LÊ HƯNG VKD: TÂM LINH LỄ & HỘI TIẾT THANH MINH



01_-_dan_ga--_dong_ho

 

1/ Ý xuân của Bác Hồ năm xưa:

Hàng năm vào dịp sau Tết Nguyên Đán (= những ngày thuộc tiết khí Thanh Minh, khoảng 14,15 ngày đầu tháng ba âm lịch), các thế hệ dân ta xưa thuờng nhắc nhau cụm từ:

Thanh minh trong tiết tháng ba,

LỄ là tảo mộ, HỘI là đạp thanh

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

đây là tập quán tốt đẹp của truyền thống văn hóa mùa xuân dân tộc:

- đi thăm viếng mộ phần nguời thân trong cảnh trí ánh sáng trong lành (thanh minh = ánh sáng tràn đầy sinh khí).

- tổ chức cùng nhau tham quan những cảnh thiên nhiên đẹp (mở rộng ý nghĩa của 2 chữ" đạp thanh" = dạo chơi trên thảm cây cỏ xanh tuơi).

Riêng năm nay( 2017) , khi đọc Chỉ thị 06/ CT-TTg ngày 20-2-2017 của Thủ Tuớng Chính Phủ nhắc nhở v/v tổ chức lễ - hội phải đảm bảo trang trọng,tiết kiệm, an toàn... tránh lãng phí phô truơng hình thức ; nguời viết tản văn này lại nhớ đến Ý XUÂN của Bác Hồ đã đăng trên báo Nhân Dân ( ngày 18-01-1960) năm Canh Tý, như sau:

- Trăm năm trong cõi nguời ta,

Cần kiệm xây dựng nuớc nhà mới ngoan

Mừng xuân, xuân cả thế gian...

Phải đâu lãng phí cỗ bàn mới xuân?

(Hồ Chí Minh)

2/ LỄ là tảo mộ, HỘI là đạp thanh:

Dù là Lễ hay Hội (trong phong tục cổ truyền), đều mang sắc thái TÂM LINH (prémonition, học giả Đào Duy Anh dịch là " dự giác "), đó là tấm lòng chí thành tin tuởng việc mong muốn rồi sẽ có... (chí thành thông thánh).

Tâm linh của dân ta, trải qua thời gian dài lập quốc thăng trầm hàng chục thế kỷ, đã hài hòa TIẾP BIẾN các trào lưu văn hóa/ triết học (không phải thần học/droit divin) của các nền văn minh nhân loại...đồng hóa thành nét riêng" văn hiến VN" mỗi khi mùa xuân vào tiết khí " đất trời tràn đầy ánh sáng trong lành (# thanh minh):

- 2.1-Tâm linh NHO học: kẻ sĩ (# nguời có học, trí thức) là biểu tuợng mẫu "nguời tử tế" trong xã hội cổ xưa ở nuớc ta, mà đức tính hàng đầu của kẻ sĩ là "nhân sinh bách hạnh HIẾU vi tiên", đạo hiếu là luôn phải biết công ơn cha mẹ-ông bà-tổ tiên.... Do đó, vào dịp Thanh minh hàng năm, mỗi gia đình dân ta đều tổ chức đi thăm viếng mộ phần (hoặc nơi gửi di cốt sau hỏa thiêu), đốt nén nhang thơm để bầy tỏ lấm lòng "không quên ơn nguồn cội" của phận làm con cháu... Mở rộng nét ĐẸP TÂM LINH HỒN VIỆT này (theo nguời viết tản văn này) phải chăng chính là Giỗ Tổ Hùng Vuơng (mồng 10 tháng ba âl hàng năm, cũng thuộc tiết khí Thanh minh)?

-2.2-Tâm linh ĐẠO học (dân gian cũng gọi là Lão học): học thuyết này quan niệm "thiên -nhân hợp nhất" (# trời đất vạn vật và con nguời vốn cùng một thể tính chung, thể tính duy nhất ấy gọi là " Đạo" (phuơng tây dịch âm là STAÔ), nên mọi chuyện cần đuợc "vô vi" hóa song song 2 sự việc như sau:

- không làm mà như.... đã làm (xong trách nhiệm ),

- làm xong (nghĩa vụ) mà như đã....không làm !

thế nên trong văn học sử nuớc nhà, cụ Uy Viễn Tuớng Công Nguyễn Công Trứ (1778-1858) đã đề cao triết lý thú huởng NHÀN (= doux farnient), và vị tiền bối này khuyến khích mọi nguời nên "tiêu dao nơi hàn cốc thanh sơn" (# đi tham quan những nơi có cảnh thiên nhiên đẹp) để di duỡng tâm hồn, sau khi đã vất vả hoàn thành công việc của mình (# hội là đạp thanh), chứ không thụ động "đãi nhàn, hà thời nhàn" (= đợi cho có thú nhàn, thì biết đến bao giờ mới huởng đuợc thú nhàn ?) và ngày Xuân là dịp thuân lợi cho các "tour du lịch phong thủy" của mỗi gia đình vậy....

-2.3-tâm linh Phật học (triết lý sống từ-bi-hỉ-xả của ngài CAKYAMOUNI / xứ Ấn Độ cổ đại hơn 500 năm truớc công nguyên): Ngày xuân dân gian nuớc ta cũng thuờng đi vãn cảnh các ngôi chùa xây dựng đẹp, để mong truớc là/ đuợc nghe các vị tu sĩ Phật giáo nơi đây chỉ bảo thêm phuơng pháp trau dồi phẩm hạnh GIÁC NGỘ (# cách NHÌN LẠI MÌNH rõ hơn về tính thiện cơ bản ,để cuộc sống của mình bớt khổ...), sau đó/ là đốt nén nhang thơm "TỰ HỨA" truớc tuợng các bậc Giác Ngộ (dân gian thuờng gọi là Bụt/Phật tánh/ Bồ đề/ Bouddha...) cố gắng mỗi ngày:

- sống chân thành,luơng thiện,tử tế (# từ)

- sống yêu thuơng đồng loại và sinh vật (# bi)

- sống hoan hỉ,  luôn luôn vui vẻ hòa nhã (# hỉ )

- sống chia sẻ, đùm bọc, trợ giúp những cảnh đời khó khăn (# xả)...

Các giáo lý hữu thần khác(droit divin) ở nuớc ta, chắc cũng có tâm linh Lễ & Hội như vậy thôi ?

3/ Thay lời kết:

Mỗi năm vào dịp LỄ & HỘI THANH MINH, hẳn nhiên mỗi chúng ta đều đã ý thức "Tâm linh LỄ" là đi thăm viếng mộ phần/ nơi gửi di cốt các thân thuộc của mình (lòng mong cầu huơng linh siêu thoát, hy vọng dòng tộc sẽ thêm hanh thông may mắn...); cũng như kết hợp việc chiêm nguỡng "phong thủy HỘI" là nơi hội tụ" nguồn thiêng tú khí đất trời" để tạm thụ huởng thú nhàn thanh cao  xả bớt các stress sau một năm vất vả mưu sinh...); việc làm KHÔNG CẦU XIN THA LỰC ("tha lực" # sức mạnh huyền bi ở ngoài khả năng của mình) này, cũng chính là cách thực hiện tích cực nếp sống văn minh tiến bộ của toàn dân Việt đuơng đại: "tổ chức LỄ HỘI đảm bảo trang trọng, tiết kiệm....tránh lãng phí phô truơng hình thức..." (chỉ thị 06/ CT-TTg ngày 20-2-2017) và Bác Hồ khi sinh tiền đã căn dặn:

Mừng Xuân, Xuân cả thế gian

Phải đâu lãng phí cỗ bàn mới Xuân ?

(Báo ND ngày 18-01-1960)

(Chánh Phú Hòa, tiết Thanh minh 2017)

 
LÊ HƯNG VKD

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com