THỂ LOẠI KHÁC Biên Khảo LÊ MINH QUỐC: Chữ Quốc ngữ từ thuở phôi thai đến nay

LÊ MINH QUỐC: Chữ Quốc ngữ từ thuở phôi thai đến nay

Mục lục
LÊ MINH QUỐC: Chữ Quốc ngữ từ thuở phôi thai đến nay
1. Thuở bình minh của chữ Quốc ngữ từ thời Alexandre de Rhodes...
2. Chữ Quốc ngữ trên bước đường du nhập tiếng nước ngoài
3. Vấn đề cải cách chữ Quốc ngữ đã diễn ra như thế nào?
Tất cả các trang

Chu-Quoc-ngu-L-Minh-Qu-c

 

Loạt bài này, tôi viết đã lâu, in 3 kỳ trên tạp chí Thế giới mới (từ số 415 ngày 4.12.2000).  Tự nghĩ, vẫn còn thấy hữu ích nên post lên trang web www.leminhquoc.vn. Trước khi in, nhà thơ Trần Quốc Toàn - người biên tập của Thế giới mới - cùng tôi đến nhà riêng của nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo nhờ ông đọc thẩm định giúp.

Với ông Cao Xuân Hạo, tôi lại nhớ đến một kỷ niệm mà người bạn Nga đã kể, ngày đó có lúc cô không muốn tiếp xúc với bất kỳ người Việt nào. Do đó, điện thoại tại nhà, người trực tiếp nghe và lời là con gái của cô. Khi sang Nga, ông Hạo đã gọi điện thoại đến cô, tất nhiên nói bằng tiếng Nga, con gái của cô nghe xong reo lên: "Mẹ ơi! Có người cần gặp mẹ". Cô hỏi lại con: "Người Nga hay người Việt?". Một câu trả lời quả quyết: "Người Nga chứ không phải người Việt".

Điều này cho thấy ông Hạo nói tiếng Nga rất chuẩn và rất giỏi. Khi tôi hỏi về giai thoại dịch sách của ông, nghe thiên hạ đồn rằng, trong một lúc ông có thể dịch luôn hai, ba cuốn khác nhau về ngôn ngữ? Ông gật đầu. Thì ra, lúc đó trước mặt ông là các tập sách tiếng Anh, Nga, Pháp chẳng hạn, ông đọc đến đâu thì dịch luôn ra tiếng Việt cho người khác ghi lại. Người ghi bản dịch tiếng Anh, người ghi bản dịch tiếng Nga... trong cùng một lúc. Sau đó, ông xem lại và chỉnh sửa lần cuối trước khi in. Cách dịch này quả xưa nay hiếm.

Riêng tờ Thế giới mới, hiện nay đã đình bản.

L.M.Q




Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com