LÊ HƯNG VKD:Nhu châm là gì?

 

Đã từ lâu, đông y đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị bệnh cho nhân dân. Thừa kế y học cổ truyền dân tộc, thời gian qua có những phương pháp điều trị bệnh được các cơ sở y học cổ truyền ứng dụng hiệu quả vào khám chữa bệnh, trong đó phải kể đến là phương pháp nhu châm. Riêng ở Bình Dương, phương pháp này đã được thực hiện từ lâu. Để đánh dấu sự kiện này, năm 1985, Câu lạc bộ Khoa học châm cứu Sông Bé (trước đây) đã cho ra đời quyển sách “nhu châm”.

t9n_nhu_cham_la_gi

Lương y Lê Hưng giới thiệu về quyển sách “Nhu châm”

Ở vào thời điểm ấy, quyển sách được in với số lượng khá lớn, với trên 10.000 bản, chứng tỏ giá trị của quyển sách không hề nhỏ. Sách có 108 trang, với 9 chương, do lương y Vương Sanh, Lê Hưng và Nguyễn Văn Thành biên tập.

Nói đến phương pháp nhu châm, Lương y Lê Hưng cho biết, ở Bình Duơng trước năm 1975 có 2 thầy thuốc người Việt gốc Hoa là ông Vương Sanh và ông Nguyễn Văn Tâm đã áp dụng phương pháp này. Đến năm 1984, tỉnh thành lập Câu lạc bộ Khoa học châm cứu. Với niềm say mê nghiên cứu học thuật châm và cứu, các thầy thuốc đông y đã vận dụng một cách sáng tạo phương pháp châm cứu này, đồng thời cho ra đời quyển sách “Nhu châm” để giới thiệu rộng rãi cho hội viên trong và ngoài tỉnh.

Phương pháp nhu châm để chữa các chứng bệnh mãn tính của nguời già như: Đau thần kinh tọa, tai biến mạch máu não, hen suyển… Phương pháp nhu châm của các thầy thuốc ở Câu lạc bộ Khoa học châm cứu Sông Bé vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay. Nhân dịp ngày sách Việt Nam (21-4) năm nay, chúng tôi xin nhắc lại một quyển sách quý báu, để đời cho các thế hệ mai sau. Thiết nghĩ, quyển sách Nhu châm cần được tái bản để phổ biến rộng rãi cho các thầy thuốc đông y không chỉ trong tỉnh mà cả các tỉnh thành bạn.

H.THÁI

(nguồn: Báo Bình Dương ngày 22.4.2017)

 

NHU CHÂM LÀ GÌ?

 

1- Danh pháp của Nhu Châm:

Bất cứ liệu pháp điều trị nào, cũng đều có "danh pháp"; phuơng pháp ngoại khoa (medical operation) đưa mẩu chỉ tự tiêu (fils resorbables) vào một vị trí sinh học nhạy cảm gọi là " huyệt châm cứu" (point acupunctural), thì đã đuợc các thầy thuốc đông-tây y tỉnh Bình Duơng thập niên 70 tk.20, gọi tên danh pháp CATGUTO-PUNCTURE (tên Việt là NHU CHÂM).

Lý do: chỉ tự tiêu catgut trong phẫu thuật ngoại khoa có tính chất MỀM (# tên hán-nôm là "nhu"), lại đuợc cài nằm ổn định nơi huyệt vị châm cứu/ trong thời gian ngắn, rồi tan đi trong linh khu(# cơ thể nguời kỳ diệu), nên gọi là CHÂM (# cây kim).
 

2- Nguồn gốc phuơng pháp Nhu Châm:

★1.1/ Nguồn gốc xa: học viện Trung y hiện đại HôngKông thập niên 60 tk.20, đã giới thiệu phuơng pháp "chôn,vùi" sợi catgut vào huyệt châm cứu, họ gọi tên là MAI TUYẾN PHÁP (#theo từ Hán-Nôm, chữ " mai" có nghĩa là "chôn, vùi"; "tuyến" là sợi chỉ mỏnh manh, "pháp" là phuơng cách tiến hành... Ở tỉnh Bình Duơng truớc 1975, hai thầy thuốc nguời Việt gốc Hoa học ở truờng này (ô.VUƠNG SANH và ô. HUỲNH VĂN TÂM, nay cả hai vị đã qua đời)đã áp dụng "mai tuyến pháp" (lúc bấy giờ dân gian hay gọi là "cấy nhau" # implant placentaire, hoặc phuơng pháp chôn chỉ catgut...).

★ 1.2/ Nguồn gốc gần: năm 1984, ban Tuyên giáo tỉnh Sông Bé (bao gồm 2 tỉnh Bình Phuớc và Bình Duơng bây giờ) thành lập tổ chức CÂU LẠC BỘ KHOA HỌC CHÂM CỨU( qui tụ các thầy thuốc đông tây y ham mê nghiên cứu học thuật châm& cứu= acupuncture & moxibustion), và ô.Vuơng Sanh làm chủ nhiệm ban điều hành (2 ô. Huỳnh văn Tâm và Lê Hưng làm phó chủ nhiệm);

Sau 1 năm/ 1985, clb.khccSB cho ra đời cuốn sách mang tên NHU CHÂM ( # catguto-puncture) , do nhà xuất bản Tổng hợp Sông Bé ấn hành (10.150 cuốn, gía bán: 10 đồng/ cuốn, theo thời điểm lúc bấy giờ, 1985), để giới thiệu rộng rãi cho hội viên đông đảo trong và ngoài tỉnh của CLB.KHOA HỌC CHÂM CỨU SÔNG BÉ (gồm khá nhiều thầy thuốc các tỉnh lân cận với SB ,cũng tham gia sinh hoạt chuyên môn hàng tuần....).

3- Dụng cụ NHU CHÂM:

Lúc đầu tiên, các thầy thuốc nhu châm / hội viên CLB.KHCC.SB (thầy Nguyễn Vân Trầm, Nguyễn văn Vĩnh, Lê vuơng Duy, Huỳnh xuân Thọ, Lê đức Sự....) sử dụng kim chọc dò tủy sống (l'aiguille de ponction lombaire) làm phuơng tiện đưa mẩu chỉ catgut ( chỉ tự tan= fils resorbable) dài # 1cm vào vị trí huyệt châm cứu/ theo bệnh lý cần điều trị (tất nhiên huyệt vị này đã đuợc phong bế thuốc tê cục bộ truớc đó vài phút, để giảm đau khi đưa mẩu catgut vào huyệt);

Sau này vài vị hội viên khác của CLB.KHCC.SB đã cải tiến cách nhu châm "không dùng thuốc gây tê", điển hình là bs.Nguyễn văn Lây, luơng y Nguyễn văn Thi... bằng cách bỏ không dùng kim chọc dò tủy sống nữa, thay vào bằng kim tiêm bắp thịt (l'aiguille injectable) loại nhỏ mà dài (# 5- 6cm) làm ống / xylanh,để luồn sợi catgut, rồi dùng "kim hào châm "dài làm piston đẩy mẩu catgut vào huyệt vị cần châm .
 

4-Duơng truờng tuyến trong nhu châm:

Sợi chỉ catgut, bản chất là " chất tạo keo collagène" trong mô liên kết của ruột vài động vật nuôi từng bầy đàn( như dê, cừu...); nhiều dân du mục thời trung cổ còn dùng" sợi collagène" phơi khô làm dây đàn, đây đai thắt lưng.... từ ngữ KATGUTchính là tên loại dây đàn " ruột động vật"của nguời du mục vùng trung đông châu Á cổ xưa....

Trong y học phuơng đông, chỉ catgut có thuật danh hán- nôm DUƠNG TRUỜNG TUYẾN (# duơng= dê,cừu; truờng= ruột; tuyến= sợi chỉ), mà sách NHU CHÂM (năm 1985) đã đề cập. Công nghệ y học hiện đại đã chế biến nhiều loại hình catgut (dùng cho ngoại khoa giải phẫu là chính): chỉ plaine, chỉ chromic...

5- Bàn thêm về chữ nghĩa danh pháp nhu châm:

Hiện nay, y tế nhiều tỉnh thành đã áp dụng "hình thái tân châm" (# morphotyphologie de néo- puncture): mai tuyến pháp= chôn chỉ catgut, cấy chỉ tự tiêu, nhu châm...để chữa các chứng bệnh mãn tính ( maladie chronique) của nguời già, di chứng tai biến mạch máu não ( séquelle de l' accident vasculaire cérébral)... Nhưng cách gọi DANH PHÁP "hình như" hơi lộn xộn:

♡ catgut-embedding

♡ catgut-implant

♡ catguto-puncture

Theo nguời viết tản văn này, có nhận xét / khách quan tư biện, như sau:

★ danh từ " embedding" gốc là động từ EMBED= gắn chặt vào, truớc sau vẫn thế !..Mẩu catgut thì theo thời gian tan dần, làm sao mà" truớc sau vẫn thế" đuợc nhỉ? Một cuốn sách y học mới xuất bản gần đây dùng danh pháp "catgut- embedding", e rằng chưa nói hết ý nghĩa nội hàm của mai tuyến pháp/ tên gọi của yhct phuơng đông?

★ danh từ "implant" có nghĩa" vật thể gắn chặt vào cơ thể" (# some thing that is put into a part of the bodybuilding after a medical operation), mà mẩu duơng truờng tuyến(= fil resorbable= chỉ tự tiêu) đâu có gắn chặt gì ở huyệt châm cứu đâu? nó chỉ "tạm trú ngắn hạn vài ngày thôi" rồi tan biến vào linh khu (# bodybuilding= cơ thể nguời kỳ diệu).... Tôi nghĩ thuật danh "catgut-implant" (của một số tác giả khác ở Hà Nội) cũng chưa thể hiện đúng nội hàm của mai tuyến pháp!

★ danh từ "puncture" do gốc động từ latinh "punctura" (# chọc cho thủng, đâm cho thủng), nên danh từ có nghĩa là "cái gai nhọn, cây kim", vì thế mà nhóm thầy thuốc tỉnh Bình Duơng 32 năm truớc(1985-2017) đã chọn danh pháp CATGUTO-PUNCTURE (# Nhu Châm ,như đã dẫn giải ở phần đầu) cho liệu pháp châm mới, có tác dụng kép:

- cuờng điệu kích hoạt (# kích thích huyệt theo tả pháp).

- truờng điệu kích hoạt(# kéo dài thời gian liên tục kích thích sinh học huyệt châm)

(TP.THỦ DẦU MỘT- BÌNH DUƠNG)
Lê Hưng VKD/ 2017

 

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com