Trải lòng thời Covid - 19:
Âm Dương/ Ngũ Hành là đây?
1/ Một chút tâm linh lãng mạn (1):
Tuổi thiếu niên mồ côi mẹ, tôi mê đọc truyện kiếm hiệp, mơ ước đánh nhau bằng "kiếm quang"...; tuổi thanh niên, như mọi trai trẻ khác: tôi mê thơ "liêu trai triết học", nên ngôn ngữ thơ tôi làm "không giống ai" (tập thơ đầu "Ngôn ngữ tôi" chưa bạn thơ nào thông cảm cho tôi muốn nói gì?); tuổi tráng niên , nặng gánh gia đình/ do thời thế xoay vần...tôi phải làm 2 nghề, mà vẫn "tâm linh lãng mạn" khó chừa:
- Làm thầy giáo từ 1960 đến 1990, từ dạy văn cho đến dạy toán... luôn đam mê thuật nhị phân (calcul binaire) như Dịch Lý cơ số 2: Âm Dương giao phối "nhận-cho" (để hình thành bát quái đồ xa xưa…), dạy học sinh "chất thơ trong hình học vị tướng" (= là topologie thịnh hành ngày nay): nhìn vậy mà chưa hẳn là vậy!
- Làm thầy thuốc / y học cổ truyền (sau 1975 cho đến bây giờ 83 tuổi rồi) lúc nào cũng sôi nổi và miệt mài soi tìm "nguồn sáng trời cho" ( = kỳ quang, vô lượng quang LASER chữa bệnh cứu khổ) cũng lưỡng phân nhị tính: khi thì là SÓNG ĐIỆN TỪ chuyển tải năng lượng đi xa, khi thì là HẠT photon tràn đầy năng lượng... kích hoạt sự sống sinh vật...
2/ Hình học vị tướng trong tôi:
★2.1-Tôi thừa hưởng kinh nghiệm khảo sát Linh Khu Đồ (LKĐ, lá số mệnh học Đông phương) của cha tôi (cụ giáo Thiên Lương) để bàn về "chữ thời" của mỗi phận người... Riêng tôi thì lại "lãng mạn soi tìm" thêm cấu trúc "nhị nguyên/ nhị phân" Âm/ nhận - Dương/ cho, trong mỗi mẫu LKĐ, để có luận cứ xác minh rõ hơn tính khí (sở trường, sở đoản) của mỗi tổ hợp type cá thể... Do bẩm tính "không lười biếng làm theo cách của người khác đã làm", tôi dạy học trò: tuy công nhận đáp số, nhưng cần giải bằng nhiều cách khác lạ hơn? Và khi tôi biên soạn Linh Khu Thời Mệnh Lý (2), là cuốn sách duy nhất "không giống ai" đã đề cập 14 dữ kiện thông tin ( =14 dữ kiện lớn nơi sách mệnh học thất truyền) chỉ là nhóm dk.Vip.Thái Dương (6 dữ kiện) và nhóm dk,Vip. Thái Âm (8 dữ kiện), tuy chúng phân lập khu vực mà vẫn "hỗ giao Cho & Nhận thông tin", trong khi tác giả của nhiều sách "sao y bản cũ" như chấp nhận một ĐỊNH ĐỀ (postulatum) không cần chứng minh: chùm sao Thiên Phủ và chùm sao Tử Vi mơ hồ trên bầu trời khiên cưỡng.
★2.2- Topologie (= tên cũ hơn là geometria situs), sách triết tâm lý học VN gọi là "hình học vị tướng" (= thấy vậy mà chưa hẳn chỉ là vậy, vì đây là cách giải tích nơi chốn giống như màng cao su co dãn nhiều dạng, mà không hề bị xé rách), tôi lại hào hứng (vốn là khí chất tâm linh lãng mạn của tôi) phân giải trong biên khảo TÂM THIỀN LẼ DỊCH XÔN XAO:
- Hình phẳng thiêng "bát quái đồ phục hy thần thoại" xuất phát từ cấu trúc "khối 6 mặt 4 đỉnh" của cặp đôi Âm Dương nhị phân tương giao đến lần thứ 3 (thành hình hộp chữ nhật, hình lập phương chẳng hạn...) (3) được qui chiếu xuống mặt phẳng "ta bà trần tục" theo cách nhìn "biểu kiến" hạn chế của chúng ta...mà thôi .
★2.3- Vô lượng quang LASER, một sắc thái "hình học vị tướng" của Âm Dương:
Bây giờ phương pháp quang trị liệu bằng chùm tia LASER (công suất thấp, mW) đã phổ cập rộng rãi ở nhiều nước (riêng tại Bình Dương, thì trạm y tế xã/ phường nào cũng được trang cấp thiết bị này), nhưng rất ít người sử dụng am tường "sức mạnh kỳ quang năng lượng" của bức xạ LASER (radiation LASER plein de fortes) cũng là cơ chế "hình học vị tướng" của vô lượng quang thần kỳ LASER:
- Vừa như dạng sóng λ , giúp dẫn truyền năng lượng joules đi tới đích chiếu (= nghi Dương/ cho).
- Vừa như dạng hạt quang tử (photons), giúp đích chiếu tiếp nhận được năng lượng joules cần thiết (= nghi Âm/ nhận) để hàm lượng joules chuyển thành calorie cho cơ thể người bệnh (dường như luôn bất cập năng lượng nhiệt cần sống; 1 calorie = 4,184 joules)
3/ Một hướng "khải thị" (4) lý NGŨ HÀNH từ giải Nobel vật lý 2016:
Học Đông y, tôi vẫn canh cánh nỗi lòng "âm dương rắc rối, ngũ hành lung tung", rồi cũng chính tâm trạng này, thôi thúc tôi luôn quan tâm kết nối thông tin khoa học, để hiểu ÂM DƯƠNG hơn (trong biện chứng nguyên nhân bệnh sinh), để biết NGŨ HÀNH hơn (trong phương thức luận trị bệnh); nhược điểm đã thấy ở nhiều sách mô phỏng giản đơn ngũ hành = có 5 cách vận động như 5 dạng vật thể quen thuộc: nước, lửa, đất, kim loại, cây cối... Dịp may "duyên khởi"(5) đã đến với tôi trong mùa thu 2016 này:
- Giải thưởng danh giá Nobel vật lý 2016, ba nhà khoa học lão thành: David Thouless/ 82 tuổi, Michael Kosterlitz/ 74 tuổi,và Duncan Haldane/ 65 tuổi đã cùng “thấu thị” (pénétrer au fond des choses) được chủng dạng vật chất thế gian, giúp tôi nhận ra ngũ hành chỉ là "5 trạng thái trong 1 nguyển thể" (= 5 cách vận động của duy nhất chất thế gian, tùy theo điều kiện và cơ hội mà "khởi nghiệp" (start-up) dạng:
- Trạng thái rắn (như hột xoàn kim cương, sỏi đá trần gian…);
- Trạng thái lỏng (như nước, như dầu…);
- Trạng thái khí (như hélinéon, như hydrogène…);
- Trạng thái plasma (như mặt trời, như giải ngân hà xa xôi …);
- Trạng thái màng từ tính siêu mỏng (khi môi trường sinh thái cực lạnh và cũng cực mạnh từ tính).
” (sagesse cultivée) nêu trên, phải chăng đây cũng là cảm thức tâm linh vừa lãng mạn như cặp đôi huyền ảo ÂM với DƯƠNG, vừa khoa học chặt chẽ như Ngũ Hành vật lý thời @ này ?
THAY LỜI KẾT
Trí tưởng tượng toán học kết hợp với vật lý học, giúp hướng dẫn nhân sinh sống đời nhân văn ưu việt, vừa lãng mạn duyên dáng, mà cũng chan hòa khoa học với nguồn vật chất vô tận của thiên nhiên.,,.Âm/ nhận-Dương/cho vật chất và ngũ hành chuyển hóa vật chất thành năng lượng để linh khu (body building) tồn tại là thế, nhỉ ?
LÊ HƯNG VKD
(và nhóm hậu duệ TL)
CHÚ THÍCH:
(1) Tâm linh lãng mạn (prémonition romantique) = cảm giác riêng (mà không bị bó buộc theo qui thức nào) như báo truớc sự việc sẽ có , cũng gọi là : điều mặc giới hoặc dự giác... Nên khi đọc một đoạn " tâm kinh" của cư sĩ nguời nuớc Anh/ ông Richard Levine , viết vào mùa thu 1972:
form is no other than sunyata / sắc dạng không khác hơn chân như...
sunyata is no other than form... / chân như cũng không khác hơn sắc dạng...
form is exactly sunyata,/ sắc dạng đúng là chân như...
sunyata exactly form.../ chân như cũng đúng là sắc dạng...
thì tôi lại nghĩ ngay đến thuyết vận động vật chất cổ xưa gọi là DỊCH LÝ (khi tôi học giáo trình "Dịch Kinh linh thể" & "Việt lý tố nguyên" của cụ linh mục Luơng Kim Định, dạy ở đại học Phật giáo Vạn Hạnh - Saigon truớc 1975), vì tôi " thiện cảm vô căn" (không biết tại sao?) với các thuật ngữ ÂM DUƠNG- NGŨ HÀNH ly kỳ biến hóa... trong cuộc sống nhận thức "ngũ uẩn... giai không = five skandhas are... sunyata " của nhà Phật.
(2) Linh khu thời mệnh lý - NXB Tổng Hợp TP.HCM, năm 2015, bộ sách duy nhất VN giải thích thuyết Âm Dương/ Ngũ Hành theo lôgic toán học, gắn kết với vật lý học đuơng đại để gợi mở huớng soi tìm cơ chế "ngầm, giấu mặt" của Âm Duơng, của Ngũ Hành... luôn tồn tại quanh ta ?
(3) Bát quái đồ thần thoại Phục Hy: trong biên khảo TÂM THIỀN LẼ DỊCH XÔN XAO (NXB Tổng Hợp TP.HCM - 2008) đã dẫn giải nguyên thể đồ hình tiên thiên bát quái (của ông vua thần thoại Phục Hy/ nuớc Tàu cổ) chính là cấu trúc (dấu mặt) của thuật toán nhị phân (calcul binaire)khi xếp chồng lên nhau 3 lần thành dạng tuơng tự như hằng đẳng thức (âm + dương)3, thì có ngay 8 quẻ Dịch Lý quen thuộc: càn- khảm-cấn-chấn- tốn- ly-khôn-đoài.
(4) Khải thị = vui mừng mà nhìn thấy (contempler joyeusement)
(5) Duyên khởi: theo nghĩa nhà Phật cũng mang "chất nhị nguyên" tích hợp :
- điều kiện tương đồng (condition ensemble );
- cơ hội tiếp cận (occasion d ' approche ).
Cho nên nguời xưa đã "minh triết câu chữ "về tình cảm lứa đôi như sau:
- tình yêu chung thủy / bền vững là....DUYÊN
- tình yêu giai đoạn là....NỢ vậy.
< Lùi | Tiếp theo > |
---|