TÁC PHẨM - DƯ LUẬN Nhận định TIẾNG CƯỜI DÂN GIAN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM - 4.Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam của Lê Minh Quốc

TIẾNG CƯỜI DÂN GIAN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM - 4.Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam của Lê Minh Quốc

Mục lục
TIẾNG CƯỜI DÂN GIAN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
1.Lê Minh Quốc và những chuyện cười làng văn
2. Những thang thuốc bổ
3.Từ đằng xa đã thấy anh cười
4.Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam của Lê Minh Quốc
5.Cười cùng Lê Minh Quốc
6.Lê Minh Quốc góp nhặt tiếng cười
7.LÊ MINH QUỐC VÀ TIẾNG CƯỜI DÂN GIAN HIỆN ĐẠI
8. Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam
9.Tiếng cười dân gian hiện đại qua lăng kính Lê Minh Quốc
10. Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam
Tất cả các trang

 

 

Điểm sách

TIENG-CUOI-R

 

Thứ ba, 27/03/2012, 11:57

Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam của Lê Minh Quốc

Đọc sách báo cũ, đi công tác, du lịch, bên cuộc nhậu với bạn bè... đi đâu, làm gì, Lê Minh Quốc cũng nghe ngóng, ghi chép các truyện hài, thơ, hò vè, khẩu ngữ dân gian. Anh in sách chia sẻ với bạn đọc những tiếng cười, kiểu cười cho đời thêm vui.

Cười hay khóc là những hoạt động không thiếu được trong cuộc đời một con người. Có tác giả thích viết về nỗi buồn, về nước mắt, về những số phận nổi nênh, cũng có người thích xem cuộc đời là chuyến du hí với đầy ắp tiếng cười. Lê Minh Quốc tâm sự, từ nhiều năm nay, anh vẫn dành thời gian sưu tầm "lời ăn tiếng nói", những câu vần, mẩu chuyện hài hước, tiếu lâm... vì với anh đó là những giá trị gần với "sự thật". Những câu chuyện đầy ắp tiếng cười, sự trào phúng thường phản ánh đúng bản chất sự vật một cách khách quan.

Đầu cuốn sách Tiếng cười dân gian hiện đại, Lê Minh Quốc làm cái việc khá hài hước là... ngồi đếm xem có bao nhiêu từ gọi tên, mô tả bản chất tiếng cười. Gần ba trang sách, anh liệt kê một loạt từ như thế: cười vang, cười vo, cười vãi đái, cười vô duyên, cười vu vơ, cười vô tội vạ, cười rôm rả, cười ran, cười ré, cười the thé... Hàng trăm tiếng cười đi cùng đời sống con người, biểu thị đầy đủ sắc thái tình cảm, và còn bộc lộ cả nội tâm của chủ sở hữu nụ cười đó.

Với tinh thần "Thấy gì cũng chép cũng ghi/ Không biết thì hỏi tự ti làm gì?", mỗi khi có dịp đi xa, đi công tác hay lục tìm sách báo cũ bắt được tư liệu, tài liệu quý về tiếng cười dân gian, lục tìm trên mạng được mẩu truyện cười tâm đắc, Lê Minh Quốc vui như bắt được vàng... Anh làm công việc lượm lặt, ghi chép và sưu tầm tiếng cười với tất cả sự thích thú, say mê rồi sắp xếp lại và chia sẻ với bạn đọc "liều thuốc bổ tinh thần" quý giá ấy.

Bìa cuốn "Tiếng cười dân gian hiện đại" của Lê Minh Quốc biên soạn.

Trong tập Người Quảng Nam, Lê Minh Quốc từng nói về tiếng cười của người Quảng, còn trong cuốn sách mới, anh giới thiệu tiếng cười của nhiều vùng miền, tiếng cười từ Nam chí Bắc, từ mọi ngành nghề, mọi đối tượng trong xã hội... Tiếng cười của mỗi vùng, mỗi thành phần, mỗi người, mỗi lĩnh vực nghề nghiệp... đều có nét đặc trưng riêng, cái duyên riêng.

Tiếng cười dân gian Việt Nam rất đa dạng, nhân vật, tác giả trào phúng thì có: Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Xiển Bột, Ba Giai - Tú Xuất... trong sân khấu có hề chèo bỡn quan, Mẹ Đốp... Nhân vật hài hước trên báo chí Việt gần 100 năm trước có: Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh...

Lê Minh Quốc sưu tầm trên báo Phong Hóa, nhà văn, nhà báo Thạch Lam từng phỏng vấn vua hài Charlie Chaplin nhân dịp vua hài thế giới đến Hà Nội cùng người vợ mới cưới. Những bài báo, ảnh minh họa sự kiện này được dẫn lại cho thấy phẩm chất hài hước vốn có của người Việt Nam, hòa quyện với cái hài của bạn bè thế giới.

Tác giả cuốn sách còn giới thiệu đến bạn đọc tiếng cười hiện đại, mà không kém phần hóm hỉnh. Đó nét duyên hài của nhà văn, nhà báo Nguyễn Hữu Tùng, cha của nữ nhà văn Bích Ngân. Ông Nguyễn Hữu Tùng người có những câu thơ thấm đậm chất hài hước, đọc là cười, kiểu như:

"Qua nhà cha vợ lần đầu

Bước vô, chú rể hỏi chào rất xôm

Bận ra, sửa bộ cho ngon

Quýnh nhè nói ngược: "Thưa con, ba về!".

Tiếng cười dù từ giới hàn lâm hay giới bình dân, đều để lại dấu ấn nếu đó là tiếng cười hóm, không dung tục mà vẫn giữ được sự tinh quái, hài hước làm người đọc thấy thích thú, tạm quên đi cái mệt nhọc của cuộc mưu sinh hàng ngày.

"Nếu biết rằng em đã lấy chồng

Không buồn, không trách, chỉ ước mong

Đãi được chồng em nhậu một bữa

Để cảm ơn chàng lãnh giùm gông"

(thơ cải biên)

Nói về tập sách Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển chia sẻ: "Viết văn cười, nghiên cứu về nụ cười tạo ra tác dụng tích cực về nhiều mặt. Bản thân tác giả đạt được niềm vui khi nhìn mọi hoạt động xã hội dưới cái nhìn hài hước, trào phúng. Người đọc cũng nhận được niềm vui, có nơi giải trí và giải tỏa tâm hồn. Không có gì đáng sợ hơn nếu hàng ngày ta phải đọc và suy nghĩ về những thông tin xấu của cuộc sống. Cho nên, kiếm được một nụ cười, đọc được cái đáng tức cười là điều hết sức quý giá đối với bạn đọc".

Thất Sơn

(nguồn:

http://evan.vnexpress.net/News/diem-sach/2012/03/10593-tieng-cuoi-dan-gian-hien-dai-viet-nam/



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com