THÔNG TIN CÁ NHÂN Tiêu điểm Lê Minh Quốc Tập sách CHUYỆN TÌNH CÁC DANH NHÂN VIỆT NAM của LÊ MINH QUỐC phát hành tháng 2.2017

Tập sách CHUYỆN TÌNH CÁC DANH NHÂN VIỆT NAM của LÊ MINH QUỐC phát hành tháng 2.2017

Mục lục
Tập sách CHUYỆN TÌNH CÁC DANH NHÂN VIỆT NAM của LÊ MINH QUỐC phát hành tháng 2.2017
LỜI NÓI ĐẦU
MỤC LỤC
Địa chỉ mua sách
Tất cả các trang

 

SÁCH BÁN TẾT 2017
  Tập sách CHUYỆN TÌNH CÁC DANH NHÂN VIỆT NAM của LÊ MINH QUỐC đã phát hành. Tái bản lần IV, có bổ sung hình ảnh, tư liệu. Sách in khổ 15x23,5 cm. Tập I dày 400 trang, giá bán 115.000 đồng; tập 2 dày 400 trang, giá bán 115.000 đồng. Bạn đọc có thể tìm mua ở gian hàng sách của NXB TP,HCM tại Đường sách và các nhà sách khác.

THÔNG TIN LIÊN HỆ NXB TỔNG HỢP TP.HCM

Địa chỉ liên hệ: 62 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại: (84.8) 38 225 340 – 38 296 764 - Fax : (84.8) 38 222 726 

Phòng Kinh doanh: ĐT: (84.8) 38 223 637

Phòng Sachweb (Sách điện tử): ĐT: (84.8) 38 256 713

Nhà sách Tổng hợp 1:

Địa chỉ: 62 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM. ĐT: (84.8) 38 256 804

Nhà sách Tổng hợp 2:

Địa chỉ: 86-88 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, TP. HCM.- ĐT: (84.8) 39 433 868

sach-ban-tet-bia-tap-WEB2-R

 

sach-ban-tet-2017-bia-tap-WEB1-R

 

TAP-SACH-PHAT-HANH-TETWEB-2BIA-4-TAP-SACH-VUA-PHAT-HANHWEB-1TAP-SACH-PGHAT-HANH-TETWEB-3

 

LỜI NÓI ĐẦU

Trong hơn bốn ngàn năm giữ nước và dựng nước, dân tộc ta đã sinh ra những người con ưu tú trên nhiều lãnh vực. Nói như nhà chính trị thiên tài Nguyễn Trãi, hào kiệt không bao giờ thiếu và thời nào cũng có. Ở lãnh vực quân sự chúng ta có thể kể  đến những anh hùng kiệt xuất như Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung, Đề Thám… Ở lănh vực văn hóa, chúng ta có thể tự hào với thi hào Nguyễn Du, thi sĩ Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Đình Chiểu, Tản Đà, Tú Xương, Yên Đỗ… Và dân tộc ta cũng là con dân của một đất nước có truyền thống hiếu học, chúng ta làm sao quên những bậc tài danh như Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo, Hứa Tam Tỉnh, nhà đạo học Cao Xuân Huy…

Tuy nhiên, từ trước đến nay công đức của các bậc danh nhân này, nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến - nhưng chưa mấy ai chú ý đến cuộc đời riêng, cụ thể là chuyện tình của họ. Chính vì lý do đó, chúng tôi cho xuất bản tập sách Chuyện tình của các danh nhân Việt Nam do nhà thơ Lê Minh Quốc biên soạn cũng không ngoài mục đích giúp các bạn thanh niên hiểu thêm tình cảm sâu kín - những tình cảm rất thật trong đời thường và rất đáng cho hậu thế chúng ta trân trọng và cần biết khi nghiên cứu sự nghiệp của họ.

Nhân đây cũng xin nói rõ nội hàm của “danh nhân” trong tập sách này, theo định nghĩa: “Người có danh tiếng” (Đại từ điển tiến Việt, NXB Văn hóa Thông tin - 1998, tr. 510). Không những thế, những “người có danh tiếng” ấy với tài năng, công đức, tài hoa… họ đã có những góp tích cực trong lãnh vực chuyên môn của họ.

Với ý thức “Tình yêu - đó là thơ ca của cuộc đời. Cuộc sống thiếu tình yêu, không phải là cuộc sống mà chỉ là sự tồn tại. Không thể sống thiếu tình yêu, vì con người sinh ra, có một tâm hồn chính là để mà yêu” (M.Gorky) và “Thế giới không có người biết yêu thì mặt trời sẽ tắt”(V.Hugo), chúng tôi hy vọng tập sách này sẽ đáp ứng được phần nào sự quan tâm của bạn đọc. Trong khuôn khổ có hạn của tập sách, chúng tôi chỉ mới đề cập trên 100 danh nhân nổi tiếng trong lịch sử nước nhà. Những danh nhân còn lại chúng tôi sẽ tiếp tục viết ở những tập sau.

Qua đó, chúng ta có thể thấy được những tình cảm trong sáng, những rung động đầu đời rất mãnh liệt; những mối tình thủy chung son sắt đáng cho đời sau nhớ mãi. Làm sao chúng ta, có thể quên được những giai nhân đã góp phần không nhỏ các bậc danh nhân làm nên sự nghiệp lớn? Có thể khẳng định, họ là những người lặng lẽ đứng phía sau, nhiều lúc không ghi lại tuổi tên, nhưng công đức của họ thật lớn lao. Nếu không có những phụ nữ biết quên mình, biết chịu đựng để lo toan cho chồng như bà Dương Như Ngọc (vợ Ngô Quyền), bà Ba Cẩn (vợ Đề Thám), bà Lê Thị Tỵ (vợ Phan Châu Trinh),bà Lê Thị Lễ (vợ Lương Văn Can) v.v… liệu các danh nhân này có để lại sự nghiệp hiển hách như ngày nay?

Điều khiến chúng ta cảm động, dù không lưu lại tuổi tên như người tình đầu, người vợ của Vũ Khâm Lân, Cao Bá Quát, Tú Xương v.v… nhưng họ mãi mãi là hình ảnh đáng tự hào của phụ nữ nước Nam ta. Và cũng qua các mối tình này, ta thấy được tấm lòng thủy chung son sắt của bà Đặng Thị Cẩn, Lê Ngọc Hân, Bùi Thị Xuân, Trương Thị Sáu, v.v… khi dành cho người tình đầu, người chồng của họ.

Có thể nói, các bậc tài danh này cũng yêu và biết sống trọn vẹn cho tình yêu không khác thế hệ chúng ta. Điều này, giúp ta thấy họ thêm gần gũi với và qua đó, chúng ta có thể lấy đó làm gương cho mình. Bởi lẽ, trong tình yêu của những danh nhân này ta không thấy sự lọc lừa, phản trắc mà thấy ở đó là sự quên mình vì sự nghiệp của người mà mình đang yêu. Nhân đây, chúng tôi cũng xin nói rõ, khi đề cập đến tình yêu - một vấn đề khá tế nhị- nên chúng tôi không hư cấu thêm. Bất cứ mối tình nào trong tập sách này đều được căn cứ vào những tài liệu sử học, văn học đáng tin cậy. Bạn đọc  có thể kiểm chứng lại qua mục “Tài liệu tham khảo”.

Bất cứ danh nhân nào đối với thế hệ sinh sau đẻ muộn như chúng ta cũng đều đáng ngưỡng mộ và học tập, do đó, trong tập sách xin được sắp xếp theo thứ tự năm sinh. Và để bạn đọc tiện tra cứu, chúng tôi còn xếp tên danh nhân theo thứ tự A, B, C... Ngoài ra, khi đề cập đến từng danh nhân, chúng tôi cố gắng in kèm thêm hình ảnh của họ và người người vợ hoặc người tình đầu (nếu có), bằng không chúng tôi sẽ in lăng mộ hoặc phong cảnh quê hương đã sinh ra danh nhân đó. Rất mong được bạn đọc đồng tình và chia sẻ nỗ lực của chúng tôi.

Về hình ảnh danh nhân hoặc liên quan đến danh nhân, chúng tôi sử dụng từ nhiều nguồn, từ các sách đã công bố, tài liệu, tạp chí chuyên ngành, internet hoặc do thân nhân của họ cung cấp.... Do hình ảnh không có tên tác giả nên không thể ghi chú thích, chúng tôi xin được tri ân tất cả.

Chuyện tình của các danh nhân Việt Nam của nhà thơ Lê Minh Quốc được phát hành rộng rãi đến bạn đọc, có thể nói là tập sách đầu tiên tập hợp khá nhiều “chuyện riêng” của những nhân vật nổi tiếng. Do đó, khó tránh khỏi những thiếu sót- dù chúng tôi đã cố gắng hết sức mình- rất mong được sự chỉ giáo, giúp đỡ chân tình của các bậc học giả uyên bác và của bạn đọc xa gần. Chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc.

NXB TỔNG HỢP TP.HCM


Mục lục:

1. Ngô Quyền (898?- 944)
2. Đinh Bộ Lĩnh (924- 979)
3. Thiền sư Vạn Hạnh (?- 1018)
4. Ỷ Lan (1044-1117)
5. Trần Thủ Độ (1194- 1264)
6. Trần Thái Tông (1218-1277)
7. Lê Văn Hưu (1230- 1322)
8. Trần Quốc Tuấn (1232 ?- 1300)
9. Trần Quang Khải (1241-1294)
10. Phạm Ngũ Lão (1255- 1320)
11. Nguyễn Thị Bích Châu (?- 1377)
12. Nguyễn Phi Khanh (1356- 1429)
13. Lê Lợi (1385- 1433)
14. Lê Thánh Tông (1442-1497)
15. Lương Thế Vinh (1442- 1510)
16. Hứa Tam Tỉnh (1476- ?)
17. Nguyễn Hoàng (1525- 1613)
18. Đào Tá Hán (thế kỷ XVI)
19. Hoàng Đôn Hòa (thế kỷ XVI)
20. Nguyễn Thật (1554- 1637)
21. Nguyễn Văn Giai (1554- 1628)
22. Nguyễn Phúc Ngọc Vạn (Thế kỷ XVII)
23. Nguyễn Phúc Lan (1601- 1648)
24. Hồ Sĩ Dương (1622- 1681)
25. Nguyễn Quán Nho (1630- 1707)
26. Nguyễn Đăng Đạo (1651- 1719)
27. Nguyễn Tông Quai (1693- 1767)
28. Nguyễn Bá Lân (1700-1785)
29. Vũ Khâm Lân (1703- ?)
30. Đoàn Thị Điểm (1705- 1748)
31. Phan Kính (1715- 1761)
32. Hải Thượng Lãn Ông (1724 ?- 1791)
33. Ngô Thì Sĩ (1726-1780)
34. Lê Quý Đôn (1726- 1753)
35. Trịnh Sâm (1739- 1782)
36. Phạm Nguyễn Du (1739- 1787)
37. Nguyễn Hữu Chỉnh (1741- 1787)
38. Khiếu Hữu Thanh (thế kỷ XVIII)
39. Phan Huy Ích (1750- 1822)
40. Quang Trung (1753-1792)
41. Bùi Thị Xuân (?- 1802)
42. Thoại Ngọc Hầu (1761- 1829)
43. Nguyễn Du (1765-1820)
44. Lê Ngọc Hân (1770 - 1799)
45. Phạm Thái (1777- 1813)
46. Nguyễn Công Trứ (1778-1859)
47. Nguyễn Huy Hổ (1783- 1814)
48. Minh Mạng (1791- 1841)
49. Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872)
50. Cao Bá Quát (1808- 1855)
51. Bà Huyện Thanh Quan (Thế kỷ XIX)
52. Vợ ba Cai Vàng (Thế kỷ XIX)
53. Đỗ Công Tường (Thế kỷ XIX)
54. Thủ Thiệm (Thế kỷ XIX)
55. Từ Dụ (1810- 1902)
56. Trần Tiễn Thành (1813- 1883)
57. Trần Văn Thành (1818? -1873?)
58. Tương An Quận vương (1820- 1854)
59. Trương Định (1820 - 1864)
60. Thị Ba (Thế kỷ XIX)
61. Nguyễn Diêu (1821-1880)
62. Nguyễn Đình Chiểu (1822- 1888)
63. Nguyễn Tư Giản (1823- 1890)
64. Nguyễn Xuân Ôn (1825-1889)
65. Đặng Huy Trứ (1825- 1874)
66. Phạm Thận Duật (1825- 1885)
67. Mai Am (1826- 1904)
68. Đặng Xuân Bảng (1828- 1910)
69. Thủ Khoa Huân (?- 1875)
70. Thiên Hộ Dương (1827-1866)
71. Nguyễn Thông (1827- 1884)
72. Ông Ích Khiêm (1829-1884)
73. Nguyễn Khuyến (1835- 1909)
74. Nguyễn Trung Trực (1837? - 1868)
75. Tôn Thất Thuyết (1839- 1913)
76. Nguyễn Lâm (1844- 1873)
77. Bà Bang Nhãn (1853- 1927)
78. Nguyễn Lộ Trạch (1853- 1898),
79. Lương Văn Can (1854 - 1927)
80. Nguyễn Thần Hiến (1856- 1914)
81. Hoàng Hoa Thám (1858? - 1913?)
82. Đặng Văn Thụy (1858-1936)
83. Nguyễn Sinh Sắc (1862- 1929)
84. Chu Mạnh Trinh (1862-1905)
85. Sương Nguyệt Anh (1864- 1921)
86. Trần Cao Vân (1866- 1916)
87. Nguyễn Thượng Hiền
88. Phan Bội Châu (1867 - 1940)
89. Tú Xương (1870 - 1907)
90. Nguyễn Hiệt Chi (1870- 1935)
91. Phan Châu Trinh (1872- 1926)
92. Phan Thúc Duyện (1873- 1944)
93. Kép Trà (1873- 1928)
94. Lê Văn Huân (1875- 1929)
95. Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947)
96. Võ Bá Hạp (1876- 1946)
97. Phan Thành Tài (1878- 1916)
98. Đạm Phương (1881- 1947)
99. Phạm Duy Tốn (1881- 1924)
100. Nguyễn Khắc Nhu (1882 - 1930)
101. Nguyễn Văn Vĩnh (1882- 1936)
102. Ba Phi (1884- 1964)
103. Đặng Nguyên Cẩn (1886- 1923)
104. Phan Khôi (1887- 1959)
105. Nguyễn Khắc Niêm (1889- 1954)
106. Nguyễn Thế Truyền (1898- 1969)
107. Đội Cấn (?- 1918)
108. Tản Đà (1889- 1939)
109. Nam Sơn (1890-1973)
110. Cao Văn Lầu (1892- 1976)
111. Nguyễn Phan Chánh (1892 - 1984)
112. Phạm Hồng Thái (1893- 1924)
113. Nguyễn Sơn Hà (1894- 1980)
114. Á Nam Trần Tuấn Khải (1894- 1983)
115. Hoàng Ngọc Phách (1896- 1973)
116. Hồ Tùng Mậu (1896- 1951)
117. Tương Phố (1897- 1973)
118. Dương Quảng Hàm (1898- 1946)
119. Nguyễn An Ninh (1900 - 1943)
120. Cao Xuân Huy (1900 - 1983)
121. Duy Tân (1900- 1945)
122. Tú Mỡ (1900-1976)
123. Nguyễn Thái Học (1901- 1930)
124. Trần Huy Liệu (1901- 1969)
125. Đặng Thai Mai (1902-1984)
126. Vũ Ngọc Phan (1902- 1987)
127. Nguyễn Phong Sắc (1902- 1931)
128. Ca Văn Thỉnh (1902- 1987)
129. Vương Hồng Sển (1902- 1996)
130. Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977)
131. Đào Duy Anh (1904- 1988)
132. Phạm Tuấn Tài (1905- 1937)
133. Đông Hồ (1906 - 1969)
134. Đỗ Xuân Hợp (1906- 1985)
135. Lê Văn Trương (1906-1964)
136. Năm Phỉ (1906- 1954)
137. Thế Lữ (1907-1989)
138. Thiếu Sơn (1907-1977)
139. Ba Vân (1908- 1988)
140. Hoàng Xuân Hãn (1908-1996)
141. Phan Thanh (1908-1939)
142. Ngô Thị Liễu (1909- 1984)
143. Nguyễn Thị Nhỏ (1909- 1946)
144. Hoài Thanh (1909-1982)
145. Đoàn Phú Tứ (1910- 1989)
146. Nguyễn Tuân (1910- 1987)
147. Tạ Quang Bửu (1910-1986)
148. Thạch Lam (1910-1942)
149. Phan Bôi (1911- 1947)
150. Lưu Trọng Lư (1911 - 1991)
151. Tô Hiệu (1912- 1944)
152. Vũ Đình Hòe (1912-2011)
153. Tôn Thất Tùng (1912 -1982)
154. Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984)
155. Hàn Mặc Tử (1912-1940)
156. Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960)
157. Trần Huyền Trân (1913-1989)
158. Vũ Trọng Phụng (1913- 1939)
159. Huỳnh Tấn Phát (1913-1989)
160. Nguyễn Khắc Viện (1913-1997)
161. Trần Đại Nghĩa (1913- 1997)
162. Trần Tấn Quốc (1914- 1987)
163. Vũ Bằng (1914-1984)
164. Huỳnh Lý (1914- 1993)
165. Nguyễn Đổng Chi (1915- 1984)
166. Bích Khê (1916- 1946)
167. Yến Lan (1916-1998)
168. Hồ Dzếnh (1916-1991)
169. Nam Cao (1917 - 1951)
170. Nguyễn Bính (1918-1966)
171. Đặng Thế Phong (1918- 1942)
172. Phạm Hầu (1919- 1944)
173. Diệp Minh Châu (1919-2002)
174. Chế Lan Viên (1920- 1989)
175. Lương Định Của (1920- 1975)
176. Lưu Hữu Phước (1921-1989)
177. Quang Dũng (1921-1988)
178. Lưu Quang Thuận (1921- 1981)
179. Bùi Giáng (1926-1998)
180. Nguyễn Thi (1928-1968)


THÔNG TIN LIÊN HỆ NXB TỔNG HỢP TP.HCM

 

Địa chỉ liên hệ: 62 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại: (84.8) 38 225 340 – 38 296 764 - Fax : (84.8) 38 222 726

Phòng Kinh doanh: ĐT: (84.8) 38 223 637

Phòng Sachweb (Sách điện tử): ĐT: (84.8) 38 256 713

Nhà sách Tổng hợp 1:

Địa chỉ: 62 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM. ĐT: (84.8) 38 256 804

Nhà sách Tổng hợp 2:

Địa chỉ: 86-88 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, TP. HCM.- ĐT: (84.8) 39 433 868

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com