1/ Di sản hóa (héritage culturelle) mỹ tục "phi vật thể/ intangible) "thờ cúng các thánh vương đất Văn Lang xưa (truyền thuyết là các vua Hùng của cộng đồng Lạc Việt hàng ngàn năm trước), là LÝ DO chính của "văn hiến/ belles traditions" (văn hiến là tinh hoa của văn hóa) đặc trưng của người VIỆT NAM bao đời nay :
★ uống nước nhớ nguồn
★ ăn quả nhớ người trồng cây....
2/ MỤC ĐÍCH địa chính trị việc "di sản hóa" mỹ tục thờ cúng Hùng Vương, từ các triều đại phong kiến nước ta chống phong kiến phương bắc, cho đến thể chế dân chủ & cộng hòa VN bây giờ, là tuyên ngôn "chủ quyền dân tộc" của người VN, ai ai/ trên thế giới cũng cần biết....!
3/ VAI TRÒ của Nhà Nước Ta (dù xưa hoặc nay) đối với việc quản lý di sản hóa mỹ tục thờ cúng Hùng Vương/ hàng năm, là thực hiện (réaliser) AN DÂN HƯNG QUỐC (# dân cư sống yên ổn - đất nước nhiều tiến bộ).
4/ Như đã nói ở phần 2/: vinh danh "di sản hóa" mỹ tục thờ cúng Hùng Vương (belles traditions culturelles du culte des rois Hùng Vương), là lựa chọn minh triết về mục đích "địa chính trị" rồi.
5/ Khẩu hiệu "Nhà Nước và nhân dân cùng làm" bao lâu nay, cũng cần áp dụng vào công cuộc DI SẢN HÓA mỹ tục thờ cúng Hùng Vương:
★ phía Nhà Nước thì quản lý chu đáo luật bảo vệ các di sản văn hóa (vật thể hoặc phi vật thể) quốc gia... trong đó có mỹ tục thờ cúng Hùng Vương (# tín ngưỡng dân gian thuần Việt, hồn Việt).
★ phía cư dân địa phương (tùy mỗi vùng, miền) thì lễ & hội nên để cộng đồng bản địa (communauté locale) tự chủ tiến hành (theo nghi thức cung nghênh tổ tiên của sắc tộc bản địa đó, chứ không nên khiên cưỡng phải như nghi thức của riêng cộng đồng dân cư Phú Thọ...).
6/ Xu thế toàn cầu nay là "thế giới phẳng" / nghĩa là nơi nào trên thế giới cũng có cư dân VN (hoặc du học, hoặc định cư...), thì việc thực hiện DI SẢN HÓA mỹ tục thờ cúng Hùng Vương rất cần thiết phát huy, vừa để Việt kiều hải ngoại tham gia truyền thông với bạn bè sở tại (người ngoại quốc), vừa hàng năm ngày 10 tháng 3 âm lịch tổ chức "trẩy hội đền Hùng" theo năng lực tài chánh....
7/ Tín ngưỡng dân gian thờ cúng Hùng Vương hàng năm, đã mỗi ngày một lan tỏa từ trong nước ra đến hải ngoại (nơi có đông đảo người Việt sinh sống...), cụ thể là nhiều tỉnh phía nam cũng đã có "Hùng Vương linh từ": tp.HCM, Bình Dương, Cần Thơ, Trà Vinh... Còn ở nước ngoài có đền Hùng ở SanJose/ bang California-USA, ở Toronto/Canada... Đây là "tâm linh hồn Việt" bất biến vậy!
8/ Niềm tin cũng như việc thực hành mỹ tục LỄ & HỘI thờ cúng Hùng Vương ở các tỉnh phía nam thì "khai phóng/ émanciper" (# cởi mở thoáng hơn...) khác với nghi thức vùng trung du Phú Thọ:
★niềm tin/ croyance vẫn là "Hùng Vương triệu tổ" như tỉnh Phú Thọ (triệu tổ = tổ đầu tiên), là tâm linh / prémonition dài lâu của con dân nước Việt (bất cứ nơi đâu), đó là LỄ (# văn tế, chức văn...)
★thực hành/ réaliser, là uyển chuyển theo thực tế (và tập tục/ folklore) bản địa khi tổ chức phần HỘI, như bánh tét thay bánh chưng, bánh bò thay bánh dày... tế võ thay múa Then múa quạt…
9/ Năm 2012, khi tổ chức UNESCO ghi danh mỹ tục thờ cúng Hùng Vương là văn hóa phi vật thể/ culture intangible đại diện của nhân loại... thì mọi người VN (ở bất cứ nơi đâu) đều hân hoan và hãnh diện, điều này ai cũng biết (và cũng chính do sự công nhận của UNESCO, mà những năm gần đây: các tour du lịch quốc tế đã tiếp thị đền Hùng - Phú Thọ nhiều hơn...).
10/ Khi Nhà Nước quyết định lễ hội dân gian ngày 10 tháng 3 âl hàng năm là QUỐC LỄ (= giỗ quốc tổ Hùng Vương)..., thì ngoài đền Hùng - Phú Thọ đã lâu đời/ hàng năm đều có kinh phí Nhà Nước lo tu bổ - chăm sóc; các tỉnh toàn quốc cũng đã tổ chức nhất loạt nghi thức LỄ & HỘI mỹ tục thờ cúng Hùng Vương trang trọng hơn, chu đáo hơn là còn tham gia "góp chính giỗ" với tỉnh Phú Thọ nữa!
11/ Vừa đồng thời "bảo tồn di sản" vừa "phát huy di sản hóa" mỹ tục thờ cúng Hùng Vương (tại các địa phương đã có thêm kiến trúc tâm linh thờ cúng quốc tổ Hùng Vương, như Bình Dương, tp.HCM, Cần Thơ...) là công việc không đơn giản như làm phong trào festival cổ vũ du lịch... mà là KHÓ KHĂN thực sự hàng năm (vào tiết khí thanh minh: mỗi thổ nhưỡng khác nhau, mỗi khí tượng khác nhau, sản vật địa phương càng khác với môi trường bán sơn địa Phú Thọ). cho nên ban tổ chức quốc lễ Hùng Vương (gồm 2 thành phần: Nhà Nước quản lý và cư dân bản địa tham gia thực hiện...) cần lưu tâm chi tiết kỹ càng các tiết mục cho phần LỄ, cũng như rút kinh nghiệm từng năm đã làm phần HỘI/ để nhân dân vui hơn mỗi dịp về "trẩy hội đền Hùng" tại quê hương mình)...
12/ Di sản hóa mà tổ chức UNESCO săn lùng tìm hiểu để ghi danh...điều này hiển nhiên là LỢI ÍCH CHO NHÂN LOẠI rồi! Tuy nhiên, nguy cơ cũng có thể tiềm tàng:
★"cách tân" thái quá các nghi thức phần LỄ cúng Hùng Vương (mặc âu phục khi hành lễ, trống tây kèn đồng âu - mỹ ...);
★chế biến hoặc du nhập thêm các diễn hành phần HỘI theo festival ngoại lai... làm quên dần "sắc thái truyền thống" của mỹ tục thờ cúnG các vua Hùng thời dựng nước Văn Lang/ đã nhiều nghìn năm rồi!
13/ Nhà Nước (nói chung là các cơ quan hành chính địa phương) quản lý mỹ tục quốc giỗ Hùng Vương hàng năm là vai trò chính, còn các bước tiến hành tín ngưỡng dân gian thờ cúng Hùng Vương, thì cần thiết giao cho cộng đồng dân cư bản địa lo liệu... tùy theo tình hình nhân-vật-lực-chuyên môn... đang có trong cộng đồng; như vậy tránh được lãng phí tiền của... nhất là "hạn chế" được các hủ tục/ nhuốm mầu mê tín-phản khoa học còn đọng lại đầu đó khi tố chức cúng, tế... thần linh ?
14/ Tín ngưỡng là thiêng liêng (nhưng không dị đoan) của mỗi cộng đồng dân cư; mỹ tục thờ cúng Hùng Vương cần phát huy nghiêm túc (khi đã được nâng cấp là NGÀY QUỐC LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG), nhất thiết không quảng bá Lễ Hội này như các festival thế tục khác (không quảng cáo như các tour du lịch thắng cảnh, không sân khấu hóa để làm thương mại...).
15/ Như đã góp ý ở câu 3-5-13, Nhà nước quản lý mỹ tục thờ cúng Hùng Vương/ theo luật Di Sản Hóa đã ban hành, còn cộng đồng dân cư bản địa đứng ra thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mỗi năm....là cách "kết hợp hài hòa" Nhà nước & Nhân dân cùng phát huy di sản "mỹ tục" thờ cúng tổ tiên, mà biểu tượng là các vua Hùng !
16/ Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (từ 2012), thế nên "mô hình quản lý" di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương này, thiết nghĩ cũng cần "ứng vạn biến" theo tiến bộ của thời đại:
★Nhà nước cấp trung ương lo việc quản lý "di tích truyền thống" là quần thể đền Hùng tỉnh Phú Thọ.
★Nhà nước cấp tỉnh/ thành phố... thì quản lý Lễ Hội tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa hạt của tỉnh (theo năng lực và sáng kiến văn minh đang có của tỉnh mình...).
(Vài hàng góp ý với NCS.Nguyễn thị Huyền).
LÊ HƯNG VKD
)Bình Dương, 11-3-2022 )
< Lùi | Tiếp theo > |
---|