Cơ thể chúng ta là một cỗ máy tự động "thông minh nhất", với 4 công năng hiếm có tuyệt vời:
* tự thích nghi (self-adapting)
* tự điều chỉnh (self-adjusting)
* tự tái tạo (self-replicating)
* tự tổ chức (self-organizing)
nên các y gia cổ truyền nước ta đã trân trọng gọi cơ thể người là LINH KHU (smart holistic bodybuilding).
Cỗ máy huyền diệu này chăm sóc/ nâng niu chúng ta trong quá trình sống mỗi ngày đêm....Do đó, với vốn sống nghiệm sinh của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, cụ đã khuyên mọi người cần ý thức BIẾT ƠN MÌNH!
Vậy thì... phải làm gì, để "biết ơn mình"?
Xin trả lời ngay/ theo nghiệm lý của 4 chữ nho cổ TU - TỀ - TRỊ -BÌNH (4 chiến lược dài lâu cần làm) để cuộc sống mỗi chúng ta được khỏe, được vui hơn.
1/ Linh khu TU:
Nghĩa hán-nôm chữ TU là sửa chữa/ uốn nắn lại cho đúng hơn; và "linh khu tu" hàm ý trong y học ẩm thực là món ăn/ thức uống hàng ngày, cần theo công thức:
* bột+ béo + đạm + xơ (bột là ngũ cốc cho 4 calories/ gam; béo là dầu thực vật hoặc mỡ động vật cho 9 calories/ gam; đạm là thịt/ cá và một số đậu/ hạt khác cho 4 calories/ gam; xơ là rau-củ-quả trái cây các loại, cung cấp nhiều sinh tố & vi khoáng cần dùng mỗi ngày....). Nói ngắn gọn, là ăn uống có "chất lượng", chứ KHÔNG PHẢI ĐỂ NO/ SAY!
2/ Linh khu TỀ:
Nghĩa hán-nôm chữ TỀ là làm cho ngay ngắn chỉn chu, gọn gàng nghiêm túc trở lại...; và "linh khu tề" có nội hàm là tập thể dục/ mỗi ngày từ 30'-45', chơi thể thao/ mỗi tuần vài buổi (bơi lội, đi dã ngoại bằng xe đạp, bóng bàn, quần vợt....). Việc làm này trong y học làm giúp tăng cường "trao đổi chất" trong cơ thể sống (quá trình biến dưỡng tối ưu "các đồ ăn thức uống" thành năng lượng hữu ích cho các tổ chức trong cơ thể phát triển, chống suy thoái...).
3/ Linh khu TRỊ:
Nghĩa hán-nôm chữ TRỊ là sửa sang lại, chỉnh đốn lại cho có trật tự... .và "linh khu trị" có nghĩa khi chúng ta bị bệnh / chứng gì đó, thì cần phải tìm thầy thuốc (đông y hoặc tây y) có kinh nghiệm giúp ta:
* ưu tiên chữa triệu chứng/ # cấp trị tiêu = khẩn trương cắt các cơn đau nhức, băng bó vết thương, thông hoạt đại tiểu tiện, cầm chặn ói mửa/ tiêu chảy....
* nghiêm túc làm các cận lâm sàng (xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh) / # hoãn trị bản = căn cơ chữa bệnh cho linh khu, theo đúng các thông tin thu thập đuợc từ kết quả các "cận lâm sàng" nói trên...
Cụ giáo sư Ngô Gia Hy khi còn sinh tiền (trước năm 2000), đã để lại "nghiệm sinh quí ":
- khó nhất là tìm ra bệnh....
- và dễ nhất là chữa bệnh!
thế nên mỗi năm, mỗi người chúng ta cần đi xét nghiệm máu (huyết học, sinh hóa, miễn dịch), để có được thông tin về tình hình sức khỏe của mình (tương tự như đi bảo hành xe cộ).
4/ Linh khu BÌNH:
Nghĩa hán-nôm chữ BÌNH là yên ổn, trở lại hòa hoãn... và "linh khu bình" trong tâm sinh lý y học là "thuật nhiếp sinh/ l'art de savoir-vivre", như tiền bối danh y Lê Hữu Trác đã viết:
Nhiếp sinh phép có từ xưa...
Âm dương thời tiết bốn mùa thuận theo
Cơ thể mỗi chúng ta, ngoài sức khỏe thể chất (no đủ, không bệnh tật), cũng cần phải quan tâm sức khỏe tinh thần nữa, để cuộc sống VUI HƠN với cộng đồng:
- cảm xúc # biết cảm thông/ chia sẻ tùy sức...
- ứng xử # cởi mở/ thân thiện, tha thứ...
- tâm linh# có niềm tin riêng / hướng ngoại lạc cảnh...
- môi trường sống # xanh tươi, sạch sẽ, đẹp đẽ...
NHƯ LỜI KẾT
BIẾT ƠN MÌNH thì phải tri/ hành bốn chữ TU TỀ TRỊ BÌNH, đây cũng là "văn hóa tam lịch" Việt Nam đã lưu truyền:
* am lịch sự cố (# kiến thức đủ đầy, để hiểu biết hơn các sự việc xảy ra...)
* canh lịch sự biến (# biết cách tháo gỡ những khó khăn bất ngờ...)
* luyện lịch sự tình (# hài hòa sống vui với cộng đồng giao tiếp...)
Được như vậy, là SỐNG KHỎE & SỐNG VUI thay!
Noel 2019
LÊ HƯNG VKD
(Thầy Thuốc ưu tú)
< Lùi | Tiếp theo > |
---|