HỘI HOẠ Bài viết

Tranh của nhà báo

tranh-cua-nha-bao
trnahcuanhabao

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Khi nhà thơ vẽ

khinhathove

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC - Thơ và tranh


thovatranh2

thovatranh1

(Nguồn: Tạp chí Du lịch TP.HCM số Xuân Tân Mão)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Với hội họa, tôi chỉ là những đứa trẻ chập chửng, tập vẽ tiếng nói của mình

hoihoa
tho

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Chàng QUỐC chơi tranh

13/05/2010 12:16

changquoc-ve-tranh


Nhà thơ Lê Minh Quốc đang vẽ - Ảnh: Phan Ngọc Vinh


(TNTT>) Lê Minh Quốc - nhà thơ, nhà báo, trong tinh thần của tôi là một “chàng ngông”. Quốc ngông ở nhiều khía cạnh: thơ, tính cách, sở thích, lời ăn tiếng nói… Nhưng bấy nhiêu đó dường như chưa đủ. Khoảng ba năm nay, Quốc  xông thẳng vào hội họa như một người điếc không sợ súng. Thế mới lạ!

Khi ở vào độ tuổi “ngũ thập tri thiên mệnh” kẻ tao nhã thì chơi cây cảnh, sưu tầm sách, chơi chim. Người giàu có thì chơi xe hơi, đá phong thủy, đồ cổ… Còn Quốc, chọn màu sắc để giỡn đùa. Theo đúng cách ngông mà anh tự nhận: “Tôi đến với hội họa vì muốn đùa giỡn với sắc màu”. Đây cũng là tựa đề của bộ phim mà HTV đã làm về anh. Và loạt tranh này còn triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh năm 2009 gây tiếng vang dư luận.

Duyên cớ đưa Quốc đến với hội họa là bởi… “lòng tham” của kẻ sĩ. Đó là anh muốn lột tả tận cùng những xúc cảm tinh tế nhất của người nghệ sĩ. Tuy liều lĩnh nhưng chàng cũng có đôi phần… thận trọng! Quốc đã tìm đến nhà họa sĩ  Suối Hoa để thọ giáo những “bí kíp” cơ bản. Nhà hai người ở “hai đầu nỗi nhớ”, nhưng chàng không ngại đường xa lui tới, để làm một cậu học trò nhỏ “nghịch màu”.

Và thật bất ngờ khi đến anh chơi, tôi giật mình thấy căn nhà đã thay đổi: tầng trệt treo đầy tranh vẽ. Đó là số tranh do Quốc  âm thầm “điên dại” múa màu trong thời gian ngắn! Tính đến hôm nay đã hơn 200 bức. Tuyệt đối chàng không bán, chỉ để chơi.

Phải tận mắt chứng kiến cảnh chàng Quốc vẽ mới thấy rất… ngông và liều lĩnh.Thường anh chỉ "múa cọ" khi đã ngà ngà say. Vẽ trong trạng thái của người rơi vào vô thức, thậm chí bất cần những gì chung quanh. Là một người làm thơ, tôi thực sự thích thú khi “mục kích” cảnh anh “múa cọ”. Còn nhớ, một buổi chiều mùa hè, tôi đối ẩm cùng Quốc. Sau trận bù khú, Quốc nổi hứng muốn vẽ tranh. Nhưng nhà đã hết toan, bố. Tôi phải chạy đi mua một “lốc” năm tấm toan khổ lớn để anh mặc sức vẽ. Quốc cầm cọ như…lên đồng. Anh không chỉ dùng cọ mà còn dùng cả bàn tay, những ngón tay và thậm chí là cái... chỏm mũi của mình để vẽ (!). Rồi Quốc tưới rượu vào tranh. Thoạt nhìn dễ nghĩ anh "trình diễn", nhưng không, anh là người phá cách! Mặc kệ thiên hạ nghĩ sao cũng được, anh chỉ biết, Quốc sướng, thế là đủ!

Quốc là kẻ có bạn bè khắp nơi. Điều đó được minh chứng một phần trong những bức tranh đã vẽ. Xem hội họa như cuộc chơi nên Quốc không tuân theo một nguyên tắc nào. Tranh của anh có thể có rất nhiều chữ ký của bạn bè, một dấu vân tay hay một bàn tay của ai đó. Đặc biệt, như một năng khiếu bẩm sinh, Quốc rất nhạy cảm với màu sắc. Nếu ai xem tranh của anh với tham vọng tìm thấy sự chỉn chu về bố cục thì sẽ mau chóng… thất vọng. Nhưng nói về màu sắc thì tranh của Quốc đẹp đến… nao lòng! Điều này, nhiều họa sĩ đàn anh đều xác tín như vậy.

Năm 2008, tập thơ “Phiên bản” của tôi in phụ bản 10 bức tranh của Quốc và "chu du" qua Mỹ. Nhiều người nhận sách biếu cứ tấm tắc khen tranh họa sĩ nào vẽ mà đẹp thế! Thơ tôi bị tranh của Quốc cạnh tranh phũ phàng. Tôi có đau lòng một chút!

Bây giờ, Quốc có một xưởng vẽ khang trang nằm ngay giữa trung tâm Sài Gòn. Đó là cà phê X.O ở số 4 Nguyễn Huệ. Ở đây, Quốc có niềm cảm hứng vô bờ bến để sáng tạo.  Dần dà, cuộc chơi ngông của người thơ Lê Minh Quốc đã trở thành một cuộc chơi rất tao nhã. Từ lúc đó, tôi thấy anh thâm trầm hơn, thanh tao và đáng yêu hơn nhiều với Quốc của mười bảy năm về trước khi mà tôi gặp lần đầu…

Bùi Thanh Tuấn

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20100513/chang-quoc-choi-tranh.aspx

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC “GÃ NGOAN ĐỒNG” VẨY CỌ

ngoan-dong

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Nhà thơ LÊ MINH QUỐC: "Tôi tập vẽ"

thao-1

Nhà thơ Lê Minh Quốc được biết đến như một người cả đời chạy theo thơ, đến với thơ như đến với người tình. Anh còn là một nhà sưu tầm nghiên cứu về danh nhân lịch sử nước Việt với nhiều đầu sách được công chúng đón nhận. Thế nhưng thật bất ngờ khi anh tuyên bố chuẩn bị mở triển lãm tranh cá nhân vào mùa thu năm nay với hơn 50 bức sơn dầu.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Nhà thơ LÊ MINH QUỐC kết duyên với... hội họa

Nhà thơ Lê Minh Quốc kết duyên với... hội họa


12:12:00 14/12/2008

8_mot1236

Một trong số các tác phẩm của Lê Minh Quốc sẽ được trưng bày tại triển lãm "Mùa xuân chín"


Lê Minh Quốc lại tiếp tục gây bất ngờ khi tuyên bố sẽ phối hợp với 9 họa sĩ khác trong "làng" hội họa làm nên một "Mùa xuân chín" độc đáo vào ngày 17/12, tại Bảo tàng Mỹ thuật, 97A Phó Đức Chính, TP HCM.

Nghe giới báo chí văn hóa văn nghệ truyền tai nhau: nhà thơ Lê Minh Quốc đang chuyển qua vẽ tranh, nhiều người vẫn đinh ninh rằng đó chỉ là một cuộc dạo chơi của anh qua làng hội họa.

Thêm một lần nữa, Lê Minh Quốc lại tiếp tục gây bất ngờ khi tuyên bố sẽ phối hợp với 9 họa sĩ khác trong "làng" hội họa làm nên một "Mùa xuân chín" độc đáo vào ngày 17/12, tại Bảo tàng Mỹ thuật, 97A Phó Đức Chính, TP HCM.

Theo quy định chung, mỗi thành viên tham gia triển lãm chỉ được phép trưng bày tối đa 20 tác phẩm nhưng riêng Lê Minh Quốc lại tuyên bố sẽ "góp mặt" đến 38 tác phẩm.

Nhà thơ lý sự: Tranh của Lê Minh Quốc nhỏ, chiếm ít diện tích nên đương nhiên số lượng trưng bày phải... nhiều hơn. Tranh nhỏ nhưng là "bé hạt tiêu" nên giá tranh phải tính bằng tiền "đô", tối thiểu mỗi bức cũng phải 500 USD, muốn mua phải đăng ký trước...

Tuy hài hước với triển lãm "Mùa xuân chín" là thế song Lê Minh Quốc lại chia sẻ rằng anh đến với hội họa hoàn toàn nghiêm túc. Hạt giống hội họa đã được Lê Minh Quốc gieo trong tâm hồn mình từ muôn ngàn kiếp trước và những sắc màu đã ẩn hiện như một lẽ tự nhiên trong... thơ anh đã từ lâu lắm.

Tuy nhiên, với Lê Minh Quốc, hội họa có lẽ chỉ là khát vọng khôn cùng của một tình yêu không đạt đến nếu anh không tình cờ gặp nữ họa sĩ Suối Hoa, được trò chuyện và "choáng ngợp" trước xưởng vẽ của chị.

Sau phút "bàng hoàng", run rẩy với nét vẽ đầu tiên, đến nay, nhà thơ đã có cho mình một xưởng vẽ khá "hoành tráng" tại nhà riêng và đã hoàn thành hàng trăm tác phẩm khác nhau. Trong đó, phần lớn tác phẩm là về hoa và phụ nữ

PV

http://www.cand.com.vn/vi-VN/vanhoa/2008/12/105677.cand

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Nhà thơ LÊ MINH QUỐC triển lãm tranh

Mùa xuân chín là chủ đề cuộc triển lãm kéo dài trong một tháng của 9 họa sĩ và một nhà thơ tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Đây là cuộc triển lãm "hai năm" theo như cách nói vui của nhà văn, nhà thơ Lê Minh Quốc. Mùa xuân chín kéo dài từ 17/12/2008 đến 16/1/2009, một triển lãm kết thúc năm cũ và mở đầu năm mới đầy hứa hẹn của 10 tác giả tham gia.

Trong số các họa sĩ tham gia triển lãm, có người đã tham gia nhiều cuộc triển lãm như họa sĩ Nguyễn Thị Tâm, Cao Thị Được, Bùi Suối Hoa, Đỗ Lệnh Hùng Tú, Nguyễn Lệ Dung, Vũ Hải, Huỳnh Quang Cường…, có người chỉ mới tham gia lần đầu tiên như họa sĩ Nguyễn Trọng Mười. Và cũng có người mới tập tành vẽ ra những bức tranh đầu tiên mang đến cuộc triển lãm như nhà thơ Lê Minh Quốc. Mỗi người mỗi phong cách nhưng gặp nhau ở điểm chung là sự náo nức với cuộc sống, với con người và cỏ cây thiên nhiên.

Hơn 200 bức tranh sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đa dạng về sắc màu, phong phú về bút pháp. Nhiều bức tranh đặc tả phong cảnh và tĩnh vật, yên ả, thanh bình nhưng đều có sắc màu của mùa xuân. Tranh của họa sĩ Nguyễn Thị Tâm thể hiện cuộc sống con người và phong cảnh thiên nhiên mượt mà, của Nguyễn Đình Hiền là chân dung của những người dân tộc ở Sapa, ở họa sĩ Đỗ Lệnh Hùng Tú là thủ pháp ẩn dụ và phong cảnh, ở Nguyễn Trọng Mười là sự tả thực…


Lần đầu tiên đến với cuộc triển lãm tranh cùng các đồng nghiệp, họa sĩ Nguyễn Trọng Mười đóng góp khoảng 10 bức tranh với các tác phẩm: Mương quê, Tĩnh vật, Góc bếp, Khâu áo, Cắt tóc… Riêng hai bức tranh anh tâm đắc nhất là Đôi mắt và Gọi là yêu thì không được phép trưng bày vì lý do… nhạy cảm.

Góp mặt trong nhóm họa sĩ triển lãm, nhà thơ, nhà văn Lê Minh Quốc làm nhiều người ngạc nhiên vì khả năng hội họa của anh. Rất tình cờ, trong những lần tận mắt nhìn tranh của họa sĩ Bùi Suối Hoa tại xưởng vẽ của chị, những sắc màu lung linh như ánh sáng đã quyến rũ anh. Tập tành vẽ, tâm trạng giống như người sắp lao xuống biển mà không biết bơi, cảm giác của người mù đi trong đêm tối đến nỗi anh phải tự động viên mình để tiếp tục cầm cọ vẽ. Lê Minh Quốc vẽ chân dung, bông hoa và cả phụ nữ khỏa thân… Anh vẽ tất cả những gì anh thích, đơn giản để thỏa mãn sự sáng tạo và cảm hứng của bản thân mình.

Với chủ đề là Mùa xuân chín, 10 họa sĩ mong muốn góp một tiếng nói với đất trời nhân độ xuân về.

Triển lãm sẽ khai mạc vào lúc 10g ngày 17/12/2008 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (97A Phó Đức Chính, quận 1).

(nguồn: http://vtc.vn/13-200870/van-hoa/nha-tho-le-minh-quoc-trien-lam-tranh.htm)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC - Tôi tập vẽ


    Tôi tập vẽ

01

    Khi sáng tác, nghĩ cho cùng  là anh muốn trình bày lại  tâm trạng của chính mình. Có thể để mọi người cùng chia sẻ và cũng có thể... chẳng để làm gì cả! Với tôi, dù thích làm thơ nhưng có lúc tôi cũng thích viết qua những thể loại khác. Cũng là một cách tự mình “khám phá” mình đấy thôi.

    Chuyện này cũng thường tình. Như ông tiểu thuyết Nguyễn Quang Sáng viết kịch bản phim; ông truyện dài Nguyễn Nhật Ánh viết bình luận bóng đá; hoặc nữ thi sĩ Lê Thị Kim vẽ tranh... Và trong một ngày đẹp trời bỗng dưng tôi lại nổi hứng muốn... vẽ. Thật ra, phải gọi đúng tên là “tập vẽ”. Trên báo T.N. số xuân 2007, tôi có trình bày tâm trạng của mình khi ấy: “Trước khung tranh trắng toát một màu/ anh cảm thấy như sắp lao xuống biển/ nhưng chẳng biết bơi/ vẽ gì đi tôi ơi/ biết vẽ gì khi tâm hồn trống rỗng...”.

     Đây là một cảm giác lạ lùng mà lần đầu tiên tôi cảm nhận được. Chao ôi! Cái khung vải nhỏ ấy bỗng có một ma lực hấp dẫn lạ lùng và lạ lùng nhất là tôi nhìn thấy ở đó thăm thẳm như biển khơi chập chùng sóng vỗ. Vẽ gì đi chứ! Nào ai biết vẽ gì! Tôi ngồi thừ người ra và nhẹ nhàng... đặt cọ xuống. Tâm trạng này diễn ra diễn lại đến nhiều lần. Nhưng rồi, tôi lại tự nhủ: Mình vẽ như là đi chơi, chứ nào mong điều gì khác đâu mà sợ?

    Mà trên đời này, chỉ có... đi chơi là sướng nhất! Nghĩ thế, tôi mạnh dạn cầm cọ lên và vẽ. Thế là những sắc màu nguệch ngoạc trên giấy dó, trên khung vải đã hiện ra. Chẳng biết các họa sĩ chuyên nghiệp nhìn vào sẽ đánh giá như thế nào? Nhưng không sao. Mình vẽ để treo trong nhà mình kia mà. Nghĩ thế tôi yên tâm và tiếp tục vẽ. Và may mắn (?!) là tranh của mình vẫn có người thích. Đã thích thì tôi tặng. Thế là quán cà phê Miss Saigon là nơi trước nhất treo tranh của tôi.

02

      Có những loại hình nghệ thuật đến với con người trên trái đất mà không cần phải thông qua phiên dịch. Hội họa là thế. Chỉ sắc màu của nó, tự nó nói lên mọi điều. Họa sĩ khi vẽ nghĩ đến A, nhưng người xem lại nghĩ đến B thì cũng “bình thường thôi”. Sự cảm nhận ấy không có đúng, sai. Vì thế, tranh của tôi vẽ không đặt tựa. Tùy người xem đặt tựa, gọi tên cho nó vậy.

03

      Trong hành trình của sáng tạo, không ai có thể nói trước một điều gì. Tôi đang vẽ và còn vẽ đến lúc nào nữa. Tôi không biết rõ lắm, chỉ biết một điều là hiện nay tôi vẫn còn đang tiếp tục tập vẽ. Nếu bạn hỏi tâm trạng của tôi bây giờ như thế nào? Xin thưa, “chẳng biết nữa bởi anh đang tập vẽ/ từng mảng màu cuồn cuộn rủ nhau đi/ từng sắc màu dậy sóng/ cuốn đêm trôi về phía xuân thì/ anh đã trải lòng anh trên khung vải/ vẫn một màu hoang dại/ trắng như đen/ anh vẽ bóng hình em/ không là có/ đêm đã thơm vườn khuya xanh mướt cỏ/ anh đang ngồi tập thở...”

LÊ MINH QUỐC

(nguồn: http://diaoc.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=202742&ChannelID=414

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 5 trong tổng số 6

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com