Bàn về tiếng ta trên báo TRI TÂN - Đôi nét về tạp chí Tri Tân

Mục lục
Bàn về tiếng ta trên báo TRI TÂN
Đôi nét về tạp chí Tri Tân
* Bài nghiên cứu về sử & tiếng ta của HOA BẰNG, NGUYỄN VĂN TỐ
Tất cả các trang


Tạp chí TRI TÂN do một  nhóm trí thức chủ trương, là những vị cựu học uyên bác, vừa có tân học thông thạo, do Nguyễn tường Phượng làm Giám đốc, chủ nhiệm kiêm chủ bút. Tạp chí ra số 1, ngày 3/6/1941; số cuối cùng là số 217, ngày 16/9/1946.

Phi lộ, đăng ở số 1 viết: nhằm cá đích “ôn cũ, biết mới!” “Tri Tân riêng đi con đường văn hóa”, không đề cập đến chính trị.

Là một cơ quan ngôn luận về các vấn đề văn hóa theo nghĩa rộng, Tri Tân đăng những bài viết về nhiều mặt trên lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn  chủ yếu trong lịch sử dân tộc ta, một phần nói đến lịch sử văn hoa đông, tây.

Tri Tân được nhiều nhà văn hóa nổi tiếng trong cả nước tham gia biên tập và cộng tác: Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm, Đào Duy Anh, Biệt Lam Trần Huy Bá, Chu Thiên Hoàng Minh Giám, Hoàng Thiếu Sơn, Dương Tạ Quán, Kiều Thanh Quế, Phạm Mạnh Phan,…Tạp chí xuất bản hằng tuần vào ngày thứ ba (có mấy số cách nhau từ 10 ngày đến 20 ngày, tết có 2 số nhập 1 tập).Tòa soạn: 394, phố Huế, Hà Nội.

Ngày 13/9/1946, Chủ bút Nguyễn Phượng Tường được yết kiến chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch nói: Văn hóa với chính trị rất có liên lạc với nhau. Có chính trị mới có văn hóa. Xưa kia chính trị bị đàn áp thì văn hóa cũng bị đàn áp, nên văn hóa của ta vì thế mà không nẩy nở ra được. Nay nước ta đã độc lập, tinh thần được giải phóng. Những tinh thần cơ bản mà quí báo nêu ra từ trước vẫn tốt, nhưn hiện nay vẫn phải có một nền văn hóa hợp với khoa học và hợp với nguyện vọng của dân…



Add comment