Tượng chó đá ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam
1/ Huyền tích nhà vua Lý công Uẩn:
Theo thần tích "Ngọc phả cổ lục" ở các ngôi miếu cổ thờ "CẨU MẪU", "CẨU NHI" (vùng đất Thăng Long thời nhà Lý & nhà Trần, thế kỷ 11 - 14), vị vua đặt lại tên nước là ĐẠI VIỆT (thay cho quốc hiệu Đại Cồ Việt của triều đại Đinh -Tiền Lê truớc đó) và chọn La Thành làm kinh đô Thăng Long (Hà Nội), có sự tích như sau:
-Người tín nữ sùng bái Phật đạo là Phạm thị Ngà (có sách ghi Phạm thị Trinh), quê ở làng Cổ Pháp, huyện Từ Sơn - Bắc Ninh, một đêm nằm mộng thấy thần "linh khuyển " (tức địa chi TUẤT tinh quân, 1 vị thần trong 12 vị tinh quân quản lý 12 vị trí không gian trời & đất: tý, sửu, dần, mão...) về xin phép bà cho được đầu thai, để giúp hạ giới...
Quả nhiên thời gian sau đó, bà hạ sinh đuợc một bé trai kháu khỉnh vào năm Giáp TUẤT (năm 974) đúng tướng tinh linh khuyển (địa chi Tuất), bà gửi con vào chùa Tiêu Sơn (vùng đất Bắc Ninh) nhờ 2 thiền sư là Lý khánh Vân và Lý Vạn Hạnh dạy dỗ, nên cậu bé “thần linh giáng hạ” này có tên họ của ân sư: LÝ CÔNG UẨN! Khi lên ngôi vua nuớc Đại Việt, vua Lý Công Uẩn chọn năm TUẤT để dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra La Thành (Thăng Long, Hà Nội) là năm Canh Tuất (1010), sau này: ngày vua về Trời (tạ thế) lại vẫn chọn ngày TUẤT (vua qua đời ngày Mậu TUẤT tháng 3 âl năm Mậu Thìn - 1028).
Do công lao phát triển đất nuớc và chấn hưng đạo Phật từ bi, nên nhân dân nhớ ơn nhà vua mà lập nhiều đền- miếu thờ: miếu CẨU MẪU thờ bà mẹ vua, miếu CẨU NHI (1) thờ nhà vua.. ở nhiều nơi trên đồng bằng Bắc bộ!
Tượng chó đá ở Việt Nam
2/ Linh vật tuợng CHÓ đời nhà Trần:
Sử quan đời Hậu Lê là Ngô Sỹ Liên đã ghi chép trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư về sự việc đã trở thành tâm linh phong tục: nông dân khi lập các vuờn trồng muỗm (cây xoài) ven đê sông Hồng, đều dựng miếu thờ Linh Khuyển địa chi TUẤT, gọi là "CHÓ THẦN", để mong cầu thời tiết mưa thuận gíó hoà, cây cối tốt tuơi…
Tâm linh trên có nguyên nhân sâu xa hơn, như sau: đầu đời nhà Trần (thế kỷ 13) nuớc ta bị đế quốc phong kiến Nguyên Mông phương Bắc 3 lần tiến công xâm lược, đa phần họ đều sử dụng thủy binh hùng mạnh khởi quân từ huớng CẤN (phía đông bắc, tức cửa biển vùng Quảng Ninh) để tiến đánh Thăng Long ở huớng KHÔN (phía tây nam của tỉnh Quảng Ninh)… Sức mạnh kháng chiến của quân dân nuớc ĐẠI VIỆT cũng "thần kỳ" hiếm có: một mặt các vua nhà Trần sát cánh cùng toàn thể thần dân chặn đánh "cuờng địch = giặc mạnh", một mặt khác là "sức mạnh tâm linh" rất riêng chánh khí dân tộc = thần tượng linh khuyển tinh quân (tức Chó Thần, linh vật dân gian đã thành phổ biến suốt 215 năm thời nhà LÝ, 1010-1225, truớc đó) được quân dân Đại Việt sử dụng như công cụ "sức mạnh phong thủy" (sức mạnh tinh thần) trấn & ếm ở các cửa ngõ mà giặc mạnh thuờng tiến vào (nhiều tuợng đá hoặc đất nung linh vật Chó Thần đã có mặt ở đồng bằng sông Hồng hơn nghìn năm nay là vì vậy), nhất là trục Cấn-Khôn (đông bắc - tây nam) nước ta thời đó!
Thầy thuốc đông y Lê Lã Sảng (người am tuờng Dịch Lý Học & địa lý phong thủy) rất tâm đắc "huyền tích Chó Thần Việt Nam", đã truyền thừa cho con cháu dòng họ LÊ LÃ / Hưng Yên tinh thần " hồn VIỆT "ẩn tàng trong 2 câu thơ 7 chữ:
* Linh khuyển âm duơng khai cấn mộc
* Kinh luân nhật nguyệt định kim khôn.....
(ĐẨU SƠN, 1905 -1963)
(ý nghĩa: cặp đôi linh vật Chó Thần luôn hướng về phía đông bắc - quẻ Cấn, thuộc trực Khai, hành mộc để bảo vệ quê hương / ngày tháng luôn đuợc chỉ đạo vận hành từ phía tây nam - quẻ Khôn, thuộc trực Định, hành kim), cụ Đẩu Sơn giải thích chi tiết: Hai câu liễn trên là khái quát sự linh nghiệm của linh vật dân gian Việt Nam, theo triết luận Dịch học phuơng đông châu Á, đạt 3 thành quả TỐT ĐẸP như sau:
a) Về 12 trực khởi, thì có 2 trực tốt đẹp là trực Khai & trực Định;
b) Về 5 hành, thì " trấn "từ hành kim, để "ếm" đối tác hành mộc, mà kim thì luôn khắc thắng mộc;
c) Về phong thủy dịch học, thì trục Khôn - Cấn thuộc phạm trù thông tin "địa sơn khiêm" mang lý tính SANH KHÍ , rất thuận lợi cho thời bình làm ăn phát đạt...
3/ Linh vật VN trong thơ khẩu khí Lê Thánh Tôn:
Vua Lê Thánh Tôn, vị minh quân thời Hậu Lê, cũng sinh vào năm "tinh quân địa chi Tuất " (sử sách ghi rõ: nhà vua sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm TUẤT - 1442, tại chùa Huy Văn, trong ngõ Văn Chương phố hàng Bột - HàNội). Ngoài công lao mở mang bờ cõi ĐẠI VIỆT tới vùng đất Quảng Nam (thành Đồ Bàn cũ), nhân dân còn ghi nhớ những vần thơ chữ Nôm mang tính khẩu khí (đề cao những gương sáng mẫu mực của vật thể tầm thuờng quen thuộc) của nhà vua thi sĩ Lê Thánh Tôn, nhất là 2 bài thơ vịnh tượng Chó đá (ẩn dụ tuớng tinh linh khuyển của mình), nguời viết xin trích lục lại dưới đây:
Bài 1: Vịnh Chó Đá
Quyền trọng ơn trên trấn cõi ngoài,
Cửa nghiêm chem chẻm một mình ngồi.
Quản bao suơng tuyết nào chi kể,
Khéo nhử cao lương cũng chẳng nài.
Mặc tiếng thị phi giương tráo mắt,
Gác lời trần tục biếng vào tai.
Một lòng thờ chúa nghìn cân nặng,
Bền vững ai lay cũng chẳng dời…
Bài 2: Vịnh Chó Đá
Lần kể xuân thu biết mấy mươi,
Cửa nghiêm thăm thẳm một mình ngồi.
Đêm thanh nguyệt dãi màng trông nguyệt,
Ngày vắng ruồi bâu biếng ngáp ruồi.
Cắn lũ tiểu nhân nào đoái miệng,
Chào nguời quân tử chẳng phe đuôi.
Phỏng thân sức có nghìn cân nặng ,
Tính nhẫn ai lay cũng chẳng dời......
Sử quan đời Nguyễn là ông Phan Huy Chú cũng ghi chép tục lệ tôn kính "thần linh khuyển" trong sách Lịch Triều Hiến Chuơng Loại Chí: cửa Nghi Môn ở điện Lam Kinh - Thanh Hóa có 2 tuợng Chó Đá rất linh thiêng!
4/ Cặp âm duơng linh khuyển ở Chùa Cầu - Hội An:
Thời các chúa NGUYỄN ở phía nam nuớc Đại Việt (thời gian 2 họ Trịnh - Nguyễn phân tranh: 1627-1776, gọi là Đàng Trong), vùng cửa biển Hội An là thương cảng náo nhiệt, tàu bè nuớc ngoài đuợc phép vào mua bán với nuớc ta, giới thuơng gia Nhật Bản vì góp công sức mua được khí tài quân sự giúp chúa Nguyễn chống lại họ Trịnh ở Đàng Ngoài, nên chúa Nguyễn cho phép xây dựng một kiến trúc tâm linh (theo văn hóa xứ Phù Tang hoa anh đào) là kiểu chùa "thuợng gia - hạ kiều" (bên trên là nhà, phía duới là cầu), dân ta quen gọi là Chùa Cầu, bắc qua con rạch (con kênh = lạch nuớc nhỏ hơn sông) liên thông 2 làng Cẩm Phô - Minh Huơng thuộc vùng đất Quảng Nam (lãnh vực cửa khẩu Hội An, thời Pháp thuộc gọi là Faifo).
Điều đáng chú ý hơn: công trình kiến trúc tâm linh Nhật Bản này cũng có phù điêu đắp nổi "cặp âm duơng linh khuyển" ở cửa ra vào một đầu cầu, cũng theo trục Dịch lý Khôn - Cấn, tây nam - đông bắc thuần nghiệm Việt Nam (còn đầu cầu kia thì đắp tuợng nổi cặp "hầu thần tinh quân địa chi THÂN", tức linh vật khỉ, vừa là ý nghĩa lanh lợi khôn ngoan, mà cũng vừa chỉ định vị trí quẻ khôn trong hậu thiên bát quái, giới nho học ngày xưa quan niệm là “đất lành”.
5/ Linh vật NGHÊ của vuơng triều nhà NGUYỄN:
Tượng con nghê tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Linh khuyển (Chó Thần) trải qua các biến động lịch sử của nước Đại Việt từ triều đại nhà LÝ (thế kỷ 11) đến vương triều nhà NGUYỄN (thế kỷ 18-19), đã trở thành linh vật phong thủy (thậm chí đôi lúc còn là tâm linh tín nguỡng) thuần Việt, bởi dân ta đã nghiệm sinh đuợc 2 đức tính của loài động vật CHÓ rất cần trân trọng phát huy, là:
-a/ lòng trung thành bền vững ,
-b/ tận tụy canh giữ- bảo vệ cho chủ nhân ....
nên đuợc tín nhiệm làm vật thể linh thiêng trang trí cho các công trình kiến trúc nghiêm túc cung điện, miếu đền, chùa.....). Các nghệ nhân điêu khắc tài hoa và giàu trí tuởng tuợng của nuớc ta, ở các triều đại phong kiến vừa nêu trên, đã sáng tạo - cách tân (làm mới hơn) linh khuyển (Chó Thần VN) theo hình tuợng các chủng hệ động vật học của loài CHÓ (tên khoa học: Canidae) được thuần hóa để phục vụ con người, từ giống chó cỏ (tức loại chó săn đã được thuần hóa) ở vùng đống bằng vóc dáng thon nhỏ, đến giống chó ngao ở đất cao nguyên hàn đới vóc dáng cao to (ở cao nguyên Tây Tạng, vùng khí hậu cực lạnh Hy Mã Lạp Sơn: có giống chó ngao đặc biệt, bộ lông xù ở đầu - cổ giống bộ lông đầu sư tử), nên linh vật thể được bố trí ở các cổng làng cho đến ở các cung điện kinh đô HUẾ, xứ ĐÀNG TRONG, đều như có "mẫu dáng mới" là hình chó ngao oai vệ đuợc nghệ thuật hóa, gọi là con Nghê (đọc trại ra từ chữ "ngao") , khác nhiều với linh khuyển xứ ĐÀNG NGOÀI của vuơng triều họ Trịnh là vóc dáng loài chó cỏ (chủng Canidae) quen thuộc. Tuy nhiên các tuợng linh khuyển 2 miền Bắc Nam nước ta vẫn có "mẫu số chung" như sau:
-Tượng Chó Thần luôn ở tư thế ngồi (không bao giờ nằm) nghiêm chỉnh, đầu cổ ngước lên, cặp mắt mở to nhìn thẳng phía truớc, hai chân trước dựng thẳng, hai chân sau khép gối... tất cả tuợng trưng tư thế sẵn sàng chồm tới để tấn công phủ đầu! (1)
TẠM KẾT LUẬN
Tượng con nghê ở Việt Nam
Các linh vật trang trí trong nghệ thuật tâm linh phong thủy mỗi quốc gia đều có nét riêng! Tuy ngày nay "thế giới phẳng" ( giao lưu văn hóa toàn cầu) đã có thêm nhiều "linh vật XA LẠ" hiện diện ở các gia đình (nhất là những người thích sưu tầm hàng hóa - vật thể nuớc ngoài, sự việc này cũng là điều bình thường thôi. Vấn đề quan trọng là tâm thức phong thủy của mỗi chúng ta phải rạch ròi: hiểu đúng "tình tự dân tộc" ẩn tàng trong linh vật, để chỉ chọn lọc và trân trọng bố trí linh vật ấy ở nơi tôn nghiêm (đình, miếu, đền, chùa, nơi thờ tự gia tộc..), còn linh vật XA LẠ nguồn gốc văn hóa vật thể nước ngoài) chỉ nên trang trí nơi tư gia, để thuởng thức nghệ thuật của bạn bè thế giới...
Tâm thức linh vật phong thủy nước ta chính là LINH KHUYỂN = CHÓ THẦN = CON NGHÊ (tên khoa học của hệ động vật Canidae, chứ không phải chủng các hệ: Felidae, Pantherae, Phocidae hay Otariidae, là các con thú hoang 4 chân quen gọi là: lân, sư, cẩu, bưu, hổ... (2) mà văn hóa cổ Trung Hoa đã phổ cập sâu rộng tại những “cộng đồng người Hoa” trên thế giới.
Chú thích:
(1) Dân gian thường không biết phân biệt:
* Cẩu (tên khoa học: Phocidae) là loài chó hoang, tánh khí hung bạo, rất khó thuần hóa …
* Khuyển (tên khoa học: Canidae) là loài chó săn, đã được con người thuần hóa, dễ thân thiện và cũng dễ nuôi …
(2) Kỳ lân - sư tử - chó biển - beo (báo) - cọp …
Lê Hưng VKD
< Lùi | Tiếp theo > |
---|