THƠ Tập thơ Lê Minh Quốc - YÊU EM, ĐÀ NẴNG

Lê Minh Quốc - YÊU EM, ĐÀ NẴNG

Mục lục
Lê Minh Quốc - YÊU EM, ĐÀ NẴNG
THAY LỜI TỰA
TẾT CỦA TUỔI THƠ (I)
GẶP LẠI ĐÀ NẲNG
THƠ TÌNH
SEN HỒNG
MỸ KHÊ VÀ EM
CUỐI NĂM VỀ QUÊ CŨ
QUÊ HƯƠNG
KÝ ỨC CỦA BÀN CHÂN
TRÒ CHUYỆN VỚI CHUỒN CHUỒN
CÀ PHÊ
VỀ ĐÀ NẴNG
MÙA XUÂN VỀ NHÀ CŨ
VỀ QUÊ ĂN TẾT (I)
NIỀM VUI
CHIỀU RA ĐỨNG NGÕ SAU
LỘC BIẾC
GỬI ĐÀ NẴNG (I)
CHIỀU XƯA
GỬI ĐÀ NẴNG (II)
ÁO ĐỎ
TỪ SÂN GA HÒA HƯNG ĐẾN ĐÀ NẴNG
QUÊ NHÀ
VỀ QUÊ
TIẾNG GÀ
THƠ TÌNH TRONG TRÍ NHỚ
GHI TRÊN SÓNG TIÊN SA
THƠ VIẾT TRÊN ĐƯỜNG TRIỆU NỮ VƯƠNG
NGŨ NGÔN BÀ NÀ
GIAO THỪA
GIAO MÙA
MAI XA ĐÀ NẴNG
TRONG CON MẮT CỦA ĐÊM
THẤT LẠC
GIẤC MƠ TUỔI NHỎ
LỜI TỪ BIỆT ĐÀ NẴNG
QUA BẾN ĐÒ XU
SAO KIM
THƠ CỦA MẸ
Tất cả các trang

LỜI THƯA

Tập thơ Yêu em, Đà Nẵng (NXB Trẻ) in và nộp lưu chiểu vào tháng 9.1999. Trước đây, trên báo Phụ Nữ số Xuân, tôi có viết bài tùy bút “Giếng nhà ông ngoại”, nay post lại để thấy được lý do ra đời của tập thơ này:

                                     7                                                                                   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

http://www.leminhquoc.vn/lmq/tac-pham-du-luan/nhan-dinh/986-yeu-em-da-nang.html

 

  “Tuổi thơ của tôi có những vạt mây trắng. Mây bay trên trời xanh lồng lộng bây giờ đã chìm khuất đâu đó trong trí nhớ, nhưng vạt mây từng soi bóng dưới giếng chắc vẫn còn. Giếng nhà ông ngoại. Cái giếng cũ kỹ ấy là một thời kỷ niệm khó quên. Nước trong vắt. Mỗi chiều, bà con láng giềng thường đến múc nước. Tình làng nghĩa xóm thân mật và gần gũi lắm. Trong tôi vẫn còn nghe vọng lên âm thanh của những chiếc gầu va vào thành giếng. Âm thanh của tuổi thơ nhiều mộng mị xa vời.

Lớn lên, có lần đọc một khúc dân ca của người Kampuchia, tôi nghĩ, đã có những cuộc tình bên cạnh giếng. Tại sao? Vì biết đâu trong đám trai làng ngày ấy, chắc rằng đã có lúc, có người tần ngần nhìn xuống giếng sâu và thì thầm trong tâm tưởng:

Anh đi ra giếng một mình

Chiếc bóng dưới nước long lanh đâu rồi?

Chỉ nhìn thấy bóng em thôi

Lúc em tắm để quên nơi giếng này

Tôi tạm dịch như thế. Và thích tứ thơ này. Khi người con trai thất tình, không thấy bóng mình chỉ thấy hình bóng người yêu năm xưa. Dịu vợi đến ngậm ngùi đau đớn. Ấy là do tôi tưởng tượng, chứ cái giếng ngay trước nhà, làm gì có ai dám đứng tắm.

Lớn lên, đi xa nhưng mỗi lần nhớ về tuổi nhỏ, trong tôi vẫn luôn hiện lên hình ảnh cái giếng đó. Nếu biết nói, chắc nó sẽ kể cho tôi nghe nhiều thăng trầm năm tháng đã đi qua. Nó sẽ kể rằng, một ngày nọ, đã xa lắc xa lơ, khi trong nhà không còn một hạt gạo bỗng nhiên sáng mồng một Tết có người đến thật sớm. Đến “đạp đất” mừng tuổi ông bà ngoại tôi chăng? Không, họ đến để mượn chiếc đòn gánh. Mượn trong ngày đầu năm là điều tối kỵ. Mà lại mượn cái đòn gánh đã mòn trên vai mẹ tôi từng ngày kiếm sống. Lạ quá đi chứ? Nào ngờ đó là một phép lạ. Vì ra giêng ngày rộng tháng dài, bỗng gia đình ông bà ngoại tôi làm ăn phát đạt. Các cậu, dì mua may bán đắc đến diệu kỳ. Những tiệm vàng mang chữ “Vĩnh” như Vĩnh Châu, Vĩnh Phát, Vĩnh Thuận... lần lượt được khai trương - một thời lừng lẫy ở chợ Cồn. Chuyện này, mẹ tôi đã kể tôi nghe trong một ngày đứng bên thành giếng nhà ông ngoại.

Khi tôi đi bộ đội về, việc làm đầu tiên của tôi là lên lại nhà ông ngoại đề tìm lại ngày tháng tuổi thơ. Kỷ niệm tốt tươi nhất trong đời tôi vẫn là ngày mồng một Tết, anh em tôi mặc quần áo mới chúc ông bà sống lâu muôn tuổi, để rồi được dì, cậu, ba mẹ “lì xì” những đồng tiền mới đựng trong phong bì đỏ chói. Nhưng rồi, tôi bàng hoàng nhận ra cái giếng ngày cũ đã không còn. Ngày tháng cũ đã mất. Chính vì thế, trong tập thơ “Yêu em, Đà Nẵng” có một đoạn tôi viết “Em đi qua vườn bàn chân bước vội. Nén nhang thơm trên bàn thờ ông ngoại. Thơm hoài nỗi buồn về khuya... Quay về tuổi thơ không còn ai. Chỉ gặp trên mái ngói tiếng chim  lăn dài”. Vì nhiều lý do, các dì, cậu đã bán một phần căn nhà cũ của ông bà ngoại và người mua đã lấp cái giếng ấy, lấy thêm đất dựng nhà. Kỷ niệm cũ của tôi đã chìm sâu dưới đất. Đã chìm sâu cả trò chơi của tuổi thơ “Nào oẳn tù tì! Cái gì? Cái kéo. Cũng kéo co nhau ngày Tết đến rồi. Nồi bánh chưng cười con chim le lưỡi. Chơi trò chơi nhỏ em gọi Tết ơi!”. Bây giờ cũng gọi Tết ơi! Nhưng lại thấy xa xăm quá đỗi...”.

Nay đọc lại tập thơ Yêu em, Đà Nẵng, tôi vẫn còn hình dung ra cái giếng cũ nhà ông ngoại, dù đã mất.

Vẫn hình dung ra những gương mặt tình cũ của mùa xanh trong trẻo phận người. Nay đã xa một tầm tay.

Kỷ niệm êm đềm đã mất.

 

LÊ MINH QUỐC

1.5.2012



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com