Mục lục |
---|
LÊ MINH QUỐC: MỖI BÀI DỰ THI NHƯ MỘT "CẨM NANG" SỬ DỤNG ĐIỆN TIẾT KIỆM |
Trang 2 |
Tất cả các trang |
1.
Trong thời đại chúng ta đang sống, có lẽ nhiều người đã suy nghĩ về “hiệu ứng cánh bướm” (butterfly effect). Có thể hiểu đơn giản qua cách diễn đạt hết sức ấn tượng: “Giả định rằng một con cánh bướm đang đập cánh ở Brazil có thể gây ra một chuỗi các tác động và thay đổi trong môi trường xung quanh, dẫn đến một cơn bão ở Nhật Bản” - tức là mọi sự vật sự việc đều
có liên quan, tác động qua lại, chứ không riêng lẻ.
Từ suy nghĩ này, chúng ta sẽ thấy một trong những nhu cầu “sát sườn” nhất, cần thiết nhất của mọi nhà, mọi người vẫn là điện. Chỉ cần một khoảnh khắc không điện, lập tức ai cũng cảm thấy hoang mang, lo lắng và nhất là kế
hoạch của công việc gần như đảo lộn, ngưng trệ - một vấn đề không khu biệt mà có tính toàn cầu.
Vì thế, tôi đã thở phào nhẹ nhõm khi đã lý giải được một điều khiến nhiều người thắc mắc, ngạc nhiên: “Vì sao Cuộc thi Tiết kiệm điện thành thói quen do Báo Thanh Niên cùng Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, qua hai lần thi mà vẫn còn được sự quan tâm rộng rãi trong xã hội?”. Sở dĩ quan tâm bởi bất kỳ ai cũng là “người trong cuộc” - một khi tiết kiệm điện
trở thành ý thức của của từng cá nhân thì đều có ảnh hưởng tích cực đến gia đình, công sở, nhìn rộng ra là của đất nước mình.
2.
Tiếp nối thành công của cuộc thi trước, lần nay với số lượng 507 bài dự thi, qua đó, Ban Tổ chức chọn được 60 bài vào chung khảo, có thể xem đây là
một “cẩm nang sử dụng điện” hết sức cần thiết cho mọi người, mọi nhà cùng chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau.
Nhìn xuyên suốt từ hai cuộc thi, tôi nhận ra “mẫu số chung” vẫn là bắt đầu
từ sự gương mẫu của người đứng đầu trong gia đình, trường học, công sở… Điều này tất nhiên quan trọng, nhưng ý nghĩa lớn hơn mà cuộc thi còn muốn hướng tới là phải tạo ra thói quen có tính cách lâu dài.
Có người vợ tự hào về chồng: “Giờ các con hay tôi, chẳng ai còn bỡ ngỡ với phương châm tiết kiệm điện của... anh xã nhà tôi mà ai cũng hào hứng thực hiện thói quen ấy một cách khá bài bản”. Trong khi đó, lại có người chồng khen ngợi vợ: “Vì vậy, thỉnh thoảng nằm bên vợ, tôi hay hát: ‘Bà xã tôi number one, number one, number one. Bà xã tôi luôn vẫn là ánh bình minh của đời tôi’”. Ngay cả con cái cũng nhắc nhở cha mẹ: “Các con dẫn dắt chúng tôi qua Excel từ những con số khô khan thành những đồng tiền tiết kiệm nhiều màu sắc vui tươi. Gia đình ai cũng vô cùng tự hào vì hình thành được thói quen tiết kiệm điện từ bảng tính Excel ‘không đụng hàng’ ai giữa thời buổi công nghệ số đang ‘gõ cửa’ từng gia đình”. Ở trường học, học trò đã dành cho thầy hiệu trường nhiều thiện cảm: “Đúng như lời Bác Hồ từng dặn, một tấm gương sáng
còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Chẳng cần phải văn bản hành chính hay chế tài phạt vì lỗi ‘quên’ mà chỉ cần tấm gương của thầy hiệu trưởng là đủ”.
Không những thế, có những con người dù thân hay sơ, nhưng rồi việc làm của họ lại truyền cảm hứng tích cực cho chúng ta, chẳng hạn, cô Tư Lan căn dặn: “Dù nhà nước chỉ quy định có một ngày thứ Bảy cuối tháng 3 hằng năm
là giờ Trái Đất và kêu gọi mọi người hưởng ứng, thì tôi vẫn tự mình thực hiện vào mỗi ngày thứ Bảy từng tháng. Tôi thấy mình rất hạnh phúc khi chỉ cần hành động nhỏ của mình mà lại mang lại giá trị lớn đến thế”. Còn có thể kể đến bà Ngát, dù chỉ là người giúp việc: “Nhờ việc tiết kiệm điện hằng ngày mà mỗi tháng gia chủ của bà Ngát chỉ phải đóng chưa đến 400.000 đồng tiền điện, ngoài sức tưởng tượng của mọi người. So sánh với tháng bà về quê...
nghỉ phép năm, ai cũng... phát hoảng vì số điện trong nhà tăng vọt lên hơn cả triệu đồng”.
Nhìn chung những bài viết dự thi đã cho thấy, chuyện tiết kiệm điện không phải một cá nhân, tất cả đều phải hướng đến đồng thuận, đồng lòng và đồng hành mỗi ngày. Có như thế, mọi biện pháp khi áp dụng vào thực tiễn mới có
thể thành công trên tinh thần tự giác.
3.
Như đã nói, sử dụng và tiết kiệm điện là nhu cầu có tính chất toàn cầu, vì thế, chúng ta có thể học hỏi từ kinh nghiệm của các nước khác. Chẳng hạn, quy định “5S” được tạo ra bởi Kaoru Ishikawa - một chuyên gia quản lý sản xuất người Nhật Bản vào những năm 1950 đã được phát triển và lan truyền khắp thế giới.
Học tập kinh nghiệm này, trong một bài dự thi cho
biết: “Ở công ty tôi, 5S là viết tắt của các quy trình: Sàng lọc (những cái không cần thiết tại nơi làm việc và loại bỏ chúng), Sắp xếp (mọi thứ ngăn nắp và
đúng chỗ để tiện sử dụng khi cần), Sạch sẽ (giữ vệ sinh khu vực làm việc của mình và phòng ban), Săn sóc (duy trì thường xuyên những việc đã làm tốt và xây dựng thành thói quen), Sẵn sàng (luôn tự giác thực hiện công việc)”.
Thật thú vị, từ “5S” chúng ta lại biết thêm biện pháp “5T” được áp dụng trong căn hộ gia đình, đó là: “Tắt: Tôi bắt đầu bằng việc nhắc nhở các thành viên trong gia đình tắt đèn, quạt khi ra khỏi phòng. Ban đầu, mọi người còn hay
quên, nhưng dần dần cũng hình thành thói quen. Tôi còn dán những tờ giấy nhớ nhỏ xinh lên các thiết bị điện để nhắc nhở mọi người. Thay: Tôi thay thế toàn bộ bóng đèn sợi đốt trong nhà bằng đèn LED. Ban đầu, chi phí có hơi cao
một chút, nhưng bù lại, đèn LED sáng hơn, bền hơn và tiết kiệm điện hơn hẳn. Tháo: Tôi phát hiện ra rằng, nhiều thiết bị điện như sạc điện thoại, laptop vẫn tiêu thụ điện ngay cả khi không sử dụng. Từ đó, tôi luôn rút phích cắm của
chúng sau khi dùng xong. Tiết chế: Trước đây, nhà tôi thường xuyên sử dụng bình nóng lạnh, nhất là vào mùa đông. Giờ đây, tôi chỉ bật bình nóng lạnh
trước khi tắm khoảng 30 phút và tắm nhanh hơn. Bàn ủi cũng chỉ được sử dụng khi thật cần thiết. Tận dụng: Thay vì bật điều hòa cả ngày, tôi tận dụng gió trời bằng cách mở cửa sổ vào buổi sáng và chiều tối. Quần áo cũng được
phơi dưới ánh nắng mặt trời thay vì dùng máy sấy”.
Chúng ta đang sống trong “thế giới phẳng”, chỉ cần một click chuột đã có thể “nhảy” từ Tây sang Đông và ngược lại, nhờ thế dễ nhận ra có những con người ở đất nước khác: “Lúc rời khỏi phòng, nhà hay căn hộ... thì họ đều cẩn
thận tắt hết những bóng đèn, cầu dao, rút các phích điện ra khỏi ổ cắm và thay hẳn những sợi dây điện đã quá cũ, mỏng nhỏ với lớp vỏ cao su của dây
điện đã bị hao mòn, bong tróc để tránh trường hợp sợi dây đồng của hai cọng dây điện “nóng và lạnh (nguội)” va chạm vào nhau, gây cháy nổ.
Nếu tuổi thọ của hai sợi dây của các thiết bị điện sau quá trình sử dụng lâu năm và đã quá tải, do con người sử dụng quá công suất từ các thiết bị điện gây nên, họ đều nhanh chóng thay mới”.
Với kinh nghiệm tiếp nhận từ nhiều nguồn, nhiều hướng khác nhau, chắc chắn sẽ mang lại hiệu ứng tích cực cho thói quen tiết kiệm điện, tuy nhiên, chúng ta không thể không áp dụng tiện ích “app chăm sóc khách hàng” của EVNHCMC: “Theo tôi, ứng dụng này có rất nhiều cái hay như: thanh toán trực tuyến, xem lịch cắt điện, hóa đơn điện tử, báo sửa chữa điện, yêu cầu cấp điện, thiết bị đo đếm, hợp đồng mua bán điện, yêu cầu thay đổi thông tin...
Ngoài ra còn đọc những tin, bài của ngành điện, rất tiện ích. Ứng dụng cũng cho mình biết được có vượt định mức hay không, và ước tính số tiền phải trả nếu dùng máy điều hòa trong mùa nóng... Tôi vẫn hay nói đùa với bạn bè rằng, bây giờ chỉ một cái điện thoại bé xíu mà giao dịch được trên toàn thế giới, ngồi ở nhà thanh toán mọi thứ trong vòng ba nốt nhạc. Được sống trong
thời đại công nghệ mà không sử dụng cho hết những tiện ích từ công nghệ đem lại thì thấy mình thật có lỗi với... công nghệ”.
Rõ ràng, từ cuộc thi này, chúng ta đã tìm ra được các “bửu bối” cần thiết nhất và hoàn toàn có thể áp dụng được trong thực tiễn. Vậy, vai trò cùa Cuộc thi Tiết kiệm điện thành thói quen do Báo Thanh Niên cùng Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh đã “hoàn thành sứ mệnh” rồi chăng? Tôi nghĩ vẫn chưa.
Từ thành công này, nên chăng chúng ta vẫn duy trì, tiếp tục với chủ đề luôn mang tính thời sự và cần thiết cho mọi nhà: Dù đã có thói quen tiết kiệm
nhưng vẫn còn là ý thức “An toàn khi sử dụng điện” - đây cũng là một vấn đề hết sức quan trọng cũng mang tính toàn cầu.
L.M.Q
(Tập sách "Tiết kiệm điện thành thói quen: Những chuyện hay tôi kể", nhiều tác giả, NXB Trẻ -2024)
Tiếp theo > |
---|