BÁO CHÍ Lê Minh Quốc viết

LÊ MINH QUỐC: Mình ơi, tôi gọi là nhà

minh-oi-toi-goi-la-nha-1R

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Sự nịnh xưa nay



su-ninh-xua-nay-1-R

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Phong da ngựa mặc bèo trôi sóng vỗ

 

phong-dangua-macbeo-troi-sog-vo-1-R

Chia sẻ liên kết này...

 
 

CHÍNH PHỦ ÚC KHỞI ĐỘNG CUỘC THI NHIẾP ẢNH VỀ CẦU MỸ THUẬN

C-u-M--Thu-n-nhn-t--pha-t-nh-Vinh-Long-Vi-t-Nam

Cầu Mỹ Thuận, nhìn từ phía tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam (nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

NGƯỜI SÀNH ĐIỆU: Tự dưng nhớ Nguyễn Bính

tauthongnhatjpg1419567070RR

(Ảnh: Internet)

 

- Mấy hôm nay chiến đấu ác liệt lắm hay sao mà mặt mày xụi lơ thế kia? Già rồi, phải biết kìm lại cái sự sung sướng cho nó lành ông bạn của tui ơi!

- Tầm bậy tầm bạ. Hổm rày tớ túc trực trên mạng Internet để săn vé về quê ăn tết.

- Chà, năm nay nhà ga đổi mới quá héng. Khỏi phải thức khuya dậy sớm, chen lấn, xếp hàng dài dằng dặc chờ mua vé như mọi năm. Chúc mừng ông.

- Mừng cái gì? Bộ ông tưởng chỉ cần nhấp chuột là xong à? Này nhá. Ngày đầu tiên bán vé qua mạng, tính đến 13 giờ ngày 1-10 đã có 54.202 chỗ đặt thành công nhưng chỉ mới xuất được… 4.104 vé! Rõ ràng cái sự cải tiến này vẫn còn muốn cãi lộn.

- Chà, dù sao chậm vẫn còn hơn phải dãi nắng dầm mưa, ăn dầm nằm dề nơi sân ga.

- Đành rằng là thế, nhưng nó lắm chuyện nhiêu khê. Chẳng hạn, lúc đường truyền dở chứng là biết lễ độ ngay. Mà nó trục trà trục trặc liên tục. Vậy mới biết thế nào là uy lực của thông báo “xin vui lòng chờ đợi, hệ thống đang chờ xử lý”. Tha hồ ngồi đó mà ngáp vặt!

- Chà, rồi sao nữa?

- Sao với trăng gì? Cái này, xin ông hỏi Công ty Vận tải Đường sắt Sài Gòn có cách gì cải tiến hoàn hảo hơn không? Chứ cái kiểu này không khéo lại mất thời gian hơn trước.

- Nói xàm. Phải tin vào sự cải tiến chứ ông. Thôi thì, những lúc săn vé oải chè đậu mà chẳng cơm cháo gì, ông cứ việc… vỗ đùi ngâm thơ Nguyễn Bính bài “Những bóng người trên sân ga”: “Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt/ Buồn ở đâu hơn ở chốn này?”. Rồi, lại… chờ! Biết đâu trong lúc ngóng cổ đợi chờ, ông lại có cảm hứng làm thơ thì sao?!

NGƯỜI SÀNH ĐIỆU
(nguồn: Báo PL TP.HCM Thứ Bảy, ngày 3/10/2015)

Cùng một chủ đề:

LÊ MINH QUỐC: Người Sành Điệu

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: ĂN XÔI NGHE KÈN

 

anxoinghe-kem-TTC-1-R

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Lai rai từ "bẹo" đến... "Công tử Bột"

tu-beo-den-cog-tu-bot-1-R

Chia sẻ liên kết này...

 
 

NGƯỜI SÀNH ĐIỆU: Coi chừng dừa rụng trúng đầu

1336189773_newsR-cay-dua

(Ảnh:Internet)


- Thám tử Slốc Hôm vừa sang Việt Nam!

- Ối! Thiệt à? Chà, thông tin này oách xà lách quá xá! Ông nói giỡn hay nói đùa?

- Tui nói thiệt. Này nhá, nhận nhiệm vụ của Hiệp hội Du lịch Quốc tế, Slốc Hôm sang đây tìm hiểu vì sao nam thanh nữ tú Sài Gòn ngày càng hiền hòa, thân thiện, dễ mến. Do đâu tâm tính giới trẻ thay đổi ngon lành đến thế? Điều quan trọng nhất, đố tìm ra được tiếng chửi thề thô tục nữa, vì hễ gặp nhau là họ lại đồng thanh cất lên tiếng hát giao duyên tình tính tang rất đỗi tình tứ và… mỹ thuật.

- Vậy á! Họ hát như thế nào?

- Hát rằng: “Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió…”. Chà, nghe sướng cả con ráy. Không những thế, họ còn ư hử ngâm thơ rất đỗi du dương nữa.

- Vậy á! Họ ngâm thơ thế nào?

- Ngâm rằng: “Khen ai khéo nặn lên dừa/ Đấy trèo đây hứng cho vừa một đôi”; hoặc là “Ăn dừa ngồi gốc cây dừa/ Cho em ngồi với, cho vừa một đôi”… Tận mắt chứng kiến những hình ảnh phi thường này, thám tử Slốc Hôm kinh ngạc quá xá, thán phục sát đất, tò mò khôn xiết vì không hiểu do phép màu nào? Lão hùng hục tìm hiểu, điều tra xã hội học tận hang cùng ngõ hẻm, ghi chép ý kiến nhiều tầng lớp nhân dân.

- Cuối cùng, câu trả lời như thế nào?

- Bí mật! Chỉ biết trong tập điều tra dày cộm kia có thòng câu khuyến cáo: “Cần phải tăng cường chất lượng của mũ bảo hiểm, nhỡ lưu thông trên đường phố mà trái dừa cao hứng… rụng trúng đầu thì toi!”.

NGƯỜI SÀNH ĐIỆU

(nguồn: Báo PL TP.HCM 29.9.2015)

Cùng một chủ đề:

LÊ MINH QUỐC: Người Sành Điệu

Chia sẻ liên kết này...

 
 

NGƯỜI SÀNH ĐIỆU: Guinness thế giới về uống bia

ghinet-uong-bia-R(Ảnh minh họa từ internet)

 

- Trước đây, tui còn nhớ hãng bia nọ có câu slogan hay cực: “Xong việc rồi, bia thôi”. Chiều chiều, sau giờ tan tầm, các quý ông “sành điệu” cứ thế tếch vào quán bia khiến các bà vợ la rần…

- Chuyện quảng cáo ấy mà, miễn không sai luật là ôkê. Nhưng cách đó xưa rích xưa rơ rồi! Ông không biết có một nơi đã đẻ ra “sáng kiến” độc đáo để quảng bá hả? Họ tổ chức các chương trình văn nghệ quần chúng nhưng phải lồng vào trong đó tiết mục uống bia đang có chi nhánh tại tỉnh nhà thiệt là hiệu quả.

- Văn nghệ quần chúng thế hà cớ gì phải “gài” bia bọt vào làm gì?

- Đẳng cấp là chỗ đó. Nhạc sĩ sáng tác theo “đơn đặt hàng” nội dung bài hát cực ấn tượng, nghe dàn đồng ca xướng lên phát là chỉ muốn… uống bia thôi. Nghe thử hen: Chẳng mấy khi có dịp về nơi biển/ Thăm sức khỏe bà, thăm cháu thăm con/ Được uống bia Sài Gòn Hà Tĩnh/ Sảng khoái lắm bà ơi thêm mát dạ mát lòng.... Ò ý e, ò ý e, tùng lùng xoèng! Rồi mọi người cùng hô to: “Bia Sài Gòn Hà Tĩnh nghe nói nổi tiếng lắm đây!”.

- Ông đúng là bịa như thật.

- Cái này là thật như bịa nhé. Tiết mục đó đã đoạt giải ba của xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà trong cuộc thi do huyện tổ chức. Chưa hết, do chủ trương “sáng giá” này nên nhiều nhà hàng, quán xá khắp nơi trong tỉnh phải dự trữ loại bia đó. Kẻo bất ngờ lãnh đạo vi hành, vào quán gọi mà không có thì hóa ra không nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương sao…

- Hài hước. Vậy thì tui đây sẽ làm đơn đề nghị tổ chức Guinness Thế giới trao ngay cho cái kỷ lục: Nơi duy nhất khuyến khích toàn dân uống bia tên gọi ở xa nhưng sản xuất tại tỉnh nhà, uống càng nhiều càng tốt, miễn sao uống đúng thứ bia “theo quy định”!

NGƯỜI SÀNH ĐIỆU

(nguồn: Báo PL TP.HCM 26.9.2015)

Cùng một chủ đề:

LÊ MINH QUỐC: Người Sành Điệu

Chia sẻ liên kết này...

 
 

NGƯỜI SÀNH ĐIỆU: Cái rào chắn... biết đi

 

cai-rao-chan-biet-di-1-R

 

- Thôi nhá, mới sáng sớm, chưa chi đã “nhát ma” rồi. Thời buổi này làm gì còn có chuyện cổ tích thần kỳ như trong Ngàn lẻ một đêm, cái thảm biết bay, cái rào chắn biết đi?

- Thế mà có đấy ông ạ. Vừa rồi thiên hạ đồn rùm beng về cái chết của chị T. ở Bến Lức (Long An). Sau khi lai rai ba sợi, chị quay về nhà thì bị rơi xuống cầu tạm An Thạnh. Nếu đơn vị thi công có làm rào chắn thì ắt không xảy ra tai nạn thương tâm đó. Đúng không nào?

- Đúng, như một cộng một bằng hai vậy. Nhưng như thế thì còn gì để mà bàn cãi nữa?

- Thiên hạ vẫn bàn cãi rần trời chuyện đơn vị thi công có làm rào chắn theo đúng quy tắc xây dựng hay không đấy.

- Dễ ợt. Mấy ông nhà báo cứ hỏi chủ đầu tư, rằng thời điểm xảy ra tai nạn có rào chắn hay không thì biết ngay chớ gì, xem thử họ trả lời ra sao…

- Họ trả lời thế này: “Cái đó cũng chưa biết, đang chờ kết luận điều tra”. Rõ ràng, có rào chắn hay không thì chủ đầu tư không biết đấy nhá. Nhưng sau đó, họ lại thòng thêm một câu chắc nịch: “Nhưng tôi không biết do mưa sập hay là do công nhân dỡ rào cho xe cẩu đi rồi không rào lại. Tôi cũng không loại trừ việc… cố tình mở ra để chạy vào”. Kỳ quặc chưa? Mâu thuẫn chưa?

- Ờ há! Khi nói phải chờ kết luận điều tra để biết có rào chắn hay không; lúc lại phỏng đoán nạn nhân mở rào chắn chạy vào. Vậy hóa ra cái rào chắn… biết đi?!

NGƯỜI SÀNH ĐIỆU

(nguồn: Báo PL TP.HCM 25.9.2015) 

Cùng một chủ đề:

LÊ MINH QUỐC: Người Sành Điệu

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 62 trong tổng số 78

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com