LÊ HƯNG VKD: Dịch bài thơ Ngộ cố nhân của Hải Thượng Lãn Ông LÊ HỮU TRÁC

Sắp đến ngày trùng ngũ (ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm), các thầy thuốc cổ truyền Việt Nam thuờng chọn làm ngày "hái thuốc giết sâu bọ", tức thời điểm thâu hoạch thuốc đầu mùa hạ (chứ không phải như nguời Tàu ăn tết đoan ngọ, họ kỷ niệm ông Khuất Nguyên bị thiêu chết, vì chống đối vua quan  bất công, tàn bạo....), vì dòng họ Lê Lã  / Hưng Yên của tôi cũng làm thuốc, nên không thể không nghĩ & nhớ tới cụ tổ đông y Hải Thượng Lãn Ông LÊ HỮU TRÁC (1724-1791) cũng người Hưng Yên, huyện Yên Mỹ bây giờ.

 

haithuong-lanong-R

 

Ngườ đã có câu nói "trí tuệ VIỆT ", để răn dạy lớp thầy thuốc hậu duệ: "Độc Trọng Cảnh thư, dụng Trọng Cảnh pháp, bất chấp Trọng Cảnh phuơng" (nghĩa: Xem sách của thầy thuốc danh tiếng Trọng Cảnh đời nhà Hán nuớc Tàu, thực hành cách điều trị của thầy thuốc Trọng Cảnh, nhưng KHÔNG quan tâm tới bài thuốc kinh nghiệm của ông Trọng Cảnh).

Rõ ràng, cụ Hải Thuợng Lãn Ông (thế kỷ XVIII) của chúng ta bất khuất và tự hào "trí tuệ VIỆT" đấy chứ? Dù tiếp cận tinh hoa nuớc ngoài, nhưng vẫn sáng suốt và sáng tạo theo cách riêng của người Việt Nam. Người Việt Nam ta vốn dĩ nhu hòa, lãng mạn... như cụ tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, xin đơn cử một " cuộc tình... buồn" của danh y Hải  Thượng Lãn Ông qua bài thơ Hán NGỘ CỐ NHÂN:

Vô tâm sự xuất ngộ nhân đa,

Kim nhật tuơng khan khổ tự ta.

Nhất tiếu tình đa lưu lãnh lệ,

Song mầu xuân tận hiện hình hoa.

Thử sinh nguyện tác can huynh muội,

Tái thế ưng đồ tốn thất gia.

Ngã bất phụ nhân, nhân phụ ngã

Túng nhiên như thử nại chi hà?

Dịch nghĩa: "Vì vô tâm thành chuyện làm nhầm lỡ cho người, / Ngày nay nhìn nhau đắng cay than thở/  Một nụ cười bao tình cảm, lệ tuôn chảy, / Hai tròng mắt đã hết xuân bỗng hiện hình hoa/ Kiếp này nguyện làm anh em kết nghĩa, / Kiếp sau xin sẽ thành vợ chồng./ Ta không phụ người mà người phụ ta,  / Nếu phỏng như thế thì làm thế nào đây?". Vì ý thơ quá "diễm tình", nên tôi phỏng dịch bài thơ đẹp qua thể lục bát 6 - 8 chân chất Việt Nam:

Gặp lại người xưa

Vô tình gặp lại người xưa

Nhìn nhau, ôi cũng là vừa khổ đau

Nụ cuời chan chứa lệ sầu,

Người hoa vẫn nét ban đầu vóc tiên

Kiếp này tạm nghĩa ANH - EM,

Đời sau quyết nối khúc duyên gia đình

Cho dù EM có quên ANH

Giờ đây là vậy, biết đành nói sao ?


Chú thích: Bài thơ Ngộ cố nhân, cụ Hải Thượng Lãn Ông LÊ HỮU TRÁC sáng tác khi từ Hà Tĩnh về Thăng Long chữa bệnh cho ấu chúa Trịnh Cán (con Trịnh Sâm), tình cờ gặp lại gặp vị ni sư vốn là hôn thê thuở thiếu thời. Bài thơ này, nhà nghiên cứu Phan Võ đã dịch: 

Lầm người, sự bởi vô tâm,

Nhìn nhau, nay những luống thầm thở than!

Một cười, giọt lệ chứa chan,

Mắt trông, xuân hết hoa tàn thương thay.

Anh em kết nghĩa kiếp này,

Kiếp sau cầm sắt bén dây họa là.

Trót vì người phụ lòng ta,

Ôi thôi, đành vậy, biết là làm sao?

Nhà thơ Lê Minh Quốc cũng từng dịch:

Hại người cũng bởi vô tâm

Nay nhìn nhau chỉ âm thầm thở than

Nụ cười, giọt lệ chứa chan

Mùa xuân trong mắt đã tàn bóng đêm

Kiếp này kết nghĩa anh em

Kiếp sau xin được đẹp duyên vợ chồng


L.H

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com