THỂ LOẠI KHÁC Tạp bút Lê Minh Quốc: Sự hào phóng ngẫu hứng

Lê Minh Quốc: Sự hào phóng ngẫu hứng

 

su-hao-phong-ngau-hung-1R

 


Trong lúc ngồi ăn chiều tại một nhà hàng sang trọng, chẳng rõ do nguyên cớ gì, thỉnh thoảng người chồng lại ngoái lui nhìn về bàn phía sau. “Những ai đó anh?”, cô vợ thắc mắc hỏi, người chồng chỉ trả lời bâng quơ: “Bạn bè cũ”. Rồi vợ chồng họ lại ăn uống vui vẻ, tiếp tục câu chuyện rôm rả. Ăn uống xong, phục vụ đưa hóa đơn tính tiền. Như mọi lần, người trả tiền chính là vợ, bởi mọi thu nhập trong nhà đều do cô quản lý. Lúc nhận hoa đơn, người chồng kiểm tra lại rồi đọc lên số tiền và vợ móc ví ra trả ngay tắp lự.

Lần này cũng vậy chứ gì? Không.

Vừa cầm hóa đơn, người chồng liền móc cây bút trong túi áo, ghi thêm dòng chữ gì đó và chuyển lại cho phục vụ. Giây lát sau một hóa đơn khác được đưa ra. Vừa nghe chồng đọc lên số tiền, cô vợ tái mặt: “Ủa, sao bữa nay giá cả cao quá hớp  vậy anh?”. Thắc mắc ấy là đúng, vì mọi lần ăn uống chỉ chừng ấy tiền, nhưng bữa nay giá đội lên gấp mấy lần, tại sao? Trước thắc mắc ấy, có lẽ người chồng sẽ hỏi lại chủ quán chăng, không, anh ta cười khì khì: “Anh tính luôn tiền của bàn kia em ạ”.

Sau này cô vợ mới biết, người phụ nữ lạ cùng chồng ngồi bàn kia, chính là người yêu cũ của chồng mình. Rắc rối thiệt. Cô vợ ngạc nhiên: “Tại sao mình lại trả tiền cho họ? Bộ thừa tiền chắc?”. Người chồng cười hề hề: “Chẳng sao đâu em. Đôi lúc cũng nên hào phóng mọt chút em ạ”. Sở dĩ nói ra câu ấy, vì tâm lý của nhiều người, không riêng gì đàn ông mà ngay cả phụ nữ cũng vậy, họ nghĩ rằng đó cũng là một cách tự “làm sang” cho mình khi tình cờ gặp lại “ngườ xưa”.

Điểm xuất phát của sự hào phóng ngẫu hứng ấy là do họ ngấm ngầm tự khoe: “Dù chàng/nàng hồi trước chê tôi thế này thế nọ, đi lấy người khác, nhưng nay tôi vẫn không thèm chấp”. Nghĩ cho cùng cũng là một phép thắng lợi tinh thần”, do đó, ta có thể cho rằng suy nghĩ này trẻ con lắm!

Tôi còn nhớ chuyện này do Sơn - bạn tôi kể, ngẫm ra cũng thú vị ra phết. Rằng, chẳng rõ trời xui đất khiến thế nào mà con gái của Thạch - người yêu cũ của vợ - lại học chung lớp, chung trường với con út nhà anh. Ngày đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm có mời phụ huynh đến gặp mặt nhằm gắn kết tình thân giữa gia đình và trường học. Vợ của Sơn có đi dự và ngẫu nhiên lại gặp Thạch. Thông thường trong buổi họp ấy, nhà trường cũng kêu gọi sự giúp đỡ tự nguyện của phụ huynh nhằm giúp cho các cháu có điều kiện học tập tốt hơn. Sau ý kiến của giáo viên chủ nhiệm, mọi người bàn tán náo nhiệt, vui vẻ. Có một điều lạ, hễ ý kến nào của Thạch đưa thì vợ Sơn đều có ý kiến khác, chẳng hạn như việc gắn máy lạnh trong lớp, Thạch ngần ngừ không đồng ý vì có nhiều khoản cần sắm hơn thì cô phản bác quyết liệt bằng cách tài trợ luôn kinh phí.

Ý kiến của vợ Sơn đành rằng xuất phát từ “tương lai các cháu mầm non”, nhưng sâu xa hơn cũng là một cách nhằm hướng đến duy chỉ một người, đó chính là Thạch. Mà này, thái độ ấy là để làm gì cơ chứ? Chẳng có gì to tát cả, đơn giản chỉ “cho bõ ghét” và cũng thể hiện sự “làm sang” cho mình khi gặp người tình cũ. Nếu trước đó, họ chia tay suôn sẻ, không có gì khúc mắc thì lúc gặp lại chẳng cần phải thể hiện thái độ “dằn mặt” đó.

Thêm chuyện này nữa, nếu không chứng kiến buổi bán đấu giá hôm nọ, chắc chắn tôi không biết lý do vì sao gần đây vợ chồng anh hục hặc. Lần nọ, tại nơi nọ có tổ chức bán đấu giá vài món đồ nữ trang xưa vì mục đích từ thiện. Vợ chồng Kha nhận được thư mời tham dự, lúc chương trình diễn ra, hào hứng lắm. Vào phút gần cuối, một cái vòng đeo tay cổ xưa được đẩy giá cao dần, có tiếng nói của MC từ sân khấu: “Có ai trả giá cao hơn không? Nếu không chúng tôi sẽ chốt giá. Nào, xin mời…”. Thế nhưng vẫn không có ai lên tiếng.

Lần lượt câu hỏi ấy mời đến Kha. Bao nhiêu ánh mắt dồn về Kha, anh lắc đầu vì không có ý định sở hữu nhưng ngay lúc đó, cô vợ lại hào húng kề tai chồng nói nhỏ: “Trả giá cao hơn đi anh, chẳng lã anh thua X à?”. X là ai? Xin thưa, chính là “cố nhân” của vợ Kha. Dù vợ nói vậy, như Kha vẫn ngần ngừ. Nào ngờ, cô vợ liền đứng phắt dậy, hiên ngang nói luôn: “Tôi trả giá cao hơn là…”. Nói xong, cô nhìn sang X với tất cả sự hả hê, đã thế cô còn hãnh diện vì đã nhận được bao nhiêu là tiếng vỗ tay hoan nghênh.

Cuối cùng, sự việc thế nào?

Chỉ xin tóm tắt, cái đeo tay ấy hiện nay Kha muốn tống khứ đi cho đỡ ngứa mắt. Mỗi lần nhìn thấy nó lại hậm hực, tiếc hùi hụi số tiền đã bỏ ra vì cách tính ngẫu hứng của “nửa kia”. Khó đỡ quá đi mất.

L.M.Q
(nguồn: TGPN 27.2.2017)

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com