chúng vâng lệnh Nhật đàn áp, cướp bóc đồng bào ta và áp bức cả những người Pháp Ðờ Gôn. Trong điều kiện ấy, ta đối với Pháp Ðờ Gôn cũng có chung một kẻ thù là phát xít Nhật - Pháp. Lúc này những người Pháp Ðờ Gôn chưa tỏ rõ lực lượng đấu tranh của họ chống chủ nghĩa phát xít. Nhưng họ có sẵn lực lượng ấy và ta tin rằng nếu quân Anh, Kỹ hoặc Trung Quốc vào Ðông Dương đánh Nhật, hay là đế quốc Nhật làm đảo chính truất quyền của Pháp đi cho bọn Việt gian lên thay, khiến cho quyền lợi của họ bị uy hiếp dữ dội, thì họ sẽ đánh lại Nhật. Vì vậy, lúc này Ðảng ta chủ trương liên minh với Pháp Ðờ Gôn đánh phát xít Nhật - Pháp và bọn Việt gian, tay sai của chúng.
HỎI. - Cuộc liên minh giữa cách mạng Ðông Dương và Pháp Ðờ Gôn phải trên cơ sở những điều kiện gì ?
ÐÁP. - Trên cơ sở hai điều kiện chính dưới đây:
1. - Những người Pháp Ðờ Gôn và các đảng phái cách mạng Ðông Dương phải liên hiệp hành động chống kẻ thù chung là phát xít Nhật - Pháp.
2. - Những người Pháp Ðờ Gôn phải thừa nhận quyền tự do, độc lập của các dân tộc Ðông Dương.
Nếu phái Pháp Ðờ Gôn không tán thành hai điều kiện ấy thì cuộc liên minh với họ không thể có được.
HỎI. - Liên minh với cách mạng Ðông Dương, phái Pháp Ðờ Gôn được lợi những gì? Trái lại, không liên minh với cách mạng Ðông Dương, họ sẽ thiệt hại gì?
ÐÁP - Nếu những người Pháp Ðờ Gôn giác ngộ quyền lợi chính đáng của họ, nếu họ trung thành với những truyền thống anh dũng của dân tộc Pháp và muốn rửa nhục cho nước Pháp, thì họ cùng ta chiến đấu chống kẻ thù chung. Sau khi cách mạng Ðông Dương thành công, chính phủ của cách mạng nhân dân Ðông Dương sẽ thừa nhận cho họ những điều dưới đây :
1). Sinh mệnh, tài sản được đảm bảo ;
2). Ðược tự do cư trú và sinh hoạt ở Ðông Dương.
Nhưng nếu họ cam tâm làm nô lệ cho đế quốc Nhật, đồng thời thoả hiệp với phát xít Pháp, đàn áp cách mạng Ðông Dương, giữ vững hậu phương cho Nhật, vơ vét sức người, sức của dân Ðông Dương cung cấp cho Nhật để được yên phận tôi đòi, tình hình Ðông Dương nhất định sẽ đẩy họ đến chỗ chết chẹt giữa hai gọng kìm hết sức nguy hiểm : một bên là phát xít Nhật - Pháp đàn áp, bóc lột, một bên bị cách mạng Ðông Dương xua đuổi.
Trường Chinh (Số 3, ngày 15-2-1944)
NHẬT - PHÁP XUNG ÐỘT: CÁI NHỌT BỌC SẼ PHẢI VỠ MỦ
Quân Ðức Hitle đang bị quét sạch ra khỏi đất Pháp. Dân quân Pháp đã nổi dậy phối hợp với cuộc tiến công của Ðồng minh đánh đuổi quân thù.
Chính phủ bù nhìn Visi (Vichy) Pháp đổ sụp. Bọn Pháp gian phản quốc Pê - tanh - Lavan chạy trốn sang Ðức, núp dưới ách Hitle. "Chính phủ lâm thời của nước Pháp cộng hoà" đóng ở Paris do tướng Ðờ Gôn làm Chủ tịch.
Quyền thống trị của Ðức Quốc xã ở Pháp bị đạp đổ. Chế độ thân Ðức ở Pháp rã rời. Hiện tượng lớn lao ấy ảnh hưởng không nhỏ đến Ðông Dương. Một mặt, những hiệp ước giữa Ðông Kinh, Bá Linh và Visi về Ðông Dương phải đem xét lại vì không có lý do tồn tại nữa. Một mặt tình hình biến đổi bên Pháp bắt bọn Ðờ - cu ở Ðông Dương phải tỏ rõ thái độ: hoặc tiếp tục trung thành với Trục và nếu thế thì phải phản đối nước Pháp Cộng hòa mới và phải tuyên chiến với Anh - Mỹ hoặc chạy sang phe Ðờ Gôn và công khai chống lại quân đội Nhật ở Ðông Dương.
Song thái độ mập mờ của bọn Ðờ - cu không thể lọt qua mặt giặc Nhật.
Thật thế, khi quân Ðồng minh tiến quân sát Paris, bọn Ðờ - cu biết chính phủ Visi phải đổ, liền tuyên bố ban hành đạo sắc lệnh 18 tháng 2 năm 1943, họp "Thượng hội nghị Ðông Dương" tự nhận có quyền hành động mặc dầu tình hình Pháp biến đổi.
" Ðể giúp mối liên lạc trung thành giữa Ðông Dương và chính quốc trong mọi trường hợp". Câu ấy của bản thông cáo ban hành sắc lệnh nói trên có nghĩa là dù nước Pháp thoát khỏi vòng xiềng xích của Trục, Ðông Dương vẫn gắn bó với Pháp.
Chưa hết trong bài diễn văn đọc tại Sài Gòn ngày 30-8-1944 nhân dịp kỷ niệm lần thứ tư ngày thành lập đoàn lê - dương, Ðờ - cu thốt ra một câu đáng chú ý : "Nước Pháp sẽ lấy lại được chủ quyền, hòa giải với các con cái, v.v...”.
Ðó, Ðờ - cu và phe lũ muốn chơi lối mượn gió bẻ buồm" như Ðác Lăng, Giđơ ở Bắc Phi. Những thất bại ê chề và liên tiếp của Ðức - Nhật đã làm cho chính trong hàng ngũ bọn phát xít Pháp ở ÐôngDương cũng có nhiều phần tử không tin tưởng ở "thấy lợi cuối cùng" của Trục nữa. Sự tháo lui của quân đội Hitle bên Pháp đi đôi với những thất bại đau đớn của Nhật ở miền Bắc Diến Ðiện và Trung Thái Bình Dương đã đẩy bọn Pháp ở Ðông Dương ngóc đầu giậy.
Không cho bọn Nhật biết thế, nên ngay khi nhân hôm kỷ niệm Lê Dương, bọn Ðờ cu bị Nhật bắt phải thanh minh thái độ. Ðồng thời Nhật đưa ra nhiều yêu sách mới, buộc bọn Pháp ở Ðông Dương phải tuyên chiến với Anh - Mỹ, phải nhường cho Nhật nhiều tổn hại quan trọng và chịu cho võ quan Nhật trực tiếp chỉ huy quân đội Ðông Dương. Rồi đề phòng bọn Nhật quay phản và ủng hộ cho những yêu sách trên kia, một số quân đội Nhật kéo đến Bắc kỳ. Tình hình Nhật - Pháp căng thẳng.
Do đài vô tuyến điện Ăngkara ở Thổ, Nhật gián tiếp tuyên bố đòi "quyền công khai chiếm cứ Ðông Dương". Ngày 2 tháng 9 quân Nhật định xông tới chiếm đóng trại lính Pháp ở Lạng Sơn, bị lính Pháp bắn lại. Ngay hôm ấy, lính khố đỏ và lính Pháp các thành phố lớn như Hà Nội, Nam Ðịnh, Hải Phòng, Ðáp Cầu, Sơn Tây. được phát thêm đạn và cấm không được ra khỏi trại.
Bọn Pháp sẵn sàng đánh Nhật nếu chúng bị Nhật bắt ức. Thái độ Pháp ở Ðông Dương đã bướng hơn nên sau đó Nhật và Pháp lại dàn xếp, thoả thuận và tình hình Nhật - Pháp hiện ở chỗ nhùng nhằng không quyết.
Lực lượng so sánh giữa hai lũ giặc Nhật - Pháp hiện tượng đối quân bình. Hơn một năm nay, luôn luôn thua bại, quân lực lại phải chia đi chống giữ ở nhiều nơ cách xa nhau, giặc Nhật qua đó suy yếu. Chúng không dám mạo hiểm làm ngay cuộc đảo chính truất hẳn quyền bọn Pháp và tước khí giới lính Pháp. Vì chúng biết làm như thế nhất định bọn Pháp sẽ bắn lại và cuộc xung - đột quyết liệt giữa Nhật - Phát sẽ nổ ra. Quân Ðồng minh thừa dịp kéo vào Ðông Dương đánh Nhật và cách mạng Ðông Dương cũng nhân cơ hộo tốt nổi dậy. Như thế Nhật lại có thêm một mặt trận nữa. Ðó là một điều chúng rất e ngại.
Còn bọn Pháp tuy đã được tình hình bên Pháp và trên thế giới khuyến khích, nhưng tự xét chưa đủ lực lượng mở cuộc tấn công Nhật trước để giành lại độc quyền bóc lột nhân dân Ðông Dương, nên cố chờ một cơ hội thuận tiện hơn nữa mớincông khai chống Nhật. Chúng biết rằng tình thế mới ngày một có hại cho Nhật và lợi cho chúng nên chúng cố thoả thuận bề ngoài với Nhật một lần nữa để tranh lấy thời gian, vun thêm lực lượng củng cố thêm vây cánh trước khi công nhiên khai chiến với Nhật. Và cả hai quân giặc Nhật - Pháp đều gờm cách mạng Ðông Dương. Chúng rất sợ khi chúng cắn xé nhau chí tử thì cách mạng Ðông Dương thừa dịp nổi dậy tiêu diệt chúng. Chính vì thế, nên Nhật - Pháp lại có thể hoà hoãn bề ngoài với nhau một hồi nữa.
Nhưng sự hoà hoãn này có khác chi một cái nhọt bọc chứa chất bên trong biết bao nhiêu vi trùng và mủ máu, chỉ chờ dịp chín mõm là vỡ tung ra!
Một điều đáng chú ý là giặc Nhật không dám quét sạch ngay bọn Pháp ở Ðông Dương lúc này, tức là chúng đã tự thú rõ ràng suy yếu. Phát xít Ðức bên châu Âu đang đi tới chỗ chết. Ðức bại, mặt trận bên Phương Tây im tiếng súng thì Ðồng minh sẽ có thể chuyểnthêm lực lượng sang viễn đông cho Nhật một đòn cuối cùng. Hội nghị Kebéc (Quebec) đã bàn đến cách mở rộng phản công Nhật trước khi mặt trận Châu Âu kết liễu. Cho nên trong lúc này giặc Nhật không dám hất cẳng Pháp ở Ðông Dương. Giành lấy quyền trực tiếp cai trị thì sau này chúng khó có dịp thi hành kế hoạch ấy nữahoặc tình thế bắt buộc phải làm thì cũng là túng bí lắm và cũng là tự sát mà thôi.
Cả hai quân thù Nhật - Pháp đang đóng một tấm kịch giả dối, vô cùng nguy hiểm. Cả đến đang sửa soạn tiến tới chỗ tau sống mày chết, quyết liệt cùng nhau.
Nhưng chúng còn nhân nhượng nhau ngày nào, dân ta còn thống khổ dưới hai tầng xiềng - xích của chúng ngày ấy và toàn thể đồng bào ta sẽ bị chùng tranh nhau hà hiếp, bóc lột thậm tệ hơn. Trong những ngày sắp tới đây. Do đó quần chúng nhân dân sẽ cách mạng hoá nhanh hơn nữa.
Hỡi quốc dân đồng bào !
Hỡi các đảng phái cách mạng!
Hỡi các chiến sĩ cứu quốc!
Chúng ta đang tiến tình hình Tổng khủng hoảng chính trị ở Ðông Dương. Phải kíp mài gươm, lấp súng để mai đây Nhật - Pháp bắn nhau kíp nổi dậy tiêu diệt chúng, giành lại giang sơn, tổ quốc! Muốn thế phải tiếp tục tranh đấu chống Nhật và bọn Việt gian thân Nhật, nhưng đồng thời phải đặc biệt chú trọng đánh đổ những xu hướng ngây thơ tin tưởng vào "nước Pháp phục hưng" và bị động trông chờ ở chính phủ Ðờ Gôn những cải cách vụn vặt.
Phong trào dân chủ và độc lập đang sôi nổi trên thế giới. Nhân dân Ðông Dương không thể công nhận bất cứ một chính quyền đế quốc nào.
Lênin nói: "Những vấn đề lớn của đời sống các dân tộc chỉ có thể giải quyết bằng võ lực".
Phải đoàn kết thống nhất dùng võ lực nổi dậy, nhân dân Ðông Dương mới có được cơm áo, độc lập, tự do.
(C. G.P - số 7 - ngày 28 -9 -1944)
THÓC, VẢI, MUỐI
Mùa tháng mười !
Trước kia nói đến ngày mùa, mọi người mừng rỡ. Bây giờ ngày mùa đến chỉ thêm lòng uất ức của mọi người
Thật thế, năm nay đồng bào đang lo quần ruột. Giặc Pháp bắt khai ruộng rất ngặt nghèo. Chúng không kể ruộng xấu, ruộng tốt, đồng chiêm, đồng mùa, cứ tính mẫu bắt nộp thóc. Lúc đang trỗ gặp mưa lớn, mùa năm nay mất. Thế mà giặc Pháp thu lại nhiều hơn vụ chiêm gấp bội. Nhiều nhà nông đã thốt ra: "Làm cho nó ăn hết!".
Giặc Pháp vẫn nỏ mồm nói là lấy thóc để làm gạo bán cho binh lính, công chức và thợ thuyền.
Không!Chúng lừa dối ta. Binh lính phải ăn khoai độn với gạo hẩm. Công chức và thợ thyền ăn gạo đã mục. Từ xưa đến nay chúng không thu thóc, người ta phải thiếu thốn và khổ sở thế đâu! Sự thực chúng lấy thóc cho Nhật đem về nước để nuôi lính Nhật. Bên này: Ta đói vì giặc Nhật, khổ vì giặc Pháp !
Hỡi bà con !
Không thể yên mãi cho giặc làm mưa làm gió được. Lúa ta cấy, ruộng ta cày, của mồ hôi nước mắt của ta, không có đứa nào có quyền động đến. Bà con hãy họp nhau lại, nhất định chống quân cướp thóc, rồi tiến tới đuổi sạch chúng đi ! Ðồng bào Yên Tập đã nêu gương, ta hãy nối gót. Ðừng kêu gào suông, đừng phàn nàn hão. Hợp quần và quyết tâm làm được hết! Thóc lúa là vến đề sống còn của ta.
*Có đời thuở nào, non trăm bạc một bộ quần áo nâu?
Hãy trông kìa trẻ con cởi trần, người lớn quần áo xác xơ, hay đeo những mảnh tải, manh chiếu. Thảm hại thay làm đầu tắp mặt tối mà phải cơ cực đến thế !
Mùa đông tới rồi đây, nạn chết rét đang lại!
Vải! Vải! Giặc Nhật, Pháp hãy trả vải cho nhân dân ta. Hỡi bà con! Chỉ vì chúng lấy bông đem đốt làm thuốc súng để đi đánh cướp nước người cho nên ta thiếu vải. Chỉ vì chúng cướp bông, kiểm soát ngặt việc chuyên chở bông sợi mà ta khan vải. Hiện giờ, những vải đay, vải "bít tất", chòi có hạ đôi chút nhưng rồi sẽ lại tăng! Không thể nào có vải nếu chưa hết chiến tranh. Ðúng như vậy. Phải trừ cho hết giống phát xít hiếu chiến, cướp nước, ta mới có bông dệt vỉa cho dân dùng.
Các cụ già hẳn đã thấm thía nỗi nứoc mất nhà tan, khi làn gió thổi rét thấu sương. Các bà mẹ hẳn phải châu mày uất ức khi thấy đứa con trứng nước da tím, môi thầm vì thiếu áo.
Còn đợi gì không đứng dưới cờ cách mạng?
*Giặc Pháp đã đánh thuế nặng cho những người làm muối. Chúng không cho bán muối tự do. Chúng nộp muối cho Nhật. Do đó muối đắt. Lại vì đánh nhau, sự đi lại khó khăn, muối cao lên một giá nữa. Bọn đầu cơ tích trữ muốn kiếm lời. Muối hiếm đi lại càng đắt hơn gấp bội.
Hiện nay ở thôn quê, bao nhiêu nhà sẵn đỗ sẵn mốc mà không có muối làm tương, 2đ00 một chai nước mắm hạng xoàng, 1đ00 một chén muối. Có đời nào lại như thế bao giờ.
Giặc Pháp bày lệ bán muối tháng ở các tỉnh đường xuôi chỉ đến dân mà thôi. Mỗi người lưng bát trong một tháng sao mà đủ được còn bị nhà thầu, hương lý xẻo nữa chứ! không những thế lại tháng không có muối bán là khác.
Hỡi đồng bào!
Ðảng Cộng Sản Ðông Dương cố gắng kêu gọi đồng bào đánh đuổi Pháp để mưu cơm áo, tự do, độc lập.
Hãy đoàn kết lại, tổ chức thành những đội tự vệ, sắm vũ khí ngăn cản giặc Pháp về làng cướp thóc của. Hãy bãi công biểu tình kéo nhau lên huyện, lên tỉnh đòi mua vải, sửa soạn sẵn sàng nổi dậy đánh các kho thóc, kho muối của Nhật, đánh đuổi quân cướp nước giành tự do, độc lập, đem lại cơm áo cho đồng bào!
(Ðồng Tâm - Số 8, ngày 10-11-1944)
THƠ CA
CHỐNG VIỆT GIAN
Chẳng thà chịu cảnh hiếm hoi,
Còn hơn sinh phải cái nòi Việt gian.
Chẳng thà chịu cảnh cô đơn,
Còn hơn lấy đứa Việt gian vô loài.
Chẳng thà chịu cảnh bồ côi,
Còn hơn có bố là nòi Việt gian.
Chẳng thà chịu cảnh cơ hàn,
Còn hơn làm giống Việt gian dơ đời.
Chẳng thà chịu tiếng dốt hoài,
Còn hơn vác mặt trổ tài Việt gian.
Việt gian là lũ chó săn,
Theo chân Nhật, Pháp để ăn đồ thừa.
Việt gian hại nước, hại nhà,
Nhục danh cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
T.H (Số 2, ngày 26-8-1943)
DIỆT PHÁT XÍT
Hỡi các Hồng quân Nga Xô - viết,
Những anh hùng vĩ đại biết nhường bao!
Chính vì ai các bạn đã gian lao?
Vì các bạn, vì nhân quần tất cả.
Tiến lên với anh hùng tâm sắt đá,
Phất cao cờ liềm búa, gạt cuồng phong
Thét vang lên, chấn động cả Tây Ðông:
"Hỡi vô sản, nhân dân toàn thế giới !
"Hãy đứng dậy, trao cánh tay chặt lại,
"Dựng trường thành cao ngất khắp năm châu.
"Cản hùm beo phát xít, cứu cho nhau
"Khỏi nô lệ dã man thời Trung cổ
"Phát xít đổ và thế nào cũng đổ
"Rồi tiến lên vác búa quại cho tan
"Cả gông xiềng hủ bại khắp nhân gian,
"Dựng vĩnh viễn hòa bình cho thế giới".
Dân Việt Nam hỡi! Dân Việt Nam hỡi!
Nghe thấy chưa tiệng gọi của Hồng quân?
Gia nhập mau mặt trận của nhân dân
Thống nhất để diệt trừ quân Pháp, Nhật .
Giờ giải phóng rung rồi, giờ quyết liệt,
Chuông tự do vang dậy khắp bầu trời.
Cuộc đấu tranh xô viết tiến lên rồi,
Chúng ta phải tham gia cùng chiến đấu,
Nền độc lập đúc trong lò lửa máu,
Gương anh hùng sáng rực cả non sông.
Trên vũ đài nhân loại cuộc vui chung
Có tiếng hát dân Việt Nam hùng tráng.
Hãy tiến bước với trọn bầu máu nóng
Của Hồng quân quyết thắng hoàn cầu.
(2-1942)
Sóng Hồng (Số 3, ngày 15-2-1944)
THẾ GIỚI CÓ GÌ LẠ ?
Bên Tây Âu, hơn triệu quân đồng minh đã bám chắc trên đất Pháp.
Nhịp tiến tuy chậm,nhưng quân đồng minh đã dồn được quân Ðức ra khỏi nhiều thành. Mặt Nam Âu quân đòng minh đã tiến sát phòng tuyến Gô - thinh (Gothique) ở đức và Bắc Ý. Nga mở cuộc đại tiến công mùa hạ khắp mặt trận Ðông Âu. Bốn triệu Hồng quân tiến như vũ bão, đã hoàn toàn quét sạch khỏi quân Ðức ra khỏi đất Nga, đang lấy lại biên giới Quýc xôn (Curson) của Liên Xô năm 1940 và đã tiến sát đất Ðông Phô của Ðức.
Dân quân Nam - tư không những giữ vững được nhiều đất đai đã chiếm, còn mở rộng chiến tranh du kích luồn sau lưng địch.
Ở Thái - bình - Dương, hàng vạn quân Nhật bị tiêu diệt trên đảo Xai - pông (Saipan) và quân Mỹ đã đổ bộ được lên đảo Guy - am (Guam), một căn cứ vô cùng quan trọng để đánh thẳng vào Phi - luật - tân và Nhật về măt trận Diễn - điện quân Nhật thừa nhận phải giữ thế thủ .
Nhìn toàn cuộc chiến tranh thế giới ta cũng chẳng thấy phe phát xít xâm lược đang lùi bước các mặt trận đó sao? những thất bại liên tiếpv à đau đớn của các nước Trục chỉ làm cho nội tình các nước ấy bối rối sau sắc. Bên Ðức cuộc đảo chính của phe phản chiến đã nổ ra. Tuy thất bại, nó cũng làm cho bọn Quốc xã bỏ vía ! Bên Nhật chính phủ Ðông trều đổ sụp, sau cuộc bại trận ở Xai - pông.
Phân tích tình hình tế giới, ta thấy mấy điều sau này:
1. Sau khi mở mặt trận thứ hai chính thức đã mở khẩu hiệu đòi mở mặt trận thứ hai, đã quá thời. Bây giờ phải đòi cho mặt trận thứ hai đánh gấp và lan rộng. Chiến tranh đã quá tàn khốc và đã quá lâu rồi. Tất cả mọi lực lượng chống phát xít xâm lược trên thế giới lúc này phải nhằm thẳng vào chỗ mau hạ Ðức Quốc xã, mau kết liễu chiến tranh. Khẩu hiệu chiến đấu của cả thế giới lúc này là mau hạ phát xít Ðức!
2. Trên đất Nga, không còn một bóng quân xâm lược nhơ bẩn nữa. Việc lấy lại đất Nga bị mất đã được Hồng quân làm trọn một cách vẻ vang. Nhiệm vụ trực tiếp của Hồng quân Nga lúc này không còn phải là giải phóng đất Nga khỏi gót ủng của phát xít nữa, mà là vượt qua các nước Ðức xâm chiếm, đặng giải phóng cho nhân dân các nước ấy mau thoát khỏi nanh vuốt của Hít Le, xông thẳng vào sào huyệt của phát xít trên đất Ðức, truy nã quân xâm lược đến tận ổ, hoàn toàn tiêu diệt chúng để trực tiếp giúp cách mạng châu âu.
3. Ðồng minh càng thắng phe phát xít càng bại thì phong trào phản chiến và cách mạng ngay trong dinh lũy phát xít càng cao. Bọn phát xít xâm lược không những bị đánh bại ngoài mặt trận bởi sức mạnh của đồng minh mà còn bại bởi phong trào phản chiến và cách mạng trong nước chúng và thuộc địa của chúng. Do đó, hàng ngũ của chúng ta mau chóng và ngày chúng tiêu diệt cũng không xa nữa! Hiện nay chúng không những không giữ nổi trận địa mà sự thực đang lăn xuống dốc, cái dốc thất bại…
Kết luận, trào lưu thế giới rất thuận tiện cho cuộc vận động cách mạng dân tộc giải phóng của ta. Phải gấp sửa soạn khởi nghĩa để một khi Ðức đổ,Nhật suy, nổi dậy dành tự do, độc lập.
(28 - 7 - 1944)
Trường Chinh (Số 6, ngày 28 - 7 - 1944)
NỘI CÁC ÐÔNG ÐỀU SỤP ÐỔ !
Hôm 19- 7, toàn thể nội các Ðông Ðiều bên Nhật từ chức. Ðông Ðiều, viên thủ tướng đã lập bao nhiêu cong trạng từ khi khởi cuộc chiến tranh Thái Bình Dương phải từ chức! Ai không phải ngạc nhiên? Tuy các báo nhật cố giải thích rằng: Ðông Ðiều từ chức là "muốn hấp dẫn quóc dân vào cuộc đời mới và theo đuổi cuộc chiến tranh cho đươc mạnh mẽ hơn", ta cũng thấy rõ chính phủ Ðông Ðều đổ vì ba lẽ dưới đây:
1. Hơn một năm nay, nó đã luôn luon thua trận, lại vừa để cho quân Mỹ chiếm đảo Xăipăng, một hòn đảo quan trọng khá gần đất Nhật và Phi luật tân.
2. Ðể quân đồng minh đánh đường giao thông vận tải, khiến cho việc tiếp tế ngoài mặt trận bị gián đoạn và những nguyên liệu, lương thực vơ vét của các thuộc địa không chở về nước được đều đều. Sức sinh sản trong nước vì thế bị giảm sa sút, sinh hoạt đắt đỏ.
3. Những trận thắng mới đây ở Tàu không làm cho dân Nhật phấn khởi, mà trái lại phong trào chán ghét chiến tranh còn lan rộng trong dân chúng Nhật và thuộc địa.
Sau khi, Ðông Ðiều đổ, Nhật Hoàng đã cử Côidô và Iônai đứng ra lập nội các mới. Nhưng Côidô có tài thánh cũng không cứu vãn được tình thế nguy vong của đế quốc Nhật nữa.
Nhật vốn là một đế quốc nghèo, lấy hơi sức đâu mà chống chọi lâu dài với phe Ðồng Minh đông người, nhiều của. Chiến tranh của Nhật là chiến tranh cướp giật chỉ lợi cho bọn lái súng và bọn tài phiệt Nhật.
Nó hoàn toàn phản tiến bộ, ngược chính nghĩa. Mặc dầu nội các sắp lên, đế quốc Nhật cũng thua đứt vì nội tình Nhật nguy khốn; vì cách mạng Nhật và thuộc địa Nhật sôi nổi; vì cuộc phản công mạnh mẽ của Ðồng Minh. Chính phủ Côidô (Quốc Chiêu vừa lên hôm trước, thì ngay hôm sau (21- 7) quân Ðồng Minh lại đổ trên đảo Guyam thật là những tiến gào thét chào xứng đáng của phe chống phát xít chống xâm lược đối chính phủ mới của Nhật vậy.
C.G.P (Số 6, ngày 28 - 7 - 1944)
Tư liệu báo chí:
Các SẮC LUẬT BÁO CHÍ VIỆT NAM giai đoạn 1865-1945
Vài thông tin về GIA ĐỊNH BÁO - tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam
NỮ GIỚI CHUNG - tờ báo phụ nữ đầu tiên của Việt Nam
Bàn về tiếng ta trên báo TRI TÂN
Báo TRUNG BẮC CHỦ NHẬT (số Tết 1941)
Nguyễn An Ninh và LA CLOCHE FÊLLÉ
Khuông Việt - nhà báo Việt Nam đầu tiên được cấp thẻ báo chí của Liên hiệp quốc
< Lùi | Tiếp theo > |
---|