Tượng hai vị hộ pháp: Khuyến Thiện, Trùng Ác
Sáng ngày 1-4-2017, kiến trúc sư NVA đến nhà tôi hỏi thêm v/v dựng tượng đài 2 vị hộ pháp (dharmapãla= người bảo vệ chánh pháp GIÁC NGỘ của Phật Cakyamouni sau khi vị tu sĩ này qua đời), dự kiến đặt tượng trên hành lang 2 bên đại lộ vĩnh hằng của hoa viên Nghĩa trang Bình Dương (cho kịp lễ hội thanh minh 2017, tổ chức vào ngày hôm sau). KTS.NVA cho biết kế hoạch như sau:
- đặt tượng ông thần THIỆN bên "tay thanh long" hồ thủy long/ trước Đền Trình.
- đặt tượng ông thần ÁC bên "tay bạch hổ" hồ thủy long/ trước Đền Trình.
- cả 2 vị thần linh này đều xoay mặt chiếu hướng nhìn đồng qui vào "tượng trái cầu/ minh đường" là cổng vào HOA VIÊN NGHĨA TRANG BÌNH DƯƠNG...
Tôi thấy đây là ý tưởng rất thích hợp với "đất lề quê thói" dân gian phong tục học nước ta, nên ủng hộ tiến trình đầy mầu sắc tâm linh của kts.NVA, vì tôi nghĩ:
1/ Xuất xứ linh thần HỘ PHÁP theo tín lý Phật giáo:
- 1.1- PG Ấn Độ, sau khi tu sĩ CAKYAMOUNI qua đời (# nhập cõi KHÔNG vĩnh hằng = nirvãna), nhiều môn đệ của ông vẫn tiếp tục bảo vệ chính pháp GIÁC NGỘ (chống lại các thế lực cản trở của Bà La Môn thời bấy giờ), những vị này gọi là Mahãkãla Bồ tát (2) người tu đạo Phật gọi chung là linh thần HỘ PHÁP.
- 1.2- PG Trung Hoa phái Bắc tông, do chịu ảnh hưởng triết lý "nhị phân âm dương" vốn là kho trí tuệ Dịch lý của người bản địa xa xưa truyền lại nên các tu sĩ Phật pháp Trung Hoa đã "nhuận sắc Mahãkãla bồ tát/ Ấn độ" thành "lưỡng linh HỘ PHÁP" như sau:
★ Thiên tôn Hộ pháp Bồ Tát, phụ trách tự nguyện giúp việc "thu hút & hỗ trợ" những người hiền lành, sống đạo đức... thuận lợi hành trì Phật pháp.
★ Tiêu diện Hộ pháp bồ tát, phụ trách tự nguyện việc "điều phục & hủy diệt" những người vốn đã gây nhiều ác căn ma mị, sống không lương thiện dần dần hoán cải tâm tính, hành trì GIÁC NGỘ ra "nhân chi sơ tính bổn thiện"!
Như vậy Hộ pháp Tiêu diện cũng tương tự như trách nhiệm "người quản giáo" các trại cải huấn bây giờ (nghĩa là cả 2 linh thần Hộ pháp PG.Bắc tông không có vị nào làm ÁC cả).
- 1.3- PG Tây Tạng/ Mật giáo, thì Hộ Pháp (dharmapãla= người bảo vệ chánh pháp GIÁC NGỘ), chính là các thế hệ tu sĩ thông thái (rinpoche) được tôn phong là Đạt lai lạt ma (dalai-blama), sống cuộc đời giản dị nhưng hành trì ích thiện tuyệt vời.
2/ Xuất xứ giác linh ÔNG ÁC-ÔNG THIỆN trong phong tục học (folklore) VN:
Đạo Phật phát triển ở nước ta từ thời 2 vương triều họ Lý & họ Trần (TK,11 đến TK.14), theo PG Bắc tông nên cách kiến trúc cổng chùa luôn luôn có 2 tượng: bồ tát Thiên Tôn/ coi việc lành - bồ tát Tiêu diện/coi việc uốn nắn cho lành.
Sang đến TK.15, vương triều họ Lê, đạo Nho thịnh hành hơn đạo Phật (thậm chí nhiều nho sĩ đã ngạo mạn coi thường/khinh bạc tu sĩ PG). Triều đình khuyến khích dân gian tín ngưỡng thờ thần/phong thánh cho các người khi còn sống đã lập công trạng cho xã hội...), rồi cho lập ĐỀN thờ, MIẾU thờ, PHỦ thờ, ĐÌNH thờ... các vị Thánh đã được cộng đồng cư dân tôn kính - như Phủ thờ bà Chúa Liễu Hạnh, Đền thờ đức thánh Trần Hưng Đạo, Đền thờ 18 vua Hùng, Đền thờ Hai Bà Trưng...t hường có tượng 2 vị Hộ Pháp/của tín ngưỡng PG, trước 2 bên cổng chính các kiến trúc tâm linh nho giáo chốn dân gian, làm biểu tượng "giáo dục khuyến thiện" người hành hương đến chiêm bái ý thức rằng:
- Tất cả mọi người (dù là người lương thiện hay người hung dữ), khi đã có lòng đến nơi đây, đều được giác linh ÁC cũng như giác linh THIỆN của chính người ấy tự phán xét, rồi giúp cho biết sống TỬ TẾ HƠN, để cuộc sống hanh thông tốt lành hơn...có ích cho cộng đồng hơn. Ngoài ra, do tín ngưỡng dân gian đa phần còn tin thuyết linh hồn (# người làm ác khi chết sẽ là ma quỉ) hãm hại, nên gọi chung 2 giác linh là ÔNG ÁC-ÔNG THIỆN (3) ví như bí quyết “mantra” (trấn ếm tà ma) để chốn thờ tự linh thiêng này… không bị kẻ xấu phá rối/ hoặc trộm đạo làm càn.
3/THAY LỜI KẾT:
Mùa xuân Đinh Dậu 2017 năm nay, HOA VIÊN NGHĨA TRANG BÌNH DƯƠNG có thêm mỹ cảnh tâm linh "ÔNG ÁC/ tay hổ & ÔNG THIỆN/ tay long” trên trục Thần Đạo/ đại lộ Vĩnh Hằng, âu cũng là trực khởi cho mọi chúng ta thêm suy nghĩ (mỗi khi có dịp ngoạn cảnh tú khí địa linh 200 hecta này, với 4 mùa cỏ cây, tràn đầy sắc xanh của lá, sắc hồng của hoa) thêm "an ninh tinh thần":
Nếu như ai đã lỡ lầm làm ÁC trước, mà rồi biết phục THIỆN sau, thì cũng đều có cơ hội....siêu thoát êm đềm !
Thanh minh 2017
LÊ HƯNG VKD
Chú giải:
(1) Minh tâm bảo giám:
* Thiện ác đáo đầu chung hữu báo,
Cao phi viễn tẩu dã nan tàng!
* Thiện ác đáo đầu chung hữu báo,
Chỉ tranh lai tảo dữ lai trì
Lành hay dữ cùng có chung hệ quả:
* dù cao bay xa chạy cũng khó trốn
* trước sau cũng sẽ gặp mà thôi.
(2) Bồ tát (bodhisattva = những người giúp đỡ chúng sinh, sẵn sàng chia sẻ mọi đau khổ với người khác…; Bồ tát cũng đồng nghĩa với “Thượng sĩ” là thuật ngữ PG.VN đời nhà Trần (TK.13), như Phật hoàng Trần Nhân Tông (Trần Khâm: 1258 -1308) đã phong cho Trần Quốc Tung (người anh cùng cha khác mẹ) với Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là “Tuệ Trung Thượng Sĩ” (người cư sĩ góp công định hình Thiền phái PG. Trúc Lâm nước nhà).
(3) Cũng cần chú ý vị trí thiết kế ông Ác - ông Thiện (bao lâu nay) theo tâm linh phong thủy:
-Nếu đặt trong chùa, đền, đình, miếu… thì giác linh ông Ác - ông Thiện ở tư thế ngồi.
-Nếu đặt trước cổng chùa, đền, đình, miếu… thì giác linh ông Ác - ông Thiện ở tư thế đứng!
< Lùi | Tiếp theo > |
---|